Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP LAMAP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG –

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP LAMAP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG –"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP LAMAP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG –
MỘT XU HƯỚNG DẠY HỌC HIỆN ĐẠI Đỗ Hương Trà Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà nội 136 Xuân thủy, Cầu giấy, Hà nội

2 Mục tiêu - Biết các nguyên tắc về LAMAP và đặc trưng của tổ chức dạy học theo LAMAP - Thông qua các tình huống cụ thể, nhận biết được tiến trình tổ chức dạy học theo LAMAP - Nhận biết được vai trò của đọc, nói và viết trong dạy học khoa học; Vai trò của các quan niệm ban đầu; Vai trò của vở thực hành - Nhận biết được các giai đoạn thiết kế tiến trình dạy học theo LAMAP bậc THCS 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

3 1. Sơ lược về lịch sử LAMAP (Bàn tay nặn bột)
LAMAP được khởi xướng từ những năm 1980 do sáng kiến của Lederman (Mỹ), Georges Charpak (Pháp), hai nhà bác học được giải thưởng Nobel Vật lí. Các hoạt động của LAMAP được đưa vào một trang Web về dạy học các môn khoa học Đến năm 2013, có gần 30 nước tham gia vào LAMAP Châu Á: Trung quốc, Thái lan, Malaixia, Singapo, Campuchia, Lào, … 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

4 CÁC NHÀ SÁNG LẬP LAMAP Từ 1996, các nhà khoa học Pháp đã đề xuất một chiến lược giáo dục lấy tên là La main à la pâte (Bàn tay nặn bột) VS. Pierre Léna VS. Georges Charpak Giải Nobel VL 1992 VS. Yves Quéré 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

5 LAMAP trên thế giới 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

6 2. Nghiên cứu, áp dụng LAMAP ở VN
a. Về bồi dưỡng giáo viên 1999, “Phương pháp Bàn tay nặn bột” được dịch ra tiếng Việt, do NXBGD ấn hành. 2000, với sự giúp đỡ của tổ chức RV và INRP, các hoạt động về LAMAP chính thức được khởi động. 11/2000, đại diện của Bộ giáo dục đào tạo cùng nhóm GV của ĐHSP Hà nội tham gia Hội thảo quốc tế lần 1 về dạy học các môn khoa học tự nhiên (Bắc kinh, TQ) Làm việc với GS Pierre Léna (Viện hàn lâm khoa học Pháp) về khả năng thực hiện nghiên cứu áp dụng LAMAP tại Việt nam. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

7 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

8 2. Nghiên cứu, áp dụng LAMAP ở VN
a. Về bồi dưỡng giáo viên 7/2000, INRP tổ chức bồi dưỡng LAMAP cho giáo viên ở các trường quốc tế Pháp ở một số nước châu Á Lớp tập huấn đầu tiên được tổ chức 7/2000 tại ĐHSP HN. Từ 2001 đến nay, các lớp tập huấn hè hàng năm được trường đại học sư phạm Hà nội và Bộ giáo dục đào tạo tổ chức Đưa LAMAP vào hoạt động đào tạo tại trường ĐHSP Hà Nộì 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

9 2. Nghiên cứu, áp dụng LAMAP ở VN
a. Về bồi dưỡng giáo viên GV không phải là người quan sát mà họ phải đóng hai vai – là HS khi đề xuất các dự đoán, các phương án thí nghiệm và tiến hành các thí nghiệm; là GV khi suy nghĩ về việc thiết kế các tiến trình dạy học, … 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

10 GV làm việc theo nhóm 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

11 2. Nghiên cứu, áp dụng LAMAP ở VN
a. Về bồi dưỡng giáo viên Nội dung các đợt tập huấn còn bao gồm việc quan sát các giờ học theo LAMAP và phân tích các hoạt động sư phạm tại các trường học. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

12 2. Nghiên cứu, áp dụng LAMAP ở VN
b. Về hợp tác quốc tế Tham gia Hội nghị tại Bắc kinh về LAMAP Kết quả NC được giới thiệu tại Hội thảo ở Malaixia (năm 2003). LAMAP ở Việt nam đã kết hợp triển khai tại các nước trong khu vực trong đề án Valofrase Bước đầu xây dựng trang Web nhằm cung cấp tư liệu, các bài giảng và trao đổi các ý kiến chuyên môn với các chuyên gia và các giáo viên Việt nam. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

13 2. Nghiên cứu, áp dụng LAMAP ở VN
b. Về hợp tác quốc tế Dự án Valofrase: 2008, LAMAP tại Việt nam đã tham gia Xemina khu vực lần thứ nhất tại Campuchia nhằm thống nhất kế hoạch nghiên cứu và áp dụng LAMAP ở ba nước Đông dương. 2010, Xemina khu vực lần thứ hai về LAMAP được tổ chức tại Lào Cho đến nay đã có các nghiên cứu và vận dụng LAMAP trong dạy học môn Khoa học ở bậc Tiểu học và THCS Việt Nam. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

14 Vậy LAMAP là gì? Làm thế nào có thể vận dụng thành công LAMAP sao cho phù hợp với đặc điểm của chương trình, nội dung và đối tượng học sinh? 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

15 3. LAMAP là gì? LAMAP (La main à la pâte - “Bàn tay nặn bột”), là tiêu đề của một chiến lược dạy học các môn khoa học do các nhà khoa học Pháp đề xướng năm 1996 từ nghiên cứu các thành tựu của chiến lược dạy học “Hand’s on” (Bắt tay vào) ở Mĩ của Giáo sư Leon Lederman (giải Nobel Vật lí). 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

16 3. LAMAP là gì? LAMAP (Bàn tay nặn bột) gắn liền với Chương trình Cải cách dạy học các môn Khoa học thực nghiệm và Công nghệ ở Pháp. Chương trình này đã được thực hiện trong các trường mầm non, mẫu giáo và tiểu học. Trong một vài năm gần đây đã có một vài thử nghiệm tại các lớp đầu bậc Trung học cơ sở. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

17 4. Các nguyên tắc của LAMAP
Bàn tay nặn bột có 10 nguyên tắc cơ bản đề cập đến quan điểm giáo dục, phương pháp giáo dục và đề cập đến cả trách nhiệm của xã hội và gia đình. Các nguyên tắc bao gồm 6 nguyên tắc về tiến trình sư phạm của LAMAP và 4 nguyên tắc về những đối tượng tham gia. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

18 4. Các nguyên tắc của LAMAP
Về tiến trình sư phạm - Quan sát sự vật, hiện tượng gần gũi với HS và dễ cảm nhận. HS thực hành, thao tác trên các sự vật đó. - HS lập luận, bảo vệ ý kiến, đưa ra thảo luận tập thể những ý nghĩ và những kết luận - Tiến trình sư phạm nâng cao dần mức độ học tập tự lực. - Thời lượng tối thiểu giành cho việc học các môn khoa học là 2 giờ/tuần - Vở thực hành - Việc chiếm lĩnh các khái niệm khoa học và kĩ thuật, đi kèm theo đó là sự phát triển ngôn ngữ viết và nói. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

19 4. Các nguyên tắc của LAMAP
Về những đối tượng tham gia Gia đình và/hoặc khu phố được khuyến khích tham gia vào các công việc của lớp học. Các đối tác khoa học giúp các hoạt động của lớp học. Viện Đào tạo giáo viên giúp các giáo viên những kinh nghiệm và phương pháp tổ chức dạy học theo LAMAP. Các nguồn tài nguyên hỗ trợ giáo viên 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

20 4. Các nguyên tắc của LAMAP
Có hai mục tiêu chính rút ra từ 10 nguyên tắc của LAMAP. Thứ nhất: Việc dạy học các môn Khoa học thực nghiệm và Công nghệ phải có hiệu quả trong tất cả các lớp học với một khung thời gian đặc biệt. Thứ hai: Học sinh tự nghiên cứu, hoạt động bằng cách tranh luận và trao đổi với nhau với tư cách là tác giả của những hoạt động khoa học. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

21 4. Các nguyên tắc của LAMAP
Các hoạt động tìm tòi, khám phá, thực hiện “nghiên cứu khoa học” theo LAMAP là các hoạt động tìm tòi, khám phá có cấu trúc. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

22 4. Các nguyên tắc của LAMAP
- Việc tổ chức dạy học phải đảm bảo các nguyên tắc của LAMAP, đặc biệt là 6 nguyên tắc đầu chi phối toàn bộ quá trình tổ chức dạy học. - Các bài học được lựa chọn phải tạo thuận lợi cho việc thực hiện các nguyên tắc, đặc biệt là nguyên tắc thứ nhất. - Những nội dung mang tính trừu tượng cao thường không thỏa mãn nguyên tắc thứ nhất. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

23 5. Tiến trình sư phạm của LAMAP
2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

24 5. Tiến trình sư phạm của LAMAP
Mục đích của pha thứ nhất là phải làm nảy sinh vấn đề từ việc đối đầu các quan niệm: điều này là quan trọng để lựa chọn tình huống ban đầu cụ thể và có nghĩa đối với học sinh. Các tình huống đưa ra ban đầu không nhất thiết phải xây dựng nó thành tình huống vấn đề. Có thể gọi nó là các nhiệm vụ học tập hoặc nhiệm vụ khám phá. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

25 Tình huống: 5. Tiến trình sư phạm của LAMAP
khai thác được những quan niệm có trước hoặc các ý tưởng của người học. thách thức các kiến thức đã có của người học kích thích hoạt động học sao cho học sinh tiếp nhận vấn đề cần giải quyết và bắt tay vào giải quyết.

26 5. Tiến trình sư phạm của LAMAP
Quan điểm của LAMAP là xu hướng đưa lớp học trở về gần với tự nhiên: – Tự nhiên là trong thiên nhiên, ngoài xã hội. Theo hướng này, cần tăng cường các buổi học ngoài trời, học trong nhà máy, xí nghiệp, trong thư viện,.. – Tự nhiên là trạng thái làm việc (hoạt động học tập) được thoải mái, học sinh có nhiều cơ hội để thể hiện mình trong môi trường học tập an toàn. Đây cũng là điều cần lưu ý khi tổ chức tình huống 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

27 5. Tiến trình sư phạm của LAMAP
Trả lời câu hỏi cho một tình huống Du lịch bên trong Trái Đất Đặt câu hỏi về các sự kiện thường thấy hàng ngày Vì sao lại mưa? Làm thế nào người ta có thể gập tay lại Yêu cầu lựa chọn trong số những mô hình tương tự khác nhau Phổi, nó xốp như miếng bọt biển, hay giống như một túi ni lon, giống như một quả bóng mà ta có thể làm phồng lên được. Thực hiện các hình vẽ, sơ đồ hóa bên trong Quả táo và nước cam mà ta uống sẽ đi đâu và như thế nào trong cơ thể?

28 5. Tiến trình sư phạm của LAMAP
Đặt các tình huống với các lập luận giả định Nếu Mặt Trời không tồn tại? Nếu em không nhìn thấy gì? Đặt ra các sự kiện dường như mâu thuẫn và tạo ra các cuộc thảo luận Người ta nói rằng khi thở ra là ta thở ra không khí xấu, vậy tại sao người ta lại hô hấp nhân tạo? Yêu cầu thực hiện đóng vai Tôi là « dạ dày », « là một giọt máu » Yêu cầu xác định nghĩa của một vài từ. Thế nào là một thức ắn «Tốt». Đưa cả lớp đến với quan điểm rút ra từ lịch sử khoa học. Các ngôi sao được treo trên bầu trời

29 5. Tiến trình sư phạm của LAMAP
Pha nghiên cứu giải quyết vấn đề nhằm tập trung vào: – Những mô tả. – Những thí nghiệm. – Kiểm tra và cô lập các thông số cũng như các biến đổi của chúng. – Khai thác các thông tin. – Đối chiếu dữ liệu thực nghiệm với các giả thuyết. Mục tiêu của pha này là tìm kiếm các luận cứ và bằng chứng. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

30 7. Tiến trình sư phạm của LAMAP
Đề xuất các dự đoán - giả thuyết “Đặc điểm chủ yếu của khoa học là tính khách quan; cái cốt lõi của nó là sự suy luận, thường được xây dựng từ trực giác hay giả thuyết: sự chứng minh nó cần dựa trên kiểm tra bằng thí nghiệm” Khuyến khích học sinh suy nghĩ, phát vấn Chú ý tới những kinh nghiệm, trong đó có thể tiềm ẩn những mâu thuẫn

31 7. Tiến trình sư phạm của LAMAP
Giải quyết vấn đề và ra quyết định đều là tiến trình. Hai tiến trình này liên quan đến một chuỗi gồm các bước mà người học theo đuổi để đến một kết luận. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

32 5. Tiến trình sư phạm của LAMAP
Các kĩ năng tư duy cần thiết để thực hiện các kĩ năng ra quyết định: 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

33 5. Tiến trình sư phạm của LAMAP
Việc tiếp nhận và tái cấu trúc kiến thức thông qua diễn đạt nói hoặc viết sẽ cho phép: – Làm sáng tỏ những yếu tố mới của kiến thức. – Đối chiếu kiến thức đã có với kiến thức đã thiết lập. – Tìm kiếm nguyên nhân bất đồng có thể. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

34 5. Tiến trình sư phạm của LAMAP
“Chuẩn bị cho trẻ vào cuộc sống dân chủ, tức là cho trẻ ham thích tham gia tranh luận, dạy cho các em cách phát biểu ý kiến của mình, đối chiếu với quan điểm của người khác”

35 Thí dụ 1: Tiến trình dạy học (Hãy vẽ tôi – Mặt trăng – Lớp 5)
Lựa chọn tình huống: Hãy vẽ tôi – Mặt Trăng Học sinh thực hiện vẽ nhanh mặt trăng, sau đó giáo viên dừng công việc; Học sinh thể hiện các đề xuất khác nhau. Chúng ta nhận thấy có sự khác biệt, tại sao? Cả lớp hình thành một câu hỏi như: "Tại sao mặt trăng không phải luôn luôn giống nhau?".

36 Thí dụ 1: Tiến trình dạy học (Hãy vẽ tôi – Mặt trăng – Lớp 5)
Đề xuất các giả thuyết, các phương án thực nghiệm Học sinh xây dựng các giả thuyết (bằng văn bản hoặc bằng lời) và đưa ra thí nghiệm để kiểm chứng những giả thuyết: HS trao đổi sau đó truyền đạt kiến nghị của nhóm mình tới toàn lớp.

37 Thí dụ 2: Tiến trình dạy học (Khối lượng không khí)
Lựa chọn tình huống

38 Thí dụ 2: Tiến trình dạy học (Khối lượng không khí)
Câu hỏi đã được phát biểu lại: Không khí, nặng bao nhiêu?

39 Thí dụ 2: Tiến trình dạy học (Khối lượng không khí)
Thực nghiệm Vật liệu: Quả bóng, cân và bơm. Nhóm 4 hoặc 5 học sinh thực hiện và phân công nhiệm vụ (lo vật liệu/thực nghiệm/thư kí/trưởng nhóm) Đưa ra câu hỏi đã sửa đổi: Vậy không khí nặng bao nhiêu ?

40 Thí dụ 2: Tiến trình dạy học (Khối lượng không khí)
Thực nghiệm Các nhóm đưa ra phương án thực nghiệm (kèm theo hình vẽ) Giáo viên giúp các nhóm và thúc đẩy các ý tưởng Giáo viên đề cập đến câu hỏi về thể tích, hoặc gợi ý cân 1,5 L không khí, Cung cấp vật liệu tùy theo các sơ đồ thí nghiệm và các phương án thí nghiệm. Học sinh tiến hành các thí nghiệm

41 Thí dụ 2: Tiến trình dạy học (Khối lượng không khí)
Trao đổi kết quả Biên bản làm việc tập thể: Mục đích thí nghiệm của nhóm Các thí nghiệm đã thực hiện (viết dưới dạng văn bản) Kết quả thí nghiệm của nhóm Kết luận của chúng ta: Cái gì nhẹ hơn: quả bóng đã bơm căng hay quả bóng bơm không căng ? Chứng minh câu trả lời. Giáo viên đánh giá công việc của mỗi nhóm như thái độ nghiêm túc, sự tự chủ, bình tĩnh trong khi làm việc, …

42 7. Tiến trình sư phạm của LAMAP
Trong tiến trình dạy học theo LAMAP, các giờ học cần được tổ chức xung quanh một chủ đề để sao cho học sinh tiếp thu được kiến thức, hiểu được phương pháp tiến hành một “nghiên cứu” và nắm bắt được ngôn ngữ viết và nói. Cần có một thời lượng xác định, đủ cho việc thực hiện “nghiên cứu” mỗi chủ đề. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

43 5. Tiến trình sư phạm của LAMAP
Vượt khỏi khuôn khổ những bài học trên lớp, LAMAP còn đề xuất một chương trình với các dự án học tập cho phép một tiếp cận đa môn học, có sự hợp tác giữa các học sinh, thậm chí ở cấp độ quốc tế. Việc thực hiện dự án có thể diễn ra trong suốt năm học. Thực hiện các dự án đã làm thay đổi đáng kể việc vận dụng LAMAP , từ các bài học đến các dự án, từ những vấn đề thuần tuý khoa học tới các vấn đề của khoa học gắn với thực tiễn, đặc biệt, với gắn với giáo dục vì sự phát triển bền vững. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

44 6. Vai trò của giáo viên trong tiến trình sư phạm của LAMAP
Vai trò giáo viên thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi: * Mục tiêu dạy học cần đạt được là gì? * Mục tiêu có thể đạt được thông qua tiến trình giải quyết vấn đề nào? * Để giải quyết vấn đề, các hoạt động học sinh cần trải qua là gì? Cần hỗ trợ học sinh như thế nào? * Lựa chọn phương tiện dạy học nào cho tiến trình nghiên cứu? * Phân nhóm như thế nào để đảm bảo sự hợp tác tốt nhất trong tiến trình nghiên cứu? 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

45 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.1. Rèn cho học sinh tư duy và phương pháp làm việc của nhà KH Do sự thúc ép về thời gian, do những lo lắng về hoạt động của học sinh “trượt” ra khỏi tầm kiểm soát của giáo viên nên thường thiết kế một kịch bản hoàn hảo theo các pha của tiến trình nghiên cứu với hệ thống câu hỏi và câu lệnh đã chuẩn bị chu đáo để đưa người học vào tiến trình “giả nghiên cứu”. Một tiến trình dạy học như vậy chưa đem lại hiệu quả cao và nó không phải là tiến trình sư phạm của LAMAP. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

46 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.1. Rèn cho học sinh tư duy và phương pháp làm việc của nhà KH Phát triển tiến trình sư phạm của LAMAP cho phép việc áp dụng không chỉ dừng lại ở bậc mầm non và tiểu học mà còn áp dụng cho các đối tượng lớn hơn như các học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

47 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.1. Rèn cho học sinh tư duy và phương pháp làm việc của nhà KH Nghiên cứu qua quan sát: Thường sử dụng trong sinh học hoặc thiên văn học. Nghiên cứu thực nghiệm: Hay sử dụng trong vật lí. Nó có những hạn chế khi nghiên cứu các vấn đề về sự sống (nghiên cứu sự tiêu hóa, sự tuần hoàn...) Nghiên cứu tài liệu: Phù hợp với tất cả các môn. Nghiên cứu qua mô hình 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

48 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.1. Rèn cho học sinh tư duy và phương pháp làm việc của nhà KH Những hoạt động sau là cần thiết: – Thực nghiệm trực tiếp để kiểm tra các giả thuyết. – Thiết kế một đối tượng, xây dựng một mô hình, một ma két, nghiên cứu một giải pháp kĩ thuật. – Quan sát trực tiếp hoặc được hỗ trợ bởi phương tiện khác. – Nghiên cứu tài liệu. – Điều tra. – Thực hiện một bản tin phát thanh, một đoạn phim ngắn hoặc tham quan. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

49 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.1. Rèn cho học sinh tư duy và phương pháp làm việc của nhà KH 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

50 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.1. Rèn cho học sinh tư duy và phương pháp làm việc của nhà KH 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

51 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.1. Rèn cho học sinh tư duy và phương pháp làm việc của nhà KH Các hành động người học cần thực hiện: – Đối đầu với một tình huống. – Khai thác các nguồn khác nhau (thực nghiệm, tài liệu, mô hình, tranh ảnh, kết quả phỏng vấn...). – Hành động và... – Cùng hành động (để nghiên cứu, để đối đầu quan niệm, để phân tích, hiểu, để sinh ra kiến thức mới... – Suy nghĩ. – (Cùng) đánh giá về quá trình vận hành và sản phẩm. – Tái cấu trúc và... – Nhập vào hệ thống kiến thức đã có – Xây dựng nghĩa. – Chuẩn bị chuyển đổi 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

52 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Ngôn ngữ có ba chức năng: – Chức năng chỉ nghĩa – Chức năng thông báo – Chức năng khái quát hóa → Ngôn ngữ là phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ (tri giác, tưởng tượng, trí nhớ, tư duy...). Chức năng thông báo là cơ bản nhất, chi phối các chức năng khác 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

53 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ và tích lũy vốn từ vựng khi còn nhỏ là rất quan trọng. Điều đó có thể giúp trẻ làm chủ ngôn ngữ của mình, làm tiền đề cho sự phát triển năng lực cá nhân trong tương lai. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

54 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Làm chủ được ngôn ngữ không chỉ là sự mong đợi của xã hội, của cha mẹ mà cũng là điều ưu tiên của nền giáo dục quốc gia, đó cũng là một trong những mục tiêu mà LAMAP nhắm đến.

55 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Trong một bối cảnh các hoạt động nghiên cứu đa dạng, do xuất phát từ các quan sát các hiện tượng tự nhiên và các tác động lên các đối tượng nghiên cứu của người học, hoạt động khoa học sẽ giúp trẻ vượt qua được những rào cản của ngôn ngữ và trao đổi thông qua các cách diễn đạt khác nhau.

56 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Khoa học hiểu theo nghĩa nào đó là một thứ ngôn ngữ để mô tả những tình huống cụ thể nảy sinh trong khoa học hoặc trong hoạt động thực tiễn. Dạy học môn khoa học xét về mặt nào đó là dạy học một ngôn ngữ, một ngôn ngữ đặc biệt, có tác dụng to lớn trong việc diễn tả các sự kiện, các phương pháp trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học và thực tiễn. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

57 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Rèn ngôn ngữ nói: Tính nghiêm ngặt của các phát biểu khoa học, sự đòi hỏi phải khách quan hoá, hợp thức hoá các kết quả có thể góp phần hình thành tư tưởng biết phê phán về những phát biểu phi khoa học. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

58 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Có thể rèn ngôn ngữ nói qua các yêu cầu: – Luân phiên trao đổi bằng ngôn ngữ (tranh luận, thảo luận). – Trình bày rõ ràng về văn phạm, diễn cảm về giọng điệu. – Chú ý đến các phản ứng, các cách thức học sinh trao đổi với nhau để học sinh học cách giao tiếp. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

59 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Kĩ năng diễn đạt viết là dạng kĩ năng chuyên biệt thể hiện tư tưởng, ý đồ giao tiếp bằng ngôn ngữ viết và các chuẩn mực văn bản. Kĩ năng diễn đạt viết là một trong những kĩ năng giao tiếp cơ bản nhất của con người, có vai trò rất quan trọng trong công việc của bất kì cá nhân nào và ở bất kì vị trí công tác nào. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

60 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Diễn đạt viết thể hiện qua: Các bài viết Sơ đồ Biểu đồ Đồ thị Các kí hiệu khoa học .... 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

61 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Học đọc Học xây dựng các biểu đồ, lập các sơ đồ Lập các bảng để biểu diễn So sánh các kết quả thu được cũng như thực hiện các hình vẽ, đưa ra các chú giải, giải thích, ... 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

62 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Vai trò của diễn đạt viết trong dạy học theo LAMAP. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

63 8. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
8.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Vai trò của diễn đạt viết trong dạy học theo LAMAP. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

64 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.2. Rèn cho học sinh từng bước làm chủ ngôn ngữ nói và viết Việc chuyển từ ngôn ngữ nói sang ngôn ngữ viết LAMAP khuyến nghị giành một thời gian thích đáng để ghi chép cá nhân, thảo luận và xây dựng tập thể những điều quan sát được, lời giải thích, những đề xuất cũng như những các kiến thức đã được trao đổi.

65 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo Vưgốtxky: sự hình thành những khái niệm khoa học chỉ có thể hiệu quả khi trẻ đã xây dựng những khái niệm ấy trong đời sống hàng ngày. Piaget: sự đồng hóa là một trong những cơ chế cơ bản của việc học. Nghĩa là, học sinh học với những gì các em đã biết. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

66 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo a. Các loại quan niệm Các dạng thức đồng hóa - Thời gian và không gian: Sử dụng những cái mốc ở đó HS là trung tâm. Việc chuyển từ mốc “nội trung tâm” sang mốc “ngoại trung tâm” là khó khăn vì phải chú ý tới rất nhiều các mối quan hệ. - Các dạng thức của thuyết nhân quả: Cho rằng những đồ vật và con người có thể là nguyên nhân của sự kiện. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

67 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo a. Các loại quan niệm Các quan niệm tự phát: Có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng: quan niệm ban đầu, quan niệm sai, quan niệm thông thường, các sai lầm, các biểu tượng... Nguồn gốc của các quan niệm: yếu tố xã hội, văn hóa, những sai lầm trong lịch sử khoa học... và ngay cả dạy học cũng có thể gây ra những quan niệm này. Đặc biệt là nguyên nhân do đặc trưng của hoạt động nhận thức 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

68 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo a. Các loại quan niệm Các quan niệm tự phát: 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

69 Tất cả cách thức có những quan niệm sai: học sinh nhưng cũng là các giáo viên .
Thiếu ý thức về vấn đề này có thể gây ra hậu quả cho học sinh. Giáo viên, cần phải suy nghĩ về quan niệm riêng của mình. Các nhà đào tạo cần giúp giáo viên xác định những quan niệm của họ.

70 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo b. Đặc trưng của quan niệm Quan niệm là tổng thể các ý nghĩ và những hình ảnh được học sinh sử dụng (và cả người lớn) để giải thích các vấn đề trong cuộc sống. Nói chung, đó là một sự giải thích đơn giản. Học sinh qui chiếu với cuộc sống của họ Các quan niệm thường được nhân hoá.

71 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo b. Đặc trưng của quan niệm Là các chiến lược nhận thức mà người học sử dụng để hiểu và mô tả thế giới xung quanh ít vững chắc và có thể quan sát sự cùng tồn tại của nhiều hệ thống giải thích khác nhau được huy động tuỳ theo bối cảnh phụ thuộc vào các câu hỏi đặt ra và nói chung, nó chỉ đưa lại nghĩa thực sự bằng cách quy chiếu với tình huống cho phép làm bộc lộ quan niệm. tồn tại sự đa dạng các quan niệm có thể có ở cùng một chủ thể người học. thường tồn tại dai dẳng, khó thay đổi. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

72 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo b. Đặc trưng của quan niệm – Quan niệm bản thể học: đây là các quan niệm do sự hạn chế của lứa tuổi gây nên. Các quan niệm này có thể “mất đi” theo sự phát triển nhận thức, sự phát triển tâm sinh lí ở trẻ. – Quan niệm didactic: đây là các quan niệm sai do chính quá trình dạy học đem lại cho người học. – Quan niệm có bản chất khoa học luận: là những quan niệm không thể tránh khỏi, trong quá trình phát triển lịch sử khoa học, các nhà khoa học cũng gặp phải những quan niệm sai lầm này. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

73 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo b. Đặc trưng của quan niệm Tình huống “Hãy ăn một miếng bánh và uống một cốc nước để cảm nhận đường đi của miếng bánh và nước đi trong cơ thể như thế nào”. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

74 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo c. Lợi ích của quan niệm – Đối với người học Việc làm nổi lên các quan niệm cho phép HS ý thức và nhận ra rằng quan niệm của họ không giống như những người bạn mình. Sự đa dạng của quan niệm sẽ nảy sinh vấn đề và tạo động cơ cho hoạt động học. Quan niệm – cầu nhảy trong học tập 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

75 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo c. Lợi ích của quan niệm – Đối với người dạy làm nổi bật những chướng ngại học sinh gặp phải. Từ phân tích các quan niệm, có thể đánh giá trình độ học sinh, nhận thức được khoảng cách giữa quan niệm và kiến ​​thức cần đạt được, xác định mục tiêu cho việc học tập của học sinh để tổ chức các tình huống sư phạm phù hợp nhất. Quan niệm – vai trò chỉ dẫn trong dạy học 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

76 Quan niệm là « chướng ngại » cho việc học tập nếu người ta không tính đến nó

77 8. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
8.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo d. Những thái độ nào của giáo viên đối với quan niệm của học sinh? Giáo viên không tính đến nó Condillac: "trẻ con chỉ là một miếng sáp mềm và cần được nhào nặn". Một số giáo viên không tính đến quan niệm bởi vì: - quan niệm quá đa dạng như những biểu hiện đa dạng của HS - mất thời gian khi dạy. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

78 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo d. Những thái độ nào của giáo viên đối với quan niệm của học sinh? Giáo viên tìm cách chống lại nó Giáo viên tìm mọi cách tốt nhất để làm cho quan niệm biến mất. Giáo viên chỉ cho học sinh rằng họ sai bằng cách chuyển đến cho họ những "kiến thức thực sự" chủ yếu là bằng truyền thụ và áp đặt. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

79 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo d. Những thái độ nào của giáo viên đối với quan niệm của học sinh? Giáo viên tìm cách “làm việc với nó” Thái độ này là việc tính đến các quan niệm như một công cụ didactic, nhưng không thực sự sử dụng chúng. Giáo viên hoặc là sử dụng các quan niệm một cách đơn giản chỉ để tạo động cơ 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

80 8. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
8.3. Tạo thuận lợi cho học sinh bộc lộ và thay đổi quan niệm ban đầu theo con đường kiến tạo d. Những thái độ nào của giáo viên đối với quan niệm của học sinh? Giáo viên tìm cách “làm việc với nó để đi đến chống lại nó” Thái độ này là chủ trương của các nhà nghiên cứu dạy học, cũng là nguyên tắc sư phạm của LAMAP, đó là sử dụng các quan niệm để chính họ nhận ra sai lầm. Giáo viên dựa trên các quan niệm "sai lầm" nhằm làm cho học sinh phát triển và thay đổi quan niệm. Thái độ này là duy nhất phù hợp trong tiến trình xây dựng kiến thức. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

81 Khái niệm mục tiêu/chướng ngại
Mục tiêu dạy học không chỉ là đơn giản là được xác định bởi chương trình và phân tích những kiến thức cần dạy Mục tiêu được xác định dựa trên «cái mà học sinh đã biết» và họ có khả năng thực hiện trong tiến trình nghiên cứu. Vấn đề cần giải quyết và tiến trình nghiên cứu được lựa chọn sẽ được xác định bởi việc phân tích các quan niệm của học sinh.

82 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Làm thế nào tiếp nhận được các quan niệm – Qua trao đổi, sau đó ghi lại những gì học sinh đã nói Thí dụ: Trong giờ học về hỗn hợp và dung dịch, giáo viên đặt câu hỏi: “Khi trộn hai chất lỏng không thể hòa tan, chất lỏng nào ở trên?”. Giáo viên ghi lại trên bảng các ý kiến HS: đó là chất béo hơn, chất nhẹ hơn, cái đó còn phụ thuộc vào lượng chất, cái đó còn phụ thuộc xem rót chất nào trước... Từ các giả thuyết, học sinh tiến hành thí nghiệm để khẳng định hoặc bác bỏ các giả thuyết. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

83 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Làm thế nào tiếp nhận được các quan niệm – Qua diễn đạt viết. Đó có thể là câu trả lời viết cho câu hỏi mở hoặc đóng hoặc một hình vẽ, một sơ đồ. Thí dụ: Trong giờ học về sự hô hấp, giáo viên phân phát mô hình người (không vẽ gì bên trong), yêu cầu học sinh vẽ đường đi của không khí trong cơ thể và ghi rõ chú thích. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

84 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Làm thế nào tiếp nhận được các quan niệm – Qua việc tiến hành thí nghiệm và yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng quan sát được. Thí dụ: Để đề cập đến cơ chế của sự hô hấp, giáo viên yêu cầu học sinh đứng lên, im lặng và không cử động trong ba mươi giây để cảm nhận hơi thở của mình, sau đó yêu cầu trả lời câu hỏi "Điều gì sẽ xảy ra khi bạn hít thở? 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

85 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Làm thế nào để phân tích các quan niệm – Quản lí sự đa dạng của câu trả lời – Giải thích các kết quả 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

86 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Làm thế nào để phát triển các quan niệm – Xác định mục tiêu sau khi phân tích quan niệm – Thực hiện sự phân tích kiến thức cần dạy – Sử dụng các quan niệm của học sinh sau đó làm đối đầu các quan niệm – Xây dựng tri thức khoa học: một con đường dài 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

87 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Các quan niệm – Công cụ đánh giá Đánh giá chẩn đoán diễn ra trước khi bắt đầu giờ học. Nó cho phép tính đến cái học sinh đã biết về chủ đề trước khi học. Đánh giá đào tạo thực hiện trong quá trình học. Nó cho phép giáo viên đáp ứng giờ học của mình bằng sự vận hành những thành công và khó khăn của học sinh. Nó cũng cho phép người học ý thức được sự tiến bộ của mình trong khi học. Đánh giá tổng kết thực hiện cuối bài học, kết thúc việc học. Nó có mục đích kiểm tra việc tiếp nhận kiến thức của học sinh và đề nghị các tình huống để sửa chữa. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

88 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Các quan niệm – Công cụ đánh giá Ba kiểu đánh giá này cho phép giáo viên, một mặt, đánh giá tiến bộ của học sinh, mặt khác, đánh giá hiệu quả của tiến trình sư phạm đã vận dụng. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

89 8. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Các quan niệm – Công cụ để chuẩn bị bài học Trong tiến trình nghiên cứu của người học, vai trò giáo viên là làm vận hành các tình huống sư phạm thích đáng để đạt tới các mục tiêu xác định: Học sinh phải quan sát, phân tích dữ liệu, giải thích kết quả thực nghiệm chứ không phải chỉ đọc tài liệu khoa học mà trong đó các thông tin được cung cấp sẵn – điều này không rèn cho học sinh năng lực trong lĩnh vực khoa học mà chỉ là các năng lực đọc hiểu. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

90 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học LAMAP nhấn mạnh rằng quan niệm của học sinh là một công cụ cơ bản trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức khoa học. Tuy nhiên, nó chỉ đưa lại tất cả các ý nghĩa khi giáo viên sử dụng nó một cách đúng đắn. Việc làm nổi lên các quan niệm sai, phân tích chúng, sau đó đối đầu với chúng để làm chúng tiến triển là cần thiết vì chúng tạo nên chướng ngại thực sự đối với việc tiếp thu tri thức khoa học. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

91 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Một số quan niệm sai lầm Cơ học: – Nhầm lẫn giữa lực, động lượng và động năng. – Chuyển động và đứng yên là hai khái niệm tuyệt đối và cơ bản là khác nhau. – Chuyển động luôn có một nguyên nhân, đó là lực tác dụng. Âm: – Âm cao truyền nhanh hơn âm thấp. – Âm càng to truyền càng nhanh hơn so với âm yếu. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

92 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Một số quan niệm sai lầm Quang học: – Người ta có thể nhìn thấy tia sáng từ mọi phía. – Ánh sáng “đi vòng” qua một vật cản giống như đi qua một lỗ. – Một chùm sáng được đồng nhất với một mặt phẳng được chiếu sáng. – Ảnh qua gương phẳng chỉ được quan sát trên một mặt phẳng. – Màu là đặc tính riêng của một vật đã cho, độc lập với nguồn sáng chiếu vào nó. – Việc tạo ảnh trên màn là có thể thu được ngay cả khi không có thấu kính giữa vật và màn. – Ảnh thật chỉ có thể quan sát trên màn. – Sự rõ nét và độ sáng của một ảnh là gắn với nhau. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

93 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Một số quan niệm sai lầm Điện học: – Pin là một nguồn sinh ra dòng điện không đổi dù rằng những yếu tố trong mạch điện có thay đổi hay không. – Dòng điện giảm dần khi đi qua các bóng đèn mắc nối tiếp với nhau. Do vậy, đèn ở gần nguồn điện sáng hơn so với đèn ở xa nguồn điện (theo chiều dòng diện). – Tồn tại 2 dòng điện đi ra từ 2 cực của pin và tới bóng đèn làm bóng đèn sáng. – Khi đưa một đèn nối tiếp với một đèn khác, hai đèn sẽ sáng hơn trước vì nó thêm năng lượng. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

94 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Một số quan niệm sai lầm Nhiệt, năng lượng, công: – Nhiệt là đại lượng đặc trưng của trạng thái và không tương tác (nhiệt đồng nhất với nguồn nhiệt – “nóng “ và “lạnh”). – Nhiệt gắn với nhiệt độ. – Nhiệt độ gắn trực tiếp với bản chất của vật chất. – Nhiệt độ gắn với cảm giác về nhiệt: không có quan niệm về cân bằng nhiệt. – Công gắn với khái niệm sự cố gắng về thể chất. – Nhiệt độ của một vật được nung nóng thì không ngừng tăng. – Trong nhà máy thuỷ điện người ta biến đổi nước thành điện. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

95 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
e. Làm việc với quan niệm: yêu cầu của LAMAP trong dạy học các môn khoa học Một số quan niệm sai lầm Phản ứng hoá học: – Các sản phẩm đã có sẵn trong các phản ứng. – Trong một phản ứng, luôn có một phản ứng chủ động và một phản ứng khác là bị động. – Tất cả các sản phẩm cháy đều sinh ra khí. – Trong tất cả các sản phẩm cháy của chất rắn, khối lượng chất rắn giảm. Vật chất – Hai chất lỏng “hoà” được vào nhau nếu chúng có cùng mật độ và ngược lại. – Một chất lỏng có mật độ lớn (nặng) nếu nó dày hơn. – Vật chất là liên tục: không có hạt vật chất. – Hơi và sương là không phân biệt. – Mây, đó là nước ở trạng thái khí 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

96 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.5. Rèn cho học sinh biết cách sử dụng vở thực hành Đó không phải là một quyển vở “sạch” ghi lại các kiến thức để học, cũng không phải là quyển vở bài tập, ở đó có thể cho điểm. Những câu hỏi như: câu hỏi là gì? Làm thế nào để trả lời? Những gì tôi tìm thấy? Tôi đã làm gì? Làm thế nào tôi có thể làm tốt hơn? Những gì tôi đã trả lời câu hỏi? kết quả của tôi là tương thích với những người khác? Các kết quả của nhóm đều tương thích với các kết quả của khoa học? … luôn được học sinh đưa ra và cần được ghi vào vở thực hành. 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

97 7. Những đặc trưng nổi bật của LAMAP
7.5. Rèn cho học sinh biết cách sử dụng vở thực hành Vở thực hành là công cụ giúp người học nhìn nhận lại quá trình học và là công cụ để giáo viên biết được sự tiến bộ của học sinh 2/1/2019 Đỗ Hương Trà, ĐHSP Hà Nội

98 KẾT LUẬN Tất cả mọi người đều có thể học, dù dó là người có năng lực nhận thức hoàn hảo hay khuyết tật, miễn là chúng ta đưa ra cho họ một tiến trình học tập thích hợp

99 Xin cám ơn


Tải xuống ppt "DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP LAMAP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG –"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google