Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

TỔ CHỨC KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "TỔ CHỨC KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 TỔ CHỨC KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Bản quyền: Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng

2 TỔ CHỨC KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
ThS. Trần Phú Dũng Vụ Kiểm toán nội bộ Bản quyền: Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng

3 TỔ CHỨC KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

4 TỔ CHỨC KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ Kiểm toán trên cơ sở rủi ro I. Vai trò, hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước I. Cách tiếp cận kiểm toán. II. Thực trạng hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước II Khái niệm, mục đích, nguyên tắc và vai trò của kiểm toán viên trong kiểm toán trên cơ sở rủi ro. III. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước III. Sự khác nhau giữa cách tiếp cận kiểm toán theo phương pháp trên cơ sở rủi ro

5 TỔ CHỨC KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN

6 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Chương VI: Kiểm toán nội bộ

7 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
1. KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC: Là công việc mà các cá nhân hoặc cá nhân của tổ chức kiểm soát nội bộ chuyên trách tại đơn vị kiểm tra việc thực hiện công việc của từng cá nhân, đơn vị trong quá trình thực thi các quy chế, cơ chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có liên quan, nhằm đảm bảo an toàn tài sản, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra tại đơn vị.

8 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Mục tiêu hoạt động kiểm soát nội bộ Đảm bảo hoạt động của từng đơn vị được triển khai đúng định hướng, các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ có hiệu lực và hiệu quả. Phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể xẩy ra trong hoạt động tại đơn vị. Quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực tại đơn vị an toàn và hiệu quả. Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ. Kiến nghị với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây viết tắt là Thống đốc) trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, tăng hiệu quả hoạt động.

9 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Nguyên tắc hoạt động kiểm soát nội bộ Hoạt động kiểm soát nội bộ phải được thiết lập, duy trì đối với mọi hoạt động của đơn vị, trong đó tăng cường kiểm soát đối với hoạt động, nghiệp vụ có rủi ro cao. Lãnh đạo các cấp của đơn vị đều phải nhận dạng, đánh giá rủi ro trong hoạt động để có biện pháp kiểm soát rủi ro, quản lý rủi ro thích hợp. Hoạt động kiểm soát nội bộ gắn liền với các hoạt động hàng ngày của đơn vị; cơ chế kiểm soát nội bộ được quy định và tổ chức thực hiện ngay trong quy trình nghiệp vụ tại đơn vị dưới nhiều hình thức như: Cơ chế phân cấp uỷ quyền được thiết lập và thực hiện một cách hợp lý, phân công nhiệm vụ phải rõ ràng, minh bạch; Đảm bảo tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị; Tránh các xung đột lợi ích, đảm bảo một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyền lợi mâu thuẫn hoặc chồng chéo với nhau; Đảm bảo cán bộ trong đơn vị không có điều kiện để thao túng hoạt động, che dấu thông tin phục vụ các mục đích cá nhân hoặc che dấu các hành vi vi phạm quy định của pháp luật và các quy chế, cơ chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có liên quan.

10 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ Ban hành và thường xuyên rà soát các văn bản để sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng cán bộ trong điều hành và xử lý công việc. Duy trì công tác kiểm soát nội bộ trong từng phòng, ban, nhằm kiểm soát toàn diện hoạt động của đơn vị. Phổ biến thường xuyên, kịp thời, đầy đủ các văn bản chế độ của Nhà nước liên quan đến hoạt động ngân hàng, cơ chế, quy chế và quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước đến tất cả cán bộ, nhân viên trong đơn vị. Đảm bảo chấp hành chế độ hạch toán kế toán và đảm bảo hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, tình hình tuân thủ trong đơn vị một cách kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành có hiệu quả. Hệ thống thông tin, tin học của đơn vị phải được giám sát, bảo vệ một cách hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự phòng độc lập (back-up) nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ như thiên tai, cháy nổ.... để đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục của đơn vị. Tất cả các cá nhân, các bộ phận của đơn vị phải thường xuyên, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật.

11 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước. (Điều 62 Luật NHNN-2010)

12 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Đối tượng: Đối tượng của kiểm toán nội bộ là các đơn vị thuộc hệ thống NHNN (Điều 63- Luật NHNN 2010). Bao gồm 25 Vụ, Cục, đơn vị và 63 NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (Điều 3, Nghị định 16/2017/NĐ-CP).

13 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Mục tiêu Mục tiêu của kiểm toán nội bộ là đánh giá về hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ nhằm bảo đảm độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu lực của các hoạt động, tuân thủ pháp luật, quy định, quy trình của Ngân hàng Nhà nước, bảo đảm an toàn tài sản.

14 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Nguyên tắc hoạt động của kiểm toán nôi bộ: Tuân thủ pháp luật, quy đinh, quy trình, kế hoạch đã được Thống đốc NHNN phê duyệt; Bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan, giữ bí mật nhà nước và bí mật của đơn vị được kiểm toán; Không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán; Kiểm toán nội bộ được tiếp cận tài liệu, hồ sơ, giao dịch và các tài liệu cần thiết khác của đối tượng kiểm toán để thực hiện mục tiêu kiểm toán.

15 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Nhiệm vụ, quyền hạn Thực hiện kiểm toán tất cả các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và các nhiệm vụ khác của Ngân hàng Nhà nước.

16 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Phạm vi kiểm toán nội bộ Kiểm toán tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ tại các đơn vị thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước phù hợp với kế hoạch kiểm toán được phê duyệt. Kiểm toán đặc biệt và tư vấn theo yêu cầu của Thống đốc.

17 I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Nội dung kiểm toán nội bộ Tuỳ theo mức độ rủi ro của từng đơn vị, kiểm toán nội bộ có thể đánh giá những nội dung chính như sau: Mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. Tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và mức độ chính xác của hệ thống hạch toán kế toán và các báo cáo tài chính. Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, các quy chế, cơ chế của ngành và các quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của đơn vị. Đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả của các hoạt động và việc sử dụng các nguồn lực, qua đó xác định mức độ phù hợp giữa kết quả hoạt động đạt được và mục tiêu hoạt động đề ra. Thực hiện các nội dung khác theo yêu cầu của Thống đốc.

18 VỤ KIỂM TOÁN NỘI BỘ - NHNN

19 VỤ KIỂM TOÁN NỘI BỘ - NHNN

20 VỤ KIỂM TOÁN NỘI BỘ - NHNN

21

22

23 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Hiện nay tại NHNN đã diễn ra 3 cấp độ kiểm soát như sau: Kiểm soát ở cấp độ I Kiểm soát ở cấp độ II Kiểm soát ở cấp độ III

24 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Kiểm soát ở cấp độ I (diễn ra tại các đơn vị), gồm: Kiểm soát được thiết lập ngay trong từng giai đoạn của quy trình hoạt động trên cơ sở liên tục do những người trực tiếp thực hiện quy trình phải tuân thủ hàng ngày (Những người thực hiện các nghiệp vụ như kho quỹ, kế toán, tín dụng, thanh toán,…); Kiểm soát viên chuyên trách tại đơn vị (nếu có) và các nhà quản lý các cấp thực hiện kiểm tra, giám sát cán bộ cấp dưới (Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc,…).

25 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
2. Kiểm soát ở cấp độ II (do kiểm toán nội bộ thực hiện): Là một chức năng của hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế độc lập với quy trình nghiệp vụ, nhằm đánh giá hiệu quả của cấp độ I.

26 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
3. Kiểm soát ở cấp độ III (do kiểm toán bên ngoài thực hiện): Độc lập với hoạt động của Ngân hàng Nhà nước, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ của NHNN (đánh giá kiểm soát cấp độ I và cấp độ II, chủ yếu do Kiểm toán Nhà nước thực hiện).

27 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN Tổ chức bộ máy kiểm soát nội bộ Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ

28 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM SOÁT NỘI BỘ i Tuỳ theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của đơn vị, Thống đốc quyết định thành lập Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ hoặc kiểm soát viên, cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách tại đơn vị. Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ hoặc kiểm soát viên, cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách chịu sự điều hành trực tiếp của Thủ trưởng đơn vị. ii Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ hoặc kiểm soát viên, cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách có trách nhiệm giúp Thủ trưởng đơn vị kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ của đơn vị; thực hiện việc tự kiểm tra, rà soát, đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kịp thời kiến nghị với Thủ trưởng đơn vị để xử lý những tồn tại, sai phạm trong mọi hoạt động nghiệp vụ, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định, đảm bảo đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. iii Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ chuyên trách hoặc kiểm soát viên, cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách tại đơn vị có vai trò độc lập tương đối khi thực hiện nhiệm vụ.

29 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM SOÁT NỘI BỘ Một số đơn vị có phòng kiểm soát nội bộ: NHNN chi nhánh Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; Một số Vụ, Cục: Cục Quản trị, Sở Giao dịch, Cục Phát hành và Kho quỹ, Cơ quan TTGSNH; NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố khác có Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ (Theo Quyết định số 1692/QĐ-NHNN ngày 08/8/2017 của Thống đốc NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

30 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ

31 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
3. VỊ TRÍ BỘ MÁY KIỂM TOÁN NỘI BỘ Vị trí của Vụ Kiểm toán nội bộ Vụ Kiểm toán nội bộ là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

32 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
4. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ KIỂM TOÁN NỘI BỘ Tham mưu. giúp Thống đốc thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN. Tham mưu. giúp Thống đốc trong việc ban hành các văn bản QPPL, quy định và quy trình về kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN. Phân tích, đánh giá rủi ro hoạt động của các đơn vị thuộc NHNN. Tổ chức thực hiện kiểm toán theo kế hoạch. Đầu mối thực hiện công tác tổng kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá định kỳ tại Kho tiền Trung ương. Triển khai nhiệm vụ giám sát tiêu hủy tiền; theo dõi, quản lý công tác giám sát hoạt động gia công vàng miếng SJC. Đầu mối giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia. Đầu mối giúp Thống đốc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và kiểm tra của Bộ Tài chính taiaj NHNN.

33 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
5. NHÂN SỰ KIỂM TOÁN NỘI BỘ Công chức Vụ Kiểm toán nội bộ Cơ cấu ngạch công chức Kiểm soát viên và tương đương: 29/47 Kiểm soát viên chính: 16/47 Chuyên viên cao cấp: 2/47 47

34 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
5. NHÂN SỰ KIỂM TOÁN NỘI BỘ Chỉ tiêu Đầu kỳ (Tổng số tại thời điểm 31/12/2013 là 52 người) Cuối kỳ (Tổng số đến 16/8/2017 là 47 công chức) Tăng (Giảm 5 người do nghỉ chế độ hưu trí) Đảng viên 23 31 08 Trình độ cao cấp lý luận chính trị 05 03 Trình độ quản lý nhà nước chương trình cao cấp 00 Trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính 14 22 Trình độ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên 25 36 11 Trình độ thạc sỹ 09 24 15 Công chức ở ngạch chuyên viên cao cấp 02 Công chức ở ngạch Kiểm soát viên chính và tương đương 04 16 12 Công chức ở ngạch Kiểm soát viên và tương đương 28 29 01

35 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
6. HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ VỀ XÂY DỰNG VĂN BẢN QPPL Đến nay, hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật và quy chế, quy trình nghiệp vụ về công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ của NHNN cơ bản đã được Vụ Kiểm toán nội bộ tham mưu cho Thống đốc ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo công tác điều hành về kiểm soát, kiểm toán nội bộ đúng pháp luật. Văn bản về kiểm soát, kiểm toán nội bộ

36 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
HỆ THỐNG VĂN BẢN VỀ KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ: + Thông tư số 16/2011/TT-NHNN ngày 17/8/2011 của Thống đốc NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ NHNN. + Thông tư 26/2016/TT-NHNN ngày 12/9/2016 của Thống đốc NHNN quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia. + Văn bản số 8660/HD-NHNN ngày 21/11/2014 hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và hoạt động tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; +Văn bản số 10187/HD-NHNN ngày 31/12/2015 hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và hoạt động đối với Vụ, Cục, đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN; + Văn bản số 164/NHNN-KTNB.m ngày 18/3/2016 hướng dẫn giám sát, kiểm toán nghiệp vụ quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước tại NHNN; + Văn bản số 2458/HD-NHNN ngày 7/4/2016 hướng dẫn kiểm toán nghiệp vụ phát hành tiền tại NHNN; + Văn bản số 3230/HD-NHNN ngày 05/5/2016 hướng dẫn kiểm toán đầu tư dự án ứng dụng Công nghệ thông tin trong hệ thống NHNN; + Văn bản số 4807/HD-NHNN ngày 28/6/2016 hướng dẫn kiểm toán báo cáo tài chính NHNN; + Văn bản số 4808/HD-NHNN ngày 28/6/2016 hướng dẫn tự kiểm tra công tác tài chính kế toán và công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong hệ thống NHNN; + Quyết định số 1611/QĐ-NHNN ngày 08/8/2016 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nội bộ; + Quyết định số 1612/QĐ-NHNN ngày 08/8/2016 của Thống đốc NHNN ban hành Quy trình kiểm toán nội bộ NHNN; + Quyết định số 318/QĐ-KTNB ngày 01/9/2016 ban hành quy chế thẩm định. phê duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán nội bộ NHNN; + Quyết định số 861/QĐ-NHNN ngày 28/4/2017 của Thống đốc NHNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Kiểm toán nội bộ; + Quyết định số 229/QĐ-KTNB ngày 08/6/2017 của Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Phòng thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ.

37 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
7. CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NỘI BỘ Kiểm toán chuyên đề Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Kế hoạch Đã thực hiện Báo cáo tài chính 09 11 14 13 Dự án đầu tư và XDCB 07 06 9 Tuân thủ và hoạt động 15 12 Tin học và ngoại hối 05 08 8 Hoạt động an toàn kho quỹ Dự án FSMIMS 02 Tổng số lượt 44 47 59 58

38 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
8. CÔNG TÁC GIÁM SÁT TIÊU HỦY TIỀN: Đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các công việc từ khâu xây dựng kế hoạch, trưng tập công chức, thành lập Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành và tiền in hỏng, đúc hỏng; phân công nhiệm vụ để triển khai thực hiện giám sát tiêu hủy tiền đúng quy định. Là đơn vị đầu mối, chủ trì trong việc giám sát tiêu huỷ tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành tại hai cụm phía Bắc và phía Nam và cử công chức tham gia Hội đồng giám sát, Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền đảm bảo tuân thủ đúng quy định hiện hành, công chức được cử tham gia giám sát có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đảm bảo công tác giám sát tiêu hủy tiền được an toàn.

39 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
9. CÔNG TÁC KIỂM KÊ Là đầu mối và tham gia công tác kiểm kê tài sản tại các kho tiền Trung ương thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 01 và thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 7 các năm từ 2014 đến 2017 đảm bảo đúng quy định, qua kiểm kê cho thấy tài sản thực tế kiểm kê (số lượng, giá trị) khớp đúng với sổ sách kế toán của từng Kho tiền; việc theo dõi hạch toán tài sản trong kho tiền đúng quy định.

40 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
10. GIÁM SÁT QUẢN LÝ DỰ TRỮ NGOẠI HỐI Đã thực hiện giám sát quản lý, đầu tư Dự trữ ngoại hối Nhà nước qua chương trình kế toán giao dịch tại Sở Giao dịch; thực hiện nhiệm vụ giám sát về hoạt động kho quỹ của toàn hệ thống NHNN qua mạng máy tính. Định kỳ tháng đã lập báo cáo giám sát và đề xuất, kiến nghị với đơn vị xử lý những hạn chế phát hiện trong quá trình giám sát.

41 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
11. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ Kiểm soát, kiểm toán nội bộ đã chú trọng và mở rộng phạm vi, đối tượng kiểm tra, kiểm soát như tài chính, kế toán, an toàn tài sản kho quỹ, dự án đầu tư; Kiểm soát, kiểm toán nội bộ đã phát hiện, kiến nghị biện pháp xử lý những tồn tại trong quá trình hoạt động của đơn vị; kiến nghị sửa đổi, bổ sung những bất cập, vướng mắc nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ. Đồng thời tư vấn giúp các đơn vị các giải pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động có hiệu quả hơn; Thông qua công tác kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà nước tại NHNN, Kiểm toán Nhà nước đã đánh giá cao những kết quả của Kiểm toán nội bộ, đồng thời kiến nghị các biện pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của hệ thống kiểm soát nội bộ. Do đó, chất lượng kiểm toán nội bộ ngày càng được nâng lên, góp phần đảm bảo cho các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước hoạt động đúng pháp luật, an toàn, hiệu quả.

42 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
12. NHỮNG HẠN CHẾ Về nhận thức và hành lang pháp lý: Nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động KTNB trong công tác chỉ đạo điều hành còn chưa được lãnh đạo các cấp quan tâm đúng mực. Theo đó, hiểu biết về vai trò, ý nghĩa của KTNB trong việc đảm bảo cho hoạt động NHNN đạt được mục tiêu hoạt động, đảm bảo phân phối các nguồn lực được tối ưu nhất… trong các cấp lãnh đạo còn chưa đồng đều, chủ yếu chỉ quan tâm đến kết quả công tác kiểm soát, KTNB đã phát hiện ra những tồn tại, hạn chế gì và các đề xuất kiến nghị liên quan. Việc lập kế hoạch kiểm toán nội bộ chưa mang tính tập trung và chất lượng kiểm toán hạn chế là hệ quả tất yếu của những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Hiện nay, việc lập kế hoạch KTNB mới chỉ dừng lại ở việc lập theo từng (năm nay lập kế hoạch cho năm kế tiếp) và không có kế hoạch tập trung theo trung, dài hạn; việc xác định các đơn vị được kiểm toán trong năm chủ yếu theo định kỳ, chưa chú trọng việc khảo sát thu thập thông tin để lượng hóa mức độ rủi ro theo từng nghiệp vụ để quyết định cần tập trung nguồn lực vào kiểm toán đơn vị nào cũng như kiểm toán hệ thống/quy trình/nghiệp vụ cụ thể nào của đơn vị ấy. Công tác kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB: Hiện nay, công tác kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm toán chủ yếu là thực hiện việc thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán trước khi phát hành chính thức, chưa chú trọng đến việc giám sát quá trình thực hiện kiểm toán tại các đơn vị. Mặt khác, do chưa có quy định về danh mục hồ sơ kiểm toán làm căn cứ để hướng dẫn cụ thể những tài liệu cần thiết cho quá trình thẩm định nên chất lượng thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán còn hạn chế, nhất là việc đánh giá tính phù hợp giữa tài liệu ghi chép kết quả kiểm toán, bằng chứng kiểm toán với các kết luận kiểm toán, tính đầy đủ của các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán,…Chưa thực hiện được việc đánh giá chất lượng của từng cuộc kiểm toán, chính vì vậy sau khi thực hiện các cuộc kiểm toán, không thể thấy được mức độ thành công của từng cuộc kiểm toán để có thể rút ra những kinh nghiệm, bài học cho những cuộc kiểm toán tiếp theo.

43 II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Tóm lại: NHNN luôn quan tâm đến công tác quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hướng đến nâng cao năng lực công tác quản lý, điều hành của NHNN để đạt được những mục tiêu tiền tệ đã được đặt ra. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, NHNN Việt Nam chưa có một khung quản lý rủi ro tổng thể áp dụng cho toàn hệ thống cũng như chưa có một đơn vị/bộ phận nào được giao chức năng đánh giá và quản lý rủi ro và phân loại rủi ro có liên quan đến hoạt động của NHNN (công tác kiểm toán nội bộ NHNN chủ yếu áp dụng theo các phương pháp truyền thống, việc kiểm toán được thực hiện theo kế hoạch hàng năm, chủ yếu là kiểm toán tuân thủ toàn bộ hoạt động của các đơn vị, Vụ, Cục thuộc NHNN). Điều đó cho thấy, công tác quản lý rủi ro tại NHNN Việt Nam hiện nay đang ở một xuất phát điểm “cost 00”, bởi vì chúng ta đã biết rằng giữa kết quả của kiểm toán nội bộ NHNN và công tác quản lý rủi ro có mối quan hệ hỗ trợ cho nhau.

44

45 III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Phân tích, đánh giá rủi ro hoạt động của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước. Củng cố hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ theo hướng nâng cao tính chuyên môn hóa. Thiết kế hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương. Nâng cao tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác kiểm soát. Xác định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị đối với hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị. Hoàn thiện hành lang pháp lý, bổ sung, sửa đổi nội dung quy trình kiểm toán trên cơ sở rủi ro.

46 Kiện toàn mô hình tổ chức bộ máy
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN 2. Giải pháp: Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của Ngân hàng Nhà nước và quản trị rủi ro - Xây dựng chiến lược và khung rủi ro tổng thế, thiết lập cho toàn hệ thống NHNN; hướng đến xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm toán trên cơ sở rủi ro. - Đào tạo kiểm soát viên và các cán bộ thực hiện công tác kiểm toán nội bộ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. - Xây dựng và ban hành các chuẩn mực kiểm toán nội bộ NHNN. Kiện toàn mô hình tổ chức bộ máy NHNN cần nghiên phải có định hướng thành lập một Vụ/Cục thực hiện nhiệm vụ quản trị rủi ro giúp các nhà lãnh đạo quản lý, điều hành ngân hàng đạt được mục tiêu đề ra.

47 Về chính sách, phương pháp quản trị rủi ro
III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN 2. Giải pháp: Về chính sách, phương pháp quản trị rủi ro * Thiết lập hệ thống quản trị rủi ro, xây dựng cơ sở dữ liệu rủi ro: Xây dựng khung quản trị rủi ro cơ bản, khung quản trị rủi ro này sẽ là tập hợp toàn bộ các cấu trúc, phương pháp, thủ tục quản trị rủi ro. * Xây dựng cơ sở dữ liệu rủi ro và sử dụng công nghệ thông tin hiện đại trong phân tích, đánh giá rủi ro: Xây dựng hồ sơ rủi ro, xác định và phân tích được rủi ro, tập hợp được kết quả kiểm toán của từng quy trình nghiệp vụ, từng hoạt động của tổ chức, đơn vị. * Xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro: Đánh giá mức độ, xu hướng của rủi ro; Hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro; Khả năng chống đỡ, ngăn chặn ảnh hưởng, đối mặt với rủi ro xảy ra. Nâng cao hiệu quả phân tích, đánh giá rủi ro thông qua phương thức kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro * Nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo * NHNN cần nghiên cứu, xây dựng và thành lập bộ phận đánh giá rủi ro * Xây dựng các văn bản hướng dẫn đánh giá rủi ro; xây dựng khung rủi ro và lập báo cáo đánh giá rủi ro, xếp loại rủi ro.

48 III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NHNN
Quy trình nghiệp vụ, kỹ thuật, công nghệ, nhân lực * Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho kiểm toán nội bộ: Luật NHNN đã quy định về kiểm toán nội bộ, theo đó cần cụ thể hóa các quy định để tạo hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ. * Áp dụng phương pháp kiểm toán theo thông lệ quốc tế: Tiếp cận và áp dụng phương pháp kiểm toán trên cơ sở rủi ro để từng bước áp dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của NHNN. * Tăng cường kiểm soát chất lượng kiểm toán nội bộ: Tuân thủ đúng quy trình thực hiện kiểm toán từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, ban hành báo cáo, theo dõi thực hiện. * Ứng dụng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực: Tiếp tục ứng dụng và nâng cao các phiên bản TeamMate trong kiểm toán. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác kiểm soát, kiểm toán. Kiểm soát rủi ro qua phương thức kiểm toán nội bộ trên cơ sở rủi ro * Về tổ chức bộ máy: Hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ NHNN, trong đó bổ sung nhiệm vụ quản lý rủi ro trong hệ thống NHNN cho Vụ Kiểm toán nội bộ, thành lập phòng chức năng về đánh giá và quản lý rủi ro. * Mở rộng mối quan hệ hợp tác về kiểm toán nội bộ: Đề xuất tài trợ kỹ thuật từ WB, IMF, ADB.

49 Giải lao 15 phút

50 Q&A?


Tải xuống ppt "TỔ CHỨC KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google