Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH
TẬP HUẤN PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH Phước Long, ngày 05 tháng 12 năm 2012

2 I. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
- Theo quan niệm “thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời” nhiều giáo viên sử dụng hình thức mắng nhiết, sỉ nhục,đánh, tát…thể hiện sự bất lực của người làm công tác giáo dục.

3 Hiện nay cho rằng “Kỷ luật” là trừng phạt; Trừng phạt bao gồm:
1) THỰC TRẠNG Hiện nay cho rằng “Kỷ luật” là trừng phạt; Trừng phạt bao gồm: + Trừng phạt thân thể ; + Trừng phạt về tinh thần;

4 Chóng t«i s½n sµng thùc hiÖn ®óng QC!
+ Trừng phạt thân thể gồm: * Tát,Đánh,Véo * Dùng vật để đánh,Kéo tai, giật tóc * Buộc trẻ trong một tư thế không thoải mái(quì, úp mặt vào mặt tường…) * Buộc trẻ phải đứng ở nơi nóng bức hoặc lạnh lẽo * Nhốt trẻ vào tủ hoặc hòm… Chóng t«i s½n sµng thùc hiÖn ®óng QC!

5 + Trừng phạt về tinh thần:
* La mắng * Nhiếc móc * Hạ nhục * Bỏ rơi * Làm xấu hổ * Chửi rủa * Làm cho khó xử.

6

7 . 2) NGUYÊN NHÂN - Do xã hội Việt Nam còn chịu ảnh hưởng về tư tưởng phong kiến, của giáo dục nho giáo; do nhận thực còn nhiều hạn chế của người lớn. - Do giáo viên chưa có một phương pháp giáo dục trẻ phù hợp, đặc biệt là phương pháp giáo dục không sử dụng trừng phạt thân thể đối với trẻ em.

8 . - Giáo viên bị căng thẳng khi phải chịu những áp lực, giáo viên còn thiếu kinh nghiệm sống, do giáo viên muốn “ra oai” trước học sinh. - Do học sinh có những khó khăn và rào cản trong học tập, những khó khăn về xã hội như bị ngược đãi, bức xúc về gia đình, nên các em còn mắc lỗi khi ở trường.

9 3) ẢNH HƯỞNG CỦA TRỪNG PHẠT
- Sự phát triển của trí tuệ và nhân cách của trẻ (sức khỏe bị tổn hại, phát triển không bình thường). - Ảnh hưởng đến mối quan hê giữa người lớn/trẻ em.Trừng phạt trẻ em tại gia đình có thể khiến trẻ em hận cha mẹ, bỏ nhà ra đi.Trừng phạt trẻ em trong nhà trường tạo khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, khiến học sinh hận, xa lánh giáo viên.

10 - Ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục (trẻ em chán học, bỏ học, học tập sút kém).
- Ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội (trẻ bỏ nhà ra đi, tăng tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật). - Việc trừng phạt thân thể trẻ em không những gây hậu quả nặng nề đối với trẻ em, gia đình và xã hội mà nó còn không phù hợp với đạo đức nghề của giáo viên và vi phạm các văn bản pháp lí quốc tế về quyền trẻ em.

11 Cần phải chấm dứt trừng phạt vì :
- Trừng phạt thân thể trẻ em gây ra những hâu quả nặng nề cho trẻ em, gia đình, nhà trường và xã hội. - Không phù hợp với đạo đức nhà giáo. - Không thực hiện mục tiêu giáo dục. - Trừng phạt thân thể trẻ em là vi phạm pháp luật VN và Quốc tế.

12 II)NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC
1.Phương pháp kỷ luật tích cực là gì? *Dấu hiệu nhận biết phương pháp kỷ luật tích cực (PPKLTC): - Thực hiện các tác động giáo dục phù hợp với nhu cầu, trạng thái của học sinh, giúp hs khắc phục nhận thức, hành vi chưa đúng bản thân.

13 -Tạo cho học sinh có cảm giác an toàn, thân thiện và tôn trọng bằng việc “lắng nghe tích cực”và khích lệ học sinh, giúp các em có khả năng vượt qua các rào cản về tâm lý, giảm bớt sự căng thẳng trong học tập và cuộc sống cá nhân; Gia tăng năng lực hoạt động và cơ hội thành công cho học sinh bằng việc giáo dục các kỷ năng sống cơ bản (theo lứa tuổi) cho các em.

14 2) Các nguyên tắc của kỷ luật tích cực
- Vì lợi ích tốt nhất của học sinh. - Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh - Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau - Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh.

15 3) Định nghĩa phương pháp kỷ luật tích cực
Phương pháp kỷ luật tích cực là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng các hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay thế vào đó là sử dụng những hình thức kỷ luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách tốt đẹp và bền vững.

16 4) Lợi ích của giáo dục kỉ luật tích cực đối với hs, giáo viên, nhà trường, gia định, cộng đồng
Đối với học sinh : + Có nhiều cơ hội để chia sẽ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm tôn trọng và lắng nghe ý kiến. + Được tôn trọng, được khích lệ, động viên khiến trẻ tự tin và yêu thích học tập. +Yêu trường lớp, có ý thức tự giác, tự nhận ra khuyết điểm và sửa chữa; +Biết yêu thương và tôn trọng người khác; +Được phát triển toàn diện về trí tuệ và nhân cách, trở thành công dân tốt trong tương lai.

17 Đối với giáo viên: +Giảm được áp lực quản lí lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỉ luật. +Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giáo viên được học sinh tin tưởng, yêu quí và tôn trọng. +Phát huy hiệu suất quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục; +Phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo và đạt được mục tiêu giáo dục; +Hạn chế sai lầm, không vi phạm pháp luật.

18 Đối với nhà trường: +Nhà trường trở thành môi trường học tập thân thiện an toàn đối với trẻ em và xã hội. +Đào tạo được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, cống hiến cho gia đình và xã hội tương lai. - Đối với gia đình: +Yên tâm, tin tưởng ở nhà trường và giáo viên; +Có phương pháp giáo dục trẻ phù hợp. +Phối hợp tốt với nhà trường để giáo dục con cái;

19 Đối với cộng đồng: + Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực. + Các khoản chi phí để chăm sóc, điều trị và trợ giúp trẻ bị trừng phạt sẽ dành phục vụ, nâng cao đời sống cộng đồng, xã hội. + Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh;

20 5) Những khó khăn chính khi thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục kỉ luật tích cực
+Quan niệm xã hội còn tồn tại về giáo dục kỷ luật chưa tích cực. +Khó thay đổi thói quen của cá nhân. +Việc thực thi pháp luật còn chưa nghiêm, các biện pháp chế tài còn chưa đầy đủ và cụ thể; +Ảnh của phong tục tập quán lạc hậu ở địa phương; +Tác động tiêu cực của xã hội; +Áp lực công việc, đời sống của giáo viên;

21 6) Các nhóm biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực được áp dụng trong lớp
a. Thay đổi cách cư xử trong lớp: +Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nên gương, tìm hiểu nhằm khuyến khích HS có thái độ cư xử hành động đúng. +Hình thức: Phiếu khen, ghi lời nhận xét tốt về bạn, hộp thư vui, công nhận và khuyến khích đặc điểm tốt; +Ngoài công việc giáo viên khen ngợi học sinh, cần phải lưu ý khuyến khích những đối tượng khác cùng hợp tác: Cha mẹ học sinh, học sinh;

22 =>Muốn thay đổi cách cư xử trong lớp giáo viên cần:
+Quan tâm đến sức khỏe thể chất, tinh thần của bản thân… để không làm ảnh hưởng đến cách cư xử của học sinh. +Dành thời gian suy nghĩ về sự thay đổi cách cư xử trong lớp học mà mình đã trải qua; +Thành lập hoặc đến với nhóm trợ giúp để mọi người giúp đỡ nhau trong quá trình thực hiện sự thay đổi; +Ghi chép nhật kí để nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đã được thực hiện trong quá trình thay đổi giáo dục kỷ luật;

23 =>Để thay đổi cách cư xử cần:
+Xây dựng qui tắc rõ ràng nhất quán. +Khuyến khích, động viên tích cực; +Đưa ra những hình thức phạt phù hợp; +Làm gương trong cách cư xử;

24 b. Đưa ra những hình thức phạt phù hợp nhất quán:
+ Các biện pháp xử phạt phải giúp học sinh biết rằng thái độ/ hành vi của các em là sai. Không bao giờ được sử dụng những hình thức phạt khiến học sinh cảm thấy mình là vô dụng, bỏ đi; + Tuyệt đối không sử dụng những hình thức mang tính bạo lực; + Các hình phạt phù hợp với mức độ sai phạm; + Tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh;

25 +Áp dụng hình thức xử phạt một cách công bằng minh bạch;
+Khi phạt cần nói rõ sai phạm của học sinh; +Áp dụng hình thức xử phạt một cách công bằng minh bạch; +Không phạt học sinh vì những lỗi khách quan; +Không phạt học sinh vì những quy định chưa được thỏa thuận trước;

26 c. Làm gương trong cách cư xử:
+Trẻ em luôn học và làm theo những gì các em thấy cuộc sống và những người xung quanh. Gíao viên cần phải là tấm gương mẫu mực cho học sinh về tư cách đạo đức; +Nếu giáo viên tỏ ra giận dữ, không khoan dung, học sinh chắc cũng sẽ biểu lộ tức giận và ương bướng; +Nếu GV cư xử với mọi người xung quanh một cách nhẹ nhàng, có lòng khoan dung, sự nhẫn nại thì hs cũng theo cách cư xử đó;

27 d.Xây dựng nội qui lớp học:
Lý do: + Giúp học sinh hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội qui do chính các em đề ra; + Giúp học sinh rèn luyện kỷ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình quyết định; + Giúp học sinh phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm;

28 Các bước xây dựng nội quy lớp học
+Gv thông báo cho hs những nội dung chính của năm học; +Hs thảo luận nhóm/tổ về mong đợi của mình (đối với bản thân, bạn bè, thầy cô); +Các nhóm/tổ chia sẽ ký kiến, thống nhất sự mong đợi chung;

29 -HS tiếp tục thảo luận: Để đạt được những mong đợi đó, hs nên và không nên làm gì;
-Từ các ý kiến của hs, thống nhất nội qui lớp; -Viết nội qui lớp bằng chữ in lớn, trang trí đẹp, bắt mắt và treo ở nơi ai cũng nhìn thấy; -Qui định chế độ khen thương và xử phạt để khuyến khích cả lớp thực hiện nội qui. Việc vi phạm nội qui cần được xử lý như thế nào. Thông báo đến phụ huynh để cùng giám sát thực hiện nội qui.

30 Một số lưu ý khi tổ chức tham gia XD nội qui lớp học:
-Trước khi XD nội qui, Gv nên tham khảo các tài liệu liên quan đến Quyền trẻ em (Công ước LHQ về quyền trẻ em, luật chăm sóc, giáo dục và bảo về trẻ em, Luật giáo dục…); -Để nội qui lớp có tính khả thi, giáo viên cần: + Nội qui phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục + Nội qui cần được xây dựng vào đầu năm học và có điều chỉnh và bổ sung sau mỗi học kỳ.

31 XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN QUÝ THẦY, CÔ ĐÃ QUAN TÂM THEO DÕI
Phước Long, ngày 05 tháng 12 năm 2012


Tải xuống ppt "PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google