PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Dương Quang Ngọc.

Slides:



Advertisements
Các bản thuyết trình tương tự
DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP LAMAP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG –
Advertisements

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
“ Dạy học Toán theo hướng phát triển năng lực của học sinh Tiểu học”
BÀI 20, TIẾT 23. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Luật sư Nguyễn Thanh Hà – SBLAW
GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON Gv: Hà Thị Lan.
KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BV 2018
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT
MÔI TRƯỜNG THÂN THIỆN TRONG TRƯỜNG MẦM NON
“QUẢN TRỊ DỰ ÁN VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI”
NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN
TRƯỜNG THPT TT QUANG TRUNG TỔ: ĐỊA LÍ
các thầy cô giáo về dự giờ
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁO CÁO PHỔ BIẾN CÁC NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5 KHOÁ XII NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW VỀ “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG.
HỌC THEO GÓC KÍNH CHÀO QUÍ THẦY, QUÍ CÔ
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo cùng các em học sinh.
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
Những đặc tính của trắc nghiệm -1
BỘ Y TẾ TRƯỜNG CĐ DƯỢC TW – HẢI DƯƠNG BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CĐR
ĐỔI MỚI SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC
Báo cáo viên : Đinh Thị Kim Oanh Giáo viên Trường Tiểu học Bình Hàn
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
TS. NguyễnQuang Tuyến - Đại học Luật Hà Nội
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG TRƯỜNG HỌC
Trường ĐH Điện lực & Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam
QUI ĐỊNH XÂY DỰNG KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU,
HỘI THẢO "PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG SP"
BỘ Y TẾ TRƯỜNG CĐ DƯỢC TW – HẢI DƯƠNG BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CĐR
CHỦ ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
PHÒNG GD&ĐT HẢI DƯƠNG TP. Hải Dương, ngày 16 tháng 8 năm 2018 TẬP HUẤN
Ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy học
TẬP HUẤN CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN THPT VỀ KĨ THUẬT XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 VÀ 11.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
Test IQ & EQ cho học sinh tiểu học
KỸ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ
QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
Hỗ trợ ứng dụng CNTT trong giáo dục tại Việt Nam của tổ chức VVOB
Hướng dẫn triển khai phương pháp giáo dục STEM trong trường trung học tại TP.HCM từ năm học
Thực hiện : Võ Nhật Khoa Nguyễn Đức Tâm Lớp : DI16V7F2
Trao đổi TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN TÍCH HỢP
Kết quả thực hiện hoạt động
Chương 9 – ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN TÍCH HỢP
TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
CẤU TRÚC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TỰ NHIÊN-XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC
Bài 18: Trường học thời Hậu Lê .
Chapter 2: Học tập hiệu quả
ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN (Theo TT 30/2014/BGDĐT) MÔN TIẾNG VIỆT.
PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH
CHUYÊN ĐỀ CÔNG TÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bài 5: Pháp luật trong sử dụng công nghệ thông tin
NHỮNG KHÁC BIỆT CỦA SHCM-NCBH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÂU VĂN LIÊM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO
CUỘC THI HÀNH TRÌNH KIẾN TẠO TƯƠNG LAI
GIÁO ÁN ĐỒNG DAO: NU NA NU NỐNG LỚP: 5 – 6 TUỔI GV: NGỌC LAN.
Phần 3 Các giai đoạn quản lý dự án
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯƠNG ĐÌNH NAM
GIỚI THIỆU QUY ĐỊNH CHUẨN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC (Ban hành kèm theo Thông.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 VÀ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA VIỆT NAM
AN TOÀN NGƯỜI BỆNH HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA SỰ CỐ Y KHOA TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH PGS. TS. LƯƠNG NGỌC KHUÊ CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH.
GIÁO ÁN TRUYỆN: KHÔNG NÓI DỐI GV:NGUYỄN THỊ NGỌC LAN Lớp: LÁ.
Bản ghi của bản thuyết trình:

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Dương Quang Ngọc

1. Thực trạng vận dụng đổi mới PPDH Các trường phổ thông đã áp dụng nhiều PPDH mới, từng bước thử nghiệm một số mô hình DH với mục đích nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo và tiềm năng của người học, nhấn mạnh đến hoạt động học và vai trò của HS trong quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học GV đã chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống; rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, tự nghiên cứu bồi dưỡng hứng thú, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS. Việc sử dụng các thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học đã đạt được những kết quả đáng khích lệ..., Nhiều tài liệu về đổi mới PPDH đã được biên soạn; nhiều khóa tập huấn, nhiều hội thảo của các CT, dự án trong GD đã giúp GV có những hiểu biết khá cụ thể về cách thức áp dụng các PPDH mới một cách hợp lí

1. Thực trạng vận dụng đổi mới PPDH Nhóm PPDH tích cực vận dụng chưa đạt hiệu quả như mong muốn (sử dụng giờ thao giảng, thi GV giỏi; thực hiện một cách hình thức, hời hợt). PP thuyết trình vẫn đang là PPDH chủ đạo; thường chú trọng vào cung cấp kiến thức, khám phá nội dung mà chưa chú trọng vào việc dạy cách học cho HS. Một số môn học GV chưa chú trọng tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm trên lớp hoặc có tổ chức nhưng chưa hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong dạy học chưa linh hoạt, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Kiểm tra, đánh giá chậm đổi mới dẫn đến việc đổi mới PPDH gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân: Nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá và ý thức thực hiện đổi mới của một bộ phận CBQL, GV chưa cao. Năng lực của đội ngũ GV về vận dụng các PPDH tích cực, sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT– truyền thông trong dạy học còn hạn chế. Nội dung, chương trình nhiều môn học, cấp học tuy đã được giảm tải song vẫn còn nặng. Áp lực thi cử, thành tích vẫn còn khiến GV “sợ” đổi mới

2. Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức dạy học, về phối hợp sử dụng các phương pháp, biện pháp, KTDH nhằm hình thành, phát triển NL người học. Mĩ: dạy học quan tâm đến tính phân hoá trong trình độ của HS, chú trọng tới việc phát triển NL cho người học. HS được học thông qua hoạt động và bằng hoạt động, chú trọng cách học để rèn luyện KN, vận dụng KN vào giải quyết các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống. Úc: Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũng được hướng đến mục tiêu hình thành những năng lực chung và những năng lực đặc thù cho HS bằng cách tăng cường hoạt động cũng như tính tích cực, chủ động của HS.

Anh: Trong khi dạy, GV không chỉ chú trọng đến việc giúp HS có kiến thức bộ môn mà còn phải biết lí giải phân tích, vận dụng những kiến thức ấy để giải quyết những vấn đề có liên quan trong học tập và trong cuộc sống Singapore: GV được khuyến khích nên sử dụng kết hợp các hoạt động học tập phù hợp với nhu cầu và sở thích của HS bởi sự khác biệt về khả năng, kinh nghiệm và phong cách học tập. Nhấn mạnh đến những nguyên tắc và quy trình cần thực hiện trong việc giảng dạy của GV. Tuy nhiên PPDH không chỉ đơn thuần, khô cứng theo khuôn mẫu mà có sự vận dụng linh hoạt, thông minh của GV cho phù hợp với đối tượng cũng như hứng thú của HS. Đề cao tính tương tác và sự độc lập trong những hoạt động của HS. Coi HS là trung tâm của quá trình dạy học, là đối tượng của những PP mà GV cần thực hiện.

Hàn Quốc: GV sử dụng nhiều PPDH khác nhau để giúp HS đạt được những kiến thức cơ bản một cách thuận lợi nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. HS lựa chọn phương pháp tự học cho các em một cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu học tập môn học, bao gồm cả những vấn đề của người học, môi trường giáo dục và hoàn thiện năng khiếu. Ấn Độ: GV luôn chú trọng cung cấp cơ hội cho HS được học thông qua những hoạt động phù hợp, có sức lôi cuốn nhằm phát triển sự hiểu biết, kĩ năng và giá trị

Chương trình tú tài quốc tế bậc tiểu học : GV điều phối quá trình để HS trở thành những người tìm kiếm chứ không phải những người làm theo, bằng cách đặt những câu hỏi mở và được suy nghĩ cẩn thận và bằng cách khuyến khích HS đặt câu hỏi cho nhau và cho GV. Newzealand: GV chú trọng dạy học khám phá; tiếp cận theo chủ đề (3 đặc điểm: ý tưởng lớn, kết nối, và tư duy phê phán); lập mẫu kế hoạch cho các năng lực cốt lõi,...

3. Về phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh PPDH theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ý tích cực hoá HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực GQVĐ gắn với những tình huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới mối quan hệ GV – HS theo hướng hợp tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

4. Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới PPDH các môn học định hướng phát triển năng lực Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Việc sử dụng PPDH gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học. Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh. Tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

5. Việc đổi mới PPDH của giáo viên được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản: Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp HS tự khám phá những điều chưa biết. Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức PP để họ biết cách đọc SGK và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,... Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học. Chú trọng phát triển kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS

6. Một số biện pháp đổi mới PPDH phát triển NLHS Cải tiến các PPDH truyền thống Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề Vận dụng dạy học theo tình huống Vận dụng dạy học định hướng hành động Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Bồi dưỡng phương pháp học tập cho HS

7. Hệ thống những PPDH chung cho các môn học và những PPDH đặc thù Những phương pháp dạy học chung: Nhóm phương pháp tổ chức hoạt động: Phương pháp làm việc theo lớp; Phương pháp làm việc nhóm; Phương pháp làm việc độc lập; Phương pháp làm việc theo góc; Phương pháp làm việc theo hợp đồng; Phương pháp làm việc theo dự án. Nhóm phương pháp dạy học truyền thống: Phương pháp thuyết trình; Phương pháp đàm thoại.

7. Hệ thống những PPDH chung cho các môn học và những PPDH đặc thù Nhóm phương pháp dạy học đặc thù gắn với từng môn học: PP giao tiếp, PP bình giảng trong dạy học Ngữ Văn. Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả; PP sử dụng bản đồ; Phương pháp khảo sát địa lí địa phương - thực địa; Phương pháp GQVĐ trong dạy học Địa lí. PP thí nghiệm; PP thực nghiệm; PP thực hành; PP bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học tự nhiên. PP làm mẫu; PP luyện tập; PP trình diễn trong dạy học môn Nghệ thuật.

8. Vận dụng thiết kế minh họa thể hiện phương pháp và kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực các môn/lĩnh vực học tập Để hình thành và phát triển năng lực  thiết kế và tổ chức được chuỗi hoạt động  Kế hoạch dạy học cụ thể: xác định cơ hội phát triển năng lực qua bài học; thiết kế các hoạt động dạy học để hướng dẫn HS thực hiện nhằm đạt được mục tiêu bài học. Môn Ngữ văn Môn Toán Lĩnh vực KH tự nhiên Lĩnh vực KH xã hội Lĩnh vực nghệ thuật.

Một số vấn đề còn tồn tại, bàn luận cần giải quyết tiếp tục: Chưa học hỏi được nhiều từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về PPDH PTNL Mới chỉ đề cập tới PPDH PTNL ở một vài khía cạnh, một vài môn học. Còn chưa nêu bật được đặc trưng của PPDH PTNL (chung, đặc thù môn học)? Vận dụng chúng ntn? Đánh giá ra sao? Các bài soạn minh họa chưa làm “nổi” được PPDH, đánh giá NL.