VIÊM PHẾ QUẢN MẠN SINH VIÊN BÁO CÁO:

Slides:



Advertisements
Các bản thuyết trình tương tự
DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP LAMAP Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG –
Advertisements

NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH
Nghe kém và điếc bẩm sinh
VIÊM TAI XƯƠNG CHŨM MẠN TÍNH HỒI VIÊM
ĐẺ KHÓ Ths. Lưu Thị Thanh Đào.
ĐỀ TÀI: CHĂM SÓC BỆNH NHÂN ĐO ÁP LỰC TM TRUNG TÂM ( CVP)
UNG THƯ VÚ, CỔ TỬ CUNG PHÒNG NGỪA & PHÁT HIỆN SỚM
LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG DO NHIỄM H.PYLORI Ở TRẺ EM
HƯỚNG DẪN THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ PHẢN ỨNG SAU TIÊM CHỦNG
Huỳnh Khánh Tâm Phạm Thị Quỳnh Như Lê Kế Quốc Chính Võ Huỳnh Hải Nghĩa.
HỘI THẢO "PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG SP"
GVHD: Nguyễn Phúc Học Lớp : PTH 350 J – Nhóm 17
HIV/AIDS Trình bày nhóm: Lê Thị Huyền Huỳnh Thị Huyền Từ Thị Mỹ Lệ
TÊN CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM:
VAI TRÒ CỦA ICS/LABA TRONG ĐIỀU TRỊ COPD GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH
VIÊM PHẾ QUẢN MẠN SINH VIÊN : NGUYỄN THỊ THÚY QUỲNH - TRIỆU VĂN BẢO QUỐC NGUYỄN THỊ TƯỜNG SA - NGUYỄN THỊ SIM LÊ TUẤN ANH - HOÀNG THỊ TRANG ANH NGUYỄN.
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP
Thành viên: Nguyễn Văn Sỹ Nguyễn kim chi Hoàng Lê Bảo Ngọc
ĐẠI CƯƠNG CHÂM CỨU.
Giảng viên: Nguyễn Phúc Học Nhóm 4 – Lớp: PTH350J
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
HỘI CHỨNG THẬN HƯ Nhóm SV trình bày: - Từ Thị Mỹ Lệ
LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG GVHD: Nguyễn Phúc Học Lớp : PTH 350J
Áp xe gan do amip Môn : Bệnh lý học TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA DƯỢC
HEN PHẾ QUẢN Nhóm trình bày: Nhóm 2, lớp T20YDH2A Nguyễn Văn Huyên
ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU
SỎI TIẾT NIỆU Hướng dẫn : Ths.Bs Nguyễn Phúc Học
Nh÷ng vÊn ®Ò ®ang ®Æt ra Cho CNTT
MODUL 5 TƯ VẤN HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN
RỐI LOẠN TÂM THẦN- GiẤC NGỦ
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐC TIM
Bài 4: XƠ CỨNG BÌ HỆ THỐNG CHƯƠNG 1:
SỎI MẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA DƯỢC
TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU CHO CBGVNV
BS.NẠI THỊ HƯƠNG THOANG PHÒNG KHÁM NHŨ - MEDIC
VIÊM CẦU THẬN CẤP Nhóm thực hiện: Nhóm 4.
CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN KHÓ THỞ CẤP BẰNG SIÊU ÂM PHỔI Case series
U CARCINOID TRỰC TRÀNG BS NGUYỄN TRUNG KIÊN Khoa Nội Soi Tiêu Hóa.
THÔNG TƯ 51/2017/TT-BYT HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ
THUYẾT TRÌNH VỀ BỆNH LÝ HỌC
Tổng quan nhiễm trùng cơ hội trong HIV/AIDS
BÁO CÁO CA LÂM SÀNG NGỘ ĐỘC THUỐC TÊ TẠI KHOA NỘI BVĐKQT HẢI PHÒNG
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP U PHẦN MỀM
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỞ KHÍ QUẢN
Viêm tụy cấp.
Đại cương về máu và cơ quan tạo máu
KHOA ĐIỀU DƯỠNG MÔN: Điều Dưỡng Cấp Cứu - Hồi Sức
NHÂN HAI TRƯỜNG HỢP HO KÉO DÀI
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SỐC TIM
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SỐC PHẢN VỆ
THÀNH VIÊN NHÓM 1.Lê Thị Ái My 2.Phan Thị Bé 3.Vũ Thị Nhã Phương
CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN.
Trường Đại Học Duy Tân Khoa Điều Dưỡng BỘ MÔN: HỒI SỨC CẤP CỨU GV: Ths
BỘ MÔN : HỒI SỨC CẤP CỨU LỚP : K19YDD3 GVHD: NGUYỄN PHÚC HỌC
ĐIỀU DƯỠNG HỒI SỨC CẤP CỨU Khoa Điều dưỡng Đại học Duy Tân
Bài 4: SUY THẬN CẤP Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bs. NGUYỄN PHÚC HỌC.
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP
KIỂM SOÁT, KIỂM TOÁN NỘI BỘ
CHĂM SÓC BỆNH NHÂN PHÙ PHỔI CẤP
SỐC TIM Đề tài: GVHD: Ths,Bs Nguyễn Phúc Học Thành viên nhóm:
ĐIỀU DƯỠNG CẤP CỨU – HỒI SỨC
I. TRẠM Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Bệnh viện BÌNH AN Case report THOÁT VỊ HOÀNH
AN TOÀN NGƯỜI BỆNH HƯỚNG DẪN PHÒNG NGỪA SỰ CỐ Y KHOA TẠI CÁC CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH PGS. TS. LƯƠNG NGỌC KHUÊ CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ KHÁM, CHỮA BỆNH.
ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ TRONG CẤP CỨU BAN ĐẦU
CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH
CHĂM SÓC BÊNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP
Bản ghi của bản thuyết trình:

VIÊM PHẾ QUẢN MẠN SINH VIÊN BÁO CÁO: NGUYỄN THỊ THÚY QUỲNH TRIỆU VĂN BẢO QUỐC NGUYỄN THỊ TƯỜNG SA NGUYỄN THỊ SIM LÊ TUẤN ANH HOÀNG THỊ TRANG ANH NGUYỄN THỊ NGỌC CHÂU PHẠM THỊ ÁNH CHUYÊN

I. ĐỊNH NGHĨA Viêm phế quản mãn là bệnh đặc trưng bởi sự tạo lập đàm nhớt nhiều trong phế quản và biểu hiện ho khạc đàm tối thiểu 3 tháng liên tục trong một năm, kéo dài trong hai năm liên tiếp. Người ta phân làm 3 loại viêm phế quản mãn dựa vào bệnh sinh, điều trị và tiên lượng: Viêm phế quản mạn đơn thuần (viêm phế quản mạn không tắc nghẽn): biểu hiện chủ yếu ở đường thở trung tâm và phế quản có phản ứng bình thường với các kích thích và có tiên lượng tốt. VPQM tắc nghẽn dạng co thắt (dạng hen): có sự tăng phản ứng phế quản với các kích thích một cách bẩm sinh hay mắc phải. VPQM tắc nghẽn dạng khí phế thủng: biểu hiện sự tắc nghẽn đường hô hấp ngoại biên (phế quản, tiểu phế quản < 2mm) và có tiên lượng xấu.

II. NGUYÊN NHÂN Viêm phế quản mạn không phải là bệnh nhiễm trùng mà biểu hiện là sự mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và yếu tố độc hại của môi trường. Lúc đầu có sự suy yếu lớp nhầy lông, sau đó dẫn đến nhiễm trùng và tắc nghẽn, cuối cùng gây mất bù tim phổi. Nguyên nhân chưa rõ nhưng những yếu tố nguy cơ đã được xác nhận: II.1 Thuốc lá: 90% bệnh nhân viêm phế quản mạn có hút thuốc lá, bệnh thường xảy ra sau 50 tuổi do sự tích tụ của thuốc lá, nếu hút thuốc nhiều từ khi còn trẻ thì tỉ lệ viêm phế quản mạn tăng lên gấp đôi so với nhóm không hút thuốc.

II. NGUYÊN NHÂN (tt) II.2 Môi trường làm việc: Những chất độc hại có thể gây ra và làm nặng hơn viêm phế quản mạn: khí chlor, phosgen, nitơ, isocyanate có thể gây tổn thương đường hô hấp trung tâm nhưng nếu tiếp xúc kéo dài, đặc biệt có các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá hay nhiễm trùng kéo dài dễ gây viêm phế quản mạn. II.3 Dị nguyên: Có sự tăng nhẹ bạch cầu ái toan, tăng nhẹ IgE, tăng phản ứng da đối với dị nguyên ở người hút thuốc lá, có thể do tăng nhạy cảm với khói thuốc hay vi khuẩn cư trú ở đường hô hấp hay tăng tính thấm của niêm mạc phế quản đối với sự xâm nhập của kháng nguyên vào cơ thể.

II. NGUYÊN NHÂN (tt) II.4 Tuổi: Tuổi cao là một yếu tố nguy cơ thật sự, có liên quan đến sự tích tụ độc tính của thuốc lá làm tổn thương đường hô hấp. II.5 Yếu tố xã hội: Ở nước công nghiệp, tỉ lệ viêm phế quản mạn cao ở người có thu nhập thấp, nhóm này tăng rõ rệt khi hút thuốc lúc làm việc, cư trú ở vùng ô nhiễm nặng, điều kiện sống thấp và ít được chủng ngừa. II.6 Giới tính: Viêm phế quản mạn có ưu thế ở nam so với nữ do có liên quan đến thuốc lá. II.7 Yếu tố khí hậu: Khí hậu lạnh và khô gây co thắt phế quản ở bệnh nhân viêm phế quản mạn dạng hen. II.8 Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là yếu tố khởi phát trong 1/3 trường hợp, nhiễm trùng tái đi tái lại sẽ làm giảm chức năng hô hấp.

III. BỆNH SINH III.1 Sự suy yếu lớp trụ lông: Hít chất độc hại lúc đầu chỉ làm giảm chức năng của lớp biểu mô trụ lông.Suy giảm chức năng lớp trụ lông có hồi phục lúc ban đầu sẽ dần dần tiến triển đến tổn thương thực thể và cơ chế tái tạo ngày càng giảm dần. III.2 Nhiễm trùng: Giai đoạn 2 đặc trưng bởi nhiễm trùng do mất chức năng của lớp trụ lông và sự cư trú của vi khuẩn.

III. BỆNH SINH (tt) III.3 Tắc nghẽn đường thở: Tắc nghẽn đường thở trong giai đoạn 3 do viêm dầy lớp niêm mạc và ứ đọng đàm nhớt ở đường hô hấp nhỏ. Một số trường hợp có tăng đáp ứng không đặc hiệu của phế quản đối với các kích thích và gây co thắt phế quản. Sự tăng đáp ứng có thể bẩm sinh hay mắc phải. Có 2 giả thuyết: Viêm: do các chất chuyển hoá của acid arachidonic, chất oxid hoá, protease từ bạch cầu hạt, đại thực bào, vi khuẩn, virus gây viêm và kích thích đường hô hấp. Dị ứng: có tăng IgE trong một số nhiễm virus, cơ chế này quan trọng ở trẻ em hơn người lớn.

IV. CHẨN ĐOÁN

LÂM SÀNG 1. Viêm phế quản mạn không tắc nghẽn (Viêm phế quản mạn đơn thuần) Ho là triệu chứng khiến bệnh nhân đến khám bệnh. Ho cách quãng hay kéo dài, thường kèm khạc đàm, lúc đầu thường ho vào buổi sáng, về sau ho dễ xuất hiện khi hít chất kích thích và cuối cùng ho kéo dài. Giai đoạn này dễ bỏ qua. Đàm lúc đầu nhầy, khi bội nhiễm trở nên mủ và số lượng nhiều hơn. Ho khạc đàm có thể còn kéo dài 6 tháng sau khi ngưng hút thuốc lá. Khó thở khi gắng sức đôi khi có trong giai đoạn này, có lẽ do thừa cân, kém vận động, tăng HbCO trong máu do hút thuốc. Khám thực thể đôi khi phát hiện ran ẩm và mất khi hít sâu hay ho.

LÂM SÀNG (tt) 2. Viêm phế quản mạn tắc nghẽn dạng hen Ngoài ho khạc đàm, bệnh nhân thường than phiền về triệu chứng khó thở: xuất hiện từng cơn, phần lớn sau nhiễm trùng, tiếp xúc với các kích thích (lạnh, gắng sức, dị nguyên, khí độc...). Khám trong cơn khó thở phát hiện ran rít, ngáy khi thở ra, đôi khi có ran ẩm, thường mất khi ho.

LÂM SÀNG (tt) 3. Viêm phế quản mạn tắc nghẽn dạng khí phế thủng Khó thở khi gắng sức là triệu chứng chủ quan nổi bật, khi nặng hơn bệnh nhân khó thở cả khi nghĩ ngơi. Ho khạc đàm trong giai đoạn này mất dần. Khám: lồng ngực hình thùng, thở ra kéo dài, rì rào phế nang giảm hay mất.

CẬN LÂM SÀNG 1. Xét nghiệm huyết học : Công thức máu 2. Xét nghiệm sinh hoá Đo IgA, IgG, IgM để phát hiện hội chứng giảm kháng thể. Đo a1 protease inhibitor. Khí máu động mạch giúp theo dõi diễn tiến và mức độ suy hô hấp. 3. Vi trùng học : Nhuộm và cấy vi khuẩn. - Hemophillus và pneumococcus là 2 vi khuẩn thường gặp nhất trong viêm phế quản mạn. - Vi khuẩn khác: Bramhamella catharrhalis, Pseudomonas aerusinosa, Staphylococcus. 4. X-quang tim phổi thẳng 5. Nội soi phế quản Giúp loại trừ một số bệnh có triệu chứng giống hay đi kèm viêm phế quản mạn: K phế quản, lao, dò hạch lao vào phế quản, hít dị vật…

VI. ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT VIÊM PHẾ QUẢN MẠN

VI. ĐIỀU TRỊ (tt) VI.1 Kháng sinh Chỉ sử dụng kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, đàm tăng số lượng, đổi màu…). Kháng sinh ban đầu thường là nhóm có phổ rộng đối với các vi khuẩn thường gặp nhất như Amoxicilline, Erythromycine). Nếu lâm sàng không đáp ứng với các thuốc trên thì chuyển sang Cephalosporin thế hệ 2 hoặc Fluoroquinolone. VI.2 Điều trị triệu chứng Thuốc dãn phế quản nên dùng bằng đường khí dung (Ventolin, Bricanyl, Combivent…). Corticoide chỉ sử dụng trong đợt cấp. Oxy trị liệu khi có dấu hiệu suy hô hấp cấp, dùng oxy kéo dài khi bệnh nhân có suy hô hấp mạn tính nhằm duy trì Pa02 từ 60 đến 80mmHg. Kết hợp vật lý trị liệu hô hấp.

VII. PHÒNG BỆNH Phòng bệnh khi còn ở giai đoạn viêm phế quản mạn đơn thuần: Ngưng thuốc lá Điều trị tốt các đợt nhiễm trùng Vật lý trị liệu hô hấp.