Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

I. TRẠM Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "I. TRẠM Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 I. TRẠM Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
1. Chức năng: Tham mưu và giúp Hiệu trưởng thực hiện quản lý Nhà nước về công tác y tế trong trường. 2. Nhiệm vụ: a, Công tác quản lý sức khỏe, khám và chữa bệnh: Quản lý hồ sơ sức khỏe và thực hiện các quy định về việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho viên chức và người học. - Tổ chức khám sức khỏe cho viên chức và sinh viên theo định kỳ. - Tổ chức khám, chữa bệnh ban đầu, mua và cấp phát thuốc cho viên chức và người học.

2 - Giải quyết sơ cứu và giới thiệu bệnh nhân lên tuyến trên theo quy định của ngành y tế. Tổ chức việc điều trị, điều dưỡng bệnh nhân lưu tại trạm theo quy định. - Xác nhận và cấp giấy nghỉ ốm cho bệnh nhân theo đúng quy định. - Tổ chức thường trực cấp cứu 24/24 ( kể cả ngày lễ và Chủ nhật). - Quản lý và bảo dưỡng cơ sở vật chất, thuốc men và các loại tài sản khác của Trạm. b, Công tác phòng bệnh, phòng dịch, vệ sinh môi trường: - Tổ chức công tác phòng bệnh, phòng dịch; tuyên truyền, xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng chống dịch bệnh cho viên chức và người học. - Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi nhà trường. - Chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh - tiêm phòng, phun thuốc trừ muỗi, ruồi, diệt chuột…làm vệ sinh trong toàn trường. Phối hợp với cơ quan y tế cấp trên kịp thời phát hiện, khoanh vùng và tiêu diệt các ổ dịch bệnh, không để lây lan.

3 Điều 36: Quyền của người tham gia Bảo hiểm y tế 1
Điều 36: Quyền của người tham gia Bảo hiểm y tế 1. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế. 2. Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. -Trường hợp người tham gia Bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

4 - Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế. 3. Được khám bệnh, chữa bệnh. 4. Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế. 5. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế. 6. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế. Điều 37: Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế 1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn. 2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế. 3. Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

5 - Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. - Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh , chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại Khoản I Điều này trước khi ra viện. - Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh. 4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh. 5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

6 - Quyền lợi của người tham gia BHYT:
c, Các vấn đề khác liên quan - Trạm y tế trường được phân cấp và hoạt động tương đương trạm y tế xã, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế trường cho người tham gia BHYT, thời gian lưu người bệnh để theo dõi và điều trị tại trạm y tế trường không quá 03 ngày. Người tham gia BHYT khám và điều trị tại trạm không phải chi trả các khoản chi phí nào. - Quyền lợi của người tham gia BHYT: + Được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh tại tuyến xã. + Được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tổng chi phí của một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở ( đ). + Được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở; trừ trường hợp tự đi khám bệnh chữa bệnh không đúng tuyến. + Được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với sinh viên; phần còn lại do người bệnh tự thanh tóan với cơ sở khám chữa bệnh.

7 + Trường hợp người có thẻ BHYT tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được hưởng:
a, Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú. b, Tại tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày luật này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020. - Từ ngày 01/01/2016, người tham gia BHYT đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại Trạm Y tế xã, hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại Trạm Y tế xã, hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh không cần giấy chuyển viện. - Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: Tuyến 4 (tuyến xã) thông tuyến 3 (tuyến huyện) lên tuyến 2 (tuyến tỉnh) lên tuyến 1 (tuyến TƯ). - Đi khám bệnh đúng tuyến là: Tuyến 4 được chuyển thẳng lên tuyến 3 không cần giấy chuyển viện . Từ tuyến 3 lên tuyến 2 phải có giấy giới thiệu của tuyến 3. Từ tuyến 2 lên tuyến 1 phải có giấy giới thiệu của tuyến 2.

8 - Các trường hợp cấp cứu được chuyển đến bất kì bệnh viện nào không theo trình tự chuyển viện liền kề (tình trạng cấp cứu do bác sĩ tiếp nhận bệnh nhân khi vào viện xác nhận là cấp cứu). Các trường hợp không được hưởng BHYT: + Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng. + Khám sức khỏe. + Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị. + Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai. Trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ. + Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ. + Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi. + Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm: chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.

9 + Khám bệnh, chữa bệnh phục hồi chức năng trong trường hợp thảm hoạ.
+ Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu, chất gây nghiện khác. + Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. + tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.

10 Câu hỏi Đi khám bệnh và chuyển viện đúng tuyến phải tuân thủ theo các tuyến như thế nào? Đáp án - Chuyển người bệnh từ tuyến dưới lên tuyến trên liền kề theo trình tự: Tuyến 4 (tuyến xã) lên tuyến 3 (tuyến huyện) lên tuyến 2 (tuyến tỉnh) lên tuyến 1 (tuyến TƯ). - Đi khám bệnh đúng tuyến là: Tuyến 4 được chuyển thẳng lên tuyến 3 không cần giấy chuyển viện . Từ tuyến 3 lên tuyến 2 phải có giấy giới thiệu của tuyến 3. Từ tuyến 2 lên tuyến 1 phải có giấy giới thiệu của tuyến 2.

11 II. MA TÚY I . MA TÚY LÀ GÌ? Ma túy là những chất lấy từ thiên nhiên hoặc được tổng hợp có tác dụng gây nghiện nghiêm trọng, tạo sự lệ thuộc về thể chất lẫn tâm lý cho người sử dụng nó. II. CÁC LOẠI MA TÚY THƯỜNG GẶP Ở VIỆT NAM: - Thuốc phiện - Morphin (moóc-phin) - Heroin (hê – rô – in, bạch phiến, hàng trắng) - Cocaine (cô – ca – in) - Amphetamine - Thuốc lắc (ecstasy) - Cần sa (bồ đà) - Một số loại thuốc ngủ hoặc an thần bị lạm dụng thành ma túy: Senconal (sì –cọt ), Immenoctal (i – mê), Senduxen (xê –đu – xen)…

12 III. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY:
1. Sau khi vừa sử dụng ma túy, người nghiện ma túy ở trạng thái tinh thần hưng phấn, hoạt bát, dễ bị khiêu khích, gây gổ đánh nhau. 2. Sau khi sử dụng ma túy từ 5 đến 10 phút có thể thấy một số dấu hiệu như: mắt đỏ (nhất là gò má và quầng mắt), ướt, đồng tử co nhỏ, giọng nói khàn khàn, uống nhiều nước lạnh, nói nhiều không mạch lạc, cử động thiếu chính xác, vò đầu bứt tai, gãi tay chân, đi đứng xiêu vẹo… 3. Người mệt mỏi rã rời, chảy nước mắt, nước mũi, nôn ói, đi không vững, môi thâm, xanh xao, tiêu chảy, sụt cân, không chịu lao động, bỏ bê việc học hành, hay than đau lưng, sợ nước, sợ ánh sáng. 4. Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ nhiều. 5. Hay tụ tập, đi lại với người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma túy.

13 6. Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có
đang bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để ‘’đi” 7. Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình) 8. Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt. 9. Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật. 10. Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt.

14 11. Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như:
giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ hê - rô- in. 12. Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khủy tay, mặt trong cá nhân, bẹn, ở cổ. 13. Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện: sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm.

15 IV. TÁC HẠI CỦA MA TÚY: - Ma túy có những tác hại vô cùng to lớn cho cá nhân người nghiện, gia đình và xã hội. 1. Đối với cá nhân người nghiện: - Ma túy dạng hít gây viêm mạc vùng mũi. - Ma túy dạng hút làm tổn thương đường hô hấp, làm phổi suy yếu. - Ma túy dạng chích dễ lây các bệnh đường máu như: viêm tắc mạch máu, viêm gan siêu vi trùng, HIV/AIDS… - Dùng ma túy quá liều gây sốc, có thể dẫn đến chết người. - Người nghiện ma túy còn bị tổn thương về mặt tinh thần, kém tập trung,giảm thị lực.

16 - Thoái hóa nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm
pháp luật. - Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm. - Ma túy còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma túy ảnh hưởng đến hệ thống hor mon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien có điều kiện hoạt hóa, dẫn đến suy yếu nòi giống. 2. Ảnh hưởng đến gia đình và người thân: - Buồn đau vì trong gia đình có người nghiện sẽ dẫn đến làm ăn của gia đình bị ảnh hưởng.

17 - Mất mát nhiều tiền của vì người nghiện phá hoại để dùng
tiền mua thuốc. - Tan vỡ hạnh phúc gia đình. - Mang tai tiếng xấu với hàng xóm láng giềng vì trong gia đình có người nghiện. - Tốn tiền bồi thường cho nạn nhân của người nghiện do quậy phá, đánh nhau với họ gây thương tích. 3. Đối với xã hội: - Nghiện ngập là đầu mối dẫn đến tệ nạn xã hội. Để có tiền mua thuốc, người nghiện không từ một hành vi nào họ sẵn sàng nảy sinh ăn trộm cắp, cướp giật tài sản thậm chí giết người họ cũng giám làm. - Người nghiện luôn có hành vi hung hãn, quậy phá gây mất trật tự an ninh xã hội. - Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.

18 - Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.
- Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại. Ma túy còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm họa toàn cầu chưa có thuốc chữa… Hiện nay nước ta có trên người nhiễm HIV/AIDS thì có 75% là do tiêm chích ma túy). V.Các giải pháp phòng chống ma túy: - Tăng cường tuyên truyền và giáo dục trong nhân dân các kiến thức pháp luật về phòng chống ma túy, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh. - Tổ chức việc giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy cho người nghiện, để họ hiểu rõ chính sách pháp luật của nhà nước về việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về ma túy và hậu quả pháp lý của những hành vi đó.

19 - Phối hợp với gia đình, nhà trường trong việc tuyên truyền cách phòng
chống ma túy, giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên trong nhà trường không tham gia cào các tệ nạn xã hội, tạo ra môi trường giáo dục trong sạch. - Đối với thanh thiếu niên hiện nay, kể cả thanh niên rất cần hơi ấm của gia đình và những lời động viên, khuyến khích, chia sẻ cảm thông đối với các em,. Chính vì vậy mỗi gia đình chúng ta hãy luôn giành thời gian quan tâm đến các em nhiều hơn, các em có cơ hội phát triển những suy nghĩ, bộc lộ ước mơ, đề xuất các khó khăn với ba mẹ để rồi chính chúng ta sẽ giúp các em có thêm nhiều niêm tin hơn nữa trong cuộc sống và hướng về một tương lai tốt đẹp. - Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện, chống tái nghiện.

20 - Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh các loại tội phạm về ma
túy góp phần tích cực trong ngăn chặn cung, cầu ma túy. - Lập phương án, kế hoạch tập trung giải quyết các địa bàn phức tạp về ma túy. - Tăng cường biện pháp phòng ngừa việc sản xuất tinh chế trái phép các chất ma túy, quản lý chặt chẽ các tiền chất ma túy và thuốc tân dược gây nghiện; - Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người thấy được hậu quả tác hại của tệ nạn ma túy. - Vận động đồng bào các dân tộc miền núi phá bỏ cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có sự hỗ trợ của nhà nước. - Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông các chất ma túy trong phạm vi cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc kiểm soát ma túy.

21 Câu hỏi 1. Ma túy là gì? Những biểu hiện của người nghiện ma túy? 2. Tác hại của ma túy? 3. Các giải pháp phòng chống ma túy? Đáp án Câu 1: 1.1. Ma túy là những chất lấy từ thiên nhiên hoặc được tổng hợp có tác dụng gây nghiện nghiêm trọng, tạo sự lệ thuộc về thể chất lẫn tâm lý cho người sử dụng nó. 1.2. Những biểu hiện của người nghiện ma túy: - Sau khi vừa sử dụng ma túy, người nghiện ma túy ở trạng thái tinh thần hưng phấn, hoạt bát, dễ bị khiêu khích, gây gổ đánh nhau.

22 - Sau khi sử dụng ma túy từ 5 đến 10 phút có thể thấy một số dấu hiệu như: mắt đỏ (nhất là gò má và quầng mắt), ướt, đồng tử co nhỏ, giọng nói khàn khàn, uống nhiều nước lạnh, nói nhiều không mạch lạc, cử động thiếu chính xác, vò đầu bứt tai, gãi tay chân, đi đứng xiêu vẹo… - Người người mệt mỏi rã rời, chảy nước mắt, nước mũi, nôn ói, đi không vững, môi thâm, xanh xao, tiêu chảy, sụt cân, không chịu lao động, bỏ bê việc học hành, hay than đau lưng, sợ nước, sợ ánh sáng. - Thay đổi bất thường giờ giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ít ngủ, dậy muộn, ngày ngủ nhiều. - Hay tụ tập, đi lại với người không có công ăn việc làm, không lao động, không học hành, hay chơi thân với người nghiện ma túy. - Đi lại có quy luật, mỗi ngày cứ đến một giờ nhất định nào đó dù có đang bận việc gì cũng tìm cách kiếm cớ để ‘’đi”.

23 - Thích ở một mình, ít hoặc ngại tiếp xúc với mọi người (kể cả người thân trong gia đình).
- Tâm trạng thường lo lắng, bồn chồn, đôi khi nói nhiều, nói dối, hay có biểu hiện chống đối, cáu gắt. - Hay ngáp vặt, người lừ đừ, mệt mỏi, lười lao động, không chăm lo vệ sinh cá nhân, nếu là học sinh thì thường đi muộn, trốn học, lực học giảm sút, ngồi học trong lớp hay ngủ gà ngủ gật. - Nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều, sử dụng tiền không có lý do chính đáng, thường xuyên xin tiền người thân, hay bán đồ đạc cá nhân và của gia đình, nợ nần nhiều, ăn cắp vặt. - Túi quần, áo, cặp sách, phòng ở thường có nhiều thứ như: giấy bạc, thuốc lá, kẹo cao su, bật lửa ga, bơm xi lanh, kim tiêm, ống thuốc, thuốc phiện, gói nhỏ hê - rô- in.

24 - Có dấu kim tiêm trên mạch máu ở mu bàn tay, cổ tay, mặt trên khủy tay, mặt trong cá nhân, bẹn, ở cổ. - Đối với người đã nghiện nặng, ngoài các dấu hiệu trên còn biểu hiện: sức khỏe giảm sút rõ rệt; thường xuyên ngáp vặt; mắt lờ đờ, da tái, môi thâm, cơ thể hôi hám, ít tắm giặt, ăn mặc luộm thuộm. Câu 2. Tác hại của ma túy: Ma túy có những tác hại vô cùng to lớn cho cá nhân người nghiện, gia đình và xã hội. 1. Đối với cá nhân người nghiện: - Ma túy dạng hít gây viêm mạc vùng mũi. - Ma túy dạng hút làm tổn thương đường hô hấp, làm phổi suy yếu. - Ma túy dạng chích dễ lây các bệnh đường máu như: viêm tắc mạch máu, viêm gan siêu vi trùng, HIV/AIDS… - Dùng ma túy quá liều gây sốc, có thể dẫn đến chết người. - Người nghiện ma túy còn bị tổn thương về mặt tinh thần, kém tập trung,giảm thị lực.

25 - Thoái hóa nhân cách, rối loạn hành vi, lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật.
- Mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai tiền đồ, nếu đã có việc làm thì dễ bị mất việc làm. - Ma túy còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma túy ảnh hưởng đến hệ thống hor mon sinh sản, làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien có điều kiện hoạt hóa, dẫn đến suy yếu nòi giống. 2. Ảnh hưởng đến gia đình và người thân: - Buồn đau vì trong gia đình có người nghiện sẽ dẫn đến làm ăn của gia đình bị ảnh hưởng.

26 - Mất mát nhiều tiền của vì người nghiện phá hoại để dùng tiền mua thuốc.
- Tan vỡ hạnh phúc gia đình. - Mang tai tiếng xấu với hàng xóm láng giềng vì trong gia đình có người nghiện. - Tốn tiền bồi thường cho nạn nhân của người nghiện do quậy phá, đánh nhau với họ gây thương tích. 3. Đối với xã hội: - Nghiện ngập là đầu mối dẫn đến tệ nạn xã hội. Để có tiền mua thuốc, người nghiện không từ một hành vi nào họ sẵn sàng nảy sinh ăn trộm cắp, cướp giật tài sản thậm chí giết người họ cũng giám làm. - Người nghiện luôn có hành vi hung hãn, quậy phá gây mất trật tự an ninh xã hội.

27 - Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc.
- Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. - Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại. Ma túy còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch HIV/AIDS (một hiểm họa toàn cầu chưa có thuốc chữa…). Câu 3. Các giải pháp phòng chống ma túy: - Tăng cường tuyên truyền và giáo dục trong nhân dân các kiến thức pháp luật về phòng chống ma túy, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, văn minh. - Tổ chức việc giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy cho người nghiện, để họ hiểu rõ chính sách pháp luật của nhà nước về việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về ma túy và hậu quả pháp lý của những hành vi đó.

28 - Phối hợp với gia đình, nhà trường trong việc tuyên truyền cách phòng chống ma túy, giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên trong nhà trường không tham gia cào các tệ nạn xã hội, tạo ra môi trường giáo dục trong sạch. - Đối với thanh thiếu niên hiện nay, kể cả thanh niên rất cần hơi ấm của gia đình và những lời động viên, khuyến khích, chia sẻ cảm thông đối với các em,. Chính vì vậy mỗi gia đình chúng ta hãy luôn giành thời gian quan tâm đến các em nhiều hơn, các em có cơ hội phát triển những suy nghĩ, bộc lộ ước mơ, đề xuất các khó khăn với ba mẹ để rồi chính chúng ta sẽ giúp các em có thêm nhiều niêm tin hơn nữa trong cuộc sống và hướng về một tương lai tốt đẹp. - Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện, chống tái nghiện.

29 - Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh các loại tội phạm về ma
túy góp phần tích cực trong ngăn chặn cung, cầu ma túy. - Lập phương án, kế hoạch tập trung giải quyết các địa bàn phức tạp về ma túy. - Tăng cường biện pháp phòng ngừa việc sản xuất tinh chế trái phép các chất ma túy, quản lý chặt chẽ các tiền chất ma túy và thuốc tân dược gây nghiện; - Tuyên truyền và giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người thấy được hậu quả tác hại của tệ nạn ma túy. - Vận động đồng bào các dân tộc miền núi phá bỏ cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có sự hỗ trợ của nhà nước. - Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông các chất ma túy trong phạm vi cả nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc kiểm soát ma túy.

30 III. HIV Hiện nay đại dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai giống nòi của cả các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Nó đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đảng lo ngại hơn là HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi của đất nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới.Hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS. Vì vậy biết cách tự phòng cho mình và cho cộng đồng cũng như tuyên truyền cho mọi người cũng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.

31 - AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở
I. HIV/AIDS LÀ GÌ? - HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. - AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người AIDS là giai đoạn của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư… II. TRIỆU CHỨNG: - Có 04 giai đoạn nhiễm HIV: 1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn). 2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, có thể vẫn không khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính. 3. Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.

32 4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:
- Gầy sút ( giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ). - Sốt, ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng - Xuất hiện nhiều bệnh như: ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân . - Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị. Các con đường lây truyền HIV: Có 3 con đường lây truyền HIV 1. Tình dục: - Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục ở người bị nhiềm bệnh. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm.

33 2. Đường máu: - HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm cho bạn lây nhiễm HIV. - Riêng về ma túy, bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc. 3. Từ mẹ sang con: - Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống quá 3 năm.

34 Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:
IV. CÁCH PHÒNG, TRÁNH: Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau: 1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục: - Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi. - Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách. - Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.

35 2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- Không tiêm chích ma túy. - Chỉ truyền máu và các phế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã được xét nghiệm HIV. - Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu… - Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch có thể của người nhiễm HIV. - Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay… 3. Phòng chống nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con: - Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con. - Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách lây nhiễm HIV cho con. - Sau khi sinh thì cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.

36 Câu hỏi Đáp án 1. HIV/AIDS là gì? Triệu chứng của HIV/AIDS?
2. Các đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh? Đáp án Câu 1: HIV/AIDS: - HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. - AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người AIDS là giai đoạn của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư…

37 2. Triệu chứng của HIV/AIDS (có 04 giai đoạn nhiễm HIV):
- Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn). - Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, có thể vẫn không khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính. - Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính. - Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau: + Gầy sút ( giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ). + Sốt, ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng + Xuất hiện nhiều bệnh như: ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân. + Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.

38 Câu 2. 1. Các đường lây nhiễm HIV (có 3 con đường lây truyền HIV): - Tình dục: Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục ở người bị nhiềm bệnh. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm. - Đường máu: + HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm cho bạn lây nhiễm HIV. + Riêng về ma túy, bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc.

39 - Từ mẹ sang con: Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống quá 3 năm. 2. Cách phòng tránh: - Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục: + Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi. + Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách. + Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.

40 - Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
+ Không tiêm chích ma túy. + Chỉ truyền máu và các phế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã được xét nghiệm HIV. + Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu… + Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch có thể của người nhiễm HIV. + Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải đánh răng, bấm móng tay… - Phòng chống nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con: + Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con. + Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách lây nhiễm HIV cho con. + Sau khi sinh thì cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.

41 Câu hỏi Quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế?
Đáp án Quyền và nghĩa vụ khi tham gia Bảo hiểm y tế: Điều 36: Quyền của người tham gia Bảo hiểm y tế 1. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế. 2. Lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 26. - Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

42 - Trường hợp người tham gia Bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý. - Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế. 3. Được khám bệnh, chữa bệnh. 4. Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế. 5. Yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế. 6. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế. Điều 37: Nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế

43 1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.
2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế. 3. Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. - Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó; đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. - Trường hợp cấp cứu, người tham gia bảo hiểm y tế được khám bệnh , chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ quy định tại Khoản I Điều này trước khi ra viện. - Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. - Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế

44 phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh. 4
phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở y tế khám bệnh, chữa bệnh. 4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh. 5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.


Tải xuống ppt "I. TRẠM Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google