Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Kinh Niệm Phật Ba La Mật dịch bởi cố HT. Thích Thiền Tâm

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "Kinh Niệm Phật Ba La Mật dịch bởi cố HT. Thích Thiền Tâm"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 Kinh Niệm Phật Ba La Mật dịch bởi cố HT. Thích Thiền Tâm
Tóm lược

2 Phẩm II - Thế nào Niệm Phật đắc pháp và tự biết mình chắc chắn vãng sanh
Phải phát khởi 10 thứ tâm khi niệm Phật: Tín: tin sâu Nhân Quả; Vô Thường; 6 nẻo luân hồi chướng nạn; Phật pháp; năng lực vô biên của chân tâm; năng lực giải thoát của chúng sanh; bản nguyện của Phật A Di Đà là chân thật, rốt ráo, tối thắng vì tất cả; niệm Phật là pháp môn của tất cả chư Phật Thâm trọng: lòng sâu xa và cẩn trọng mà cảm mộ ân đức Tam bảo, công lao cha mẹ, thiện trí thức và của chúng sanh  Từ từ: từ bi nẩy nở, trí huệ bừng sáng Hồi hướng phát nguyện: vì chúng sanh mà cầu về Cực Lạc để mau thành Phật đạo để đi khắp cùng tế độ quần mê. Lại nữa, nguyện cầu cho tất cả (không phân biệt) cũng được an trụ trong hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật Xả ly: TRONG KHI NIỆM PHẬT, phải quên thân, quên cảnh, quên các Pháp thành lập niệm Phật, quên Ý thức tự biết ta đang niệm Phật, chỉ biết có câu niệm Phật, rành rẽ rõ ràng, mỗi niệm phân minh An ổn: TRONG KHI NIỆM PHẬT, phải phát khởi tâm bất động, kiên cố, không thối chuyển. Ngoài ra, luôn khiến cho chúng sanh cùng được đắc Pháp từng phần như mình. Những Pháp từng phần như là an trụ Bồ Đề tâm, nhẫn nhục nhu hoà, trí huệ, giải thoát, v.v. Đà Ra Ni: phát khởi tâm chí nắm giữ tất cả thiện pháp, đồng thời che lấp tất cả các ác pháp: tín tâm, đúng như thật quán sát khéo léo diễn biến trong tâm và ngoài thân; thấu triệt các pháp sanh diệt trong từng sát na; thâm nhập bản nguyện tất cả chư Phật; an trụ trong lực tiếp dẫn, nhiếp thọ của chư Phật và Thánh chúng; thông suốt nghĩa lÝ Phật pháp của tam thế chư Phật; tâm bất động không trôi lăn khi sống trong cảnh loạn trược Hộ giới: chẳng quên Bồ Đề tâm; chẳng bỏ Bồ Đề nguyện; không tham đắm Niết Bàn vắng lặng mà bỏ rơi chúng sanh; vui thích tu hành theo tất cả pháp học Bồ Tát đạo; hồi hướng tất cả thiện căn mong cầu Phật trí; chẳng dính mắc tất cả thiện sự hữu vi; giữ đúng Tỳ Kheo giới, Bồ tát giới, Ngũ giới tại gia, v.v. Ba La Mật: phát động tâm chí tu trì 10 pháp sau: thí, giới, nhẫn, tấn, định, huệ, tín (vì thường xuyên an trụ nơi Phật lực bất tư nghì), nguyện (vì đầy đủ những hạnh nguyện của Phổ Hiền), lực (vì hân hoan thể hiện tất cả năng lực tự tại của danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật), Pháp (vì sẵn sàng xả thân cho chánh pháp, cho Bồ Tát đạo) Bình Đẳng: luôn thực hiện tâm thái bình đẳng nơi: mình người, chủng loại sắc tướng, chúng sanh giới, pháp giới, không tánh, Phật quốc độ dung thông vô phương sở vô trụ xứ tuỳ theo tâm lượng và sở nguyện của chúng sanh mà hiển hiện, tín tâm Phổ Hiền: Phổ nghĩa là không bỏ rơi chúng sanh, Hiền nghĩa là chẳng xa cách quả vị Chánh Đẳng Giác. Phổ Hiền Tâm là tâm rộng lớn như hư không, luôn mong cầu độ thoát hết thảy chúng sanh, là tâm: hân ngưỡng; thừa sự và cúng dường chư Phật; thọ trì tất cả Phật pháp chẳng quên mất; nương oai lực Phật nên chẳng bỏ Bồ Đề hạnh; xả ngay cả chữ xả cũng không còn; học hỏi tất cả hạnh nguyện Bồ Tát; kiên cố như kim cang vì thu nhiếp bạch tịnh pháp; nhẫn thọ tất cả ác ngôn; khéo quán tất cả pháp vô sở hữu; đại hùng đại lực niệm Phật bất thối chuyển; tuỳ thuận bản nguyện lực; tinh tấn như tượng vương khéo điều phục dã thú để sớm viên mãn hạnh nguyện Phổ Hiền  thường được chư Phật hộ niệm, hiện đời luôn thấy Phật cùng y báo trang nghiêm của cõi Cực Lạc.

3 Phẩm III - Niệm Phật tam muội
Ngài Phổ Hiền Bồ tát nói: mười thứ tâm thù thắng ấy, vừa là nhân, vừa là quả có nghĩa là: Người tu môn niệm Phật, phải đề khởi 10 tâm thù thắng mới nhanh chóng thâm nhập Niệm Phật tam muội, hoặc ngược lại Người đặt trọn tín tâm nơi Bản nguyện của đức Phật A Di Đà và cả đời chuyên nhất xưng niệm danh hiệu Phật, thì dần dần đi vào Niệm Phật tam muội, tự nhiên thành tựu 10 thứ tâm thù thắng Niệm Phật tam muội: Là thấy rõ nước Cực Lạc vô lượng, vô biên sự trang nghiêm, và tự nhiên thấy mình đang trụ trong cảnh giới vi diệu thù thắng ấy. Thấy đức A Di Đà đang ngự trước mặt mình. Thân tướng của đức A Di Đà cao lớn khôn cùng, hình dáng ngời sáng chói sắc vàng diêm phù đàn. Lông trắng chặng giữa chân mày thì uyển chuyển xoáy tròn về bên hữu, như năm ngọn núi Tu Di. Đôi mắt trắng và xanh biếc như bốn biển lớn. Các lỗ chân lông nơi thân đều phóng hào quang sáng sạch, chiếu soi muôn nghìn cõi nước ở khắp mười phương. Mỗi mỗi hào quang thường che chở, và nhiếp thọ những chúng sanh niệm Phật. Lại thấy toàn cõi Cực lạc hiện trong thân mình, mặt đất bằng lưu ly trong suốt, rạng rỡ. Bảo thọ, bảo đài, liên trì, bảo lâu, bảo tòa... mỗi mỗi nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, trân châu, mã não. Chư thượng thiện nhân đều do hoa sen hóa sanh, ai nấy đầy đủ ba mươi hai tướng hảo, thọ dụng y thực tự nhiên thuần pháp hỷ thực và Thiền duyệt thực. Tất cả đều ngồi trên tòa báu lắng nghe đức Phật cùng Bồ tát thuyết pháp. Những sự việc trang nghiêm bất khả tư nghị như vậy, dẫu đến ức kiếp kể cũng không cùng tận

4 Phẩm IV - Xưng tán danh hiệu
Ngài Phổ Hiền Bồ tát quán sát tâm địa của đại chúng và trả lời: Cũng chỉ là một pháp niệm Phật, mà đối với những hành giả chỉ mong cầu xuất ly tam giới, thì niệm Phật chỉ là pháp Thanh Văn, Duyên Giác. Như Lai vì họ mà dạy niệm Phật để được hiện tại lạc trú. Riêng chư vị Bồ tát sơ phát tâm, dùng niệm Phật để thâm nhập Như Lai tạng thì KHÔNG ĐƯỢC dính mắc vào hiện tại, vì Nếu dính mắc vào hiện tại khắc chế, hiện tại tương ưng hay hiện tại biện giải  bị rơi vào ảo tưởng của thọ uẩn Nếu dính mắc vào hiện tại tịnh chỉ, hiện tại luân chuyển hay hiện tại nương gá  bị rơi vào ảo tưởng của tưởng uẩn Nếu dính mắc vào hiện tại sanh khởi, hiện tại tương tục hay hiện tại đoạn diệt hoặc hiện tại bất động  bị chi phối bởi ảo tưởng của hành uẩn Nếu dính mắc vào hiện tại phỉ lạc, hiện tại vong ưu hay hiện tại mông muội  bị rơi vào ảo tưởng của thức uẩn Ngài Đại Bồ tát Phổ Hiền ở trước đức Như Lai tuyên thuyết Ý nghĩa và xưng tán công đức của danh hiệu Phật vừa xong, cả thảy đại chúng đều đắc Vô lậu Công đức Đà la ni. Trưởng giả Diệu Nguyệt cùng chư vị Bồ tát sơ phát tâm đều chứng được Niệm Phật Tam muội, tất cả chư Bồ tát mười phương đều đắc Hồng danh công đức Tạng

5 Phẩm V - Quán Thế Âm Bồ Tát Niệm Phật viên thông
Ngài Quán Thế Âm nói: Pháp Môn Niệm Phật Tam muội là dành cho những những người phát khởi đại bi tâm để thực hành hạnh nguyện Bồ tát qua việc tín ngưỡng, khát khao quả vị Bồ đề chí hướng mong cầu Phật đạo Chúng sanh nhận cảnh vật bên ngoài làm tâm  khởi tâm phân biệt, thấy có lớn nhỏ, rộng hẹp, xấu đẹp, cao thấp, v.v. Vậy thì nhờ xưng niệm danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật mà hành giả nhìn thấy cảnh vật bên ngoài đúng như bản chất thật sự của chúng  chẳng còn mống khởi tâm phân biệt. Khi niệm Phật, hành giả xoay cái nghe trở vào trong nhận thấy danh hiệu Phật đang tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát na đều biểu hiện Chân Như tánh. Chính nó là tánh nghe của mình, chẳng còn 2 tướng động và tịnh, toàn thể là vắng lặng, soi chiếu khắp 10 phương. Tiếp tục hành trì niệm Phật, chẳng bao lâu Tánh nghe cũng không còn, Phật trí toả rạng, danh hiệu Phật vẫn tương tục không gián đoạn. Chúng sanh lấy vọng kiến, tà kiến, biên kiến, ngã chấp, ngã kiến làm tâm  khởi tâm phân biệt, thấy đúng sai, tà chánh, thiện ác, chân nguỵ, v.v. Vậy thì nhờ chuyên tâm xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật mà hành giả tuần tự chuyển Thức thành Trí  ngã chấp, ngã kiến tự nhiên tan mất. Lúc bấy giờ, có thể giúp hết thảy tứ sanh, cửu hữu cùng ngộ nhập Phật tri kiến. Khi niệm Phật, hành giả không để Thức nương theo nhân duyên mà dấy động, nhận thấy danh hiệu Phật vẫn tuôn chảy liên miên bất tận thành một dòng tâm, mà mỗi mỗi sát na đều biểu hiện Vô thượng Diệu Viên Thức tâm Tam muội, tức là Chân Duy Thức Tánh. Tiếp tục hành trì niệm Phật, chẳng bao lâu chẳng còn nhìn thấy huyễn tướng của vạn pháp ở bên ngoài, cũng chẳng còn bắt gặp 8 Thức ở bên trong. Trong ngoài đều giả dối. Ngay cả tướng Duy Thức cũng không. Danh hiệu Phật vẫn tương tục, không gián đoạn, như có, như không, cho đến khi Chân Duy Thức Tánh biến mất, Đại Viên Cảnh Trí tự nhiên phơi bày, danh hiệu Phật sẽ dắt hành giả đi vào tánh Viên Thành Thật, chứng Vô sanh pháp nhẫn. Chúng sanh bị phiền não chi phối không dừng, nên nhận vọng tưởng làm Tâm  khởi tâm phân biệt, thấy có mừng giận, yêu ghét, vui buồn, vinh hoa, tủi nhục, v.v. Vậy thì nhờ năng lực Trí giải siêu việt của danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật mà hành giả hiện bày Tự Tâm Quang Minh Hiện Lương, chuyển phiền não dữ dội ấy thành Bồ Đề thật tướng, đi thẳng vào cảnh giới Thánh Trí tự chứng. Lúc bấy giờ, giáo hoá chúng sanh.

6 Phẩm VI - Năng lực Niệm Phật (1/3)
Nhất tâm niệm Nam Mô A Di Đà Phật, dù chỉ 1 câu  năng lực siêu việt thấy rõ tự tánh của tất cả các pháp mà tự tại vô ngại; tôn trọng-thừa sự chư vị Thiện Tri Thức; đại từ bi; không chê bai khinh rẻ những môn phi pháp; Bồ Đề tâm, nguyện kiên cố; không hề quên sót danh hiệu Phật; tuỳ thuận bản nguyện của chư Phật, Bồ Tát; biến Ta Bà thành Tịnh độ vi diệu trang nghiêm. Nhất tâm niệm trọn đời không chán mỏi  không dính mắc: cảnh giới bên trong và bên ngoài, hơi thở, pháp chỉ quán, các tâm sở tầm tư, những trạng thái hỷ, lạc, khinh an, trạnh thái xả, nhất tâm, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, pháp hữu lậu, vô lậu, những pháp đã học, những căn lành, chỗ thọ sanh, giai cấp, gia thế, dòng dõi, giới luật, thiền định, công hạnh tu tập, Ý nguyện mong cầu xuất ly, giải thoát, biện giải, tranh cãi, sự nỗ lực để tinh tấn, tư tưởng chán ghét thế gian, pháp tương ưng bất tương ưng hành, không dính mắc ngay cả danh hiệu Phật Siêng năng niệm chẳng lười mỏi, chẳng lui sụt  phát huy những pháp Chân Thật, không dối gạt: tự thân, tha nhân, luật pháp quốc gia, sư trưởng, bạn học đồng tu, pháp đã học và chưa học, chư Tăng Ni, chỗ trí giải của tự tâm, chỗ nhận biết của người khác, chư Thánh Nhân, Bồ tát và Như Lai Thường xuyên niệm thiết tha, hân ngưỡng, không thối chí trước nghịch cảnh  chiêu cảm những hạnh lành bất tư nghì như: tự tại, tam muội, an trụ, trí huệ, thiện hữu, cầu pháp, sám hối, trang nghiêm, trì giới, Như Lai (vì phát nguyện thành tựu ước muốn của hết thảy chúng sanh) Kiên trì dũng mãnh, xưng niệm như mũi tên bắn thẳng tới đích nhắm  thành tựu những pháp tinh tấn (không mỏi nhọc nhàm chán) như: thân cận, cầu học nơi thiện tri thức; thọ trì tất cả Phật pháp; nghe học chánh pháp Như Lai; quan sát tư duy tất cả Phật pháp; từ bi đối với tất cả chúng sanh ngũ nghịch cang cường; giáo hoá và điều phục tất cả chúng sanh vào pháp môn niệm Phật; không trốn chạy trước những chướng duyên; không ngại đạo Phật dài xa, trắc trở; cúng dường tất cả thiện tri thức như cúng dường Phật; thực hành Bồ Tát hạnh

7 Phẩm VI - Năng lực Niệm Phật (2/3)
Khẩn thiết, chí thành xưng niệm không xao lãng  chứng đắc những pháp giác tri, sưu việt tối thắng, như thấy: các pháp cùng một thể tánh như lưu ly sáng sạch thanh tịnh như hư không; các pháp hiện bày vô lượng tướng; các pháp đều xuất phát từ một niệm; cảnh trạng tịnh, trược của thế gian đều do thiện nghiệp và bất thiện nghiệp của chúng sanh hiện ra; phiền não, tập khí của chúng sanh là do vô minh sanh khởi; sở hành của chúng sanh đều như huyễn; vọng nghiệp lưu xuất từ chân như thường; bản nguyện lực của chư Phật thậm thâm vi diệu khó nghĩ bàn; năng lực Phật độ bình đẳng, vô biên và vô ngại Chuyên tâm trì niệm  cảm ứng năng lực tổng trì (tổng nhất thiết pháp, trì vô lượng nghĩa) không thể nghĩ bàn như là tổng trì: phước đức, thiện căn trong nhiều kiếp quá khứ, phát sanh trí tuệ giải thoát; tất cả pháp quyết định chân thật, đoạn trừ hết những nghi ngờ, lầm lẫn, nghĩa lÝ bí mật của Như Lai thừa; tất cả nghĩa lÝ sâu mầu của khế kinh do đức Thích Ca giảng nói; tất cả bản nguyện chư Phật ba đời, mà phát tâm hoan hỷ; tất cả vi tế hạnh của chư Bồ Tát; tất cả Tam muội, thu nhiếp vào trong niệm Phật Tam muội, như sữa hoà tan trong nước; tất cả xu hướng Đại Thừa mà không chống trái; không tánh của tất cả pháp hữu vi, vô vi, siêu việt hữu, vô, đoạn, thường... Hoan hỷ, xưng tán hoặc cung kính chấp trì danh hiệu  âm thầm khế hợp với những thứ tâm bình đẳng như là tâm bình đẳng: tích tập, lưu xuất và thành tựu tất cả thiện căn, công đức của chư Phật, chư đại Bồ Tát; phát khởi và kiên định tất cả thệ nguyện, nơi các tướng mạo sai biệt của các chúng sanh; nơi nghiệp báo, sở thích của chúng sanh; nơi tất cả tri kiến của chúng sanh; nơi tất cả Phật pháp và phi chánh pháp; nơi tất cả giới tịnh, uế; nơi tất cả hạnh tu; nơi năng lực tiếp độ của tất cả Phật; nơi trí tuệ giải thoát của chư Phật Tuỳ thuận khế kinh mà xưng niệm danh hiệu với tâm vô cầu  phát xuất những công đức VÔ UÝ bất tư nghì như là: an nhẫn giữa những chướng ngại; hộ trì chánh pháp không mỏi nhọc; nhiếp phục tất cả ác tri thức; hết lòng vì chánh pháp; chẳng tiếc thân mạng cứu độ chúng sanh; xô dẹp tất cả tà kiến ngoại đạo; khiến chúng sanh hoan hỷ tu pháp Đại Thừa; kiên cố Bồ đề tâm, nguyện; không khinh huỷ những người phạm giới, không dua nịnh những bậc giới thể hoàn bị; Không sợ sệt những pháp chưa học Phục sức thân tâm bằng danh hiệu  đắc những năng lực giải thoát bất tư nghì như giải thoát: phiền não, thập triền, thập sử, xâm huỷ bức hại, nhiễu loạn; tà kiến thế gian, tà kiến ngoại đạo; những biện giải về sự giải thoát; những mục tiêu an trụ Niết bàn của Nhị Thừa; những trói buộc, áp chế của uẩn, xứ, giới; những chấp trước về Phật pháp; những chấp trước về phi Chánh pháp; tất cả hí luận về Thật nghĩa của Nhất Thừa; tất cả trí giải sai lầm của sáu căn; tất cả hí luận về cảnh giới siêu việt của chư Phật, chư Bồ tát; hí luận, biện tài về Không tánh, về những pháp vô sở đắc Thoáng nghe danh hiệu, liền tín thọ chấp trì, niệm niệm nối nhau không gián đoạn  hiển lộ những thứ tâm bất động như là: sẵn sàng xả bỏ tất cả sở hữu mà không hề nuối tiếc; đối với tất cả chúng sanh không có lòng não hại; bình đẳng nhiếp hoá chúng sanh; không hề lui sụt tâm nguyện Bồ Đề dầu luôn gặp thất bại, huỷ nhục trong khi làm các thiện sự; chẳng hề sợ sệt, ngăn ngại khi tư duy, quán sát diệu nghĩa của tánh không; không chán ghét, bỏ lìa, khinh chê khi thấy chúng sanh say sưa nô đùa với tám món điên đảo; ghi nhớ không quên khi nghe những pháp khó tin, khó hiểu của Đại thừa; tinh tấn tu tập phạm hạnh, hộ trì tịnh giới dù sống trong thế pháp nhiễm ô; luôn giữ lòng an nhiên nơi chỗ sở đắc và vô sở đắc; không sanh lòng giận hờn, ghét bỏ đối với kẻ trí nhỏ, khinh chê pháp Đại thừa

8 Phẩm VI - Năng lực Niệm Phật (3/3)
Nhất tâm xưng niệm danh hiệu, thuận Ý hoặc nghịch Ý, ham thích hoặc chống trái  thâu hoạch vô số trí lực bất tư nghì như: (quán chiếu) rõ nhân duyên sanh khởi; (như thật) nhận biết tất cả các pháp đều chẳng thật, đều như huyễn hoá, mộng mị; (như như) thấy rõ tất cả các pháp không đối nghịch mâu thuẫn; (vô uÝ) thấy rõ tấc cả các pháp sanh, trụ, dị, diệt trong từng sát na mà chẳng tham luyến hay sợ hãi; (kim cương) vì thực hành hạnh Bồ Tát, mà chẳng dính mắc vào 4 tướng; (tịch tịnh) vì trực nhận sâu xa cái bản thể vắng lặng, thường trụ thanh tịnh của các pháp; (viên mãn) vì tuy khẩn thiết cầu sanh Cực Lạc mà vẫn nguyện trở lại Ta Bà cứu độ chúng sanh; (thiện xảo) khéo biết nghĩa chân thật của các pháp và khéo dùng phương tiện; (thậm thâm) vì tương ứng với đạo Nhất Thiết Trí; (vô ngại) vì hiểu biết tâm Ý, sở hành của chúng sanh, nhẫn nại giáo hoá cho họ phát Bồ Đề tâm, hoan hỷ siêng tu kiên cố, bất thối; (tối thắng) vì tự nhiên tin nhận vô biên diệu dụng của hồng danh mà chẳng phân vân thủ xả Thậm thâm tin hiểu, hoan hỷ thọ trì danh hiệu  đắc 10 pháp Quyết Định như: đời đời sanh trong dòng giống Như Lai; vĩnh viễn an trú trong cảnh giới vô lượng quang minh nghiêm sức của chư Phật; thấu triệt công hạnh, tâm nguyện của chư Bồ tát; an trụ trong vô số các môn Ba La Mật; tham dự đạo tràng của chư Như Lai; đủ năng lực hiện bày thể tánh và chủng tướng của chư Như Lai; an trụ trong trí tuệ, giải thoát, Bồ Đề giác tánh của chư Phật; an trụ trong bản nguyện vĩ đại của đức Phật A Di Đà, chắc chắn được Ngài tiếp dẫn; hoà hợp thân, tâm vào trong kim thân của chư Phật; hoá sanh từ nơi hoa sen báu, cùng một chỗ ở với chư Phật, chư Thánh chúng Quyết liệt đối với Bồ tát đạo, luôn tinh tấn xưng niệm, liên tục, trọn đời không mỏi nhọc  chắc chắn thành tựu 10 giới pháp thanh tịnh, là bậc tôn quÝ trong hàng Nhân Thiên. 10 giới là: thanh tịnh giới nơi Thân; Khẩu; Ý; Bồ Đề tâm giới vì chẳng ưa thích pháp Tiểu thừa; Ba la mật giới vì thực hành vô lượng Ba La Mật, khéo dẫn dắt chúng sanh vào Như Lai thừa; thâm mật giới nơi phương tiện thiện xảo, vì giữ gìn giới thể trong sạch như lưu ly, và khéo cứu vớt tất cả chúng sanh trót hủy phạm giới luật; nhiếp thọ giới nơi đại nguyện viên mãn ngừa việc ác giúp làm việc lành; nhứt thiết nghĩa không giới vì thấu triệt nghĩa lÝ mật nhiệm của không tánh; thủ hộ giới, phát khởi đại bi tâm không để chúng sanh rơi vào tà kiến, đoạ vào ba đường dữ; tuỳ nhạo giới, luôn khiêm cung, chất trực, nhu hoà, không rêu rao lỗi lầm của chúng sanh


Tải xuống ppt "Kinh Niệm Phật Ba La Mật dịch bởi cố HT. Thích Thiền Tâm"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google