Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
UBND HUYỆN ĐẠI TỪ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ ĐIỀU CHỈNH NGƯỜI THỰC HIỆN HÀ THỊ LAN

2 LÝ DO CẦN PHẢI TẬP HUẤN “HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KHGD”
Kết quả đánh giá Chương trình GDMN sau 7 năm triển khai thực hiên, cho thấy: Nhiều địa phương (CBQL, GVMN) còn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc quản lý và thực hiện xây dựng KHGD (xác định mục tiêu, nội dung, hoạt động GD, KHGD chưa thể hiện đúng tính chất là tích hợp nội dung phù hợp, còn mang tính áp đặt bao trùm toàn bộ nội dung GD trong CTGDMN…). Phòng GDĐT tập huấn, hướng dẫn mang tính chỉ ra các nguyên tắc xây dựng các loại KHGD, tiếp theo các đơn vị sẽ triển khai tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cụ thể hơn tùy thuộc vào khả năng của CBQL, GVMN của địa phương

3 SAU KHI ĐƯỢC TẬP HUẤN, HỌC VIÊN
- Được chia sẻ những khó khăn, khắc phục hạn chế và học tập kinh nghiêm trong việc xây dựng kế hoạch GD trong thực hiện chương trình giáo dục GDMN. - Nắm được một số nguyên tắc về xây dựng các loại KHGD. - Nắm vững những căn cứ và một số yêu cầu trong xây dựng KH thực hiện chương trình giáo dục GDMN. - Biết xây dựng kế hoạch thực hiện CTGDMNcho trẻ NT, MG phù hợp với điều kiện của trường, lớp, địa phương. - CBQL biết hướng dẫn GV và quản lý việc XDKHGD để nâng cao chất lượng thực hiện CTGDMN trong CSGDMN.

4 1. Các loại kế hoạch GD thực hiện chương trình GDMN.
NỘI DUNG CHÍNH 5 nội dung cơ bản: 1. Các loại kế hoạch GD thực hiện chương trình GDMN. 2. Căn cứ để xây dựng KH thực hiện CTGDMN 3. Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện CT GDMN 4. Thực hành xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình GDMN đối với trẻ NT, MG; Dự kiên các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề trong năm học. 5. Một số yêu cầu trong XDKH thực hiện CTGDMN

5 Hoạt động 1: Thảo luận (15 phút) :
A. CÁC LOẠI KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Hoạt động 1: Thảo luận (15 phút) : Câu hỏi: 1- Anh/ Chị hãy cho biết có các loại kế hoạch GD nào để thực hiện CTGDMN?. Cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục ?. 2- Anh/Chị hãy cho biết ai là người xây dựng kế hoạch thực hiện CTGDMN ? Ban giám hiệu và giáo viên có vai trò trong việc XDKH thực hiện CTGDMN như thế nào? 3 Anh/chị hãy trình bầy những khó khăn vướng mắc trong xây dựng KH thực hiện CTGDMN hiện nay? ( Viết vào giấy A0, cử đại diện lên trình bày).

6 I- CÁC LOẠI KHGD Kế hoạch giáo dục giúp giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách có mục đích và có hệ thống. Bao gồm: Kế hoạch thực hiện chương trình GDMN năm học Kế hoạch giáo dục tháng hoặc chủ đề Kế hoạch giáo dục tuần Kế hoạch giáo dục ngày

7 1. CÁC LOẠI KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
1.1. Kế hoạch thực hiện chương trình GDMN năm học: là những dự kiến về mục tiêu, nội dung giáo dục, dự kiến các chủ đề giáo dục trong một năm học của cơ sở giáo dục mầm non, nhằm đạt được mục tiêu của Chương trình Giáo dục. 1.2. Kế hoạch giáo dục tháng hoặc chủ đề: là một phần của kế hoạch giáo dục năm học. Kế hoạch tháng hoặc chủ đề gồm mục tiêu, các nội dung giáo dục và dự kiến hoạt động giáo dục cho từng nội dung giáo dục theo theo tháng hoặc chủ đề. 1.3. Kế hoạch giáo dục tuần: là dự kiến các hoạt động giáo dục của một tuần nhằm chuyển tải các nội dung giáo dục, được sắp xếp phù hợp vào các thời điểm chế độ sinh hoạt ngày của trẻ trong tuần. 1.4. Kế hoạch ngày: là một phần của kế hoạch tuần bao gồm các nội dung, hoạt động giáo dục cụ thể được thực hiện trong ngày.

8 2. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CTGDMN
Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (căn cứ vào tất cả các thành tố của CTGDMN) Đề án phát triển giáo dục của địa phương (định hướng mục tiêu GD, phát triển chương trình GD của địa phương). Điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương, trường, lớp. Khả năng và nhu cầu thực tế của trẻ trong nhóm/lớp. Khả năng của giáo viên. Khung thời gian trong năm học do Bộ GDĐT qui định (35 tuần thực học). QĐ số 2168/QĐ-UBND ngày 19/7/2017 của UBND tỉnh V/v Ban hành khung KH thời gian năm học Khoảng thời gian dự kiến cho việc thực hiện các chủ đề.

9 3. GIÁO VIÊN XD KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN
- Giáo viên dạy lớp NT, mẫu giáo và tổ trưởng cùng xây dựng kế hoạch thực hiện CTGDMN năm học, tháng hoặc chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch giáo dục ngày, hoạt động của lớp, Ban giám hiệu duyệt có ý kiến bổ sung, điều chỉnh trước và trong quá trình giáo viên tổ chức thực hiện). - Giáo viên rà soát thực tiễn, xác định MT,NDGD; Dự kiến các chủ đề và phân phói thời gian thực hiện cho từng CĐ(sự kiện) trong năm học phù hợp với ĐK của lớp, nhu cầu và khả năng của trẻ trong lớp.

10 B- HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CTGDMN Hoạt động 2: Thảo luận (15 phút). Câu hỏi: 1- Anh/chị hãy cho biết các bước XDKH thực hiện CTGDMN cho trẻ NT, MG. 2- Kế hoạch THCTGDMN năm học gồm những gì ? (Cá nhân trình bày )

11 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG KẾ HOẠCTHỰC HIỆN CTGDMN
Bước 1:- Giáo viên dạy lớp NT, mẫu giáo và tổ trưởng cùng xây dựng kế hoạch thực hiện CTGDMN năm học, tháng hoặc chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần, kế hoạch giáo dục ngày, hoạt động của lớp, Bươc 2: Ban giám hiệu duyệt có ý kiến bổ sung, điều chỉnh trước và trong quá trình giáo viên tổ chức thực hiện).

12 KẾ HOẠCTHỰC HIỆN CTGDMN LỚP MẪU GIÁO
Kế hoạch giáo dục năm học, bao gồm: 1. Mục tiêu GD năm học 2. Nội dung GD năm học 3. Dự kiến các chủ đề GD trong năm học (Đối với trẻ mẫu giáo, nội dung của các lĩnh vực giáo dục chủ yếu được tổ chức thực hiện theo hướng tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thông qua các hoạt động đa dạng, thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên, không tuyệt đối hóa nội dung tích hợp theo chủ đề, có thể có những khoảng thời gian nội dung GD gần gũi được lựa chọn để thực hiện theo tháng, có những nội dung GD không tích hợp được theo chủ đề nhưng vẫn cần thực hiện trong thời gian thực hiện chủ đề).

13 (Viết vào giấy A0, cử đại diện trình bày)
1. MỤC TIÊU GIÁO DỤC NĂM HỌC Hoạt động 3: Thảo luận (30 phút). Câu hỏi: 1- Anh/chị hãy nêu những căn cứ để viết MT GD năm học và cách viết MT GD năm học?. 2- Anh/chị hãy nêu những căn cứ để xác định nội dung Gd năm học và cách lựa chọn nội dung GD năm học? 3- Anh / chị hãy xác định MT GD và ND GD cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi (lĩnh vực phát triển ngôn ngữ) (Viết vào giấy A0, cử đại diện trình bày)

14 2. MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT MỤC TIÊU GD NĂM HỌC
* Lưu ý khi viết mục tiêu giáo dục: Mục tiêu giáo dục thể hiện trẻ có thể biết gì? Làm được gì và có thái độ, hành vi như thế nào? ... Sau quá trinh giáo dục. Do đó, khi viết mục tiêu bao giờ cũng bắt đầu bằng những từ như: Trẻ có khả năng, biết được, hiểu được, thực hiện được, sử dụng được.... Mục tiêu đặt ra cần cụ thể, có thể quan sát, đo đếm, lượng hóa được.

15 3. MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH NDGD NĂM HỌC
Ở các vùng dân tộc thiểu số, khi XDKHTHCHGDMN năm học GV cần chú ý đến MTlĩnh vực PTNN đề tăng cường tiếng việt cho trẻ. Căn cứ vào MTGD năm học để lực chọn NDGD phù hợp. Nội dung GD trong KHTHCTGDMN là những ND cơ bản của các lĩnh vực GD theo từng độ tuổi trong CTGDMN được phát triển thành các ND cụ thể cho phù hợp với trẻ theo độ tuổi, phù hợp với vùng, miền và điều kiện thực tế của địa phương, trường, lớp. Mục tiêu và NDGD có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Để thực hiện được 1 mục tiêu GD có thể lựa chọn 1 hoặc một số NDGD có liên quan.

16 1.Căn cứ xác định MT GD 1. Căn cứ xác định ND GD
Ví dụ: Căn cứ xác định MT, NDGD; Cách xác định viết MTGD và cách xác định lựa chọn NDGD 1.Căn cứ xác định MT GD - Mục tiêu GD năm học được xác định theo 5 LV phát triển. - Mục tiêu GD và KQ mong đợi. - Khả năng của trẻ và điều kiện thực tiễn của lơp/ trường/địa phương. 1. Căn cứ xác định ND GD ND GD năm học được xác định theo 5 LV phát triển trên cơ sở: + Căn cứ MT GD lựa chọn NDGD cho phù hợp. + NDGD là những ND cơ bản trong CT GDMN được phát triển thành các ND cụ thể cho phù hợp với độ tuổi của trẻ, ĐK thực tiễn của lơp/ trường/địa phương. 2. Cách XĐ viết MTGD: - MT cần hướng vào trẻ. VD: Trẻ có thể biết gì? Làm đc gì? Và có hành vi, thái độ ntn? Sau quá trình GD. Do đó, khi viết MT bao giờ cũng bắt đầu bằng động từ. VD: Trẻ có khả năng, có thể biết, nhận biết được, hiểu được, thực hiện được (MT đặt ra cần cụ thể, có thể QS, đo đếm, lượng hóa đc.) 2. Cách XĐ lựa chọn NDGD: MT và NDGD có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 1 MTGD có thể có 1 hoặc một số NDGD. 1 NDGD có thể tổ chức 1 hoặc một số hoạt động.

17 Ví dụ Xác định MT, NDGD - Lĩnh vực PTNN
Mục tiêu GD năm học (1) Nội dung GD năm học( CT= 23; KQMĐ 17) NDGD mang tính tích hợp, do đó nội dung được lựa chọn và phân bổ thực hiện chỉ mang tính tương đối.(2) Ví dụ: Giáo dục phát triển ngôn ngữ - Nghe và hiểu lời nói: 1. Trẻ thực hiện được 2, 3 yêu cầu liên tiếp Nghe, hiểu lời nói và làm theo 2 – 3 yêu cầu trong giao tiếp hằng ngày 2. Trẻ hiểu được nghĩa một số từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ.. - Nghe, hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng: đồ dùng/thực vật/động vật…. - Nghe, hiểu nghĩa của từ khái quát: rau quả, con vật, đồ gỗ... 3. Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại Nói, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp - Sử dụng lời nói trong cuộc sống hằng ngày: 4. Nói rõ để người nghe có thể hiểu được - Phát âm các tiếng có chứa các âm khó. - Trả lời và đặt câu hỏi “Ai?” “Cái gì?” “Ở đâu?” “Khi nào?” - Nói, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp 5. Sử dụng được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm…. - Nghe, sử dụng các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng, hoạt động 6. Trẻ sử dụng được các câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định - Nghe, hiểu nội dung các câu đơn, câu ghép, câu khẳng định, câu phủ định trong giao tiếp hằng ngày - Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác nhau - Trả lời và đặt câu hỏi

18 Ví dụ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Mục tiêu GD năm học (1) b) Nội dung GD năm học (2) Ví dụ: Giáo dục phát triển ngôn ngữ - Nghe và hiểu lời nói: 7. Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự Kể lại sự việc có nhiều tình tiết 8. Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao. Nghe, đọc một số bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ …. phù hợp với độ tuổi. 9. Trẻ biết kể lại chuyện có mở đầu, kết thúc Kể lại chuyện đã được nghe 10. Trẻ bắt chước được giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong truyện - Nghe, sử dụng các từ biểu cảm - Đóng kịch 11. Sử dụng được các từ như: “mời cô” “mời bạn” “xin phép” “thưa” “dạ” “vâng”…phù hợp với tình huống - Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép - Nói, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp 12. Điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở

19 Ví dụ Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
Mục tiêu GD năm học (1) b) Nội dung GD năm học (2) Ví dụ: Giáo dục phát triển ngôn ngữ - Nghe và hiểu lời nói: - Làm quen với việc đọc, viết 13. Trẻ biết chọn sách để xem, cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh và biết “đọc vẹt” theo tranh minh họa - Xem và nghe đọc các loại sách khác nhau - Làm quen với cách sử dụng sách, cách đọc sách - “Đọc” chuyện qua sách tranh/tranh vẽ - Làm quen với cách đọc sách (hướng đọc: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; đọc ngắt nghỉ sau các dấu) - Phân biệt đầu, kết thúc của sách - Giữ gìn bảo vệ sách 14. Trẻ biết mô tả hành động của các nhân vật trong tranh Mô tả sự vật, hiện tương, tranh ảnh. 15. Trẻ nhận ra ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà VS, cấm lửa, nơi nguy hiểm…) Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong cuộc sống (nhà VS, cẩm lửa, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông, đường cho người đi bộ….) 16. Trẻ biết sử dụng ký hiệu để “viết”: tên, làm vé tàu, thiệp chúc mừng, có biểu tượng ban đầu về ký hiệu/ chữ cái/ chữ viết - Làm quen với cách viết tiếng Việt (hướng viết của các nét chữ: từ trái sang phải, từ trên xuống dưới) Làm quen với công cụ viết và đưa tay tạo thành nét của chữ cái Nhận dạng một số chữ cái - Tập tô, đồ các nét chữ

20 C-DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CÁC CHỦ ĐỀ TRONG NĂM HỌC
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm ( 15 phút). Câu hỏi : 1-Anh/ chị hãy dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề của năm học (Viết vào giấy A0, sau đó cử đại diện lên trình bày.).

21 Tên chủ đề Tên chủ đề nhánh Tuần Tháng
DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN Tên chủ đề Tên chủ đề nhánh Tuần Tháng Lưu ý xác định mục tiêu GD năm học: ( CTGDMN). Mục tiêu giáo dục thể hiện trẻ có thể biết gì, làm được gì và có thái độ, hành vi như thế nào?... sau quá trình giáo dục. Do đó, khi viết mục tiêu bao giờ cũng bắt đầu những bằng từ như: Trẻ có khả năng, biết được, hiểu được, thực hiện được, sử dụng được, yêu thích… Mục tiêu đặt ra cần cụ thể, có thể quan sát, đo đếm, lượng hóa được. Lưu ý xác định nội dung GD năm học: ( CTGDMN). Căn cứ vào mục tiêu giáo dục năm học để lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp. Nội dung giáo dục trong kế hoạch thực hiện CTGDMN năm học là những nội dung cơ bản trong chương trình giáo dục mầm non được phát triển thành các nội dung cụ thể cho phù hợp với độ tuổi của trẻ, phù hợp với vùng, miền và điều kiện thực tế của địa phương, trường, lớp. Mục tiêu và nội dung giáo dục có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Để thực hiện được một mục tiêu giáo dục có thể lựa chọn một hoặc một số nội dung giáo dục có liên quan.

22 DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ GD TRONG NĂM HỌC
Trong thời gian thực hiện chủ đề có thể có các sự kiện diễn ra trong các ngày hoặc tuần của tháng hoặc chủ đề. Yêu cầu xác định các chủ đề GD trong năm học - Chủ đề chứa đựng những nội dung giáo dục trong chương trình. - Chủ đề dễ hiểu, gần gũi, phù hợp với nhận thức của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mang tính địa phương. - Chủ đề cần tạo được nhiều cơ hội để trẻ KP,TN giúp trẻ học tốt nhất. - Số lượng và thời lượng chủ đề được chọn tùy thuộc vào nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng số lượng chủ đề không nên quá nhiều - Thời lượng thực hiện mỗi chủ đề cần linh hoạt nhưng nên thực hiện tối thiểu trong thời gian 1 tuần và không nên quá 4 tuần. - Các chủ đề cần được sắp xếp hợp lý theo trình tự thời gian và được thực hiện trong suốt năm học (35 tuần/theo Kế hoạch Khung thời gian năm học do Bộ GDĐT qui định). Thực hiện Quyết định số 2168 ngày 19/7/2017về việc ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2017 – 2018 Ngày hộ đến trường của bé 5/9/2017 và ngày hoàn thành kế hoạch giảng dạy 25/5/2018.

23 MỘT SỐ YÊU CẦU XÁC ĐỊNH/ DỰ KIẾN CÁC CHỦ ĐỀ GIÁO DỤC TRONG NĂM HỌC
Chủ đề tích hợp những nội dung giáo dục trong CT. - Chủ đề cần tạo được nhiều cơ hội để trẻ khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ học tốt nhất. Số lượng và thời lượng chủ đề được tùy thuộc vào nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều iện cụ thể của từng địa phương, nhưng số lượng chủ đề không nên quá nhiều. Thời lượng thực hiện mỗi chủ đềcần linh hoạt nhưng nên thực hiện tối thiểu: 01 tuần và không nên quá 4 tuần. Các chủ đề cần được sắp xếp hợp lý do Bộ GD quy định. theo trình tự thời gian và được thực hiện trong suốt năm học ( 35 tuần ). Thực hiện QĐ số 2168 ngày 19/7/2017 về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học của UBND tỉnh Thái Nguyên.

24 LƯU Ý Đối với trẻ mẫu giáo nội dung của các lĩnh vực giáo dục chủ yếu được tổ chức thực hiện theo hướng tích hợp và tích hợp theo các chủ đề gần gũi thông qua các hoạt động đa dạng, thích hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa phương. Tuy nhiên, không tuyệt đối hóa nội dung tích hợp theo chủ đề , có thể có những khoảng thời gian nội dung giáo dục gần gũi được lựa chọn thực hiện theo tháng, có những nội dung GD không tích hợp được theo chủ đê nhưng vẫn cần thực hiện trong thời gian thực hiện chủ đề.

25 Ví dụ: Dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề của năm học
Ví dụ 1: Dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề của năm học (lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi) Ví dụ: Dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề của năm học (Mẫu giáo 4 – 5 tuổi) Chủ đề Chủ đề nhánh Tuần Tháng Trường mầm non Ngày hội đến trường 1 9-10 Lễ hội mùa thu (Ngày tết trung thu) 2 Đồ chơi ở lớp và các hoạt động trong trường, lớp bé thích 3 Cô giáo và các bạn 4 Gia đình của bé Bố mẹ và những người thân yêu 5 10-11 Sở thích, thói quen của những người thân yêu 6 Đồ dùng trong gia đình thân quen 7 Dinh dưỡng, sức khỏe và an toàn Năm giác quan 8 11 Ẩm thực (món ăn) Việt Nam 9 Đồ dùng để ăn, uống 10 Đảm bảo an toàn cho bé Những nghề bé biết Cô giáo (Ngày 20 /11) 12 Bác nông dân 13 Cô y tá / Bác sĩ 14 Chú cảnh sát giao thông 15

26 Ví dụ: Dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề của năm học
Ví dụ 1: Dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề của năm học (lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi) Ví dụ: Dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề của năm học (Mẫu giáo 4 – 5 tuổi) Chủ đề Chủ đề nhánh Tuần Tháng Những con vật gần gũi Con vật thân quen trong nhà 16 1 Vườn thú 17 Khủng long 18 Mùa xuân Ngày Tết quê em trên quê em 19 1 – 2 Mùa xuân và ngày tết trồng cây 20 Cây xanh và môi trường sống Cây xanh, hoa, quả bé thích 21 2 Không khí, ánh sáng 22 Phố phường/Bản làng em Ngày hội của mẹ (ngày 8/3 ) 23 3 Chợ quê/siêu thị 24 Lễ hội mùa hè quê em 25 Cảnh đẹp, di tích lịch sử quê em 26

27 Ví dụ: Dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề của năm học
Ví dụ 1: Dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề của năm học (lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi) Ví dụ: Dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện chủ đề của năm học (Mẫu giáo 4 – 5 tuổi) Chủ đề Chủ đề nhánh Tuần Tháng Bé đi đường an toàn Xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa…. 27, 28 3 -4 Con đường đến trường 29 Nước và mùa hè Thời tiết (Nắng, mưa, giõ, bão, nóng, lạnh) 30, 31 4 -5 Vòng tuần hoàn của nước 32 Ngày và đêm 33 Ngày tết thiếu nhi Chuẩn bị nghỉ hè 34 5 Lễ hội 1/6 (Lễ hội chuyển lớp) 35

28 D - KẾ HOẠCH GD THÁNG HOẶC CĐ
Hoạt động 5: Thảo luận theo nhóm ( 30 phút) Câu hỏi: 1- Anh/ chị hãy nêu những căn cứ để xác định MT, NDGD tháng hoặc chủ đề. Cách xác định MT, NDGD năm học vào các tháng hoặc chủ đề?. 2- Anh / chị hãy trình bày cách phân bổ MT GD thực hiện CTGDMN năm học 2017 – 2018 vào các tháng hoặc chủ đề ?. ( Viết vào giấy A0 , cử đại diện lên trình bày).

29 1. KẾ HOẠCH GD THEO THÁNG HOẶC CĐ
Bao gồm: 1- Mục tiêu GD theo tháng hoặc theo chủ đề. 2- Nội dung GD theo tháng hoặc chủ đề. 3- Hoạt động GD theo tháng hoặc chủ đề. 4- Môi trường giáo dục.

30 2. MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRONG THỰC HIỆN CT GDMN THÁNG/ CĐ CÁCH PHÂN BỔ MTGD NĂM HỌC VÀO CÁC THÁNG/ CĐ
Căn cứ vào số ngày phải học trong tháng hoặc thời điểm trong năm học, thời lượng / số tuần, số lượng CĐ đã lựa chọn đẻ phân bổ MT vào từng tháng/ CĐ phù hợp. Phân bổ MTGD năm học vào các chủ đề phải đảm bảo tính phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với sự phát triển của trẻ. Ví dụ: Mục tiêu là: Trẻ hiểu được 1 số từ khái quát: đồ gỗ. Tùy theo khả năng của trẻ, có thể bắt đầu từ những từ chỉ đặc điểm bên ngoài đến những từ chỉ cấu tạo, tính chất bên trong của đối tượng, từ đó trr hiểu được từ khái quát đó.

31 - Trong từng tháng hoặc CĐ có đầy đủ MTGD của 5 lĩnh vực giáo dục.
2. MỤC TIÊU GIÁO DỤC TRONG THỰC HIỆN CT GDMN THÁNG/ CĐ CÁCH PHÂN BỔ MTGD NĂM HỌC VÀO CÁC THÁNG/ CĐ (tiếp) - Trong từng tháng hoặc CĐ có đầy đủ MTGD của 5 lĩnh vực giáo dục. Tùy theo thời lượng và nội dung chủ đề mà xác định mcuj tiêu cho phù hợp. Không nên đưa quá nhiều mục tiêu vào một chủ đề. Có những mục tiêu có thể được thực hiện trong 1 hoặc 1 số tháng hoặc chủ đề. Tính đến mục tiêu ưu tiên.

32 NỘI DUNG GD TRONG KẾ HOẠCH GD THÁNG/ CĐ
Cách xác định nội dung giáo dục trong tháng hoặc chủ đề - Nội dung giáo dục trong tháng hoặc chủ đề được lựa chọn trên cơ sở các nội dung theo độ tuổi của Chương trình GDMN, phù hợp với mục tiêu của chủ đề và điều kiện cụ thể của địa phương. - Một số nội dung giáo dục trong một số lĩnh vực phát triển (giáo dục phát triển vận động) ít liên quan đến nội dung các chủ đề, nhưng vẫn cần thực hiện trong thời gian của chủ đề với sự linh hoạt, sáng tạo của GVMN.

33 MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÁC ĐỊNH MT, NDGD THÁNG /CĐ
Căn cứ MT,ND Trong KHTHCTGDMN năm học. MT, ND theo 5 lĩnh vực phát triển. Căn cứ thời điểm trong năm học, thời gian, tuần thứ bao nhiêu? Số tuần … Có thể phân bổ MT,ND vào tất cả các tháng/CĐ đã được dự kiến trong năm học. Tránh bỏ sót MT,NDGD MT có thể lặp lại ở các CĐ khác nhau( Lặp lại có sự phát triển ). NDGD của các lĩnh vực GD chủ yếu được thực hiện theo hướng tích hợp, thông qua các HĐGD. Một số ND ít liên quan đến ND CĐ nhưng vẫn thực hiện trong thời gian thực hiện CĐ đó.

34 XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘNG GD THEO THÁNG/ CĐ
Hoạt động 6: Thảo luận ( 20 phút ) Câu hỏi: Anh/ chị hãy nêu cách xác định hoạt động giáo dục cho từng nội dung giáo dục trong tháng hoặc chủ đề thông qua các hoạt động trong ngày của CTGDMN? ( Viết vào giấy A0 , cử đại diện lên trình bày).

35 HOẠT ĐỘNG GD TRONG CHƯƠNG TRÌNH MG
Hoạt động chơi Hoạt động học Hoạt động lao động HĐ ăn, ngủ, VS cá nhân HĐ chơi? Mục đích? HĐ học? (Phân tích rõ) HĐ lao động? HĐ ăn, ngủ, VS cá nhân? Hoạt động GD trong tháng/ CĐ là các HĐ được thực hiện để chuyển tải nội dung GD của tháng/ CĐ nhằm đáp ứng MT giáo dục.

36 XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘNG GD CHO TỪNG NDGD TRONG THÁNG/ CĐ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA CT GDMN
- Hoạt động học: gồm những nội dung có liên quan đến việc cung cấp mới hoặc chính xác hóa các kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Hoạt động học được tổ chức dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động này thường được tổ chức chung cho cả lớp. - Hoạt động chơi: gồm các nội dung liên quan đến kiến thức, kỹ năng trẻ đã biết, thông qua chơi trẻ được vận dụng, củng cố và mở rộng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sẵn có của bản thân. Hoạt động này được diễn ra tại các góc chơi trong lớp theo nhóm nhỏ, và khu vực vui chơi ngoài sân trường.

37 XÁC ĐỊNH HOẠT ĐỘNG GD CHO TỪNG NDGD TRONG THÁNG/ CĐ THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY CỦA CT GDMN (tiếp) - Hoạt động lao động: gồm những nội dung liên quan đến việc cho trẻ trải nghiệm với những công việc lao động như tự phục vụ (đi giày dép, cởi mặc quần áo...), trực nhật, sắp xếp lớp học, nhổ cỏ, tưới cây ngoài vườn trường.... Hoạt động này thường được tiến hành vào các thời điểm thích hợp: thời điểm đón, trả trẻ, thời điểm hoạt động ngoài trời, trước và sau bữa ăn, buổi chiều. - Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: liên quan đến việc hình thành một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ. Một số nội dung giáo dục có thể được thực hiện trong thời điểm diễn ra hoạt động này như: rèn thói quen rửa tay, đánh răng sau khi ăn; dọn dẹp đồ dùng sau khi ăn; xếp, cất đồ dùng ngăn nắp sau khi ngủ; nhận biết và cảm nhận về các món ăn ...

38 Ví dụ minh họa kế hoạch GD tháng hoặc chủ đề
(xác định mục tiêu, phân bổ nội dung và lựa chọn hoạt động GD lĩnh vực PT ngôn ngữ) Kế hoạch GD tháng 9 hoặc chủ đề “Lớp mẫu giáo của bé” (Lớp MG 4-5 tuổi....) Thời gian thực hiện 4 tuần: từ tuần 2/9 đến hết tuần 1/10/201... Mục tiêu GD Nội dung GD Hoạt động GD: (Chơi, học, lao động, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân) Giáo dục phát triển ngôn ngữ 1. Trẻ thực hiện được 1-2 yêu cầu liên tiếp Nghe, hiểu lời nói và làm theo 1-2 yêu cầu của cô giáo trong giao tiếp hằng ngày - HĐ chơi; HĐ lao động tự phục vụ: Yêu cầu trẻ lấy cất đồ chơi, đồ dung và làm một số việc tự phục vụ theo theo yêu cầu. + Chơi trò chơi: “làm theo người chỉ dẫn” “làm theo yêu cầu của cô”. - HĐ học: Yêu cầu trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu trong thực hiện các hoạt động học (ví dụ: bật liên tục về phía trước và lấy đồ chơi làm bằng gỗ theo yêu cầu).

39 2. Trẻ hiểu được nghĩa một số từ khái quát:
- Nghe, hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng: đồ dung làm bằng gỗ. - Nghe, hiểu nghĩa của từ khái quát: đồ gỗ - HĐ học: + Đặc điểm công dụng, cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp + Phân loại đồ dùng, đồ chơi theo 1-2 dấu hiệu (chất liệu và công dụng). - HĐ chơi: + Trò chơi học tập: tìm đồ dung, đồ chơi theo chất liệu yêu cầu. + Trò chơi thí nghiệm: tìm vật chìm - nổi. + Trò chơi lắp ghép: từ nguyên liệu bằng gỗ tạo ra các sản phẩm khác nhau. - HĐ lao động vệ sinh: Lau đồ chơi và sắp xếp đồ chơi trong góc chơi theo yêu cầu 4. Nói rõ để người nghe có thể hiểu được - Phát âm các tiếng có chứa các âm khó. - Trả lời và đặt câu hỏi “Cái gì?” “Ở đâu?” . - Đón, trả trẻ, trò chuyện hằng ngày: giao tiếp với cô và bạn - HĐ học: phát âm các từ khó trong: + Từ “Nhút nhát” trong bài thơ: “Bạn mới” + Câu chuyện: “Mèo con đến lớp” “Chuyện ở lớp MG của bé Bi”… + Dạo chơi trong trường tìm đồ vật, đồ chơi theo yêu cầu… + Trò chơi: “trốn tìm” “Cái gì đây/ai đoán giỏi?” “Cái này có ở đâu” 8. Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao. Nghe, đọc một số bài thơ, ca dao, đồng dao, về trường, lớp phù hợp với độ tuổi. - HĐ học: Đọc bài thơ: “Bạn mới” “Cô giáo của em” - HĐ chơi: Nghe bài thơ về trường, lớp MG sưu tầm.

40 11. Sử dụng được các từ như: “mời cô” “mời bạn” “xin phép” “thưa” “dạ” “vâng”…phù hợp với tình huống
- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép - HĐ/giờ ăn, sinh hoạt hằng ngày - HĐ chơi: đóng phân vai theo chủ đề “Cô giáo” “Người bán hàng” “Mẹ và con”… - HĐ học: nghe và kể lại chuyện: “Mèo con đến lớp” “Chuyện ở lớp MG của bé Bi”… 12. Điều chỉnh giọng nói phù hợp với hoàn cảnh khi được nhắc nhở - Nói, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp 16. Trẻ nhận ra ký hiệu thông thường trong trường, lớp (nhà VS, cấm lửa, nơi nguy hiểm…) Làm quen với một số ký hiệu thông thường trong trường, lớp (nhà VS, cẩm lửa, nơi nguy hiểm, ….) - HĐ học: + Hướng dẫn sử dụng các thiết bị và đồ dung chung của trường, lớp. + Khám phá các khu vực trong trường MN - HĐ chơi: + Dạo chơi trong trường + Trò chơi: tìm, nối, tô màu những nơi nguy hiểm…. + Xem tranh, video về một số ký hiệu nhà VS, cẩm lửa, nơi nguy hiểm, … …….. ………

41 III. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN
Hoạt động 7: Thảo luận ( 10 phút). Câu hỏi: 1- Anh/chị hãy trình bày cách phân chia các nội dung,hoạt động trong các ngày trong tuần? 2- Anh/ chị hãy xây dựng KHGD tuẩn 1 Tháng 9 hoặc Chủ đề nhánh: “Ngày hội đến trường của bé ” Chủ đề : Trường mầm non ).

42 CÁCH PHÂN CHIA CÁC NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG CÁC NGÀY TRONG TUẦN
- Phân bổ các nội dung và hoạt động giáo dục trong chủ đề vào các ngày trong tuần và vào các thời điểm theo chế độ sinh hoạt: đón trẻ, chơi, thể dục sáng; học; chơi, hoạt động ở các góc; chơi ngoài trời; ăn bữa chính; ngủ; bữa phụ; chơi, hoạt động theo ý thích, trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ, đảm bảo cân đối giữa học và chơi, động và tĩnh, hoạt động và nghỉ ngơi… - Để đáp ứng yêu cầu nội dung chương trình, tùy từng độ tuổi, mỗi ngày hoạt động học theo như chế độ sinh hoạt cho trẻ theo độ tuổi. Ngoài ra, vào những thời điểm thích hợp trong ngày, GV có thể tiến hành cho trẻ luyện tập các kiến thức, kĩ năng đã học hoặc giới thiệu với trẻ về những vấn đề liên quan tới nội dung học tập tiếp theo.

43 CÁCH PHÂN CHIA CÁC NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG CÁC NGÀY TRONG TUẦN (tiếp)
- Hoạt động lao động giản đơn có thể được thực hiện vào các thời điểm khác nhau trong ngày (đón, trả trẻ, chơi ngoài trời, trước và sau giờ ăn hoặc hoạt động chiều). Điều cốt yếu là các hoạt động đó phải phù hợp với khả năng thực hiện và hứng thú của trẻ, phù hợp với điều kiện thời tiết, điều kiện trường lớp. - Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân được thực hiện theo yêu cầu của chế độ sinh hoạt trong ngày.

44 Ví dụ minh họa Kế hoạch giáo dục tuần 1 tháng 9 hoặc Chủ đề nhánh: Ngày hội đến trường của bé - chủ đề “Trường mầm non” Thứ TG/H.động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Đón trẻ, chơi, thể dục sáng - Đón trẻ: Trò chuyện về bạn mới; cảm xúc của trẻ về ngày hội đến trường… - Chơi với các đồ chơi trong lớp - Thể dục buổi sáng: tập theo cô và tập với bài hát nắng sớm Học Học hát: Bài “Nắng sớm” (ST: Hàn Ngọc Bích). - Bật liên tục về phía trước Đặc điểm công dụng, cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp. HD sử dụng các thiết bị và đồ dùng chung của trường, lớp MG Thơ “Bạn mới”

45 Ví dụ minh họa Kế hoạch giáo dục tuần 1 tháng 9 hoặc Chủ đề nhánh: Ngày hội đến trường của bé - chủ đề “Trường mầm non” (tiếp) Thứ TG/H.động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Chơi, hoạt động ở các góc - Góc chơi trò chơi học tập: chơi lô tô, tìm, nối: để biết được số mối liên hệ giữa đặc điểm cấu tạo với cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi. - Góc chơi phân vai: "Cô giáo" “Người bán hàng” - Góc tạo hình: tô, vẽ khuôn mặt biểu hiện trạng thái cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên), sử dụng phối hợp một số nguyên vật liệu để nặn đồ chơi - Góc sách/thư viện: chọn, xem sách, tranh, kể chuyện theo tranh - Góc chơi lắp ghép xây dựng: trẻ phối hợp các loại đồ chơi, vật liệu chơi, các thao tác chơi khác nhau để tạo ra sản phẩm, như: ngôi nhà, hàng rào, vườn cây, khu vui chơi. - Góc chơi đóng kịch: sử dụng những từ biểu cảm, thể hiện một số trạng thái cảm xúc (qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói). - Góc chơi âm nhạc: hát, múa, vận động theo nhạc về những bài hát về trường, lớp.

46 Ví dụ minh họa Kế hoạch giáo dục tuần 1 tháng 9 hoặc Chủ đề nhánh: Ngày hội đến trường của bé - chủ đề “Trường mầm non” (tiếp) Thứ Thời gian /Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Chơi ngoài trời - Đi dạo, quan sát các khu vực trong trường MN - Chơi trò chơi: + Bật qua con suối và lấy đồ chơi làm bằng gỗ theo yêu cầu. + “Trốn tìm” “Cái này có ở đâu” - Thí nghiệm tìm vật chìm - nổi. - Vẽ, viết nguệch ngoạc trên sân, trên cát - Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi (từ cỏ, rơm, lá cây, sỏi...) Ăn, ngủ - Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “mời cô” “mời bạn” khi vào bữa ăn; - Rèn kĩ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh lau miệng sau khi ăn

47 Kế hoạch giáo dục tuần 1 tháng 9 hoặc Chủ đề nhánh:
Ví dụ minh họa Kế hoạch giáo dục tuần 1 tháng 9 hoặc Chủ đề nhánh: Ngày hội đến trường của bé trong chủ đề “Trường mầm non” (tiếp) Thứ Thời gian /Hoạt động Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Chơi, hoạt động theo ý thích - Vo, xoắn, xoáy, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt. - Nhún nhảy theo giai điệu, nhịp điệu bài hát “Nắng sớm”; Nghe bài hát “Bạn mới - Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ - Dọn dẹp đồ chơi. - Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ chuẩn bị đồ dùng cá nhân và ra về. - Nhắc trẻ sử dụng các từ như: “Chào cô” “chào các bạn”

48 IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY MG 4 – 5 TUỔI
Hoạt động 8: Thảo luận (5 phút) Câu hỏi: 1- Anh/chị hãy nêu kế hoạch GD ngày gồm những gì? 2- Anh/chị hãy trình bày cách ghi nhật ký cuối ngày như thế nào?. (Cá nhân trình bày).

49 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY - Kế hoạch giao dục ngày thể hiện các hoạt động giáo dục theo Chế độ sinh hoạt cho từng độ tuổi trong Chương trình GDMN. Mỗi hoạt động trong ngày có một vị trí và nhiệm vụ đặc trưng riêng nhằm thực hiện các mục tiêu GD. - Các hoạt động giáo dục được sắp xếp vào các thời điểm thích hợp theo Chế độ sinh hoạt ở từng độ tuổi và phù hợp với điều kiện thực tế. - Mức độ chi tiết của kế hoạch giáo dục ngày thường phụ thuộc vào khả năng, kinh nghiệm của giáo viên khi xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục, kiến thức, kỹ năng, thái độ cần cung cấp cho trẻ là mới hay đã được thực hiện nhiều lần.

50 CÁC HOẠT ĐỘNG GD TRONG NGÀY THEO CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ MG (TRONG CT GDMN)
Chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo Thời gian Hoạt động phút Đón trẻ, chơi, thể dục sáng phút Học phút Chơi, hoạt động ở các góc Chơi ngoài trời phút Ăn bữa chính phút Ngủ phút Ăn bữa phụ phút Chơi, hoạt động theo ý thích Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ

51 CHẾ ĐỘ SINH HOẠT CHO TRẺ MẪU GIÁO
Đón trẻ, chơi, thể dục sáng Học Chơi, hoạt động ở các góc Chơi ngoài trời Ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân Chơi, hoạt động theo ý thích (buổi chiều) Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ Các HĐGD trong ngày được sắp xếp vào các thời điểm thích hợp theo chế độ sinh hoạt của từng độ tuổi. Mức độ chi tiết của KHGD ngày thường phụ thuộc vào khả năng, kinh nghiệm của GV khi XD và tổ chức các HĐGD, kiến thức, kỹ năng, thái độ cần cung cấp cho trẻ là mới hay đã được thực hiện nhiều lần.

52 * Hoạt động học: Gồm những ND có liên quan đến việc cung cấp kiến thức mới hoặc chính xác hóa các kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Dưới sự HD trực tiếp của GV. Mục đích của HĐ Học: Cung cấp kiến thức mới, hình thành kỹ năng mới. Điều chỉnh, chính xác hóa những kiến thức, kỹ năng trẻ có được nhưng chưa đúng trong cách học tự nhiên của trẻ. Củng cố kiến thức kỹ năng của trẻ một cách hệ thống. Rèn khả năng tập trung chú ý trong 1 khoảng thời gian nhất định. - Làm quen một số nền nếp, thói quen học tập, hình thành, biểu lộ thái độ tích cực.

53 * Hoạt động chơi: Gồm các nội dung liên quan đên kiến thức, kỹ năng trẻ đã biết, thông qua chơi trẻ được vận dụng, củng cố và mở rộng những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sẵn có của bản thân. Hoạt động này được diễn ra tại các góc chơi trong lớp theo nhóm nhỏ và khu vực chơi ngoài sân trường. Mục đích của các HĐC: Nhằm thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ, qua đó giáo dục và hình thành toàn diện nhân cách cho trẻ. Tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái. Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, vận dụng, củng cố kiến thức, kỹ năng, thái độ, tích cực khám phá thế giới xung quanh. Phát triển kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo, khả năng giao tiếp… - Tạo cơ hội cho trẻ phát triển các kỹ năng xã hội như: lựa chọn, ra quyết định, hợp tác, chia sẻ…

54 NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI XÂY DỰNG KHGD NGÀY
- Thời gian trẻ cần có để tiến hành các hoạt động. Các hoạt động cần phù hợp và mang tính liên tục, liên kết với nhau. Sử dụng một số hoạt động hữu ích để quản lý lớp (dùng các trò chơi, tín hiệu thông báo…) - Xen kẽ một số hoạt động gây ra tiếng ồn và các hoạt động khác tương đối yên tĩnh (cân bằng giữa các hoạt động), đa dạng hoạt động và thay đổi không để trẻ ngồi một chỗ quá lâu. Tránh ôm đồm nội dung quá sức của trẻ. - Tạo điều kiện cho trẻ tích cực sử dụng nhiều giác quan. - Xen kẽ các hoạt động nhóm lớn và nhóm nhỏ. - Xen kẽ giữa các hoạt động do GV định hướng với hoạt động do trẻ chủ động (theo ý thích). - Sắp xếp để trẻ có thời gian chơi ở trong lớp và ngoài sân (ngoài trời). - Sử dụng triệt để các điều kiện có lợi của môi trường xung quanh. - Chú trọng quá trình giáo dục, không nên nghĩ đơn thuần mình làm như thế nào, mà nên xem xét trẻ học như thế nào. Thúc đẩy sự phát triển của mỗi trẻ trên cơ sở trình độ khác nhau. 54

55 MỘT SỐ YÊU CẦU XD KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CT GDMN
* Áp dụng quan điểm GD lấy trẻ LTT trong lập KHGD tháng hoặc chủ đề, giáo viên cần đảm bảo: Mọi trẻ đều được hỗ trợ để phát triển tất cả các lĩnh vực: thể chất, vận động, tình cảm và quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức, thẩm mỹ. Mọi trẻ đều được học thông qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau. - Mọi trẻ đều được hoạt động tích cực bằng nhiều hoạt động khác nhau như bắt chước, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, chia sẻ ý tưởng, giải quyết vấn đề… - GV xác định được MT, ND, PP, đồ chơi, đồ dùng, học liệu, thời gian, địa điểm phù hợp với lợi ích, nhu cầu, khả năng của trẻ. - Giáo viên linh hoạt thay đổi nội dung, phương pháp, đồ chơi, đồ dùng, học liệu, thời gian, địa điểm khi hoàn cảnh thay đổi. - Giáo viên có nhiều cách trình bày kế hoạch giáo dục: cần đảm bảo mục tiêu / nội dung lĩnh vực/hoạt động… - Giáo viên chú trọng nhất vào kế hoạch giáo dục tuần và ngày.

56 Xin trân trọng cảm ơn!


Tải xuống ppt "HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDMN"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google