Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Bản quyền: Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng

2 KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ Trưởng phòng Vụ Kiểm toán nội bộ - NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Giảng viên: ThS. Trần Phú Dũng – Trưởng phòng Vụ Kiểm toán nội bộ - NHNN Bản quyền: Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng

3 KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Để bắt đầu vào một lĩnh vực mới, không có cách nào tốt hơn là kế thừa những kiến thức đã có !!!

4 KHỞI ĐỘNG Nội dung: Hoạt động 1: Giảng viên điểm danh theo danh sách.
Hoạt động 2: Giảng viên điểm danh theo vần. Thao tác: Hoạt động 1: Chỉ nhìn vào danh sách để điểm danh. Hoạt động 2: Gọi tên và nhận diện. Yêu cầu: Nhận xét về từng hoạt động của giảng viên. Đưa ra biện pháp hữu hiệu nhất. Kiềm chế cảm xúc.

5 Nội dung bài giảng này nhằm cung cấp các kiến thức về những vấn đề cơ bản sau đây:
Sự cần thiết của kiểm soát, kiểm toán nội bộ Phân biệt được sự khác nhau giữa kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ; giữa kiểm toán nội bộ với thanh tra, giám sát ngân hàng Trình tự thực hiện một cuộc kiểm toán Nội dung cơ bản thực hiện kiểm toán các nghiệp vụ của NHNN Bản quyền: Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng

6 KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
CƠ CẤU BÀI GIẢNG Phần I: Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ Kiểm soát nội bộ Kiểm toán nội bộ Phần II: Kiểm toán các hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Kiểm toán hoạt động quản lý, điều hành của NHNN Kiểm toán các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của NHNN

7 KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Dẫn nhập: Một cách chung nhất - Quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các định hướng đã định trên cơ sở những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động Ngân hàng Trung ương tuy có sinh lời nhưng mang nặng tính quản lý. Khác với các Bộ, Ngành khác, Ngân hàng Trung ương có vốn vốn pháp định do Ngân sách Nhà nước cấp, bởi vậy kiểm soát nội bộ Ngân hàng Trung ương là việc làm rất cần thiết nhằm phát hiện, ngăn ngừa những hiện tượng vi phạm pháp luật, không tôn trọng quy trình nghiệp vụ, có khả năng dẫn đến tham ô, lợi dụng, mất tài sản, mất tiền hoặc hiệu quả công tác thấp hơn ở từng đơn vị cũng như toàn bộ hệ thống Ngân hàng Trung ương.

8 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Ngân hàng Trung ương (Central Bank) là cơ quan độc quyền phát hành tiền và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng nhằm ổn định giá trị tiền tệ, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống ngân hàng thương mại, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

9 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Với ý nghĩa đó, Ngân hàng Trung ương có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đó là thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và các hoạt động ngân hàng và thực hiện chức năng nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương.

10 KIỂM SOÁT NỘI BỘ Khái niệm Kiểm soát nội bộ:
Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. (Theo định nghĩa của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 – hiệu lực 01/01/2017, Điều 39). Kiểm soát nội bộ là quy trình do Ban Quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, số 315) Bản quyền: Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng

11 KIỂM SOÁT NỘI BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Là công việc mà các cá nhân hoặc cá nhân của tổ chức kiểm soát nội bộ chuyên trách tại đơn vị kiểm tra việc thực hiện công việc của từng cá nhân, đơn vị trong quá trình thực thi các quy chế, cơ chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có liên quan, nhằm đảm bảo an toàn tài sản, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra tại đơn vị.

12 KIỂM SOÁT NỘI BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHTW: Kiểm soát nội bộ NHTW là việc kiểm tra mang tính hệ thống toàn bộ quy trình hoạt động của NHTW; quy trình kiểm tra này được tiến hành thường xuyên trong từng khâu hoạt động nhằm đảm bảo cho NHTW vận hành một cách đồng bộ, đúng pháp luật.

13 KIỂM SOÁT NỘI BỘ Kiểm soát nội bộ Ngân hàng thương mại: Kiểm soát nội bộ là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm soát nhằm kiểm soát xung đột lợi ích, kiểm soát rủi ro, đảm bảo hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật.

14 KIẾM SOÁT NỘI BỘ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHNN:
Hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước là tổng thể các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước được thiết lập phù hợp với các quy định của pháp luật và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo các nguồn lực được quản lý và sử dụng đúng pháp luật, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; ngăn ngừa rủi ro, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, sai sót; cung cấp thông tin trung thực, phục vụ kịp thời cho việc ra các quyết định quản lý; đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.

15 KIỂM SOÁT NỘI BỘ Hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại:
Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ.

16 KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC YÊU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ:

17 Mục tiêu hoạt động kiểm soát nội bộ
Đảm bảo hoạt động của từng đơn vị được triển khai đúng định hướng, các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu lực và hiệu quả. Phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể xẩy ra trong hoạt động tại đơn vị. Quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực tại đơn vị an toàn và hiệu quả. Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ. Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, tăng hiệu quả hoạt động.

18 Nguyên tắc hoạt động kiểm soát nội bộ
Hoạt động kiểm soát nội bộ phải được thiết lập, duy trì đối với mọi hoạt động của đơn vị, trong đó tăng cường kiểm soát đối với hoạt động, nghiệp vụ có rủi ro cao. Lãnh đạo các cấp của đơn vị đều phải nhận dạng, đánh giá rủi ro trong hoạt động để có biện pháp kiểm soát rủi ro, quản lý rủi ro thích hợp. Hoạt động kiểm soát nội bộ gắn liền với các hoạt động hàng ngày của đơn vị; cơ chế kiểm soát nội bộ được quy định và tổ chức thực hiện ngay trong quy trình nghiệp vụ tại đơn vị dưới nhiều hình thức như: Cơ chế phân cấp uỷ quyền được thiết lập và thực hiện một cách hợp lý, phân công nhiệm vụ phải rõ ràng, minh bạch; Đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị; Tránh các xung đột lợi ích, đảm bảo một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau; Đảm bảo cán bộ trong đơn vị không có điều kiện để thao túng hoạt động, che dấu thông tin phục vụ các mục đích cá nhân hoặc che dấu các hành vi vi phạm quy định của pháp luật và các quy chế, cơ chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có liên quan. Bản quyền: Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng

19 Nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ
Ban hành và thường xuyên rà soát các văn bản để sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng cán bộ trong điều hành và xử lý công việc. Duy trì công tác kiểm soát nội bộ trong từng phòng, ban, nhằm kiểm soát toàn diện hoạt động của đơn vị. Phổ biến thường xuyên, kịp thời, đầy đủ các văn bản chế độ của Nhà nước liên quan đến hoạt động ngân hàng, cơ chế, quy chế và quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước đến tất cả cán bộ, nhân viên trong đơn vị. Đảm bảo chấp hành chế độ hạch toán kế toán và đảm bảo hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, tình hình tuân thủ trong đơn vị một cách kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành có hiệu quả. Hệ thống thông tin, tin học của đơn vị phải được giám sát, bảo vệ một cách hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập (back-up) nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ như thiên tai, cháy nổ.... để đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục của đơn vị. Tất cả các cá nhân, các bộ phận của đơn vị phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật.

20 KIỂM SOÁT NỘI BỘ Kiểm soát cấp độ I:
Bao gồm tất cả những công việc giám sát, kiểm soát trực tiếp ở các công việc, các quy trình nghiệp vụ, các quyết định diễn ra hàng ngày, nhằm ngăn ngừa các sai sót, các vi phạm có thể xảy ra ngay trong các công việc mỗi ngày. Các thủ tục kiểm soát ở cấp độ I diễn ra ở tất cả các quy trình thực hiện, các chức năng nhiệm vụ của các đơn vị, như quy trình in tiền, quy trình tiêu hủy tiền, quy trình tái cấp vốn, quy trình thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, quy trình cấp phép, quy trình thanh toán, quy trình kế toán, quy trình kinh doanh ngoại hối. Trong kiểm soát ở cấp độ I thì tất cả những người tham gia vào quá trình công việc đều phải thực hiện kiểm soát.

21 KIỂM SOÁT NỘI BỘ Kiểm soát ở cấp độ II:
Bao gồm những công việc kiểm soát nhằm đảm bảo các công việc của Kiểm soát cấp độ I được thực hiện đúng, đầy đủ. Ở bước này, cán bộ quản lý như Trưởng phòng, Giám đốc, Cục trưởng, Vụ Trưởng, Phó Thống đốc, Thống đốc …, chỉ cần áp dụng một số bước kiểm soát chủ yếu để khẳng định các thủ tục kiểm soát và giám sát các hoạt động hàng ngày được thực hiện đầy đủ.

22 CÁC CẤP ĐỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Kiểm soát cấp độ III: Việc kiểm soát ở cấp độ này thường do một nhân viên độc lập thực hiện, nhân viên này không tham gia trực tiếp bất kỳ một công việc hoạt động nghiệp vụ nào của Ngân hàng Trung ương, thường là các Kiểm toán viên nội bộ thực hiện. Các thủ tục kiểm soát ở cấp độ III giúp lãnh đạo Ngân hàng Trung ương kiểm tra một cách độc lập mọi lĩnh vực hoạt động của mình. (Đội ngũ Kiểm Toán viên NHNN)

23 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHNN
Hoạt động kiểm soát nội bộ có vị trí rất quan trọng cho hệ thống Ngân hàng Trung ương và các Tổ chức tín dụng. Nếu không có một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt thì Ngân hàng Trung ương và các Tổ chức tín dụng không thể hoạt động an toàn và hiệu quả. Thống đốc NHNN chịu trách nhiệm về những hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ NHNN. Người lãnh đạo các đơn vị trực thuộc hệ thống NHNN chịu trách nhiệm về những hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ ở cơ sở.

24 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHNN
Kiểm soát hoạt động kế toán: Kiểm soát tính chất hợp lệ, hợp pháp của bảng cân đối tài khoản. Kiểm soát tính đầy đủ, chính xác, khách quan của các số liệu trên bảng cân đối. Kiểm soát sự phù hợp giữa giá trị bảng cân đối với tài sản hiện có. Kiểm soát các tài khoản ngoại bảng. Báo cáo nhận xét sau khi kiểm soát bảng cân đối tài khoản.

25 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHNN
Kiểm soát việc thu – chi tài chính và mua sắm tài sản: - Kiểm soát việc chấp hành chế độ thu – chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước. - Về nguyên tắc tất cả các khoản thu, chi phải được hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời vào sổ sách kế toán theo đúng chế độ quy định. - Kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán về các khoản thu, chi có hợp lệ, hợp pháp không, đảm bảo yêu cầu thu đúng, thu đủ, chính xác và kịp thời, có trường hợp nào miễn giảm các khoản thu ngoài quy định không? Tiền lãi cho vay chưa thu được đã được tính và hạch toán đầy đủ vào tài khoản chưa? Có khoản nào chưa thu, để ngoài sổ sách, chưa hạch toán.

26 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHNN
Kiểm soát việc mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản: - Kiểm soát việc sử dụng nguồn vốn. - Kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ trong mua sắm. - Kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ hóa đơn, chứng từ. - Kiểm soát việc hạnh toán, tính trích khấu hao.

27 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHNN
Kiểm soát hoạt động kho quỹ: Kiểm soát việc vào, ra kho theo đúng thành phần. Kiểm soát việc mở khóa cửa kho tiền. Kiểm soát việc xuất – nhập tiền. Kiểm soát việc mặc áo choàng không túi. Kiểm soát việc kiểm kê quỹ nghiệp vụ, quỹ dự trữ. Kiểm soát việc kiểm đếm, giao nhận tiền. Kiểm soát tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo an toàn kho tiền. Kiểm soát các sổ sách kho tiền.

28 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHNN
Kiểm soát hoạt động kho quỹ: Kiểm tra thực tế tiền mặt và các loại tài sản khác trong kho tiền: Đảm bảo bí mật, bất ngờ; tuân thủ các quy định về thủ tục kiểm tra; xác định thực tế với sổ sách; phát hiện các trường hợp tham ô, lợi dụng, mất mát. Nguyên tắc kiểm tra: Kiểm tra quỹ dự trữ phát hành trước, quỹ nghiệp vụ sau; tiền giấy trước, tiền kim loại sau; tiền lành trước, tiền rách sau; tiền to trước, tiền nhỏ sau; tiền nội tệ trươc, ngoại tệ sâu; tiề nđang có giá trị lưu hành trươc, tiền không có giá trị lưu hành và tiền mẫu sau. Kiểm soát kho tiền Quỹ nghiệp vụ phát hành là quỹ dùng để giao dịch hàng ngày, nếu không kiểm tra chặt chẽ và thường xuyên cũng dễ phát sinh tiêu cực, tham ô, lợi dụng để vay nợ quỹ nghiệp vụ. Vì vậy phải tăng cường kiểm tra đối với quỹ nghiệp vụ, nội dung gồm: Định mức tồn quỹ hàng ngày; xuất – nhập trong ngày; số đầu ngày, số cuối ngày; kiểm kê cuối ngày; chứng từ kèm theo trong ngày; thủ tục xuất – nhập, thu – chi trong ngày. Kiểm tra các loại sổ sách hàng ngày; kiểm tra việc phân công nhiệm vụ, tiêu chuẩn trình độ thủ kho, thủ quỹ, kiểm ngân; nội quy quầy giao dịch, thiết bị an toàn, phương tiện làm việc Kiểm tra quỹ dự trữ và quỹ nghiệp vụ

29 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHNN
Kiểm soát hoạt động quá trình thực hiện các chức năng của các đơn vị: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao cho các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN, kiểm soát các hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị này để đánh giá các đơn vị có chấp hành đầy đủ các quy định trong quá trình hoạt động hay không? Việc kiểm soát này có ý nghĩa quan trọng, nhằm rà soát lại những hoạt động cần phải tiến hành một cách đồng bộ để hoạt động của NHNN thực hiện tốt nhất và có hiệu quả các chức năng của mình.

30 HOẠT ĐỘNG NHÓM Yêu cầu: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 20+ người, cử 1 nhóm trưởng chịu trách nhiệm thuyết trình. Thời gian chuẩn bị 10 phút, thời gian trình bày 5 phút. Nội dung yêu cầu: Theo đề bài được bốc thăm ngẫu nhiên. Lưu ý: Nội dung bài tập là các hoạt động thực tế ở các đơn vị NHNN, do vậy tài liệu chỉ nhằm mục đích cho việc nghiên cứu, học tập. Không sao chép và đăng tải lại trên bất kỳ các phương tiện nào.

31 KIỂM TOÁN NỘI BỘ

32 KIỂM TOÁN NỘI BỘ MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về thông tin có thể định lượng liên quan đến một thực thể pháp lý để xác định rõ và lập báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin và những chuẩn mực đã được thiết lập, được thực hiện bởi chuyên gia độc lập có đủ thẩm quyền và trình độ. Kiểm toán nội bộ NHNN là hoạt động kiểm tra, đánh giá một cách độc lập, khách quan về tình đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị, từ đó đưa ra các kiến nghị, tư vấn, nhằm nâng cao hiệu lực, hiểu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, góp phần đảm bảo cho hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật.

33 KIỂM TOÁN NỘI BỘ Một số khái niệm: Gian lận: Là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi. Trong lĩnh vực tài chính kế toán, gian lận là hành vi cố ý do một hay nhiều người thực hiện bằng các hành vi gian dối để thu lợi bất chính hoặc bất hợp pháp. Sai sót: Là lỗi không cố ý, thường được hiểu là sự nhầm lẫn, bỏ sót hoặc do yếu kém về năng lực gây ra sai phạm. Trong lĩnh vực kế toán tài chính, sai sót có thể là do lỗi cộng số học, bỏ sót hoặc hiểu sai sự việc một cách vô tình; áp dụng sai nguyên tắc, chế độ tài chính, thiếu năng lực.

34 KIỂM TOÁN NỘI BỘ MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thực hiện tầm quan trọng của một thông tin hay một số liệu kinh tế trong Báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó, hoặc thông tin đó không chính xác không có bối cảnh cụ thể, nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc sẽ rút ra những kết luận sai lầm, sai phạm trọng yếu dùng để chỉ tầm cỡ và tính hệ trọng của các sai phạm. Rủi ro kiểm toán là khả năng mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến không xác đáng về đối tượng được kiểm toán. Chẳng hạn, kiểm toán viên đưa ra ý kiến rằng báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán đã trình bày trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu, tuy nhiên trên thực tế các báo cáo đã được kiểm toán này vẫn tồn tại các sai phạm trọng yếu mà kiểm toán viên không phát hiện ra trong quá trình kiểm toán. Loại rủi ro này luôn có thể tồn tại, ngay cả khi cuộc kiểm toán được lập kế hoạch chu đáo và thực hiện một cách thận trọng.

35 KIỂM TOÁN NỘI BỘ Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ. Mức rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh của khách thể kiểm toán, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên của khách thể kiểm toán. KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát rủi ro tiềm tàng, họ chỉ có thể đánh giá chúng.

36 KIỂM TOÁN NỘI BỘ Rủi ro kiểm soát (Control Risk - CR):
Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. KTV không tạo ra rủi ro kiểm soát và cũng không kiểm soát chúng. Họ chỉ có thể đánh giá hệ thống kiểm soát của đơn vị được kiểm toán và từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm soát dự kiến.

37 KIỂM TOÁN NỘI BỘ Rủi ro phát hiện (Detection Risk - DR): Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán không phát hiện được. Ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện.

38 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Vị trí: Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước. (Điều 62 Luật NHNN-2010)

39 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Đối tượng: Đối tượng của kiểm toán nội bộ là các đơn vị thuộc hệ thống NHNN (Điều 63- Luật NHNN 2010). Bao gồm 25 Vụ, Cục, đơn vị và 63 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (Điều 3, Nghị định 16/2017/NĐ-CP).

40 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Mục tiêu Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là đánh giá về hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu lực của các hoạt động, tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình của Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm an toàn tài sản.

41 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Nguyên tắc hoạt động của kiểm toán nôi bộ: Tuân thủ pháp luật, quy đinh, quy trình, kế hoạch đã được Thống đốc NHNN phê duyệt; Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, giữ bí mật nhà nước và bí mật của đơn vị được kiểm toán; Không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán; Kiểm toán nội bộ được tiếp cận tài liệu, hồ sơ, giao dịch và các tài liệu cần thiết khác của đối tượng kiểm toán để thực hiện mục tiêu kiểm toán.

42 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Nhiệm vụ, quyền hạn Thực hiện kiểm toán tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và các nhiệm vụ khác của Ngân hàng Nhà nước.

43 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Phạm vi kiểm toán nội bộ Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ tại các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước phù hợp với kế hoạch kiểm toán được phê duyệt. Kiểm toán đặc biệt và tư vấn theo yêu cầu của Thống đốc.

44 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Nội dung kiểm toán nội bộ Tuỳ theo mức độ rủi ro của từng đơn vị, kiểm toán nội bộ có thể đánh giá những nội dung chính như sau: Mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và mức độ chính xác của hệ thống hạch toán kế toán và các báo cáo tài chính. Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, các quy chế, cơ chế của ngành và các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của đơn vị. Đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả của các hoạt động và việc sử dụng các nguồn lực, qua đó xác định mức độ phù hợp giữa kết quả hoạt động đạt được và mục tiêu hoạt động đề ra. Thực hiện các nội dung khác theo yêu cầu của Thống đốc.

45 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ

46 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ KIỂM TOÁN NỘI BỘ Tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN. Tham mưu, giúp Thống đốc trong việc ban hành các văn bản QPPL, quy định và quy trình về kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN. Phân tích, đánh giá rủi ro hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN. Tổ chức thực hiện kiểm toán theo kế hoạch. Đầu mối thực hiện công tác tổng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá định kỳ tại Kho tiền Trung ương. Triển khai nhiệm vụ giám sát tiêu hủy tiền; theo dõi, quản lý công tác giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC. Đầu mối giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia. Đầu mối giúp Thống đốc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và kiểm tra của Bộ Tài chính tại NHNN.

47 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
NHÂN SỰ KIỂM TOÁN NỘI BỘ Công chức Vụ Kiểm toán nội bộ Cơ cấu ngạch công chức Kiểm soát viên và tương đương: 29/50 Kiểm soát viên chính: 24/50 Chuyên viên cao cấp: 2/47 50

48 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN QPPL Đến nay, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật và quy chế, quy trình nghiệp vụ về công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ của NHNN cơ bản đã được Vụ Kiểm toán nội bộ tham mưu cho Thống đốc ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo công tác điều hành về kiểm soát, kiểm toán nội bộ đúng pháp luật. Văn bản về kiểm soát, kiểm toán nội bộ

49 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
HỆ THỐNG VĂN BẢN VỀ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ: + Thông tư số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 của Thống đốc NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ NHNN. + Thông tư 26/2016/TT-NHNN ngày 12/9/2016 của Thống đốc NHNN quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia. + Văn bản số 8660/HD-NHNN ngày 21/11/2014 hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và hoạt động tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; +Văn bản số 10187/HD-NHNN ngày 31/12/2015 hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và hoạt động đối với Vụ, Cục, đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN; + Văn bản số 164/NHNN-KTNB.m ngày 18/3/2016 hướng dẫn giám sát, kiểm toán nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tại NHNN; + Văn bản số 2458/HD-NHNN ngày 7/4/2016 hướng dẫn kiểm toán nghiệp vụ phát hành tiền tại NHNN; + Văn bản số 3230/HD-NHNN ngày 05/5/2016 hướng dẫn kiểm toán đầu tư dự án ứng dụng Công nghệ thông tin trong hệ thống NHNN; + Văn bản số 4807/HD-NHNN ngày 28/6/2016 hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính NHNN; + Văn bản số 4808/HD-NHNN ngày 28/6/2016 hướng dẫn tự kiểm tra công tác tài chính kế toán và công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong hệ thống NHNN; + Quyết định số 1611/QĐ-NHNN ngày 08/8/2016 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nội bộ; + Quyết định số 1612/QĐ-NHNN ngày 08/8/2016 của Thống đốc NHNN ban hành Quy trình kiểm toán nội bộ NHNN; + Quyết định số 318/QĐ-KTNB ngày 01/9/2016 ban hành quy chế thẩm định. phê duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán nội bộ NHNN; + Quyết định số 861/QĐ-NHNN ngày 28/4/2017 của Thống đốc NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kiểm toán nội bộ; + Quyết định số 229/QĐ-KTNB ngày 08/6/2017 của Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ.

50 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ Kiểm toán chuyên đề Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Kế hoạch Đã thực hiện Báo cáo tài chính 09 11 14 13 15 Dự án đầu tư và XDCB 07 06 9 04 Tuân thủ và hoạt động 12 20 18 Tin học và ngoại hối 05 08 8 10 Hoạt động an toàn kho quỹ Dự án FSMIMS 02 01 Tổng số lượt 44 47 59 64 55

51 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
CÔNG TÁC GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN: Đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các công việc từ khâu xây dựng kế hoạch, trưng tập công chức, thành lập Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành và tiền in hỏng, đúc hỏng; phân công nhiệm vụ để triển khai thực hiện giám sát tiêu hủy tiền đúng quy định. Là đơn vị đầu mối, chủ trì trong việc giám sát tiêu huỷ tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành tại hai cụm phía Bắc và phía Nam và cử công chức tham gia Hội đồng giám sát, Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành, công chức được cử tham gia giám sát có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo công tác giám sát tiêu hủy tiền được an toàn.

52 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
CÔNG TÁC KIỂM KÊ Là đầu mối và tham gia công tác kiểm kê tài sản tại các kho tiền Trung ương thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 và thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 7 các năm qua, đảm bảo đúng quy định, qua kiểm kê cho thấy tài sản thực tế kiểm kê (số lượng, giá trị) khớp đúng với sổ sách kế toán của từng Kho tiền; việc theo dõi hạch toán tài sản trong kho tiền đúng quy định.

53 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
GIÁM SÁT QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI Đã thực hiện giám sát quản lý, đầu tư Dự trữ ngoại hối Nhà nước qua chương trình kế toán giao dịch tại Sở Giao dịch; thực hiện nhiệm vụ giám sát về hoạt động kho quỹ của toàn hệ thống NHNN qua mạng máy tính. Định kỳ tháng đã lập báo cáo giám sát và đề xuất, kiến nghị với đơn vị xử lý những hạn chế phát hiện trong quá trình giám sát.

54 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ Kiểm soát, kiểm toán nội bộ đã chú trọng và mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm tra, kiểm soát như tài chính, kế toán, an toàn tài sản kho quỹ, dự án đầu tư; Kiểm soát, kiểm toán nội bộ đã phát hiện, kiến nghị biện pháp xử lý những tồn tại trong quá trình hoạt động của đơn vị; kiến nghị sửa đổi, bổ sung những bất cập, vướng mắc nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ. Đồng thời tư vấn giúp các đơn vị các giải pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả hơn; Thông qua công tác kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước tại NHNN, Kiểm toán Nhà nước đã đánh giá cao những kết quả của Kiểm toán nội bộ, đồng thời kiến nghị các biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ. Do đó, chất lượng kiểm toán nội bộ ngày càng được nâng lên, góp phần đảm bảo cho các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước hoạt động đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả.

55 KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
NHNN luôn quan tâm đến công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hướng đến nâng cao năng lực công tác quản lý, điều hành của NHNN để đạt được những mục tiêu tiền tệ đã được đặt ra. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, NHNN Việt Nam chưa có một khung quản lý rủi ro tổng thể áp dụng cho toàn hệ thống cũng như chưa có một đơn vị/bộ phận nào được giao chức năng đánh giá và quản lý rủi ro và phân loại rủi ro có liên quan đến hoạt động của NHNN (công tác kiểm toán nội bộ NHNN chủ yếu áp dụng theo các phương pháp truyền thống, việc kiểm toán được thực hiện theo kế hoạch hàng năm, chủ yếu là kiểm toán tuân thủ toàn bộ hoạt động của các đơn vị, Vụ, Cục thuộc NHNN). Điều đó cho thấy, công tác quản lý rủi ro tại NHNN Việt Nam hiện nay đang ở một xuất phát điểm “cost 00”, bởi vì chúng ta đã biết rằng giữa kết quả của kiểm toán nội bộ NHNN và công tác quản lý rủi ro có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau.

56 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO

57 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
Trong quá trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam, hoạt động của các định chế tài chính nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng nổi lên hàng loạt các vấn đề nóng như nợ xấu, tín dụng đen, khủng hoảng thanh khoản, hiện tượng sở hữu chéo, trung gian thanh toán, tội phạm công nghệ cao… bộc lộ nhiều rủi ro tiềm ẩn đối với sự an toàn, lành mạnh của hệ thống tài chính Quốc gia. Trong bối cảnh đó, quản trị rủi ro tài chính đang trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và đặc biệt quan trọng đối với các định chế tài chính mà Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò cơ quan quản lý. Quản trị rủi ro được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau, trong đó kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng và trợ giúp đắc lực cho Thống đốc trong quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng.

58 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
Cách tiếp cận kiểm toán. Khái niệm, mục đích, nguyên tắc và vai trò của kiểm toán viên trong kiểm toán trên cơ sở rủi ro. Sự khác nhau giữa cách tiếp cận kiểm toán theo phương pháp truyền thống và cách tiếp cận trên cơ sở rủi ro.

59 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
Cách tiếp cận kiểm toán: NHNN Việt Nam sử dụng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các quy chế và các quyết định trong công tác hướng dẫn và chỉ đạo nội bộ các hoạt động. Hiện tại chưa có quy chế, quy định nào hướng dẫn áp dụng phương pháp kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro đối với hoạt động của Vụ Kiểm toán nội bộ. KTNB trên cơ sở rủi ro hiện nay tại NHNN Việt Nam là một trong những nhiệm vụ rất đáng được quan tâm và cần triển khai thực hiện nhanh chóng.

60 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
Phương pháp KTNB trên cơ sở đánh giá rủi ro là phương pháp kiểm toán tiếp cận trong đó KTNB xuất phát từ việc xác định, đánh giá các rủi ro của tổ chức để xây dựng kế hoạch kiểm toán và lựa chọn các thủ tục kiểm toán nhằm đưa ra sự đảm bảo cho các nhà lãnh đạo về tính hiệu quả và tính hiệu lực của các quy trình quản lý rủi ro. Kiểm toán trên cơ sở rủi ro sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực để kiểm toán các đơn vị, bộ phận, quy trình được đánh giá có mức độ rủi ro cao. Để thực hiện được, đòi hỏi phải xác định, phân tích, đánh giá những rủi ro và xây dựng hồ sơ rủi ro, tập hợp kiểm toán cho từng hoạt động của tổ chức, đơn vị, quy trình nghiệp vụ.

61 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
Một số khái niệm cơ bản: Kiểm toán: Là một quá trình do các chuyên gia có đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập và đánh giá các bằng chứng về những thông tin có thể định lượng được của một tổ chức nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Rủi ro: Theo cách nghĩ truyền thống thì: “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”. Theo các tiêu chuẩn quốc tế của Hiệp hội Kiểm toán nội bộ quốc tế (IIA) định nghĩa: “Rủi ro là khả năng một sự kiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hướng đến việc đạt được các mục tiêu. Rủi ro được đánh giá dựa trên sự tác động và khả năng xảy ra”. Kiểm toán trên cơ sở rủi ro: KTNB trên cơ sở rủi ro chính là việc đặt trọng tâm vào việc kiểm tra, đánh giá các chốt kiểm soát. Phương pháp KTNB trên cơ sở đánh giá rủi ro là phương pháp kiểm toán tiếp cận trong đó KTNB xuất phát từ việc xác định, đánh giá các rủi ro của tổ chức để xây dựng kế hoạch kiểm toán và lựa chọn các thủ tục kiểm toán nhằm đưa ra sự đảm bảo cho các nhà lãnh đạo về tính hiệu quả và tính hiệu lực của các quy trình quản lý rủi ro.

62 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
Mục đích: Phân bổ có hiệu quả hơn các nguồn lực kiểm toán Ứng dụng cách thức kiểm toán mới Nâng cao vai trò của kiểm toán trong việc tăng cường quản lý các mục tiêu hoạt động Tăng sự tin cậy của các cơ quan kiểm toán bên ngoài

63 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
Nguyên tắc: Nhận diện và cập nhật kịp thời các rủi ro Đo lường mức độ rủi ro các hệ thống, quy trình nghiệp vụ và mức độ rủi ro tổng thể Xây dựng hệ thống hạn mức rủi ro

64 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
Vai trò: Rà soát công tác quản trị rủi ro Đánh giá công tác báo cáo các loại rủi ro Đánh giá quy trình quản trị rủi ro Đưa ra đảm bảo rủi ro đã được đánh giá phù hợp Đưa ra đảm bảo về các quy trình quản lý rủi ro

65 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
Phương pháp: Phương pháp kiểm toán hệ thống Là phương pháp kiểm toán trong đó, các thủ tục, các kỹ thuật kiểm toán, được thiết kế nhằm thu thập các bằng chứng về tính thích hợp hay tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Hay nói cách khác kiểm toán viên dựa theo kiểm toán nội bộ để xây dựng các thủ tục, các kỹ thuật kiểm toán, thông qua hai khâu: Phân tích hệ thống: Xác nhận hệ thống:

66 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
Phân tích hệ thống: Là đánh gía tính hiệu quả hay thích hợp của kiểm soát nội bộ thông qua việc mô tả hay mô hình hoá. Đánh giá thông qua 4 bước: Bước 1 Hình dung một quy trình nghiệp vụ lý tưởng hay tốt nhất về một nghiệp vụ đang được kiểm toán Bước 2 Xem xét các quy trình nghiệp vụ hiện tại của đơn vị được kiểm toán , quy trình đó được thể hiện trên văn bản quy trình nghiệp vụ Bước 3 So sánh quy trình nghiệp vụ hiện tại với quy trình lý tưởng Bước 4 Tìm ra được điểm mạnh điểm yếu của quy trình hiện tại khoang vùng rủi ro và xác định trọng tâm khu vực kiểm toán

67 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
Xác nhận hệ thống: Là việc kiểm tra tính tuân thủ trong thực tế đối với các quy định về quy trình nghiệp vụ Bước 1 Nắm vững và mô tả một cách rõ ràng, chi tiết quy trình nghiệp vụ được quy định bằng văn bản Bước 2 Xem xét trên thực tế áp dụng các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá các quy định có được tuân thủ hay không Bước 3 So sánh giữa quy trình diễn ra trên thực tế với quy định bằng văn bản có sự khác biệt không Bước 4 Giải thích nguyên nhân và hậu quả của sự khác biệt

68 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
Kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro là một phương pháp kiểm toán, trong đó: Cung cấp đảm bảo về việc các quy trình quản trị rủi ro của đơn vị được kiểm toán đang thực hiện quản trị rủi ro hiệu quả; Phân bổ nguồn lực kiểm toán vào những lĩnh vực có rủi ro cao trong tổ chức.

69 KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO
SỰ KHÁC NHAU GiỮA CÁCH TIẾP CẬN KIỂM TOÁN THEO PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG VÀ CÁCH TIẾP CẬN KIỂM TOÁN TRÊN CƠ SỞ RỦI RO Phương pháp kiểm toán nội bộ truyền thống trên cơ sở rủi ro Tập trung vào tính không tuân thủ các quy định Tập trung vào rủi ro và cách thức kiểm soát rủi ro Coi các quy định, chính sách và các thủ tục như là tiêu chuẩn, quy chuẩn để kiểm tra sự tuân thủ Phân tích thiết kế của các quy định, chính sách và các thủ tục để đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện Xác định các sai phạm và báo cáo các vấn đề này Xác định nguyên nhân các sai phạm và đưa ra các quy định Những rủi ro quan trọng chưa được xem xét, đánh giá khi xây dựng chương trình kiểm toán Cung cấp đảm bảo rằng những rủi ro quan trọng được quản lý một cách phù hợp Nguồn lực kiểm toán được dàn trải ở tất cả các đơn vị trên cơ sở luân phiên Sử dụng nguồn lực kiểm toán hiệu quả hơn bằng việc tập trung vào các đơn vị, lĩnh vực rủi ro cao, sử dụng thẩm định rủi ro để phân bổ nguồn lực Đối tượng kiểm toán là các tổ chức, đơn vị Đối tượng kiểm toán bao gồm các quy trình Chức năng phát hiện Chức năng tư vấn Tập trung vào quá khứ Chú trọng tới tương lai Thủ tục kiểm toán chính là kiểm tra chứng từ chi tiết Kỹ năng kiểm toán quan trọng là phân tích

70 BÀI TẬP THỰC HÀNH Yêu cầu:
Có thể làm bài độc lập, hoặc thảo luận theo nhóm Nhận diện được các rủi ro Đưa ra các biện pháp nhằm kiểm soát rủi ro Đánh giá lại các biện pháp mà đơn vị đã đưa ra có thực sự hiệu quả, an toàn. Thời gian: 5 phút kể cả trình bày. Nội dung: Với vai trò kiểm soát ở cấp độ I hoặc kiểm soát ở cấp độ III. Anh hay chị hãy cho biết ý kiến của mình về các hình ảnh sau đây trên màn hình.

71

72 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
Một số khái niệm cơ bản: Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra, đánh giá độc lập sự tuân thủ của nội dung kiểm toán theo các qui định hiện hành được coi như: Các tiêu chí kiểm toán như các luật, qui định, qui chế, chế độ, chính sách... mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Kiểm toán tuân thủ được thực hiện bằng việc đánh giá các hoạt động, các giao dịch và thông tin, xét trên các khía cạnh trọng yếu có tuân thủ các quy định áp dụng đối với đơn vị được kiểm toán hay không.

73 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
Một số khái niệm cơ bản: Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ là kiểm toán viên nhà nước phải đưa ra ý kiến về việc liệu các hoạt động, các giao dịch và thông tin của đơn vị được kiểm toán, xét trên các khía cạnh trọng yếu, có tuân thủ các luật, qui định, qui chế, chế độ, chính sách... hay không. Kiểm toán tuân thủ có thể liên quan đến tính tuân thủ (tuân thủ các tiêu chí chính thức như các luật, quy định và thỏa thuận có liên quan) hoặc liên quan đến tính đúng đắn (tuân theo các nguyên tắc chung như các nguyên tắc về quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử của các công chức, viên chức). Trong kiểm toán lĩnh vực công, tính tuân thủ là trọng tâm của kiểm toán tuân thủ, tính đúng đắn là thích hợp khi mục tiêu của cuộc kiểm toán liên quan đến quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử của công chức, viên chức.

74 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
Khái quát về kiểm toán tuân thủ: Kiểm toán tuân thủ có thể bao gồm nhiều nội dung kiểm toán và được thực hiện để cung cấp sự đảm bảo hợp lý hoặc đảm bảo hạn chế bằng việc sử dụng tiêu chí đánh giá, thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán và hình thức báo cáo kiểm toán. Kiểm toán tuân thủ có thể thực hiện dạng công việc kiểm tra xác nhận hoặc dạng công việc kiểm tra đánh giá hoặc đồng thời cả hai. Báo cáo kiểm toán có thể dưới dạng báo cáo tóm tắt hoặc báo cáo đầy đủ. Các kết luận kiểm toán có thể được trình bày theo nhiều cách: dưới dạng ý kiến khẳng định về sự tuân thủ hoặc dưới dạng làm rõ những vấn đề hoặc nội dung kiểm toán cụ thể.

75 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
Mục đích, yêu cầu, căn cứ, phạm vi, đối tượng và phương pháp kiểm toán. Quy trình kiểm toán. Kiểm toán tuân thủ và hoạt động tại các đơn vị NHNN.

76 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
Mục đích, yêu cầu, căn cứ, phạm vi, đối tượng và phương pháp kiểm toán.

77 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
Mục đích: Kiểm toán tuân thủ nhằm đánh giá tình hình chấp hành quy định của pháp luật, các nguyên tắc, các quy chế, quy định của Nhà nước và của NHNN tại các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của đơn vị trong quá trình tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao trên cơ sở những nguồn lực hiện có (tài sản, con người, thời gian…), bảo đảm hoàn thành tốt nhất mục tiêu và hiệu quả đã đề ra với chi phí thấp nhất.

78 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
2. Yêu cầu: Quá trình kiểm toán phải đảm bảo tính độc lập, khách quan và tuân thủ phạm vi, nội dung theo chương trình, kế hoạch kiểm toán. Thông qua kiểm toán, đánh giá những mặt được, những mặt còn tồn tại, phân tích nguyên nhân, đưa ra kiến nghị để các đơn vị được kiểm toán tìm biện pháp khắc phục, bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động trên cơ sở nhận biết và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Phát hiện những bất hợp lý trong cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ để đề xuất, kiến nghị Thống đốc NHNN chỉ đạo các Vụ, Cục, đơn vị chức năng nghiên cứu bổ sung, chỉnh sửa kịp thời.

79 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
3. Căn cứ: Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Thanh tra, Luật phòng chống tham nhũng, Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, Luật thi đua khen thưởng,… Các Nghị định của Chỉnh phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN, các Nghị định chuyên môn về các lĩnh vực. Các Thông tư của NHNN, của các Bộ, ngành có liên quan

80 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
4. Phạm vi: Phạm vi kiểm toán có thể bao gồm toàn bộ các nội dung kiểm toán theo nghiệp vụ của đơn vị hoặc lựa chọn một số nội dung trọng yếu trong đó tập trung vào một số nội dung được đánh giá có mức độ rủi ro cao để thực hiện kiểm toán. Phạm vi của cuộc kiểm toán được xác định trong đề cương kiểm toán được Thống đốc phê duyệt. Kiểm toán tuân thủ được thực hiện đồng thời với kiểm toán hoạt động để xem xét, đánh giá đúng tình hình kết quả hoạt động của đơn vị trong một thời kỳ nhất định.

81 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
5. Đối tượng: Đối tượng của kiểm toán tuân thủ và hoạt động là các đơn vị, tổ chức thuộc NHNN (Đối tượng về mô hình tổ chức). Đối tượng của kiểm toán tuân thủ và hoạt động có thể bao gồm cả các quy trình nghiệp vụ.

82 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
6. Phương pháp: Kiểm tra hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại đơn vị, đối chiếu với cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ để đưa ra nhận xét, đánh giá tính tuân thủ quy định pháp luật của Nhà nước và NHNN. Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong các cuộc kiểm toán tính tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Kiểm tra vật chất: Thông qua việc kiểm kê, kiểm tra thực tế tài sản. Đây là phương pháp quan trọng để xác minh tài sản có thực sự tồn tại hay không? Thông qua kiểm tra vật chất, đánh giá được số lượng, chủng loại, tình trạng sử dụng tài sản. Đối chiếu xác nhận của bên thứ 3 có liên quan đến tính tuân thủ và hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Phân tích (so sánh) số liệu, chỉ tiêu kỳ này so với kỳ trước, giữa năm hiện hành với năm trước, giữa kế hoạch và thực hiện để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực. Quan sát, lắng nghe và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó phân tích nhằm đánh giá bản chất sự việc, cũng như tình hình chấp hành các quy trình nghiệp vụ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Trao đổi phỏng vấn trực tiếp bằng hệ thống câu hỏi hoặc yêu cầu trả lời bằng văn bản đối với những cá nhân, phòng, ban (sau đây gọi chung là Phòng) có liên quan đến nội dung kiểm toán. Các biện pháp kiểm tra, thu thập bằng chứng khác để chứng minh cho kết luận kiểm toán.

83 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
II. Quy trình kiểm toán.

84 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
II. Quy trình kiểm toán: Bước 1 Chuẩn bị kiểm toán Bước 2 Thực hiện kiểm toán Bước 3 Lập và ban hành báo cáo kiểm toán, quản lý hồ sơ kiểm toán Bước 4 Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán

85 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

86 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN: Thông báo quyết định, thời gian kiểm toán cho đơn vị Quyết định kiểm toán, thời gian triển khai cuộc kiểm toán thông báo cho đơn vị được kiểm toán Trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm liên hệ và thông báo cho đơn vị được kiểm toán những nội dung liên quan để triển khai thực hiện cuộc kiểm toán Phổ biến quyết định kiểm toán, đề cương kiểm toán và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Đoàn kiểm toán Để các thành viên trong Đoàn kiểm toán nắm vững và hiểu thống nhất về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phạm vi, thời hạn và các vấn đề liên quan Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; cung cấp hoặc yêu cầu các thành viên thu thập, khai thác thông tin, tài liệu, cập nhật kiến thức Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác như tài liệu văn bản chính sách, chế độ, các giấy tờ, thủ tục và tìm hiểu thêm về đặc điểm đơn vị Thu thập thông tin, tài liệu, lập và phê duyệt đề cương kiểm toán Xây dựng đề cương kiểm toán chung cho chuyên đề Thu thập thông tin, lập và phê duyệt đề cương chi tiết cho từng cuộc kiểm toán Quyết định kiểm toán Lập kế hoạch tổng thể năm Ký quyết định kiểm toán

87 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

88 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
THỰC HIỆN KIỂM TOÁN: Thông qua dự thảo báo cáo kiểm toán, kết thúc kiểm toán tại đơn vị Khi kết thúc thời gian kiểm toán, Trưởng đoàn có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thông qua dự thảo báo cáo kiểm toán với đơn vị Trưởng đoàn kiểm toán trình bày dự thảo, các bên giải trình, tiếp thu, hoàn thiện và ký duyệt; ghi biên bản thông qua; bàn giao hồ sơ, tài liệu cho đơn vị Lấy ý kiến đơn vị được kiểm toán đối với dự thảo báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán phải gửi cho đơn vị được kiểm toán để lấy ý kiến Sau khi lấy ý kiến, Trưởng đoàn hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán Tổng hợp kết quả kiểm toán, lập dự thảo báo cáo kiểm toán Báo cáo của thành viên Đoàn kiểm toán Báo cáo của Trưởng đoàn kiểm toán Lưu giữ bằng chứng kiểm toán Tiến hành kiểm toán tại đơn vị Thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu kiểm toán Thực hiện kiểm toán, ghi chép kết quả kiểm toán Làm rõ các nội dung được kiểm toán; khi xét thấy cần thiết, Trưởng đoàn báo cáo Người ra quyết định kiểm toán lấy ý kiến đơn vị chức năng để làm rõ hơn Công bố Quyết định kiểm toán Quyết định kiểm toán phải được công bố với đơn vị được kiểm toán; Trưởng đoàn phối hợp với đơn vị để thực hiện Trình tự nội dung cuộc họp công bố; Cuộc họp công bố được ghi thành biên bản, ký xác nhận

89 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
LẬP VÀ BAN HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN, QUẢN LÝ HỒ SƠ KIỂM TOÁN

90 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
LẬP VÀ BAN HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN, QUẢN LÝ HỒ SƠ KIỂM TOÁN Lập, bàn giao và lưu trữ hồ sơ kiểm toán Hồ sơ kiểm toán lập từ khi có quyết định kiểm toán đến khi kết thúc Trưởng đoàn bàn giao đầy đủ hồ sơ theo quy định, Vụ KTNB có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ, khai thác sử dụng theo đúng quy định Ban hành báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán được ban hành khi có đầy đủ chữ ký của Trưởng đoàn và lãnh đạo Vụ KTNB Báo cáo kiểm toán được gửi đơn vị kiểm toán, Vụ KTNB, Phòng chuyên đề, Lưu Văn phòng NHNN Vụ KTNB thông báo cho đơn vị báo cáo kiểm toán Lập báo cáo kiểm toán chính thức Trưởng đoàn kiểm toán căn cứ ý kiến chỉ đạo, ý kiến thẩm định để hoàn thiện Trưởng đoàn ký, bộ phận thẩm định rà soát lần cuối, trình lãnh đạo ký Hình thức, mẫu báo cáo theo tiêu chuẩn kỹ thuật TeamMate của NHNN Trình dự thảo báo cáo kiểm toán Trưởng đoàn trình Người ra quyết định dự thảo báo cáo kiểm toán, kèm theo biên bản và các hồ sơ, tài liệu liên quan đã thu thập được Người ra quyết định kiểm toán phê duyệt cho bộ phận thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán

91 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
THEO DÕI, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN

92 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
THEO DÕI, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN Kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán Kết hợp trong kỳ báo cáo tiếp theo để kiểm tra Được đánh giá cụ thể về chấp hành thực hiện Trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện kiến nghị kiểm toán Mở sổ theo dõi, thống kê số lượng, tình hình thực hiện kiến nghị theo từng chuyên đề Định kỳ rà soát, theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, trả lời đơn vị, đóng kiến nghị, tổng hợp báo cáo Thống đốc Yêu cầu của việc thực hiện kiến nghị trong báo cáo kiểm toán Đảm bảo việc thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của kiến nghị Đảm bảo thực hiện theo đúng thời hạn của kiến nghị; đủ hồ sơ chứng cứ chứng minh

93 BÀI TẬP THỰC HÀNH Yêu cầu: Mỗi học viên làm bài độc lập.
Không trao đổi, không nhắc bài cho nhau. Ai xong trước tự động đứng lên. Chỉ làm bài khi nhận được yêu cầu của giảng viên. Nội dung: Theo đề bài được phát trực tiếp cho mỗi học viên. Thời gian: Tối đa 3 phút.

94 GIẢI LAO 15 PHÚT

95 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
III. Kiểm toán tuân thủ và hoạt động tại các đơn vị NHNN

96 KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ HOẠT ĐỘNG
III. Nội dung kiểm toán tuân thủ và hoạt động tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước Công tác quản lý điều hành của Ban lãnh đạo, các phòng Cơ cấu tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực tại đơn vị Công tác quản lý, sử dụng tài sản Quản lý và điều hành, cơ cấu tổ chức bộ máy và sử dụng nguồn nhân lực Công tác nghiên cứu tổng hợp Việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối, kinh doanh vàng; cho vay tái cấp vốn theo ủy quyền của Thống đốc NHNN Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng Công tác hành chính - nhân sự Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn Việc bố trí nhân sự làm công tác kiểm soát nội bộ Việc thực hiện chức năng tham mưu, xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác kiểm soát nội bộ Việc làm đầu mối đôn đốc thực hiện chỉnh sửa tồn tại, kiến nghị do các Đoàn kiểm tra, kiểm toán đã nêu trong báo cáo để đánh giá tính hiệu lực của công tác kiểm soát nội bộ Đánh giá hiệu quả kiểm soát nội bộ Kiểm tra tính kịp thời thực hiện kiến nghị sau kiểm toán; đối chiếu báo cáo kết quả thực hiện của đơn vị với thực tế. Xem xét những kiến nghị chưa thực hiện và nguyên nhân của việc chưa thực hiện. Thực hiện chỉnh sửa kiến nghị sau kiểm tra, kiểm toán

97 Quản lý và điều hành, cơ cấu tổ chức bộ máy và sử dụng nguồn nhân lực
Nội dung kiểm toán tuân thủ và hoạt động tại các đơn vị Ngân hàng Nhà nước Quản lý và điều hành, cơ cấu tổ chức bộ máy và sử dụng nguồn nhân lực 1 Công tác tổ chức, quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo 2 Công tác tổ chức và điều hành của các phòng nghiệp vụ 3 Công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực

98 Quản lý và điều hành, cơ cấu tổ chức bộ máy và sử dụng nguồn nhân lực
Công tác tổ chức, quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo - Kiểm tra tổ chức bộ máy và triển khai chức năng nhiệm vụ của đơn vị có phù hợp với quy định của NHNN (nếu có sự thay đổi phải được sự chấp thuận của Thống đốc NHNN). - Kiểm tra số lượng cán bộ, công chức thực tế tại đơn vị so với biên chế được NHNN phê duyệt, việc sắp xếp bố trí cán bộ trong đơn vị (cơ cấu lãnh đạo, ngạch công chức, sơ đồ vị trí công việc); - Về phân công nhiệm vụ trong Ban Lãnh đạo: + Kiểm toán quy định về phân công, phân cấp chức trách, nhiệm vụ, chế độ họp giao ban, ủy quyền của Ban Giám đốc; + Kiểm toán việc theo dõi, chỉ đạo công tác các phòng, ban theo quy định; quy định về phối hợp công tác giữa các phòng trong quy trình xử lý nghiệp vụ có liên quan. - Kiểm toán việc ban hành và thực hiện các quy định nội bộ trong Chi nhánh: + Kiểm tra việc ban hành cơ cấu tổ chức và quy định chức năng, nhiệm vụ cho các phòng và tương đương tại đơn vị; + Việc ban hành quy chế làm việc, quy định về mối quan hệ công tác giữa Ban Giám đốc với các tổ chức đoàn thể...; + Kiểm tra việc ban hành và thực hiện các quy định về việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, kết luận họp giao ban định kỳ;   + Việc xây dựng chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn và chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng; + Việc xây dựng quy chế nội bộ về quản lý, sử dụng công sở; + Quy định về lịch tiếp dân, địa điểm bố trí phòng tiếp dân.

99 Quản lý và điều hành, cơ cấu tổ chức bộ máy và sử dụng nguồn nhân lực
Công tác tổ chức, quản lý, điều hành của các phòng nghiệp vụ + Kiểm tra việc triển khai chức năng nhiệm vụ của các phòng; + Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác của các phòng (tháng, quý, năm); + Kiểm tra việc thực hiện các quy định nội bộ của đơn vị tại các phòng; + Kiểm tra việc thực hiện quy định về mối quan hệ công tác giữa các phòng trong việc xử lý một quy trình nghiệp vụ có liên quan; + Kiểm tra việc phân công nhiệm vụ của các phòng cho cán bộ trong Phòng.

100 Quản lý và điều hành, cơ cấu tổ chức bộ máy và sử dụng nguồn nhân lực
Công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực - Kiểm tra số lượng cán bộ, công chức, viên chức thực tế tại đơn vị, số lượng phòng so với quy định của Thống đốc, bao gồm: + Số lượng cán bộ công chức, viên chức. + Cơ cấu Ban Lãnh đạo. + Cơ cấu tổ chức các Phòng. - Kiểm tra việc sắp xếp, bố trí cán bộ trong đơn vị theo cơ cấu: + Trình độ cán bộ. + Ngạch công chức. + Sơ đồ, vị trí việc làm.

101 Quản lý và điều hành, cơ cấu tổ chức bộ máy và sử dụng nguồn nhân lực
Công tác quản lý, sử dụng nguồn nhân lực - Kiểm tra thực tế việc trang bị, quản lý, sử dụng tài sản tại đơn vị (tài - Kiểm tra thực tế việc trang bị, quản lý, sử dụng tài sản tại đơn vị (tài sản cố định, công cụ lao động…) đối chiếu với kế hoạch (đơn vị trình duyệt, Thống đốc phê duyệt) và định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước và của NHNN. - Kiểm tra việc kiểm kê tài sản cuối năm của đơn vị (xem việc thành lập hội đồng có đúng thành phần, việc lập biên bản kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê, việc xác định nguyên nhân thừa, thiếu tài sản sau kiểm kê (nếu có)). - Kiểm tra việc thanh lý tài sản cố định, công cụ lao động (xem quyết định thành lập hội đồng thanh lý, biên bản xác định hiện trạng tài sản, hội đồng đánh giá tài sản, việc lập báo cáo kết quả thanh lý tài sản, việc định giá thu hồi phế liệu sau thanh lý…). - Kiểm tra việc thực hiện quy định nội bộ về quản lý, sử dụng công sở, việc quản lý, sử dụng công sở tại đơn vị.

102 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác nghiên cứu tổng hợp Nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo, triển khai các văn bản Quy phạm pháp luật (QPPL) về tiền tệ, ngân hàng: - Việc tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai các văn bản QPPL về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức tín dụng. - Hình thức triển khai (sao gửi văn bản, tổ chức cuộc họp, hay đăng tải thông tin qua mạng...). - Việc tiếp thu ý kiến phản hồi của các Tổ chức tín dụng (TCTD) và doanh nghiệp trên địa bàn đối với nội dung văn bản; việc tổng hợp và báo cáo kết quả phản hồi gửi NHNN. - Kiểm tra tính đầy đủ, kịp thời của việc triển khai văn bản.  - Kiểm tra sự phối kết hợp với các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn trong việc triển khai văn bản theo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.

103 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác nghiên cứu tổng hợp Nhiệm vụ thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế trên địa bàn - Kiểm toán công tác thống kê, thu thập thông tin, nghiên cứu và tổng hợp thông tin tham mưu cho Thống đốc trong điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ. - Kiểm tra việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương có liên quan đến hoạt động ngân hàng. - Kiểm tra việc quy định chế độ thông tin báo cáo đối với các TCTD trên địa bàn, các chế tài xử phạt vi phạm chế độ thông tin báo cáo

104 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác nghiên cứu tổng hợp Nhiệm vụ báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu + Kiểm tra tính kịp thời trong việc trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương; + Trả lời thắc mắc, kiến nghị của cơ quan thông tin báo chí về các vấn đề liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng trên địa bàn; + Kiểm tra việc tổng hợp, theo dõi, xử lý phản hồi.

105 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác nghiên cứu tổng hợp Kiểm toán việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngoại hối; hoạt động kinh doanh vàng - Kiểm tra việc cấp giấy phép đại lý chi trả ngoại tệ, giấy chứng nhận đăng ký đổi ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân. - Kiểm tra việc xác nhận đăng ký, thay đổi khoản vay nước ngoài trung và dài hạn của doanh nghiệp (đối tượng, thẩm quyền, thời gian). - Kiểm tra việc xác nhận đăng ký tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. - Kiểm tra việc cấp phép mang tiền của nước có chung biên giới tại khu vực biên giới và khu vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam vào Việt Nam; mang tiền của nước có chung biên giới, tiền Việt Nam ra nước ngoài cho đối tượng được phép. - Kiểm tra hồ sơ cấp phép cho cá nhân mang vàng, ngoại tệ khi xuất, nhập cảnh. - Kiểm tra về hồ sơ, điều kiện cấp giấy phép hoạt động kinh doanh vàng. - Kiểm tra việc quản lý ngoại hối trên địa bàn theo chỉ đạo của Thống đốc trong từng thời kỳ: Niêm yết, sử dụng ngoại hối, mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.

106 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác nghiên cứu tổng hợp - Kiểm toán hồ sơ thực hiện nghiệp vụ cho vay tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các TCTD trên địa bàn: + Xem xét, đánh giá việc thực hiện theo trình tự, thủ tục cho vay; + Xem xét việc thực hiện thẩm quyền cho vay theo quy định; + Xem xét hạn mức, lãi suất và thời hạn vay; + Kiểm tra hạn mức được vay của TCTD. - Kiểm tra việc xử lý các khoản nợ vay theo quy định của Ngân hàng Trung ương: + Việc thu nợ, gia hạn nợ so với thời hạn quy định; + Việc chuyển nợ quá hạn, các biện pháp xử lý.

107 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng Việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng/mạng lưới ngân hàng thương mại (NHTM) - Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp, ủy quyền liên quan đến việc thay đổi mạng lưới hoạt động của các TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn, gồm: Mở, thay đổi tên, địa điểm, giải thể, thu hồi giấy phép thành lập, chấm dứt hoạt động,... của chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, phòng giao dịch đối với các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn. - Kiểm tra việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo về mạng lưới hoạt động ngân hàng trên địa bàn. .

108 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng . Giám sát việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập/giám sát, kiểm soát đặc biệt đối với TCTD Kiểm tra việc thực hiện giám sát, theo dõi, báo cáo việc chia tách, hợp nhất, sáp nhập, giám sát/kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD trên địa bàn theo ủy quyền/chỉ đạo của Thống đốc NHNN, gồm: Việc xây dựng kế hoạch, nội quy giám sát/tổ chức thực hiện. Việc thành lập tổ giám sát (nếu có), việc phân công, tổ chức thực hiện. Việc thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin, hồ sơ liên quan. - Việc chấp hành chế độ báo cáo với NHNN theo quy định. .

109 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng Công tác Phòng, chống tham nhũng, giải quyết khiếu nại, tố cáo: * Đối với công tác khiếu nại, tố cáo: - Việc ban hành quy chế tiếp dân, quy trình làm việc của bộ phận tiếp nhận, xử lý đơn thư; việc mở sổ sách theo dõi lịch tiếp dân, bố trí phòng tiếp dân... - Việc tiếp nhận, chỉ đạo xử lý hoặc xử lý và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, xử lý đơn thư vượt cấp... - Việc báo cáo kết quả theo dõi, thực hiện về NHNN theo quy định. Việc thực hiện quy chế lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo. * Đối với công tác phòng chống tham nhũng: - Kiểm tra việc xây dựng chương trình, kế hoạch về công tác phòng, chống tham nhũng tại đơn vị/hoặc thuộc phạm vi quản lý của đơn vị. - Việc hướng dẫn kê khai tài sản, quản lý việc kê khai của đối tượng có liên quan. - Công tác kiểm tra/thanh tra đối với kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, xử lý vụ việc tham nhũng của ngành thuộc phạm vi quản lý theo chỉ đạo của NHNN.

110 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng Công tác Giám sát hoạt động ngân hàng: - Việc thực hiện giám sát/giám sát từ xa theo quy định của pháp luật và NHNN đối với hoạt động ngân hàng trên địa bàn: + Tổ chức, phân công cán bộ giám sát. + Việc thu thập thông tin, báo cáo, số liệu. + Lập báo cáo kết quả giám sát: Các chỉ tiêu giám sát có đầy đủ, đảm bảo cập nhật, chính xác. + Công tác chỉ đạo, theo dõi các TCTD chỉnh sửa tồn tại qua giám sát.

111 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng - Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra định kỳ, đột xuất của Chi nhánh: Đảm bảo phù hợp với kế hoạch thanh tra của NHNN và yêu cầu quản lý của Chi nhánh về đối tượng thanh tra, phạm vi thanh tra, nội dung thanh tra; thời gian xây dựng và phê duyệt kế hoạch thanh tra bảo đảm đúng quy định. - Tổ chức, triển khai kế hoạch thanh tra đã phê duyệt: + Số cuộc thanh tra đã thực hiện trong năm so với kế hoạch. + Việc tuân thủ quy trình, thẩm quyền, thủ tục của cuộc thanh tra. + Việc báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra có đảm bảo đầy đủ và đúng pháp luật về các mặt. + Việc xử lý các vấn đề phát hiện/phát sinh trong cuộc thanh tra có đúng thẩm quyền và đúng quy định. - Thực hiện theo dõi, xử lý sau thanh tra theo quy định: + Việc xử lý vi phạm/xử phạt hành chính đối với hoạt động của các TCTD, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn được phát hiện qua các cuộc thanh tra, giám sát. + Việc đôn đốc, theo dõi kết quả thực hiện chỉnh sửa/khắc phục tồn tại, sai phạm của đối tượng thanh tra theo quy định. - Việc tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra/kết quả xử lý vi phạm theo quy định của NHNN. - Việc lập, bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra theo quy định.

112 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác Phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ khủng bố Công tác thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về hành vi rửa tiền cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Công tác thu thập, xử lý tin báo, tố giác về tài trợ khủng bố. Việc thực hiện thanh tra/kiểm tra đối với công tác phòng, chống rửa tiền; chống tài trợ khủng bố của các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý. Thực hiện chế độ báo cáo về công tác phòng chống rửa tiền, phòng chống tài trợ khủng bố.

113 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc NHNN. Việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho tổ chức BHTG. Việc thực hiện thanh tra/kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHTG.

114 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác Chấp thuận nhân sự đối với các TCTD Quy trình, thủ tục việc chấp thuận hoặc chấp thuận theo ủy quyền của Thống đốc danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của TCTD cổ phần có trụ sở chính trên địa bàn. Việc tham gia ý kiến bằng văn bản với Tỉnh ủy, Thành ủy và Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Tổng Giám đốc NHTM nhà nước, NHTM cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng Hợp tác xã, Ngân hàng Chính sách xã hội, BHTG Việt Nam về việc đồng ý hoặc không đồng ý trước khi các chi nhánh này thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời hạn giữ chức vụ, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức, điều động, luân chuyển, kỷ luật, thôi việc đối với Giám đốc và tương đương của chi nhánh trực thuộc trên địa bàn. - Quy trình, thủ tục việc chấp thuận/chuẩn y Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Giám đốc của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn. - Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền đối với các vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của các TCTD trên địa bàn.

115 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Kiểm toán công tác Hành chính - Nhân sự Công tác quốc phòng, an ninh, công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn tại trụ sở chi nhánh và cơ sở vật chất khác thuộc quyền quản lý của chi nhánh. Kiểm tra việc xây dựng, ban hành phương án đảm bảo an toàn, an ninh trật tự cơ quan; tổ chức công tác bảo vệ cơ quan; công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bão lụt tại đơn vị; sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương: Công an, các Sở, ngành của tỉnh… Kiểm tra việc trang bị các thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất cho việc thực hiện các yêu cầu trên. - Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các phương án đã xây dựng: Nội dung, hình thức tổ chức, công tác bồi dưỡng, huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ...

116 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Kiểm toán công tác Hành chính - Nhân sự Công tác nhân sự, quản lý và thực hiện chế độ, chính sách về cán bộ; công tác đào tạo: - Công tác nhân sự: + Công tác tuyển dụng, ký hợp đồng lao động đối với các trường hợp thuộc diện ký hợp đồng lao động theo phân cấp ủy quyền của Thống đốc. + Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ, kỷ luật đối với cán bộ theo phân cấp, ủy quyền của NHNN; việc thực hiện chuyển đổi, luân chuyển cán bộ theo quy định. + Công tác quản lý hồ sơ công chức, thực hiện chế độ báo cáo thống kê về cán bộ, công chức. - Thực hiện chế độ, chính sách về cán bộ: + Công tác xét nâng lương định kỳ, nâng lương trước hạn, … đối với công chức theo quy định. + Việc cử công chức dự thi nâng ngạch, chuyển ngạch; thực hiện xét chuyển ngạch, xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch công chức. + Thực hiện chế độ, chính sách khác đối với công chức, người lao động theo quy định của pháp luật. - Công tác đào tạo: + Việc quản lý, theo dõi về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức tại Chi nhánh. + Việc đánh giá, báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng hàng năm theo quy định.

117 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác Thi đua - Khen thưởng Việc phát động, tổ chức các phong trào thi đua; việc tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua theo hướng dẫn của NHNN. Việc thành lập hội đồng thi đua- khen thưởng, hội đồng sáng kiến, kiểm tra việc đăng ký danh hiệu thi đua, kết quả xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của NHNN. Việc lập và triển khai kế hoạch kiểm tra công tác thi đua- khen thưởng hàng năm (nếu có). Việc tổng hợp báo cáo công tác thi đua, khen thưởng; việc quản lý, lưu trữ hồ sơ thi đua- khen thưởng theo quy định của NHNN.

118 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác Văn thư - Lưu trữ Việc mở sổ ghi chép, theo dõi công văn đi, đến tại đơn vị; việc ký nhận và lưu công văn mật cho cá nhân hoặc bộ phận có liên quan để xử lý. Việc thực hiện quy định về sử dụng và quản lý con dấu theo quy định. Việc bố trí, trạng bị cơ sở vật chất, sắp xếp kho lưu trữ cơ quan theo quy định; việc tổ chức phân loại, nộp lưu tài liệu của đơn vị vào kho lưu trữ cơ quan/kho lưu trữ tỉnh. Việc chấp hành chế độ báo cáo, thống kê về công tác văn thư, lưu trữ tại đơn vị theo yêu cầu/quy định của NHNN.

119 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Công tác bảo vệ bí mật nhà nước Việc triển khai, tổ chức công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại đơn vị (ban hành quy định nội bộ, tổ chức cho cán bộ, công chức liên quan ký cam kết bảo vệ bí mật nhà nước, …). Việc quản lý, sử dụng tài liệu, thông tin mật tại đơn vị. Việc kiểm tra, phát hiện, xử lý đối với cá nhân/tổ chức để lộ bí mật nhà nước theo quy định Việc báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của NHNN. --

120 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Đánh giá hiệu quả hoạt động của Kiểm soát nội bộ Việc bố trí nhân sự làm công tác kiểm soát nội bộ theo quy định của Thống đốc. Việc thực hiện chức năng tham mưu, xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác kiểm soát nội bộ đã được phê duyệt.  Việc làm đầu mối đôn đốc thực hiện chỉnh sửa tồn tại, kiến nghị do các Đoàn kiểm tra, kiểm toán đã nêu trong báo cáo; những tồn tại, kiến nghị do Kiểm soát nội bộ nêu tại các báo cáo tự kiểm tra để đánh giá tính hiệu lực của công tác kiểm soát nội bộ.  Xem xét nội dung, nhận xét tại các báo cáo tự kiểm tra của Kiểm soát nội bộ để đánh giá chất lượng công tác kiểm soát nội bộ tại đơn vị.

121 Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Kiểm toán việc thực hiện chỉnh sửa kiến nghị Kiểm tra tính kịp thời thực hiện kiến nghị sau kiểm toán; đối chiếu báo cáo kết quả thực hiện của đơn vị với thực tế. - Xem xét những kiến nghị chưa thực hiện và nguyên nhân của việc chưa thực hiện. -

122

123 BÀI TẬP CUỐI KHÓA Bài tập nhóm 1
Sự cố mất điện xảy ra tại Cục Công nghệ thông tin, điều gì xảy ra với hệ thống thanh toán của ngân hàng? Bài tập nhóm 2 Một Phó Giám đốc giữ chìa khóa kho tiền đột ngột nghỉ viêc? Công tác xuất kho quỹ nghiệp vụ phát hành sẽ thực hiện như thế nào?

124 BÀI TẬP CUỐI KHÓA Bài tập nhóm 3:
Sự cố rút tiền hàng loạt tại một Ngân hàng. Vai trò quản lý, tham mưu đối phó với sự cố này? Bài tập nhóm 4: Đánh giá về hiệu quả kiểm soát nội bộ thông qua hai bức hình sau đây? HAI QUẢ miT.docx

125 Q&A nguyet-thao-mai-trong-phia-truoc-la-bau-troi html


Tải xuống ppt "KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google