Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

ĐẠI CƯƠNG CHÂM CỨU.

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "ĐẠI CƯƠNG CHÂM CỨU."— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 ĐẠI CƯƠNG CHÂM CỨU

2 I. ĐỊNH NGHĨA: Châm và cứu đều có đặc điểm chung là kích thích vào huyệt tạo nên những phản ứng thích hợp với trạng thái bệnh lý, điều hòa chức năng bị rối loạn và giảm đau. - Châm là dùng kim kích thích vào huyệt tùy theo chứng bệnh có thể châm sâu, nông, kích thích mạnh hoặc nhẹ. - Cứu là dùng sức nóng kích thích vào 1 huyệt trên da nhằm điều khí giảm đau để phòng và chữa bệnh. Cứu dùng ngải tác động vào huyệt trong thời gian dài hay ngắn, ấm hay nóng tùy thuộc trạng thái của bệnh.

3 II. CÁC HÌNH THỨC CHÂM CỨU: 1
II. CÁC HÌNH THỨC CHÂM CỨU: 1. Hào châm: Kim châm ngắn dài khác nhau từ 1 - 7cm, thân tròn làm bằng thép không gỉ. 2. Kim tam lăng: Mũi nhọn có 3 cạnh dùng để châm nặn máu. 3. Mai hoa châm: Gồm kim nhỏ buộc thành bó, cắm trên 1 cái cán gõ lên mặt da, mũi kim nằm trên 1 mặt phẳng và thẳng góc với mặt da. 4. Thủy châm: Tiêm thuốc vào huyệt như vitamin B1, B6, B12, Novocain, Lidocain Điện châm: Dùng dòng xung điện kích thích lên kim châm. 6. Chôn chỉ: Dùng chỉ tiêu phẫu thuật (catgut) cấy trong huyệt. 7. Chích nặn máu: Châm kim vào huyệt rồi nặn máu. 8. Nhĩ châm: Kim châm các huyệt ở loa tai.

4 Ngoài ra còn có các hình thức châm khác như:
* Ngoài ra còn có các hình thức châm khác như: - Tỵ châm: Châm các huyệt ở mũi. - Diện châm: Châm các huyệt ở mặt. - Đầu châm * Hiện nay có dùng tia lade, tia hồng ngoại, điện từ (nam châm) để kích thích lên vùng huyệt.

5 III. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CHÂM CỨU: 1. Giải thích theo y học hiện đại: 1. 1
III. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CHÂM CỨU: 1. Giải thích theo y học hiện đại: 1.1. Phản ứng tại chỗ: - Châm cứu vào huyệt gây kích thích 1 cung phản xạ mới có tác dụng ức chế cung phản xạ bệnh lý: làm giảm cơn đau, giải phóng sự co cơ. - Những phản xạ đột trục của hệ thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự vận mạch, nhiệt và sự tập trung bạch cầu... làm thay đổi tính chất của tổn thương, giảm xung huyết, bớt nóng, giảm đau... - Phản ứng tại chỗ hay xung quanh nơi bị tổn thương Đông y gọi là thống điểm, A thị huyệt hay Thiên ứng huyệt.

6 1.2. Phản ứng theo tiết đoạn thần kinh: Cơ thể có 31 tiết đoạn, mỗi đoạn gồm đôi dây thần kinh tủy sống, một khoanh tuỷ, đôi hạch giao cảm và 1 số cơ quan bộ phận thuộc tiết đoạn đó, khi một bộ phận trong tiết đoạn có bệnh sẽ gây nên sự thay đổi bất thường ở da (ấn đau điện trở giảm) ở cơ co rút gây đau. Bất cứ 1 kích thích nào cũng liên quan đến hoạt động vỏ não, như vậy sự phân chia phản ứng cục bộ, phản ứng tiết đoạn chỉ có giá trị về mặt vị trí cơ thể vµ sự liên quan cục bộ từng vùng thông qua hoạt động của não với nội tạng.

7 1.3. Phản ứng toàn thân: Bất cứ một kích thích nào, từ ngoài cơ thể hoặc từ trong các nội tạng đều được truyền lên vỏ não. Dựa vào phản ứng toàn thân ở vỏ não: - Dùng những huyệt ở xa vùng bệnh nhưng có tác dụng đặc hiệu tới vùng bệnh - Khi châm kim vào huyệt đạt "cảm giác đắc khí" (căng, tê, tức, nặng) dấu hiệu báo kích thích đã đến mức độ cần thiết (ngưỡng kích thích).

8 2. Giải thích theo y học cổ truyền:
2. Giải thích theo y học cổ truyền: Châm cứu có tác dụng điều khí, làm thông kinh lạc do đó lập lại sự cân bằng âm dương trong cơ thể và giảm đau. 2.1. Về sinh lý : Dưới sự thúc đẩy của kinh khí, khí huyết, tuần hoàn không ngừng trong kinh lạc đưa dinh dưỡng đến lục phủ ngũ tạng, làm cho cơ thể trong ngoài - trên dưới giữ được cân bằng sinh lý trong trạng thái bình thường.

9 2.2. Về bệnh lý : Kinh lạc là đường liên hệ nối thông phần ngoài cơ thể với nội tạng. Trong trạng thái bình thường kinh lạc có thể giữ được sự cân bằng, điều khiển nhịp nhàng hoạt động của cơ thể. Nhưng nếu sự điều hòa tổng hợp của kinh lạc không bình thường sẽ xuất hiện bệnh Về chẩn đoán: Mỗi nhánh của kinh lạc đều có bộ vị tuần hành nhất định và liên hệ với các tạng phủ nào đó. Cho nên bệnh của tạng phủ có thể biểu hiện qua kinh lạc trên bề mặt da cơ thể.

10 2.4. Về trị liệu: Nếu một tạng phủ nào đó bị bệnh ta có thể theo 1 kinh đại diện tạng phủ mà dùng huyệt khôi phục lại công năng bình thường của kinh lạc * Sự mất cân bằng âm dương phản ánh qua 4 trạng thái: + Hư là chính khí suy giảm. + Thực tà là khí quá mạnh. + Hàn là sức nóng của cơ thể giảm sút. + Nhiệt là sức nóng của cơ thể quá tăng.

11 Dựa vào các trạng thái trên để định phép châm cứu
* Dựa vào các trạng thái trên để định phép châm cứu. + Hư châm bổ (châm sâu - lưu lâu - kích thích nhẹ...) + Thực châm tả (châm nông - kích thích mạnh ...). + Hàn thì cứu hoặc ôn châm. + Nhiệt bốc hỏa không cứu chỉ châm hoặc nặn máu. - Mối quan hệ giữa các tạng phủ: tuân theo quy luật âm dương, ngũ hành. Các chức năng hoạt động của các tạng phủ được tiến hành đều đặn, ăn khớp nhịp nhàng là nhờ khí huyết lưu chuyển trong các kinh lạc. Nếu kinh lạc bị bế tắc sẽ sinh bệnh. Châm cứu là thông kinh hoạt lạc, làm cho khí huyết lưu thông, nhờ vậy điều chỉnh được sự mất cân bằng âm dương

12 IV. PHƯƠNG PHÁP BỔ TẢ: Trong quá trình thực hiện công tác trị liệu bằng châm cứu, vấn đề bổ tả đóng vai trò quan trọng. Dĩ nhiên, tùy thuộc vào tình hình bệnh tật cụ thể mà ta có những phép bổ tả khác nhau

13 1. Bổ tả theo “Từ tật” “Từ” có nghĩa là châm kim vào chậm, “tật” có nghĩa là khi châm kim vào phải nhanh, hoặc ngược lại, khi rút kim ra phải chậm, khi rút kim ra phải nhanh. Bổ: “Từ nội: châm vào chậm” “tật xuất”: rút kim ra nhanh” Tả: “Tật nội: châm vào nhanh” “từ xuất: rút kim ra chậm”. Dù sao, việc châm vào rút ra nhanh hay chậm sẽ được phát huy rõ hơn trong các phương pháp bổ tả theo “phối hợp”.

14 2. Bổ tả theo đề sáp: châm vào rút ra:
Theo kinh điển thì phép Bổ tả được chia làm Bổ: “Khẩn án” tức là khi châm vào như có sức nặng đè xuống. “Mạn đề” tức là khi rút kim ra phải nhẹ nhàng. Tả: “Mạn án” tức là khi châm vào phải thật nhẹ nhàng. “Khấn đề” có nghĩa là rút kim ra như rút cái gì thật nặng nề.

15 3. Bổ tả theo pháp vê (xoay) kim:
Đây là 1 phương pháp bổ tả thường dùng và được ứng dụng đa dạng, có ảnh hưởng bởi kinh dịch. Thông thường thì: Bổ: xoay kim về phía trái, tức là ngón tay cái hướng về phía trước, ngón tay trỏ hướng về phía sau. Tả: xoay kim về phía hữu, tức là ngón tay cái lui về phía sau, ngón tay trỏ hướng về phía trước.

16 4. Bổ tả theo “hướng” của Kim châm:
Đây là phép châm theo thủ thuật “nghênh tùy”. Bổ: đầu kim châm nằm thuận theo hướng đi của kinh Tả: đầu kim nằm nghịch với hướng đi của kinh. 5. Bổ tả theo hô hấp: Bổ: đợi lúc hô tức là khí xuất ra ngoài thì châm vào, đợi lúc hấp tứ là khí nhập vào thì rút kim ra. Tả: đợi lúc hấp tức là khí nhập vào thì châm vào, đợi lúc hô, tức là khí xuất ra thì rút kim ra.

17 6. Bổ tả theo “Khai hợp: Hở đóng”
Bổ: rút kim ra nhanh và rút 1 lần, dùng tay bít nhanh miệng của huyệt Tả: rút kim ra chậm, đồng thời lắc kim để cho miệng kim rộng ra, không bịt miệng lỗ kim lại. 7. Bổ tả theo cường độ: Bổ: Châm đắc khí để nguyên hoặc vê kim nhẹ, chậm Tả: Châm đắc khí vê kim nhiều lần * Đối với máy điện châm: Bổ: Kích thích cường độ nhẹ, tần số thấp (chậm) Tả: Kích thích cường độ Mạnh, tần số thấp cao (Nhanh)

18 8. Bổ tả theo Thời gian: Bổ: Lưu kim lâu Tả: Lưu kim nhanh.

19 V. CHỈ ĐỊNH – CHỐNG CHỈ ĐỊNH KHI CHÂM: 5. 1
V. CHỈ ĐỊNH – CHỐNG CHỈ ĐỊNH KHI CHÂM: Chỉ định: - Thần kinh -Tuần hoàn - Tiêu hóa - Hô hấp - Tiết niệu - Cơ xương khớp - Sinh dục

20 5.2. Chống Chỉ định: - Các bệnh thuộc diện cấp cứu -Các bệnh đau bụng cần theo dõi ngoại khoa - Sức khỏe yếu: thiếu máu, bệnh tim, tâm thần … - Vừa lao động mệt nhọc; đói, mệt … - Cấm châm các huyệt: Rốn, đầu vú - Không châm vào các huyệt sau: + Phong phủ : giữa xương chẩm - C1 + Á môn: C1 – C2 + Liêm tuyền + Các huyết vùng ngực

21 5.3. Tư thế: Thầy thuốc: Thuận lợi nhất
BN: Thoải mái, dễ chịu. Chịu đựng được lâu + Ngồi + Nằm ngửa + Nằm nghiêng + Nằm sấp 5.4. Góc châm: + 150 : Châm xiên + 450 – 600 : Châm ngang + 750 – 900 : Châm ngang 5.4. Độ sâu: Tùy theo tuổi; Vị trí huyệt …

22 6. Những hiện tượng bất thường xảy ra; Cách giải quyết:
6. Những hiện tượng bất thường xảy ra; Cách giải quyết: * Sốc (Vượng châm): * Chảy máu: * Gãy kim: * Châm vào dây thần kinh

23 7. Thủ thuật châm kim: Luyện tập châm kim thành thạo Các giai đoạn tiến hành châm: + Chọn huyệt: + Sát trùng: + Châm qua da: + Châm vào thịt: Thủ pháp: Chắc chắn, dứt khoát, nhẹ nhàng, căng mặt da

24 8. Vấn đề đắc khí khi châm: 8.1. Hiện tượng đắc khí: BN cảm giác tê, chướng nặng: chạy lên hoặc xuống dưới huyệt châm Kim bị mút chặt vùng da đỏ hoặc tái nhợt 8.2. Để đạt tới đắc khí cần: Tìm cho đúng huyệt Xoay chuyển kim Nhấc kim lên xuống

25 2.5. Cách xác định vị trí huyệt:
Hình 5.1. Cách xác định thốn tự thân

26 - Lấy huyệt theo các mốc giải phẫu: như cơ, gân, xương, thần kinh.
- Lấy huyệt theo quan niệm trong ngoài của mô hình châm cứu cổ điển: người đứng thẳng, tay duỗi, lòng bàn tay hướng ra trước. - Đơn vị đo lường: theo thốn tự thân, là khoảng cách giữa chỗ tận cùng hai mép da của hai nếp gấp ngón tay giữa khi ngón này co chạm đầu ngón với đầu ngón tay cái. Có thể lấy bề ngang của 4 khoát ngón tay là chiều dài 3 thốn; 03 khoát: 02 thốn; 03 khoát: 1,5 thốn


Tải xuống ppt "ĐẠI CƯƠNG CHÂM CỨU."

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google