Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Nh÷ng vÊn ®Ò ®ang ®Æt ra Cho CNTT

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "Nh÷ng vÊn ®Ò ®ang ®Æt ra Cho CNTT"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 Nh÷ng vÊn ®Ò ®ang ®Æt ra Cho CNTT
Ng©n hµng viÖt nam Tạ Quang Tiến, Cục Trưởng Cục Công Nghệ Tin học Ngân hàng, NHNN Việt nam Cục trưởng Cục Công nghệ THNH

2 2. Luật hoá các hoạt động Ngân hàng khi giao dịch điện tử.
Nh÷ng néi dung chÝnh 1. Hoàn thiện, mở rộng hệ thống kế toán khách hàng và hệ thống TTĐT LNH theo mô hình tập trung hoá tài khoản . 2. Luật hoá các hoạt động Ngân hàng khi giao dịch điện tử. 3. Hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. 4. Củng cố hệ thống máy ATM và xây dựng trung tâm xử lý séc 5. Đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thông tin Ngân hàng 6. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuẩn bị đầy đủ nhân lực cho khoa học Công nghệ; 7. Vai trò của các chính sách về CNTT quốc gia. Cục trưởng Cục Công nghệ THNH

3 Nền tảng để phát triển: Sau 20 năm, Hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã thay đổi căn bản theo hướng hiện đại. Khẳng định chính sách phát triển CNTT Ngân hàng có tính đồng bộ, có bước đi phù hợp cho từng giai đoạn và đặc biệt là sự tiếp cận nhanh CNTT thế giới, có đội ngũ kỹ thuật viên chủ động đón nhận chuyển giao công nghệ... Báo cáo chính trị tại Đại Hội X của Đảng chỉ rõ: “Phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta phải phù hợp xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới. Cố gắng đi ngay vào công nghệ hiện đại đối với một số lĩnh vực then chốt và từng bước mở rộng ra toàn bộ nền kinh tế” và mục tiêu: “Phấn đấu đến năm 2010, năng lực khoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực trên một số lĩnh vực quan trọng”. Ngành Ngân hàng Việt nam đã có một hạ tần công nghệ, lực lượng lao động công nghệ, trước mắt đủ sức đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng nhiều vấn đề đang đặt ra cho đổi mới công nghệ Ngân hàng cho giai đoạn

4 Hoàn thiện, mở rộng hệ thống kế toán khách hàng và hệ thống TTĐTLNH theo mô hình tập trung hoá tài khoản . Việt Nam có tổng số 56 NHTM (không kể NH liên doanh và CNNH nước ngoài); Có 8 ngân hàng xây dựng được hệ thống kế toán khách hàng tập trung hoá tài khoản hoạt động theo phương thức Online, phù hợp với công nghệ hiện đại thế giới. Và một số ngân hàng đã kết nối được tất cả các chi nhánh vào hệ thống TTĐTLNH. Một số khác hoặc đang tiếp tục triển khai mở rộng, hoặc đang chuẩn bị triển khai theo lộ trình của dự án Hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ hoặc bằng nguồn vốn tự đầu tư. Các Ngân hàng còn lại đang vận hành hệ thống kế toán khách hàng theo mô hình phân tán bằng những công nghệ kỹ thuật thấp do thiếu vốn đầu tư hoặc năng lực về công nghệ thông tin còn hạn chế. Để Hội nhập, đứng vững trong cạnh tranh, mở rộng các dịch vụ hiện đại và hoà nhập kinh tế quốc tế, con đường duy nhất là phải nhanh chóng hiện đại hoá công nghệ theo hướng tập trung hoá tài khoản.

5 Dự án WB Giai đoạn I: 06 tiểu dự án cho các NHTM;
01 Tiểu dự án “Hệ thống Thanh toán điện tử liên Ngân hàng (TĐTLNH)” do NHNN chủ trì là hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến (Online) hiện đại, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Quy mô của hệ thống: 05/64 Tỉnh, Thành phố: (TP.Hà Nội, TP.Hải Phòng, TP.Đà Năng, TP. Hồ Chí Minh và TP.Cần Thơ là những trung tâm kinh tế lớn của khu vực hoặc quốc gia, với lượng giao dịch chiến gần 50% thị phần về giao dịch của cả nước) với 53 hội sở chính và trên 200 chi nhánh các NHTM. So sánh 2 năm (2002 và 2005): Năm 2002: Món; doanh số tỷ đồng Năm 2005: Món; doanh số tỷ đồng Lượng giao dịch trung bình có món/ngày với doanh số gần tỷ đồng (có ngày lên tới gần món/ngày với doanh số gần tỷ đồng) và có chiều hướng ngày một tăng. Hệ thống chuyển tiền của NHNN: Một khối lượng đáng kể (thống kê năm 2001 và năm 2005): Năm 2001: món với doanh số đạt tỷ đồng; Năm 2005: món; với doanh số đạt tỷ đồng Lượng giao dịch năm 2005 so với năm 2001 tăng 172%, doanh số tăng mạnh: 219%.

6 Yêu cầu đặt ra cho giai đoạn 2 của dự án WB:
Đầu tư công nghệ hiện đại nhất so với thời điểm đầu tư và có bước đi thích hợp, đảm bảo tiến độ của dự án; Đưa vào sử dụng nhanh, khai thác có hiệu quả; Coi trọng việc xây dựng các trung tâm dữ liệu dự phòng thảm hoạ và an ninh an toàn hệ thống; Chuẩn bị tốt nhất về lực lượng đón nhận chuyển giao công nghệ, làm chủ kỹ thuật, đặc biệt là các địa phương còn thiếu lực lượng này. Hệ thống được “Phủ sóng” trên diện rộng theo một lộ trình đã được thiết kế; Mục tiêu đến năm 2008, 64/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được kết nối trong hệ thống này; Hoàn thiện về kỹ thuật, mở rộng các dịch vụ hiện đại.

7 II. Luật hoá các hoạt động Ngân hàng.
Những hạn chế Là Ngành đi đầu trong ứng dụng CNTT vào hoạt động, nhiều nghiệp vụ đã từng bước được tự động hoá, các dịch vụ mới đã mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng và khách hàng, nhưng thực chất các hoạt động này chưa được luật pháp hoá. Để điều chỉnh các hoạt động điện tử, nhiều nghiệp vụ đang vận hành dựa vào các qui trình do các ngân hàng NHTM ban hành trên cơ sở những quy định truyền thống, hoặc vận dụng các quy chế của NHNN. Tiềm ẩn nhiều rủi ro Nhu cầu cho các hoạt động giao dịch Để hạn chế những rủi ro có thể xẩy ra, đảm bảo quyền lợi của Ngân hàng và khách hàng, cần sớm hoàn thiện và ban hành các văn bản pháp lý, qui chế nghiệp vụ áp dụng thống nhất cho toàn Ngành. Trên cơ sở Luật Giao dịch điện tử cần nhanh chóng ban hành một số văn bản dưới luật để hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động đồng bộ: - Nghị định của Chính Phủ về “Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng” - Các Nghị định liên quan đến các hoạt động giao dịch điện tử. - NHNN ban hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động Ngân hàng.

8 III. Vấn đề hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.
Khối lượng tiền mặt trong lưu thông chiếm khoảng 22,2- đến 22,75% tổng phương tiện thanh toán. Trong 4 năm gần đây, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt chỉ dao động nhẹ (năm 2002: 22,56%, năm 2003: 23,61%; Năm 2004, 23,89%). Đây là con số đáng quan tâm, vì thanh toán bằng tiền mặt lớn sẽ có nhiều điều bất lợi: Nhà nước khó kiểm soát, Không tận dụng khả năng vốn trong lưu thông Nền kinh tế phải chi thêm theo tiền mặt: chi phí phát hành tiền, kiểm đếm, tiêu huỷ tiền rách nát, bảo quản, vận chuyển... rất tốn kém. Và việc phát triển các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất chậm. Mặc dù các Ngân hàng mở nhiều dịch vụ, nhưng những dịch vụ này không có tác động tích cực đến thanh toán không dùng tiền mặt. Để hạn chế thanh toán bằng tiền mặt, trong thời đại kỹ thuật số hoá chính là việc ứng dụng CNTT vào hoạt động Ngân hàng sâu rộng, đồng thời sử dụng nhiều phương thức thanh toán mới, phục vụ nhu cầu nhiều đối tượng.

9 Biện pháp nào để giải quyết?:
Nguyên nhân ở đâu?: Chưa tạo được thói quen mới trong thanh toán hàng hoá và dịch vụ, chủ yếu vẫn sử dụng tiền mặt; Cơ sở pháp lý chưa điều chỉnh đồng bộ các thể thức thanh toán mới khi ứng dụng công nghệ; Hệ thống đầu cuối của các NHTM còn nhỏ lẻ, phân tán, không tiện dụng cho các pháp nhân và thể nhân sử dụng; Còn thiếu một tác nhân quan trọng là vai trò của Nhà nước, các cơ quan Nhà nước, công chức nhà nước chưa thực sự vào cuộc. Biện pháp nào để giải quyết?: Sự ủng hộ của các cấp, các ngành, các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước và sự đồng thuận của các Ngân hàng làm thay đổi thói quen dùng tiền mặt của cộng đồng; Một số lĩnh vực dịch vụ có thể sớm được thực hiện thông qua các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt là: Thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, các loại phí, vé xe công cộng (ô tô buýt, vé xe khách, vé tàu hoả, vé máy bay, trả tiền mua xăng dầu, hàng hoá, dịch vụ khác...). Phải nhanh chóng xoá bỏ những mặc cảm trước đây như: Thanh toán bằng tiền mặt thì được giảm giá, hay lấy tiền mặt từ séc thanh toán phải “trả phí”... và có ít nơi nhận thanh toán bằng thẻ; Các Ngân hàng vì lợi ích của chính các Ngân hàng và cộng đồng phải có chiến lược phát triển dịch vụ, mang lại nhiều lựa chọn trong thanh toán cho các thành phần kinh tế;

10 Bắt đầu từ đâu? Ai là người thực hiện?
Tín hiệu mới cho tương lai là sự đón nhận của lớp trẻ ngày nay, đặc biệt là đội ngũ học sinh, sinh viên - lớp trí thức niềm năng. Các cán bộ - viên chức, công chức Ngân hàng; các cơ quan Chính phủ, công chức nhà nước và các tổ chức chính trị- kinh tế- xã hội. Sự đồng thuận của các NHTM, vì sự phát triển của cộng đồng và nền kinh tế, phải xác định được, khi phát triển CNTT trong hoạt động Ngân hàng, có lĩnh vực không vì mục tiêu cạnh tranh. Song song với việc phát triển, các Ngân hàng cần phải xây dựng một chiến lược phát triển có bước đi, để từng bước mở rộng nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Các cấp các Ngành, và cộng đồng xã hội góp sức để giảm tỷ trọng trong cán cân thanh toán.

11 IV. Củng cố hệ thống máy ATM và xây dựng trung tâm xử lý séc
Tình hình chung về thẻ và ATM Hệ thống máy rút tiền tự động ATM, thanh toán bằng thẻ thông minh (SMART CARD, VISA CARD...), hệ thống bán lẻ (POS) phát triển rất nhanh tại một số NHTM với các dịch vụ: rút tiền mặt, chuyển khoản, in sao kê, thanh toán hoá đơn, truy vấn tin, Internet banking, Home banking... Gần 20 ngân hàng đã và sẽ mở dịch vụ phát hành thẻ và sử dụng hệ thống ATM, gần 2 triệu thẻ và gần 100 nghìn thẻ quốc tế; gần máy ATM và xu thế vẫn đang phát triển... Năm 2005, số lượng máy ATM và thẻ thanh toán của các Ngân hàng tăng đột biến (gần 1000 máy); Phát triển đơn lẻ, tuỳ khả năng mỗi NH. Mặc dù đã hình thành 3 hệ thống chuyển mạch tài chính, nhưng chưa thực sự hoạt động.

12 Việt Nam không phải ngoại lệ
Ba giai đoạn phát triển máy ATM của các nước đi trước: Mỗi Ngân hàng tự xây dựng, và mỗi ngân hàng có một hệ thống riêng; Một số ngân hàng thoả thuận dùng chung, hình thành nhiều nhóm trong 1 quốc gia; Hợp tác, cùng nhau xây dựng 01 hệ thống chung duy nhất; Việt Nam không phải ngoại lệ Là nước đi sau, chúng ta có lợi thế để rút kinh nghiệm đi tắt, đón đầu để bỏ qua giai đoạn 2. Thực tế lại khác, bị soáy lối mòn các nước đi trước. Nguyên nhân trên là gì? Thiếu một cơ chế chỉ đạo, điều hành; Thiếu một tổ chức có nhiệm vụ làm đầu mối tập hợp, vận động; Thiếu sự đồng thuận giữa các Ngân hàng, mạnh ai nấy lo và coi phát triển hệ thống ATM là vũ khí trong cạnh tranh. Hiện tượng trên gây khó khăn cho ai? Cho mỗi Ngân hàng: Phải đầu tư một nguồn tài chính khá lớn, một tổ chức hoàn chỉnh để quản lý vận hành hệ thống và một hệ thống an ninh bảo mật riêng rx tốn kém; Cho mỗi khách hàng: Vì sự phân tán, cát cứ nói trên, không một Ngân hàng nào có đủ năng lực xây dựng một hệ thống rộng lớn, đều khắp để phục vụ khách hàng của mình. Vì vậy, có nhiều địa điểm có 3, 4 máy ATM của 3, 4 Ngân hàng, nhưng những địa điểm khác lại không có.

13 Giải pháp khắc phục: Đồng thuận về chủ trương xây dựng một hệ thống chung, có sự cam kết của lãnh đạo cấp cao giữa các Ngân hàng; Đồng thuận về tổ chức, về đơn vị chủ quản, về cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính của tổ chức này; Đồng thuận về sự hợp tác, liên kết đôi bên cùng có lợi, tuân thủ các quy chế, quy định để phát triển tổ chức; Cần sớm đưa trung tâm chuyển mạch vào hoạt động, kết nối các máy ATM giữa các ngân hàng Tăng cường đầu tư lắp đặt thêm các máy chấp nhận thẻ đầu cuối (POS) là hướng đi tích cực, rẻ tiền tạo điều kiện tăng nhanh sử dụng thẻ trong thanh toán không dùng tiền mặt.

14 Giải pháp để ứng dụng SÉC trong thanh toán
Lợi thế của SÉC Là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt hiệu quả, thông dụng; Có khả năng thanh toán một số tiền lớn mà không phải sử dụng tiền mặt; Giảm thiểu những chi phí cho việc in ấn, bảo quan, quản lý tiền mặt; Hạn chế rủi ro tiền giả; Giải pháp để ứng dụng SÉC trong thanh toán Xây dựng một hệ thống cơ sở pháp lý đầy đủ, khả thi và được thí điểm ở một số địa phương trước khi thực hiện đại trà; Thiết kế, xây dựng một hệ thống trung tâm xử lý Séc, một tổ chức đủ năng lực thực hiện thanh toán Séc và phát triển lâu dài trên cơ sở ứng dụng CNTT; Có cơ chế quy định cho các hình thức thanh toán bằng Séc, bằng chuyển khoản thay cho việc thanh toán tiền mặt hiện nay.

15 V. Đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thông tin Ngân hàng
Những nguy cơ mất an toàn, an ninh hệ thống thông tin Từ các lỗ hổng của các phần mềm hệ thống và tin tặc lợi dụng; Virus và các phiên bản của sâu máy tính; Thiên tai, thảm hoạ; Đánh cắp số liệu và đột nhập; Vi phạm các quy chế quản lý, sử dụng khoá mật; Rủi ro đạo đức của chính những kỹ thuật viên quản trị hệ thống, Vi phạm các quy định về truyền, nhận, lưu trữ, khai thác thông tin;

16 Một số biện pháp, giải pháp:
Đầu tư thích đáng cho công tác an ninh, bảo mật (trên dưới 10% vốn đầu tư công nghệ); Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các rủi ro trong hệ thống thông tin; Xây dựng các phương án phòng chống các loại rủi ro và biện pháp khắc phục sau rủi ro; Xây dựng các quy định, quy chế bảo mật, an toàn thông tin và các hệ thống giám sát; Tăng cường giáo dục cán bộ ngân hàng chấp hành nghiêm túc các qui định về quản lý các khoá mật mã, tăng cường trách nhiệm đối với cán bộ ngân hàng trong quá trình vận hành hệ thống mạng nghiệp vụ, hạn chế các rủi ro đạo đức do vi phạm các qui định. Phải xây dựng các trung tâm dự phòng thảm hoạ, đủ điều kiện hoạt động, không để xẩy ra rủi ro do bất kỳ một sự cố bất khả kháng nào đối với mạng nghiệp vụ ngân hàng;

17 Một số nguyên tắc xây dựng TT dự phòng thảm hoạ :
Có khoảng cách cách xa trung tâm dữ liệu chính từ 30 Km trở lên, càng xa, càng an toàn; Đảm bảo đường truyền thông tốc độ cao, an toàn; Có hệ thống thông tin có thể thay thế cơ sở chính khi có sự cố, có thảm hoạ; Có phương án dự phòng cho cơ sở dự phòng đối với một số sự cố thường gặp; Xây dựng phương án kiểm tra, kiểm soát thường xuyên để đảm bảo là cơ sở dự phòng thật sự có tác dựng khi có sự cố;

18 VI. Nhân lực cho khoa học Công nghệ;
Mục tiêu chung của công tác đào tạo bồi dưỡng: Đội ngũ cán bộ chuyên tin và cán bộ nghiệp vụ ngân hàng đủ trình độ để quản lý và vận hành hệ thống công nghệ hiện đại. Đi đôi với công tác đào tạo bồi dưỡng, cần khuyến khích nghiên cứu khoa học và có chính sách thoả đáng cho công tác này. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng làn thứ X chỉ rõ: “Có chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao; thu hút các nhà khoa học, công nghệ giỏi ở trong nước, ngoài nước và trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Vì vậy, đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là thực hiện các chính sách thoả đáng để đảm bảo khuyến khích, thu hút tài năng khoa học công nghệ.

19 Một số kết quả đạt được: Đội ngũ chuyên CNTT Ngân hàng: khoảng người; Trong đó, Trình độ đại học, trên đại học chiếm 30%; Hơn 80% cán bộ, công chức toàn ngành Ngân hàng đã biết sử dụng máy tính để xử lý công việc hàng ngày. Đào tạo, bồi dưỡng các trình độ khoảng: người/5 năm. Trong đó, cán bộ quản lý là 950 người; Hội thảo trong nước và quốc tế về CNTT đã thu hút một lượng không nhỏ cán bộ làm tin học tham gia về hoạt động Ngân hàng, thương mại điện tử, Internet, an toàn bảo mật vµ mở rộng dịch vụ Ngân hàng...

20 Những đối tượng cần đào tạo bồi dưỡng:
Cán bộ Kỹ thuật đang hoạt động trong lĩnh vực CNTT (cập nhật thông tin); Cán bộ đang làm nghiệp vụ Ngân hàng, vì ngày nay, mọi lĩnh vực hoạt động Ngân hàng đã và đang tin học hoá sâu rộng; Học sinh, sinh viên mới được tuyển dụng. Các trường chí đào tạo những kiến thức cơ bản, để xử lý các bài toán cụ thể của từng Ngành, lĩnh vực phải được bồi dưỡng thêm, sâu hơn và gắn CNTT với lĩnh vực chuyên môn phải giải quyết; Ưu tiên cho cán bộ các tỉnh, địa phương còn gặp nhiều khó khăn về phát triển công nghệ;

21 Đào tạo và chính sách cán bộ
Chính sách thu hút lực lượng khoa học công nghệ (tiền lương, tiền thưởng và các chính sách xã hội khác); Chính sách về học tập, đào tạo nâng cao trong và ngoài nước; Chính sách về các công trình khoa học được áp dụng trong thực tiễn; Đào tạo và sử dụng cán bộ Đào tạo, bồi dưỡng phải đúng đối tượng; không cử cán bộ đi học để đảm bảo số lượng; Sử dụng cán bộ đúng ngành nghề được đào tạo; Khi cần thuyên chuyển cán bộ phải được chuẩn bị trước ít nhất 6 tháng;

22 VII. Vai trò của các chính sách về CNTT quốc gia.
CNTT Việt nam luôn gắn vớiCNTT thế giới và CNTT Ngân hàng là một bộ phận cấu thành hệ thống CNTT Việt nam. Vì vậy, Hoạt động ngân hàng nói chung và phát triển ứng dụng CNTT Ngân hàng nói riêng không thể tách rời hoạt động của kinh tế xã hội và CNTT quốc gia. do vậy, CNTT ngân hàng nhất thiết chịu sự chi phối của các chính sách về CNTT quốc gia.

23 Các chính sách có sự tác động là:
Định hướng, chính sách về phát triển CNTT quốc gia; Các quy định về nguồn vốn đầu tư cho khối các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; Chính sách về cán bộ, thu hút nhân lực khoa học công nghệ và các công trình Nghiên cứu khoa học; Chính sách về phát triển hạ tầng công nghệ, viễn thông: giá cước và dịch vụ...; Chính sách về đào tạo, bồi dương cán bộ trước mắt cũng như lâu dài

24 Xin cảm ơn! Cục trưởng Cục Công nghệ THNH


Tải xuống ppt "Nh÷ng vÊn ®Ò ®ang ®Æt ra Cho CNTT"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google