Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÂU VĂN LIÊM

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÂU VĂN LIÊM"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÂU VĂN LIÊM
TẬP HUẤN RA ĐỀ VÀ THẨM ĐỊNH ĐỀ KTĐK MÔN TIẾNG VIỆT CẤP TIỂU HỌC

2 NỘI DUNG Thảo luận nhóm, chia sẻ kinh nghiệm về việc ra đề và thẩm định đề. Các văn bản hướng dẫn của Bộ GD và Sở GD liên quan đến ra đề và tổ chức kiểm tra định kì. Cấu trúc đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Thực hành kiểm tra đề kiểm tra định kì theo khung ma trận môn Tiếng Việt và Toán. Các thao tác ra đề kiểm tra định kì. Các thao tác thẩm định đề kiểm tra định kì.

3 CÂU HỎI THẢO LUẬN (20 phút) * Nhóm Tổ trưởng chuyên môn:
* Nhóm Hiệu trưởng, nhóm Phó Hiệu trưởng: Các bước thẩm định đề kiểm tra định kì? Những lỗi sai thường gặp trong đề kiểm tra định kì? * Nhóm Tổ trưởng chuyên môn: Các bước ra đề kiểm tra định kì? Những lỗi sai thường gặp trong đề kiểm tra định kì?

4 NHỮNG LỖI SAI THƯỜNG GẶP
1. Đề kiểm tra Lỗi thuật ngữ: Đề bài yêu cầu HS điền từ nhưng bài tập thì yêu cầu HS điền vần… Lỗi văn bản: + Lựa chọn văn bản (quá gần với thời điểm KTĐK, chưa mang tính giáo dục…) + Độ dài văn bản sử dụng + Trích dẫn văn bản Lỗi chính tả: hỏi/ngã, viết hoa, phông chữ Lưu ý: Các khung dùng cho HS viết từ ngữ (đối với lớp 1) phải cấu tạo có ô li kể cả phần bài tập âm, vần.

5 NHỮNG LỖI SAI THƯỜNG GẶP
1. Đề kiểm tra Lỗi kiến thức, kĩ năng: Lớp 1-Yêu cầu viết chính tả là Nghe-Viết; câu hỏi của câu sau là đáp án của câu hỏi trước đó; lớp 1,2,3 có 4 lựa chọn; lệnh đề chưa tường minh; câu nhiễu không phù hợp … …Cứ chiều tối là họ hàng nhà dế lại rủ nhau ra bãi cỏ hóng mát và thi gáy suốt đêm. Câu hỏi: Họ hàng nhà dế lại rủ nhau ra bãi cỏ hóng mát và thi gáy suốt đêm vào lúc: a. Sáng sớm b. Trưa c. Chiều d. Tối C

6 NHỮNG LỖI SAI THƯỜNG GẶP
1. Đề kiểm tra Lỗi kiến thức, kĩ năng …Hôm trả bài, cô giận lắm. Cô hỏi : “Sao trò không chịu làm bài ?” Nó cứ làm thinh. Mãi sau nó mới bảo: “Thưa cô, con không có ba.”… Câu hỏi: Lí do cậu học trò không làm bài là vì: a. Ba cậu ấy không đọc báo b. Cậu ấy không thương ba mình c. Cậu ấy không thích học văn d. Cậu ấy không biết mặt ba d

7 NHỮNG LỖI SAI THƯỜNG GẶP
2. Đáp án Không bám sát văn bản hướng dẫn: Thang điểm đọc thành tiếng/đọc thầm Không cụ thể, rõ ràng Đáp án sai Trong câu “Tuy vết sẹo này không bao giờ chữa được nữa nhưng cho đến bây giờ, tôi không hề hối tiếc về điều mình đã làm”. Đây là câu ghép thể hiện mối quan hệ: (……./0.5đ) A. Tương phản. B. Giả thiết - kết quả. C. Nguyên nhân - kết quả. D. Hô ứng. C

8 NHỮNG LỖI SAI THƯỜNG GẶP
2. Đáp án Viết thêm lời đáp của em trong những trường hợp sau: ( (……./1đ ) a) Lan ơi, bạn giải được bài toán này chưa? Lời đáp:……………………………………………………………… b) Thưa cô, đây có phải nhà bạn Hùng không ạ? ĐÁP ÁN: HS nói được lời đáp thích hợp cho mỗi tình huống đạt 0,5đ x 2 = 2đ a) Mình cảm ơn bạn! b) Bạn đừng nói chuyện nữa để nghe cô giảng bài.

9 TÀI LIỆU CẦN XEM KHI RA ĐỀ

10 VĂN BẢN HƯỚNG DẪN 1. Tài liệu Đề kiểm tra học kì cấp tiểu học của từng khối lớp (Bộ GD&ĐT) 2. Bộ Chuẩn kiến thức kĩ năng (Bộ GD&ĐT)

11 VĂN BẢN HƯỚNG DẪN 3. Công văn 2162/GDĐT-TH ngày 02/10/2008 về Hướng dẫn kiểm tra định kì các môn đánh giá bằng điểm số cấp tiểu học năm học Mục 2, phần II: Những lưu ý về nội dung kiểm tra : Những yêu cầu về nội dung, câu hỏi, phân phối thời gian, tỉ lệ phân phối câu hỏi theo mức độ nhận thức. Mục 3, phần II Cấu trúc đề kiểm tra tiếng Việt các khối lớp.

12 Cấu trúc đề kiểm tra định kì
Môn Khoa học: Cuối HKI: Câu hỏi trắc nghiệm: gồm 8 câu hỏi với đủ các dạng bài tập (nhiều lựa chọn, Đúng-Sai, nối cặp đôi, điền khuyết…) (6 điểm) Câu hỏi tự luận: 2 câu hỏi tùy theo đặc trưng bộ môn (4 điểm) Cuối năm: Câu hỏi trắc nghiệm: gồm 6 câu hỏi với đủ các dạng bài tập (nhiều lựa chọn, Đúng-Sai, nối cặp đôi, điền khuyết…) (5 điểm) Câu hỏi tự luận: 2 đến 3 câu hỏi tùy theo đặc trưng bộ môn (5 điểm)

13 Môn Lịch sử - Địa lí: gồm 2 phần (HKI&Cuối năm cấu trúc như nhau)
I. Phần Lịch sử: (5 điểm) Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm): gồm 4 câu hỏi với đủ các dạng bài tập (nhiều lựa chọn, Đúng-Sai, nối cặp đôi, điền khuyết …) Câu hỏi tự luận (2 điểm): 1 câu hỏi tùy theo đặc trưng bộ môn II. Phần Địa lí: (5 điểm)

14 VĂN BẢN HƯỚNG DẪN 4. Công văn 720/GDĐT-TH ngày 06/4/2011 về Hướng dẫn kiểm tra định kì cuối năm học cấp Tiểu học Phụ lục Hướng dẫn kiểm tra định kì môn Tiếng Việt và Toán + Tỉ lệ điểm giữa phần Đọc thành tiếng và đọc hiểu của các khối lớp. + Tỉ lệ điểm của phần Chính tả và phần bài tập chính tả âm – vần ở lớp 1 + Tỉ lệ điểm giữa phần Chính tả và TLV của các khối 2,3,4,5. + Phần hướng dẫn cụ thể dành cho khối lớp 5

15 VĂN BẢN HƯỚNG DẪN 5. Quyết định 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/6/2002 về Ban hành mẫu chữ viết trong trường Tiểu học 6. Công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 về Điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu học

16 VĂN BẢN HƯỚNG DẪN 7. Thông tư 30/2014-TT-GDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo Ban hành Quy định về đánh giá học sinh tiểu học. Chương II, Điều 10: Đánh giá định kì kết quả học tập. Chương III, Điều 15: Sử dụng kết quả đánh giá ( đối với học sinh lớp 5)

17 8. Công văn 4161/GDĐT-TH ngày 24/11/2014 về Hướng dẫn kiểm tra cuối học kì I năm học cấp Tiểu học

18 Thực hành kiểm tra đề kiểm tra định kì theo khung ma trận
Môn Tiếng Việt (Đọc thầm) Môn Toán.

19 Điều 10-TT30/2014/TT-BGDĐT 2. Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh: a) Mức 1 (Nhận biết): học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập; b) Mức 2 (Thông hiểu): học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩgiải quyết năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học; c) Mức 3 (Vận dụng): học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

20 CÁC THAO TÁC RA ĐỀ VÀ THẨM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ

21 2. Lập bảng tóm tắt nội dung chương trình học của 1 khối lớp, bộ môn.
QUY TRÌNH RA ĐỀ 1. Lập bảng tóm tắt những quy định cần lưu ý của bộ môn, khối lớp. 2. Lập bảng tóm tắt nội dung chương trình học của 1 khối lớp, bộ môn. 3. Lập bảng 2 chiều (ma trận). 4. Xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra, đáp án. 5. Kiểm tra lại bộ đề và bảng hướng dẫn chấm.

22 1. Lập bảng tóm tắt những quy định cần lưu ý:
Theo từng cấp lớp, môn học, từng giai đoạn cuối HKI, cuối năm học. ví dụ tốc độ đọc, số chữ trong văn bản đọc hiểu, chính tả, số lượng câu trong đề, tỉ lệ mức độ tư duy... Cơ sở: các văn bản quy định của ngành, chuẩn kiến thức kỹ năng, hướng dẫn điều chỉnh, bộ đề KTĐK... Mục đích: + Hệ thống các quy định cơ bản của 1 đề kiểm tra theo bộ môn, khối lớp, giai đoạn. + Lưu giữ và sử dụng lâu dài

23 2. Lập bảng tóm tắt nội dung chương trình học:
Theo từng giai đoạn cuối HKI, cuối năm học. Xếp những nội dung theo thứ tự ưu tiên: + Trọng tâm cần phải kiểm tra (theo chuẩn kiến thức kỹ năng) + Có số tiết học chiếm phần lớn trong chương trình Mục đích: hệ thống được toàn bộ chương trình trong 1 giai đoạn, để: + Chọn đúng các nội dung cần phải kiểm tra, + Không kiểm tra lệch nội dung trọng tâm hoặc có quá nhiều câu hỏi chỉ để kiểm tra 1 nội dung, 1 kỹ năng. - Sử dụng lâu dài.

24 3. Lập bảng 2 chiều (ma trận):
Thao tác lần lượt là: a/ Dựa vào bảng tóm tắt những quy định cần lưu ý để quyết định số câu hỏi, tỉ lệ trắc nghiệm – tự luận, mức điểm cho từng nội dung kiểm tra, tỉ lệ câu hỏi ở các mức độ tư duy. b/ Dựa vào bảng tóm tắt nội dung chương trình để: chọn các nội dung cần kiểm tra: nội dung cần tập trung kiểm tra sẽ được ưu tiên chọn trước, các nội dung khác sẽ được cân nhắc chọn lựa sau cùng.

25 3. Lập bảng 2 chiều (ma trận):
c/ Đối chiếu từng nội dung kiểm tra với bảng tiêu chí quy định các mức độ tư duy trong Bộ đề Kiểm tra học kỳ của Bộ Giáo dục – Đào tạo và chuẩn kiến thức kỹ năng để quyết định câu hỏi ở mức độ tư duy nào. d/ Kiểm tra lại toàn bộ các thông số của của bảng 2 chiều (ma trận) để đảm bảo: đúng cấu trúc, đủ lượng câu hỏi, đúng tỉ lệ điểm cho các mức độ tư duy.

26 4. Xây dựng bộ câu hỏi kiểm tra:
Nguyên tắc: Dựa theo bảng 2 chiều (ma trận) Kết hợp xây dựng ngay đáp án để có thể dự đoán trước các cách hiểu đề và làm bài của học sinh. 5. Kiểm tra lại bộ đề và bảng hướng dẫn chấm: Đối chiếu lại với bảng 2 chiều (ma trận) để đảm bảo đúng về quy định, nội dung, cấu trúc; Kiểm tra lỗi ngữ nghĩa, ngữ pháp, chính tả.

27 2. Đối chiếu bộ đề với bảng 2 chiều (ma trận)
QUY TRÌNH THẨM ĐỊNH ĐỀ 1. Thẩm định bảng 2 chiều (ma trận) 2. Đối chiếu bộ đề với bảng 2 chiều (ma trận) 3. Đối chiếu đề với hướng dẫn chấm 4. Dự trù cách phản biện đề và góp ý chỉnh sửa bộ đề 5. Phản biện đề.

28 1.Thẩm định bảng 2 chiều (ma trận):
Đối chiếu bảng 2 chiều với bảng tóm tắt các quy định và bảng tóm tắt nội dung chương trình để xem xét: - Cấu trúc, số lượng câu hỏi, các tỉ lệ về mức độ tư duy, tỉ lệ trác nhiệm – tự luận, tỉ lệ điểm. - Tính bao quát chương trình trong bảng 2 chiều (ma trận): nội dung, kỹ năng kiểm tra có đúng trọng tâm, có thiếu không? Mức độ nhận thức ở từng câu có đúng với quy định chuẩn kiến thức của từng khối lớp.

29 2. Đối chiếu bộ đề với bảng 2 chiều (ma trận): xem xét đề có đúng như bảng 2 chiều (ma trận) đã tính toán. Số lượng câu hỏi, Nội dung kiểm tra của bộ đề, Mức độ tư duy ở từng câu hỏi Kiểm tra lỗi kỹ thuật, chính tả, ngữ pháp. 3. Đối chiếu đề với hướng dẫn chấm: Hướng dẫn chấm chính xác, phù hợp với đề, Kiểm tra lỗi lỹ thuật, lỗi chính tả, lỗi ngữ nghĩa.

30 4. Dự trù cách phản biện đề và góp ý chỉnh sửa bộ đề.
Mục đích: hiểu được ý tưởng của người ra đề để góp ý trên chính ý tưởng đó, tránh: + Góp ý chủ quan trên ý kiến cá nhân, không có sức thuyết phục, + Chỉ góp ý được phần lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. 5. Phản biện đề: - Góp ý bảng 2 chiều trước Đặt câu hỏi để hiểu rõ ý người ra đề. Gợi ý các hướng làm bài khác nhau (nếu có) Hỏi người ra đề muốn sửa thế nào

31 TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ THAM GIA CỦA QUÝ THẦY CÔ

32 CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE- THÀNH CÔNG
TRONG NĂM HỌC MỚI


Tải xuống ppt "PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TIỂU HỌC CHÂU VĂN LIÊM"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google