Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Đông Triều, ngày 4 tháng 12 năm 2016

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "Đông Triều, ngày 4 tháng 12 năm 2016"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 Đông Triều, ngày 4 tháng 12 năm 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP DẠY THỬ NGHIỆM HỌC LIỆU TT HTCĐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN Đông Triều, ngày 4 tháng 12 năm 2016

2 Chuyên đề 1: Pháp luật trong đời sống xã hội
TT HTCĐ THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TT HTCĐ PHƯỜNG MẠO KHÊ Chuyên đề 1: Pháp luật trong đời sống xã hội Bài 1: VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC, XÃ HỘI VÀ CÔNG DÂN 1. Khái quát chung về pháp luật 1.1. Nguồn gốc của pháp luật 1.2. Bản chất của pháp luật 2. Vai trò của pháp luật 2.1. Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước 2.2. Vai trò của pháp luật đối với xã hội 2.3. Vai trò của pháp luật đối với công dân

3 1. Khái quát chung về pháp luật
1.1. Nguồn gốc của pháp luật Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có pháp luật. Nhưng như mọi xã hội, xã hội cộng sản nguyên thuỷ cũng cần đến trật tự, ổn định để tồn tại và phát triển. Do nhu cầu khách quan đó mà đã xuất hiện những quy tắc sử xự chung. Đây là các quy phạm xã hội bao gồm tập quán và các tín điều tôn giáo. Tập quán xuất hiện một cách tự phát, dần được cộng đồng thị tộc, bộ lạc chấp nhận và trở thành quy tắc sử chung mang tính chất đạo đức và xã hội.

4 1.1. Nguồn gốc của pháp luật Các quy phạm xã hội này phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội của xã hội cộng sản nguyên thuỷ - một xã hội chưa có tư hữu và các giai cấp. Khi chế độ tư hữu ra đời và xã hội phân chia thành các giai cấp có lợi ích của mọi thành viên trong thị tộc, bộ lạc. Tầng lớp có của luôn cố gắng hướng mọi hành vi của mọi người phù hợp với lợi ích riêng của họ. Lợi dụng địa vị xã hội của mình, họ đã tìm cách giữ lại những tập quán có lợi, vận dụng và biến đổi nội dung các tập quán sao cho chúng phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, nhằm mục đích củng cố và bảo vệ một trật tự xã hội mà họ mong muốn. Bằng sự thừa nhận của nhà nước, các quy tắc tập quán đã bị biến đổi ấy trở thành những quy tắc xự sự chung. Đây là phương thức thứ nhất hình thành nên pháp luật.

5 1.1. Nguồn gốc của pháp luật Mặt khác, những quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp mới phát sinh trong quá trình phát triển của xã hội đã đặt ra những yêu cầu phải có những quy tắc mới để điều chỉnh (chẳng hạn, quan hệ giữa chủ nô và nô lệ, quan hệ trao đổi, buôn bán...). Vì vậy, tổ chức quyền lực mới ra đời (nhà nước) đã tiến hành hoạt động xây dựng các quy tắc xử sự mới trong nhiều lĩnh vực. Hoạt động này lúc đầu còn đơn giản, nhiều quyết định của toà án và cơ quan hành chính được coi như những quy tắc xử sự chung có tính chất bắt buộc. Hệ thống pháp luật được hình thành dần dần cùng với việc thiết lập và hoàn thiện bộ máy nhà nước. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm củng cố chế độ tư hữu và quy định đặc quyền của giai cấp thống trị trong xã hội. Đây là con đường thứ hai hình thành nên pháp luật.

6 1.1. Nguồn gốc của pháp luật Tóm lại, những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước, cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng có cùng bản chất gắn bó hết sức mật thiết với nhau. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, pháp luật là công cụ mà nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực của mình. Nhà nước ban hành pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Nhà nước và pháp luật là sản phẩm của sự phát triển đến một trình độ của xã hội. Cùng với nhà nước, pháp luật ngày càng có vai trò to lớn trong xã hội.

7 1.2. Bản chất của pháp luật Tính giai cấp Bản chất của pháp luật cũng giống như bản chất của nhà nước biểu hiện trước hết ở tính giai cấp. Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện qua các khía cạnh sau: Thứ nhất, pháp luật phản ánh tập trung thông qua các cơ quan công quyền ý chí của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị và bằng những hình thức văn bản pháp luật ban bố công khai theo thủ tục nhất định Thứ hai, sự điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật hướng đến mục đích chính là thiết lập một trật tự xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp cầm quyền. Tính giai cấp là thực chất không thể chối bỏ của mọi kiểu pháp luật nhưng mỗi kiểu pháp luật có mức độ thể hiện riêng.

8 Tính xã hội - Thừa nhận tính giai cấp không có nghĩa là khước từ việc nhìn nhận giá trị xã hội của pháp luật. Trước hết pháp luật do nhà nước - đại diện chính thức cho toàn thể các thành viên trong xã hội ban hành. Vì vậy, nhà nước không thể phủ nhận hoàn toàn mà không ghi nhận ở một mức độ nào đó ý chí của các tầng lớp khác trong xã hội ngoài giai cấp thống trị. - Bản chất pháp luật XHCN cũng được thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội như các kiểu pháp luật tồn tại trong lịch sử; nhưng sự biểu hiện bản chất đó có những đặc điểm khác với bản chất pháp luật nói chung, đó là: - Dưới xã hội xã hội chủ nghĩa, pháp luật là sản phẩm của hoạt động Nhà nước XHCN – Nhà nước kiểu mới – Nhà nước của dân, do dân, vì dân, mang bản chất của giai cấp công nhân. Vì vậy, pháp luật XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân. - Cũng như Nhà nước XHCN, pháp luật XHCN không chỉ có tính giai cấp công nhân mà còn có tính nhân dân, tính dân tộc. Ở Việt Nam, bản chất này của pháp luật là do bản chất Nhà nước và mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam”dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” quy định. - Pháp luật XHCN còn mang tính nhân đạo XHCN. Bất kỳ pháp luật nào cũng có tính cưỡng chế, tuy nhiên pháp luật XHCN có bản chất nhân đạo sâu sắc. Pháp luật XHCN một mặt nghiêm khắc trong việc ngăn chặn đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm pháp luật; mặt khác, rất khoan hồng đối với những người phạm tội khi biết hối cải, trở thành người công dân lương thiện.

9 Tóm lại: việc nghiên cứu bản chất của pháp luật nói chung và pháp luật XHCN nói riêng có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ và bình diện khác nhau. Tuy nhiên, bản chất chung nhất của pháp luật bao giờ cũng biểu hiện tính giai cấp và tính xã hội của nó. Từ sự phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội điển hình, phổ biến giữa các chủ thể với nhau, là yếu tố bảo đảm sự ổn định và trật tự của xã hội.

10 2. Vai trò của pháp luật 2.1. Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước Nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh quyền lực của bộ máy nhà nước. Pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với nhà nước Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường sức mạnh quyền lực nhà nước; pháp luật là cơ sở pháp lý, là khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là một thiết chế phức tạp bao gồm nhiều bộ phận( nhiều loại cơ quan nhà nước). Để bộ máy đó hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải xác định đúng chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cơ quan; phải xác lập mối quan hệ đúng đắn giữa chúng; phải có những phương pháp tổ chức và hoạt động phù hợp để tạo ra một cơ chế đồng bộ trong quá trình thiết lập và thực thi quyền lực nhà nước. Tất cả những điều đó chỉ có thể thực hiện được khi dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật.

11 2.1. Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước (t)
Thực tiễn cho thấy, khi chưa có một hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức đầy đủ, đồng bộ, phù hợp và chính xác để làm cơ sở cho việc củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước thì dễ dẫn đến tình trạng trùng lặp, chồng chéo, thực hiện không đúng chức năng, thẩm quyền của một số cơ quan nhà nước, bộ máy sẽ sinh ra cồng kềnh và kém hiệu quả. Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi loại cán bộ, công chức, viên chức. Nhờ có pháp luật, các hiện tượng lạm dụng, bao biện, vô trách nhiệm… của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước dễ dàng được phát hiện, loại trừ.

12 2.1. Vai trò của pháp luật đối với Nhà nước (t)
Pháp luật là phương tiện, là cầu nối để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong đời sống xã hội. Pháp luật là công cụ giúp nhà nước quản lý hiệu quả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh… Pháp luật là công cụ để giúp nhà nước kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các cơ quan, các nhân viên nhà nước , các tổ chức, các doanh nghiệp và mọi công dân. Pháp luật là phương tiện giúp nhà nước thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại, hội nhập, mở cửa hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới phù hợp với xu hướng pháp triển trong từng giai đoạn, thời kỳ. Như vậy, pháp luật và nhà nước luôn tác động, hỗ trợ cho nhau, tạo tiền đề cho sự phát triển của nhau. Nhà nước không thể thiếu được pháp luật, còn pháp luật có vai trò vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Một nhà nước hùng mạnh phải là một nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện và có sự tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh.

13 2.2. Vai trò của pháp luật đối với xã hội
Nhà nước là đại diện chính thức của toàn thể xã hội, vì vậy, nhà nước có chức năng( nhiệm vụ) quản lý xã hội. Để quản lý toàn xã hội, nhà nước dùng nhiều phương tiện, nhiều biện pháp, nhưng pháp luật là phương tiện quan trọng nhất. Với những đặc điểm riêng của mình, pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất. Pháp luật là một trong những nhân tố đảm bảo và bảo vệ sự ổn định của xã hội. Một mặt, pháp luật ghi nhận và thể chế hóa quyền con người, quyền công dân và bảo đảm về mặt pháp luật cho các quyền đó được thực hiện. Mặt khác, bằng sự ghi nhận một cách chính thức các giá trị mà con người có, con người cần và con người ủng hộ mà các thành viên của xã hội bằng phương tiện pháp luật có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Các vấn đề xã hội như lợi ích xã hội, an toàn tính mạng, tài sản, danh dự nhân phẩm, tự do, bình đẳng và công bằng … đều gắn liền với sự điều chỉnh bằng pháp luật. Chính vì vậy, pháp luật là phương tiện không thể thiếu cho sự tồn tại và ổn định của xã hội.

14 2.3. Vai trò của pháp luật đối với công dân
Pháp luật là cơ sở pháp lý bảo đảm cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Pháp luật thể chế và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Bằng pháp luật và thông qua pháp luật để phản ứng những hành vi lạm quyền, lộng quyền, vi quyền tham ô, tham nhũng, nhũng nhiễu, hạch sách của nhân viên nhà nước. Pháp luật là cơ sở pháp lý giúp nhân dân phát huy quyền làm chủ, quyền dân chủ( trực tiếp hoặc thông qua đại diện) để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình. Pháp luật còn là căn cứ pháp lý để nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Kết luận: Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, không thể không khẳng định vai trò quan trọng của pháp luật đối với quản lý nhà nước, quản lý xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xã hội dân chủ như hiện nay.

15 Câu hỏi thảo luận: Câu1. Anh (chị)hãy nêu vai trò của pháp luật đối với nhà nước tại địa phương. Câu 2. Anh (chị) hãy cho biết vai trò của pháp luật đối với công dân nơi cư trú.

16 Chuyên đề 1: Pháp luật trong đời sống xã hội
TT HTCĐ THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TT HTCĐ PHƯỜNG MẠO KHÊ Chuyên đề 1: Pháp luật trong đời sống xã hội BÀI 1: VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC, XÃ HỘI VÀ CÔNG DÂN Mời học tiếp bài 2


Tải xuống ppt "Đông Triều, ngày 4 tháng 12 năm 2016"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google