Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN (Theo TT 30/2014/BGDĐT) MÔN TIẾNG VIỆT.

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN (Theo TT 30/2014/BGDĐT) MÔN TIẾNG VIỆT."— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN (Theo TT 30/2014/BGDĐT) MÔN TIẾNG VIỆT

2 Hoạt động 1: So sánh đánh giá thường xuyên bằng nhận xét của Thông tư 32 và Thông tư 30
Nội dung Nhớ lại và chia sẻ việc ĐGTX bằng nhận xét đã thực hiện đối với một trong các môn học đánh giá bằng NX (Môn Tự nhiên và Xã hội; Âm nhạc, Đạo đức, Thể dục, Mĩ thuật, Thủ Công) theo Thông tư 32. So sánh với đánh giá thường xuyên bằng nhận xét của thông tư 30 về các mặt sau: 1. Nội dung đánh giá 2. Thời điểm đánh giá 3. Cách thức đánh giá 4. Cách ghi nhận xét đánh giá 5 Lực lượng tham gia đánh giá

3 THÔNG TƯ 32 THÔNG TƯ 30 Nội dung đánh giá
1. Đánh giá toàn diện về kiến thức, kĩ năng, thái độ môn học. 1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS theo Chuẩn KTKN từng môn học và HĐGD khác theo CTGD. 2. Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống 2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của HS: tự phục vụ, giao tiếp, hợp tác, tự học và GQVĐ. 3. Đánh giá hành vi ứng xử đối với con người, tự nhiên và xã hội 3. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của HS Thời điểm đánh giá ĐGTX được thực hiện ở tất cả các tiết học. Tuy nhiên, GV thường để đến cuối mỗi kì mới đánh giá vào Sổ theo dõi. ĐGTX được thực hiện ở tất cả các tiết học , hoạt động học tập. Cuối mỗi hoạt động, tiết học GV cần nắm được HS đã hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiệm vụ

4 Nói / Ghi câu nhận xét đánh giá
THÔNG TƯ 32 THÔNG TƯ 30 Cách thức đánh giá ĐGTX được tiến hành dưới các hình thức kiểm tra thường xuyên (KTTX), gồm: kiểm tra miệng, kiểm tra viết, quan sát học sinh qua hoạt động học tập, thực hành vận dụng KT, KN. Trong các tiết học GD cần Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học. Nói / Ghi câu nhận xét đánh giá Không có yêu cầu rõ ràng về ghi lời nhận xét dành cho GV. GV cần thu thập chứng cứ theo các nhận xét được hướng dẫn bởi Sổ theo dõi kết quả kiểm tra, đánh giá học sinh, và ghi mức độ Hoàn thành (A), Không hoàn thành GV cần nói hoặc ghi lời nhận xét HS hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiệm vụ tiết học Ghi lời nhận xét hằng tuần, hằng tháng, cuối mỗi kì, cuối năm học trong Sổ theo dõi chất lượng giáo dục Lời nhận xét cần chỉ rõ cách giúp HS học tập sao cho tiến bộ đặc biệt với các nhiệm vụ học tập chưa hoàn thành

5 (giữ vai trò quan trọng, chủ yếu)
THÔNG TƯ 32 THÔNG TƯ 30 Lực lượng tham gia ĐG Giáo viên (giữ vai trò quan trọng, chủ yếu) Học sinh (vai trò thứ yếu) Phụ huynh học sinh

6 Hoạt động 2: Trao đổi nhanh
Nội dung Có ý kiến cho rằng theo Thông tư 32 trước đây, môn Tiếng Việt chỉ đánh giá bằng điểm số.

7 THEO THÔNG TƯ 32 1. Môn Tiếng Việt được đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét. 2. Việc đánh giá thường xuyên thông qua bài kiểm tra thường xuyên, tối thiểu 4 lần / tháng theo thang điểm 10. 3. Kết quả học tập được ghi bằng điểm kết hợp với nhận xét cụ thể của giáo viên: a) Điểm theo thang điểm 10, không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra; b) Nhận xét của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng, không dùng những từ ngữ gây tổn thương học sinh. Môn Tiếng Việt đã thực hiện đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, tuy nhiên kết hợp cho điểm và sử dụng chủ yếu là kĩ thuật bài kiểm tra. Nay, căn cứ vào yêu cầu hoạt động học tập để nhận xét thường xuyên mức độ hoàn thành hoặc không hoàn thành nhiệm vụ.

8 Hoạt động 3: Nghiên cứu tài liệu
Nội dung Thông tư 30 và Công cụ gợi ý về đánh giá nhận xét được cung cấp, sau đó làm rõ các nội dung sau: 1. Căn cứ đưa ra NX, ĐGTX hoạt động học tập của HS. 2. Sự giống và khác nhau của lời NX trong giờ học và NX hằng tuần, hằng tháng trong Sổ theo dõi kết quả giáo dục. 3. Cấu trúc thông thường của câu, lời nhận xét.

9 1. Căn cứ đưa ra NX, ĐGTX hoạt động học tập của HS
+ Căn cứ vào Chuẩn KT, KN của môn học nói chung và của bài học nói riêng. + Căn cứ vào thực tế học tập của HS: - Hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiêm vụ (kiến thức, kĩ năng) của bài học, của môn học; - Thực hành, vận dụng được hay chưa thực hành vận dụng được các kiến thức, kĩ năng của bài học, môn học. - Quá trình học tập tiến bộ hay chưa tiến bộ. + Căn cứ vào các biểu hiện quá trình hình thành năng lực, phẩm chất của HS.

10 Lời NX thường xuyên khi tổ chức hoạt động HT cho HS
Câu NX trong sổ theo dõi GIỐNG NHAU Vì sự tiến bộ của học sinh; Không tạo áp lực cho học sinh hay phụ huynh; Không so sánh học sinh này với học sinh khác KHÁC NHAU Nội dung nhận xét căn cứ vào biểu hiện cụ thể về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh tại thời điểm nhất định. Nội dung nhận xét là những điều đáng chú ý nhất trong quá trình học tập của tuần / tháng; kết quả em đạt được / chưa đạt được của tuần / tháng Đối tượng tham gia đánh giá là GV, HS Chỉ giáo viên là người ghi nhận xét trong sổ theo dõi

11 3 THÀNH PHẦN CỦA LỜI NHẬN XÉT THÔNG THƯỜNG:
- Khen ngợi khi học sinh làm tốt ; động viên khi học sinh chưa tốt. - Nêu rõ điểm đáng khen / Nêu rõ điểm chưa tốt Nêu rõ cách rèn luyện, phát huy điểm đáng khen / Nêu rõ cách sửa chữa điểm chưa tốt, rèn luyện để tốt lên. Từ ngữ nên dùng khi NX Từ ngữ nên tránh khi NX Đúng, gần đúng, chưa đúng lắm, cần bổ sung một chút, cần chú ý thêm, tốt, tốt hơn, hay, chưa hay lắm, đẹp, chưa đẹp lắm,… Sai, không đúng, không tốt, không hay, dở tệ, xấu, ngu, ngốc , …

12 Hoạt động 4: Xây dựng các tiêu chí đánh giá thường xuyên bằng nhận xét trong môn Tiếng Việt (20 phút) Nội dung xây dựng các tiêu chí cần thực hiện đánh giá thường xuyên theo Chuẩn KTKN bằng nhận xét cho từng phân môn trong môn Tiếng Việt: - Tập đọc - Kể chuyện - Chính tả - Tập viết - Luyện từ và câu - Tập làm văn THEO MẪU SAU:

13 Đọc thầm và hiểu nội dung
TẬP ĐỌC Đọc thành tiếng Phát âm Ngắt nghỉ hơi Cường độ đọc và tốc độ đọc Đọc thầm và hiểu nội dung Hiểu được từ ngữ trong bài Hiểu được nội dung từng đoạn Nghe Hiểu được nội dung bài Nghe và biết cách đọc từ, câu, đoạn, bài Nghe – Hiểu câu hỏi và các yêu cầu của cô giáo Nghe và nhận xét được ý kiến của bạn Nói Nói ý kiến khi trao đổi Nói câu trả lời khi được hỏi Lưu ý: Với từng bài học, các tiêu chí thể hiện nội dung cụ thể của bài học

14 KỂ CHUYỆN Ngôn ngữ kể Giọng kể Điệu bộ kể Nội dung kể
Khả năng phối hợp khi phân vai Khả năng kể tiếp câu chuyện bạn khác đang kể Lưu ý: Không phải tiết học nào cũng nhận xét tất cả các tiêu chí. Tuỳ vào tiết học cụ thể mà lựa chọn các tiêu chí nhận xét cho phù hợp.

15 Lưu ý: Tiêu chí 5, 6 ở mỗi bài học có những phần cụ thể riêng.
TẬP VIẾT 1. Tư thế ngồi viết 2. Cách cầm bút 3. Nét chữ 4. Cách đặt vở và giữ vở 5. Kích thước và quy trình viết chữ (theo bài học cụ thể) 6. Chính tả chữ viết Lưu ý: Tiêu chí 5, 6 ở mỗi bài học có những phần cụ thể riêng.

16 CHÍNH TẢ Nghe – viết đúng bài chính tả 1. Viết phụ âm đầu 2. Viết vần
3. Viết thanh điệu  4. Viết hoa 5. Trình bày văn bản 6. Chữ viết Lưu ý: Tiêu chí 1, 2, 3 thường gắn với đặc điểm phương ngữ.

17 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 1. Từ ngữ theo chủ đề
Khả năng thực hiện và vận dụng từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt về 1. Từ ngữ theo chủ đề 2. Từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng ; chỉ hoạt động trạng thái; chỉ đặc điểm tính chất 3. Các loại câu 4. Dấu chấm câu  Lưu ý: Tiêu chí phụ thuộc vào chuẩn kiến thức, kĩ năng bài học cụ thể.

18 TẬP LÀM VĂN Khả năng thực hiện các bài tập làm văn 1. Biết viết thành đoạn: câu mở đầu, triển khai đoạn, câu kết đoạn 2. Viết bài văn 3. Dung từ ngữ, hình ảnh 4. …. Lưu ý: Tiêu chí phụ thuộc vào chuẩn kiến thức, kĩ năng bài học cụ thể.

19 Hoạt động 5. Thực hành Nội dung: Thực hành xây dựng nội dung nhận xét và cách nhận xét các bài trong tuần, cuối tháng, nhận xét bằng lời nói trực tiếp, viết vào phiếu, vở, Học bạ, Sổ theo dõi chất lượng giáo dục.

20 GIỚI THIỆU MỘT SỐ KĨ THUẬT SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN QUAN SÁT, HS TỰ ĐÁNH GIÁ, ĐẶT CÂU HỎI CÓ MỤC ĐÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC, SẢN PHẨM, CHTNKQ, TỰ LUẬN Phương pháp và kỹ thuật Ưu điểm Nhược điểm Quan sát Thông tin đa dạng, phong phú Dễ thực hiên Phát hiện kịp thời các vấn đề cần điều chỉnh Nhiều thông tin nhiễu Tính chủ quan cao HS tự đánh giá Tính khách quan cao Khó sử dụng Tốn thời gian Giá trị thông tin thu được thấp

21 GIỚI THIỆU MỘT SỐ KĨ THUẬT SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN
Phương pháp và kỹ thuật Ưu điểm Nhược điểm Đặt câu hỏi có mục đich Thông tin thiết thực, có giá trị cao Tốn thời gian Khó thực hiện Đánh giá thực Đánh giá trực tiếp được khả năng hoàn thành nhiệm vụ học tập của HS Đánh giá được cả quá trình tạo ra sản phẩm học tập Khó sử dụng Ngoài ra còn có các kĩ thuật: Xem xét sản phẩm học tập, Viết câu hỏi THKQ, viết câu hỏi tự luận, Chia sẻ thông tin,… Lưu ý: Để có kết quả nhận xét chính xác cần kết hợp hợp lí các kĩ thuật đánh giá thường xuyên.

22 * Trong từng giờ học, giáo viên tiến hành một số việc như sau:
- Quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học; - Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh; - Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn trong giờ học.

23 VD: GV giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình vẽ trong SGK, nêu số lượng con chim, bạn nhỏ, con mèo, bông hoa, chấm tròn, con tính…; HS nêu số lượng con chim, bạn nhỏ, con mèo, bông hoa, chấm tròn, con tính…; GV nghe, quan sát học sinh nêu, chỉnh sửa cho HS cách nói phù hợp, ví dụ: + Nếu HS chỉ nói “một con chim”, GV chỉnh sửa là: “em hãy nói có một con chim”, “có hai con mèo”, “có ba bông hoa”; ... + GV có thể động viên: đúng rồi, em giỏi lắm, cô khen em; em nói đúng rồi, cả lớp khen bạn nào; + GV chỉnh sửa: em nói là có một con chim (chứ không phải là có môộc con chim”)…

24 - GV nêu yêu cầu làm bài tập 1, hướng dẫn HS viết các số 1, 2, 3 theo mẫu; quan sát HS viết, nhận xét, giúp đỡ và hướng dẫn: + Em viết số 2 chưa đẹp, em nên viết số 2 như sau: viết dấu hỏi ở trên và dấu ngã ở dưới; em viết số 3 rất đẹp; + Em viết lại số 3 nhé: nửa trên bé hơn nửa dưới thì số 3 sẽ đẹp hơn; + Cô cầm tay giúp em viết số 3 cho đẹp nhé…

25 - GV nêu yêu cầu làm bài tập 2, quan sát HS làm bài, có thể có nhận xét:
+ Em quan sát lại xem có mấy con vịt? (nếu em đó nói số con vịt chưa đúng); + Em viết các số rất đẹp; + Cô thấy các em viết số đồ vật vào ô trống rất đúng, cô khen cả lớp; + Cô cho cả lớp xem một số bài các bạn viết số đúng và rất đẹp… - GV nêu yêu cầu làm bài tập 2, quan sát HS làm bài, nhận xét: + Em vẽ chấm tròn to hơn như chấm tròn bên cạnh sẽ đẹp hơn; + Em vẽ đúng và đẹp đấy…

26 - Trong quá trình theo dõi HS làm bài, GV quan sát vở HS và đánh dấu “đ” bằng mực đỏ vào những bài HS làm đúng cùng với lời khen, nhận xét: Hôm này cô thấy các em làm bài tốt, cô khen cả lớp, vẫn còn một số bạn viết số chưa đẹp, viết bài chưa được sạch, giờ sau các em cố gắng hơn. Có thể nhận xét vào một số vở: em cần viết số đẹp hơn, em cần giữ vở sạch hơn, em cần làm bài nhanh hơn…

27 - Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ: + Bạn làm bài đúng rồi; + Bạn đọc số đúng, rõ ràng; + Bạn đọc số (5) còn ngọng, bạn đọc lại nhé: “năm”. + Bạn viết số rất đẹp; + Bạn viết số 5 bị ngược; bạn viết số 5 như thế này này. + Bạn còn giữ vở chưa sạch.

28 Chúc các thầy, cô thực hiện tốt các yêu cầu của Thông tư 30 trong năm học 2014 - 2015


Tải xuống ppt "ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN (Theo TT 30/2014/BGDĐT) MÔN TIẾNG VIỆT."

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google