VỀ TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ

Slides:



Advertisements
Các bản thuyết trình tương tự
Kinh Niệm Phật Ba La Mật dịch bởi cố HT. Thích Thiền Tâm
Advertisements

DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP LAMAP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG –
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG
CHUYÊN ĐỀ PHÁP LUẬT Báo cáo: Tổ GDCD.
Chất thải rắn đang là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội
TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
HỘI ĐỒNG THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 – CỤM THI SỐ 2
1 1.
AI CŨNG PHẢI HỌC LÀM NGƯỜI
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
Doanh nghiệp An Giang: Từ khó khăn đến “hiến kế”… Đậu Anh Tuấn, VCCI
“QUẢN TRỊ DỰ ÁN VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI”
AI CŨNG PHẢI HỌC LÀM NGƯỜI
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH
Kinh nghiệm học tốt các học phần Hán Nôm và Tiếng Trung
Xin bấm chuột để sang trang
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN GÒ VẤP
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁO CÁO PHỔ BIẾN CÁC NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 5 KHOÁ XII NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW VỀ “PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG.
Bài dự thi: Viết về những điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh     Người dự thi : LÊ THỊ BÍCH THỦY Chức.
CÔNG TY TNHH BÌNH MINH TẢI Đồng Hành & Phát Triển Cùng Chúng Tôi
M Ù A T H Ư Ờ N G I Ê Thứ Bảy Thánh Sy-ri-lô, Đan sĩ và Thánh Mê-tô-đi-ô, Giám mục Lễ Phục 1 1.
KHOA LÝ LUẬN MÁC-LÊNIN BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN
chñ nghÜa x· héi khoa häc
DỰ ÁN Triển khai sáng kiến Khu công nghiệp sinh thái hướng tới mô hình khu công nghiệp bền vững tại Việt Nam Hà Nội, 30 và 31/5/2018.
NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 09/11/2018
VÖÔÏT CHÖÔÙNG NGAÏI VAÄT
TS. NguyễnQuang Tuyến - Đại học Luật Hà Nội
MÃI LÀ BỘ ĐỘI CỤ HỒ. MÃI LÀ BỘ ĐỘI CỤ HỒ 12 Đại tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Huỳnh Khánh Tâm Phạm Thị Quỳnh Như Lê Kế Quốc Chính Võ Huỳnh Hải Nghĩa.
HỘI THẢO "PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG SP"
NHỮNG VIỆC LÀM ĐỂ BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 12 BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TÍCH CỰC
CÁC THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ HỘI GIẢNG
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP
chñ nghÜa x· héi khoa häc
Trao đổi TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
Chương 3: Các dị cấu trúc Chương này cho một tổng quan về tính chất của các dị cấu trúc. Đó là các bán dẫn bao gồm hơn một loại vật liệu. Những thay đổi.
Chương 9 – ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
Nh÷ng vÊn ®Ò ®ang ®Æt ra Cho CNTT
Gồm những bài tho hoa cua Han - Nhạc: Dạ Khúc
MODUL 5 TƯ VẤN HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN
CẦU MONG....
chñ nghÜa x· héi khoa häc
PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU
BỘ LAO ĐỘNG & PHÁT TRIỂN LAO ĐỘNG ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ TUYỂN DỤNG LẠI
Phần 1 5 loại trí thông minh của người lãnh đạo
Đông Triều, ngày 4 tháng 12 năm 2016
Phần 3 Các giai đoạn quản lý dự án
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2012
GIỚI THIỆU QUY ĐỊNH CHUẨN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG CÓ NHIỀU CẤP HỌC (Ban hành kèm theo Thông.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 VÀ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA VIỆT NAM
ĐIỀU DƯỠNG HỒI SỨC CẤP CỨU Khoa Điều dưỡng Đại học Duy Tân
KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TỔ CHỨC KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
ĐIỀU DƯỠNG CẤP CỨU – HỒI SỨC
I. TRẠM Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Trường đại học Kinh tế quốc dân
TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ TRUNG THỰC, TRÁCH NHIỆM;
Bản ghi của bản thuyết trình:

VỀ TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ CHUYÊN ĐỀ 3 VỀ TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 KHÓA XI “MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY”

BỐ CỤC (CÓ 3 PHẦN) I. Bối cảnh ra đời và nội dung của Nghị quyết. II. Tình hình triển khai và kết quả thực hiện… III. Phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

PHẦN 1: BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CỦA NGHỊ QUYẾT

Những căn cứ để Trung ương ban hành Nghị quyết. Vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng luôn có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng. Yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế là nhiệm vụ rất to lớn, nặng nề và rất khó khăn.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, bên cạnh mặt tích cực, bản chất và truyền thống tốt đẹp được phát huy, bản thân Đảng cũng còn nhiều khuyết điểm, yếu kém Sự chống phá điên cuồng, quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động bằng Chiến lược “Diễn biến hòa bình” rất tinh vi, thâm độc.

*Nội dung Nghị quyết Trung ương 4 Trên cơ sở nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực trạng tình hình, Nghị quyết Trung ương 4 đã xác định 03 nhiệm vụ cấp bách nhất của công tác xây dựng Đảng hiện nay là:

3 vấn đề cấp bách (1) Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. (3) Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

Trong 03 vấn đề cấp bách đó nghị quyết xác định: việc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp là trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất. Để giải quyết 03 vấn đề cấp bách nêu trên, Trung ương đề ra 04 nhóm giải pháp cơ bản, đồng bộ để thực hiện là:

4 nhóm giải pháp (1) Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên; (2) Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng; (3) Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách; (4) Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị tư tưởng.

Như vậy NQTW 4 có điểm mới, khác với các Nghị quyết về xây dựng Đảng trước đây, đó là: Về phạm vi cả Nghị quyết: Về giải pháp thực hiện: Về chỉ đạo thực hiện Nghị quyết:

2. Về tổ chức triển khai học tập, quán triệt Nghị quyết Tiến hành nghiêm túc, bài bản và trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng. Thông qua đó, Nghị quyết Trung ương 4 đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo sự thống nhất nhận thức trong toàn Đảng; được cán bộ, đảng viên, nhân dân tin tưởng vào thực hiện Nghị quyết.

PHẦN II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

2.1. Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp

Trong 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (từ năm 2012 đến 2014), toàn Đảng đã xử lý kỷ luật hơn 54.000 đảng viên và xóa tên, cho ra khỏi Đảng hàng nghìn trường hợp khác. Trong đó có một số cán bộ, đảng viên phải xử lý bằng pháp luật; đã góp phần cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi một số biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội.

Hạn chế, khuyết điểm Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện, sâu sắc và chưa gương mẫu, tự giác thực hiện; tình trạng nể nang, né tránh, xuôi chiều, ngại va chạm còn xảy ra khá phổ biến ở các cấp. Không ít cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp chưa chỉ rõ được tình hình suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình.

Một số nơi nhận thấy có các biểu hiện tiêu cực như chạy chức, chạy quyền, chạy tội, cục bộ, lợi ích nhóm…, nhưng chưa làm rõ được thực chất, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình hình; chưa chỉ ra được địa chỉ cụ thể và trách nhiệm của các cá nhân. Một số cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt; còn biểu hiện chủ quan, làm lướt, nhất là khi đưa việc kiểm điểm đi vào thường xuyên, gắn với kiểm điểm đánh giá chất lượng tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên cuối năm.

Việc sửa chữa, khắc phục khuyết điểm sau kiểm điểm Sau kiểm điểm, từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư đến các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên đều xây dựng kế hoạch sửa chữa, khắc phục hạn chế, khuyết điểm với phương châm: Những khuyết điểm nào cần khắc phục và có thể khắc phục được ngay thì chỉ đạo khắc phục ngay; những khuyết điểm nào phải khắc phục, nhưng cần có thời gian để chuẩn bị thì xây dựng kế hoạch, xác định thời gian, lộ trình và bước đi cụ thể để sửa chữa, khắc phục khuyết điểm.

Hạn chế, khuyết điểm Một số cấp ủy, tổ chức đảng chậm đề ra kế hoạch sửa chữa, khắc phục khuyết điểm hoặc xây dựng kế hoạch còn chung chung, chưa gắn việc khắc phục khuyết điểm của tập thể với các cá nhân. Việc chỉ đạo sửa chữa, khắc phục khuyết điểm ở một số nơi chưa đồng bộ, thiếu kiên quyết; việc xem xét, xử lý đối với một số trường hợp vi phạm chưa kịp thời, nghiêm minh. Một số vụ việc nổi cộm, phức tạp, gây bức xúc trong Đảng, trong xã hội giải quyết còn chậm so với yêu cầu.

Về lãnh đạo, chỉ đạo công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí Ban Chấp hành Trung ương quyết định tái lập lại Ban Nội chính Trung ương. Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Quốc hội đã bổ sung, sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng và ban hành nhiều dự án luật quan trọng khác.

Ban Cán sự đảng Chính phủ xây dựng Đề án “Tăng cường thực hiện và kiểm soát việc kê khai tài sản”; Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng và minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; Nghị định về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng… Các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương đã bổ sung, sửa đổi, ban hành mới một số quy định, quy chế, cơ chế, chính sách.

Hạn chế, khuyết điểm Việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn phức tạp, nghiêm trọng và xảy ra ở nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều loại đối tượng. Chất lượng công tác điều tra còn hạn chế, tiến độ điều tra một số vụ án tham nhũng còn chậm. Việc kê khai tài sản, công khai tài sản thu nhập còn hình thức và không thực chất.

2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Về công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp Triển khai xây dựng và thực hiện có hiệu quả Đề án: “Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo”.

Hoàn thành việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương và lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương giai đoạn 2014-2016 và giai đoạn 2016 - 2021.

Trên cơ sở quy hoạch, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức 2 lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho 154 đồng chí là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương khóa XI; 6 lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cao cấp cho 511 đồng chí; tổ chức các lớp các bồi dưỡng nghiệp vụ theo chức danh cho hơn 170 đồng chí là bí thư cấp ủy cấp huyện. Ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, hướng dẫn, kết luận,… về công tác xây dựng Đảng.

Hạn chế, khuyết điểm: Việc rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định, quy chế về công tác tổ chức, cán bộ còn chậm so với yêu cầu. Chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý còn bất cập. Công tác đánh giá cán bộ còn nhiều hạn chế, yếu kém.

Thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Việc lấy phiếu tín nhiệm đã được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, đúng quy định của Trung ương. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã phản ánh trung thực, khách quan mức độ tín nhiệm, năng lực thực tiễn của cán bộ; đồng thời là căn cứ quan trọng để cấp ủy nhận xét, đánh gía cán bộ chính xác hơn; giúp mỗi cán bộ tự soi xét bản thân, thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu vươn lên, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác được giao.

Hạn chế, khuyết điểm Việc lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện của một số địa phương, đơn vị còn lúng túng, thiếu đồng bộ. Nhận thức chưa thống nhất về phạm vi, đối tượng, thời gian và quy trình lấy phiếu tín nhiệm. Một số nơi nhận xét, đánh giá cán bộ còn nể nang, né tránh, ảnh hưởng tới chất lượng lấy phiếu tín nhiệm.

Việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, chính sách quan trọng về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương đã chỉ đạo rà soát, sắp xếp, bố trí lại cán bộ ở một số cơ quan, đơn vị cho phù hợp; ban hành và triển khai đề án xác định vị trí việc làm, cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn, biên chế đội ngũ cán bộ.

Hạn chế, khuyết điểm Việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế chưa tạo được sự chuyển biến rõ. Tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị còn cồng kềnh, chưa hợp lý và chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2.3. Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị và tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các ban, cơ quan đảng Trung ương đã sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới một số quy định, quy chế, hướng dẫn của Đảng theo hướng đề cao hơn trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân theo nguyên tắc tập trung dân chủ, để các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.

Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương đã rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện quy chế làm việc của cấp ủy theo hướng xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, nhất là trách nhiệm của đồng chí bí thư, các đồng chí trong ban thường vụ và thường trực cấp ủy; sửa đổi, bổ sung quy định về phân cấp quản lý cán bộ; xác định rõ hơn thẩm quyền trách nhiệm của người đứng đầu và loại bỏ các quy định không còn phù hợp với thực tiễn.

Hạn chế, khuyết điểm Một số quy định, quy chế theo Kế hoạch 08 của Bộ Chính trị chưa ban hành. Một số cấp ủy chưa chủ động triển khai xây dựng các quy định, quy chế, còn thụ động, chờ đợi hướng dẫn của cấp trên; chỉ đạo việc rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định, quy chế ở địa phương còn chậm so với yêu cầu.

* Đánh giá chung Về ưu điểm Các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết một cách bài bản, quyết liệt, khoa học với quyết tâm chính trị cao và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng. 36

Nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn. Nhiều chủ trương, nguyên tắc, quan điểm, giải pháp lớn về công tác cán bộ được thể chế hóa, cụ thể hóa. Dân chủ trong Đảng và trong xã hội được phát huy.

Một số hạn chế, khuyết điểm Một số việc vẫn chưa đạt được mục tiêu Nghị quyết đề ra, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng ở các cấp. Trong kiểm điểm tự phê bình và phê bình, tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm vẫn còn khá phổ biến ở các cấp.

Việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định của Đảng, Nhà nước theo hướng đề cao hơn trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu trong mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân chưa thực hiện được. Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

4. Một số kinh nghiệm về xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện Trung ương đã chọn đúng và trúng những vấn đề cấp bách nhất của công tác xây dựng Đảng để ban hành Nghị quyết. Việc triển khai thực hiện Nghị quyết được tiến hành bài bản, khoa học, chặt chẽ.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo các cơ quan Trung ương đã ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện khẩn trương, nghiêm túc, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với điều kiện của địa phương, cơ quan, đơn vị. Việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân theo Nghị quyết Trung ương 4 được chỉ đạo chặt chẽ, bài bản, tiến hành nghiêm túc, thận trọng.

Việc chuẩn bị, xem xét, thông qua các đề án, cơ chế, chính sách… để triển khai thực hiện Nghị quyết được tiến hành chu đáo, thận trọng, bảo đảm chất lượng. Thực hiện xây đi đôi với chống.

PHẦN III PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1. Phương hướng chung Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới rất nặng nề, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì với quyết tâm chính trị cao tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nhằm tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

3.2. Nhiệm vụ và giải pháp Trong 5 năm tới, cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ giải pháp chủ yếu sau: 1) Nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ,… 2) Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống,…

3) Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiên định về mục tiêu, lý tưởng cách mạng;… 4) Thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình hằng năm trong cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và đảng viên theo tinh thần NQTW 4. 5) Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện NQTW4 một cách cụ thể, phù hợp, thiết thực.

Tiếp tục thực hiện toàn diện, đồng bộ các nội dung mà Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra. Tiếp tục cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”.

Tiếp tục cụ thể hóa thực hiện Kết luận số 24- KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Tiếp tục cụ thể hóa thực hiện Kết luận 64-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI): “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”.

HẾT