Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bài 5: Pháp luật trong sử dụng công nghệ thông tin

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "Bài 5: Pháp luật trong sử dụng công nghệ thông tin"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 Bài 5: Pháp luật trong sử dụng công nghệ thông tin
Sau khi hoàn thành bài này, bạn có thể nắm được: Một số vấn đề liên quan tới bản quyền phần mềm trong quá trình phân phối. Tình trạng sử dụng phần mềm hiện nay. Vai trò và tầm quan trọng của dữ liệu, cũng như một số quy định về bảo vệ dữ liệu của pháp luật Việt Nam.

2 5.1. Bản quyền phần mềm

3 5.1.1. Tại sao cần tôn trọng bản quyền tác giả
Bản quyền phần mềm là quyền được phép sử dụng phần mềm đó một cách hợp pháp. Việc sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp nào cũng được xem như sao chép phần mềm trái phép vậy. Người vi phạm sẽ bị xử theo luật xâm phạm quyền tác giả. Bản quyền phần mềm cũng là quyền của tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu ( Theo điều 22 của luật sở hữu trí tuệ 2005). Vi phạm bản quyền phần mềm là việc nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt với công chúng qua mạng truyền thong và các phương tiện kỹ thuật hoặc sử dụng chúng mà không trả phí hoặc sự đồng ý của chủ phần mềm. (Theo điều 28 luật sở hữu trí tuệ 2005).

4 5.1.1. Tại sao cần tôn trọng bản quyền tác giả
Trong một định nghĩa khác từ liên minh phần mềm BSA: Vi phạm bản quyền phần mềm là sao chép hoặc phát tán trái phép phần mềm có bản quyền. Hành động này có thể được thực hiện bằng cách sao chép, tải xuống, chia sẻ, bán, hoặc cài đặt nhiều lần mộtbản sao vào máy tính cá nhân hoặc máy tính làm việc. Điều mà nhiều người không nhận ra hoặc không nghĩ tới là khi bạn mua phần mềm, đó là bạn mua giấy phép sử dụng nó, chứ không phải bản thân phần mềm. Giấy phép đó cho biết bạn có thể cài đặt phần mềm đó bao nhiêu lần, vì vậy bạn phải đọc kỹ giấy phép đó. Nếu bạn cài đặt nhiều lần hơn số lần giấy phép cho phép thì bạn đang vi phạm bản quyền đó.

5 5.1.1. Tại sao cần tôn trọng bản quyền tác giả
Để chống vi phạm bản quyền cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục về văn hóa bản quyền. Tuy nhiên cho đến khi các việc làm này phát huy hiệu quả các tổ chức cá nhân có phần mềm vẫn có thể tự bảo vệ mình bằng cách áp dụng khóa cứng để quản lý bản quyền sản phần phần mềm của mình.

6 5.1.2. Một số khái niệm về phần mềm bản quyền
- Bản quyền là gì? Bản quyền là một thuật ngữ pháp lý mô tả quyền lợi kinh tế của người sáng tác ra các tác phẩm văn học và nghệ thuật, trong đó bao gồm quyền tái bản, in ấn và trình diễn hay trưng bày tác phẩm của mình trước công chúng. Bản quyền chủ yếu nhằm bảo vệ âm nhạc, phim ảnh, tiểu thuyết, thơ ca, kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật có giá trị văn hóa khác. Khi nghệ sỹ và người sáng tác đưa ra những hình thức thể hiện khác thì những loại hình thể hiện mới này cũng được bao gồm trong trong những công trình được bảo hộ bản quyền. Các chương trình máy tính và ghi âm giờ đây cũng được bảo vệ.

7 5.1.2. Một số khái niệm về phần mềm bản quyền
Bản quyền cũng được bảo vệ lâu hơn nhiều so với một số hình thức sở hữu trí tuệ khác. Công ước Berne, công ước quốc tế được ký năm 1886, theo đó các nước tham gia công ước công nhận các tác phẩm được bảo hộ bản quyền của các nước thành viên, quy định rằng thời gian bảo hộ bản quyền là 50 năm kể từ khi tác giả qua đời. Theo Công ước Berne thì các tác phẩm văn học, nghệ thuật và các tác phẩm có giá trị khác được bảo hộ bản quyền ngay từ khi ra đời. Tác giả không cần phải đăng ký chính thức quyền bảo hộ cho tác phẩm của mình tại những quốc gia là thành viên của Công ước đó.

8 5.1.2. Một số khái niệm về phần mềm bản quyền
- Bằng sáng chế: Người ta có thể nói rằng bằng sáng chế là hợp đồng giữa một bên là toàn thể xã hội và một bên là cá nhân nhà phát minh. Theo các điều khoản của hợp đồng này, nhà phát minh được toàn quyền ngăn chặn người khác không được áp dụng, sử dụng và bán một phát minh đã được cấp bằng sáng chế trong một khoảng thời gian nhất định - hầu hết các nước quy định là 20 năm - để đổi lại việc nhà phát minh phải công bố chi tiết phát minh của mình cho công chúng.

9 5.1.3. Cách thức phân phối phần mềm
Shareware (tiếng Việt dịch tạm là phần mềm chia sẻ) là loại phần mềm mà người dùng được dùng thử trong một thời gian (free trial), khi hết thời gian dùng thử mà muốn dùng tiếp thì phải trả tiền để mua bản quyền. Đây là một mô hình kinh doanh trong phân phối phần mềm.

10 5.1.3. Cách thức phân phối phần mềm
Phần mềm nguồn mở/tự do và phần mềm chia sẻ đều giống nhau ở chỗ chúng có thể nhận được và sử dụng mà không mất một khoản phí nào cả. Thường thì phần mềm chia sẻ khác với phần mềm nguồn mở/tự do ở chỗ chúng đã được tự nguyện trả phí yêu cầu và mã nguồn của chương trình chia sẻ nói chung không có sẵn trong mẫu để có thể cho phép người khác thừa kế lại chương trình. Thỉnh thoảng việc trả phí và nhận được mật khẩu truy cập để mở rộng tính năng, tài liệu, hoặc sự hỗ trợ. Trong vài trường hợp việc không trả phí sử dụng phần mềm sẽ bị giới hạn thời gian hoặc tính năng, trường hợp đó tiếng lóng gọi là phần mềm què quặt. Cũng vài dạng phần mềm không yêu cầu trả phí, chỉ để 1 địa chỉ , để người cung cấp có thể dùng chúng vào mục đích của họ.

11 5.1.3. Cách thức phân phối phần mềm
Phần mềm miễn phí là phần mềm mà người sử dụng không phải trả bất kỳ chi phí nào, không hạn chế thời gian sử dụng, có thể tải tự do về dùng từ Internet, có thể sao chép và sử dụng phần mềm đó. Ngoài trừ việc chấp nhận cung cấp một số thông tin như địa chỉ thư điện tử ( ) và một số thông tin cá nhân khác nếu có. Người sử dụng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với những thỏa thuận bản quyền cam kết giữa hai bên.

12 5.2.1. Tại sao cần bảo vệ dữ liệu
Theo luật Giao dịch điện tử được quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định ngày 29/11/2005 thì: - Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. - Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử. Tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu cá nhân đã tăng liên tục từ lúc phát triển kỹ thuật số vì thu thập, lưu trữ, giao chuyển và phân tích dữ liệu ngày càng đơn giản đi. Các phát triển kỹ thuật như internet, thư điện tử, điện thoại di động, giám sát bằng video và các phương pháp thanh toán điện tử tạo nên những khả năng mới để thu thập dữ liệu.

13 5.2.1. Tại sao cần bảo vệ dữ liệu
Cả cơ quan quốc gia lẫn doanh nghiệp tư nhân đều quan tâm đến những thông tin có liên quan đến cá nhân. Cơ quan an ninh quốc gia muốn cải tiến việc đấu tranh chống tội phạm thí dụ như thông qua điều tra đặc tính cá nhân (tiếng Anh: racial profiling) và giám sát viễn thông, cơ quan tài chính quan tâm đến giao dịch ngân hàng để khám phá vi phạm về thuế. Doanh nghiệp hy vọng tăng năng suất từ việc giám sát nhân viên và hy vọng việc định hình khách hàng sẽ giúp đỡ tiếp thị. Đối diện với sự phát triển này là sự thời ơ của phần lớn dân chúng mà trong mắt của họ việc bảo vệ dữ liệu cá nhân không có hay chỉ có tầm quan trọng trên thực tế rất ít.

14 5.2.2. Quy định về bảo vệ dữ liệu trong luật pháp Việt Nam
Cơ sở dữ liệu (CSDL) của các tổ chức, doanh nghiệp luôn là mục tiêu của nhiều cuộc tấn công. Bởi đây là nơi lưu trữ các thông tin về khách hàng và nhiều dữ liệu bí mật khác. Một trong những nguyên nhân khiến cho các CSDL dễ bị tổn thương bởi các tấn công là do các tổ chức, doanh nghiệp chưa có biện pháp bảo vệ đầy đủ cho tài nguyên này. Khi kẻ xấu truy nhập vào dữ liệu nhạy cảm, có thể thực hiện tất cả các công việc để gây mất mát về tài chính hoặc phá hoại danh tiếng của tổ chức, doanh nghiệp.

15 5.2.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành
a. Tại sao cần phải bảo vệ dữ liệu của cá nhân? b. Cho biết tầm quan trọng của dữ liệu cá nhân hiện nay?

16 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CNTT
- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006. - Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin. - Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. - Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. - Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước. - Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 quy định việc quản lý và thực hiện đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. - Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định về việc đầu tư, mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. - Quyết định số 223/2006/QĐ-TTg ngày 04/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/7/2006. - Quyết định số 50/2009/QÐ-TTg ngày 03/4/2009 Ban hành “Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”. (Theo Sách trắng CNTT và TT Việt Nam 2011)

17 Luật giao dịch điện tử


Tải xuống ppt "Bài 5: Pháp luật trong sử dụng công nghệ thông tin"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google