Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

HEN PHẾ QUẢN Nhóm trình bày: Nhóm 2, lớp T20YDH2A Nguyễn Văn Huyên

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "HEN PHẾ QUẢN Nhóm trình bày: Nhóm 2, lớp T20YDH2A Nguyễn Văn Huyên"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 HEN PHẾ QUẢN Nhóm trình bày: Nhóm 2, lớp T20YDH2A Nguyễn Văn Huyên
Lê Thị Khải Lê Thị Loan Lê Quang Thành Trần Vinh Quang Lê Thị Kim Vương Trần Thị Tâm Nguyễn Thị Thanh Tùng

2 HEN PHẾ QUẢN Định nghĩa:
Có rất nhiều định nghĩa về Hen Phế Quản (HPQ): Theo Chương trình quốc tế phòng chống hen - GINA 2002 Theo Chương trình quốc tế phòng chống hen - GINA 2008 Theo Chương trình quốc tế phòng chống hen - GINA 2014 * Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn – ban hành kèm theo QĐ số 4776/QĐ-BYT 04/12/2009 của BT Bộ Y tế): Hen là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.

3 HEN PHẾ QUẢN 2. Những nguyên nhân chính gây hen
- Hàng nghìn loại dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, lông thú, vi khuẩn, virus, thực phẩm, nấm, mốc... ). - Tình trạng gắng sức quá mức... - Cảm cúm, nhiễm lạnh. - Các chất kích thích nghìn loại dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, lông thú, vi khuẩn, virus, thực phẩm, nấm, mốc... ) khói các loại (khói xe động cơ, bếp ga, than củi, khói thuốc lá...), những chất có mùi vị đặc biệt (nước hoa, mỹ phẩm... ). - Thay đổi nhiệt độ, thời tiết, khí hậu, không khí lạnh. - Những yếu tố nghề nghiệp: bụi (bông, len, hoá chất... ). - Thuốc (aspirin, penicillin v.v... ). - Cảm xúc âm tính: lo lắng, stress...

4 HEN PHẾ QUẢN 3. Cơ chế bệnh sinh của hen
Cơ chế bệnh sinh của hen có nhiều yếu tố tham gia: +/ Trước hết là nhiều loại tế bào viêm. Những tế bào này (tế bào mast, eosinophil, đại thực bào, tế bào biểu mô, tế bào nội mạc, tế bào lympho T và B) lại giải phóng hàng loạt chất trung gian hoá học khác +/ Nhóm chất trung gian hoá học (mediator) được giải phóng trong cơ chế bệnh sinh hen, bao gồm các mediator tiên phát (histamin, serotonin, bradykinin, PAF, ECF... ) và các mediator thứ phát (leucotrien, prostaglandin, neuropeptid, cytokin; interferon (các yếu tố tăng trưởng tế bào và bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân (G-CSF, GMCSF), yếu tố hoại tử u (TNFα)… ). Ngoài các chất trung gian hoá học kể trên, còn các phân tử kết dính (Adhesion, molecules): ICAM1, ICAM2, VCAM và nhiều enzym (histaminase, tryptase, chymase) tham gia cơ chế hen.

5 HEN PHẾ QUẢN Cơ chế hen, thực chất là cơ chế viêm dị ứng trong bệnh sinh của hen. Cơ chế hen được tóm tắt trong sơ đồ:

6 HEN PHẾ QUẢN 4. Triệu chứng chẩn đoán xác định
Khi thấy một trong các biểu hiện sau đây: - Có những cơn khò khè tái phát nhiều lần - Cơn ho về đêm tái phát nhiều lần - Có ho, khò khè, khó thở, nặng ngực khi gắng sức - Có ho, khò khè, khó thở và nặng ngực khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm. - Có triệu chứng “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày - Các triệu chứng của bệnh có cải thiện khi điều trị thuốc hen

7 HEN PHẾ QUẢN Các triệu chứng trên xuất hiện hoặc nặng lên về đêm và sáng sớm hoặc khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay các yếu tố nguy cơ. Cần khai thác tiền sử người bệnh và gia đình người bệnh về các bệnh dị ứng như hen, chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân, dị ứng thức ăn, v.v... * Một cơn hen điển hình được mô tả như sau: Tiền triệu: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, buồn ngủ, ho,.. Cơn khó thở: khó thở ra, chậm, khò khè, tiếng rít (bản thân người bệnh và người xung quanh có thể nghe thấy), mức độ khó thở tăng dần, có thể kèm theo vã mồ hôi, nói khó.

8 HEN PHẾ QUẢN

9 HEN PHẾ QUẢN 5. Phân loại Hen:
* Phân loại theo nguyên nhân: hen không dị ứng và hen dị ứng. Hen dị ứng có 2 loại: - Hen dị ứng không nhiễm trùng do các dị nguyên: + Bụi nhà, bụi đường phố, phấn hoa, biểu bì, lông súc vật (chó, mèo, ngựa..), khói bếp (than, củi... ), hương khói, thuốc lá. + Thức ăn (tôm, cua). + Thuốc (aspirin... ). - Hen dị ứng nhiễm trùng do các dị nguyên: + Virus (Arbovirus, Rhinovirus, VRS - Virus Respiratory Syncitial, Coronavirus). + Nấm mốc (Penicillum, Aspergillus, Alternaria...). Hen không dị ứng do các yếu tố: di truyền, gắng sức, rối loạn tâm thần, rối loạn nội tiết, thuốc (aspirin, penicillin..), cảm xúc âm tính mạnh (stress). * Phân loại hen theo bậc nặng nhẹ (4 bậc), phân loại theo mức độ kiểm soát (chưa được Kiểm soát, đã được KS một phần, đã được kiểm soát)

10 HEN PHẾ QUẢN

11 HEN PHẾ QUẢN 6. Biến chứng Biến chứng cấp tính
Tràn khí màng phổi do vỡ phế nang Tràn khí trung thất và tràn khí dưới da Suy tim cấp hay hội chứng tim phổi cấp Tử vong do hậu quả của các biến chứng trên Hình ảnh Tràn khí trong HPQ   Biến chứng mãn tính Biến dạng lồng ngực Suy hô hấp mạn Tâm phế mạn 7. Điều trị Nguyên tắc điều trị hen: (Theo GINA , 2004 , 2014 & QD 4776 BYT-2009…):  - Điều trị hen nhằm đạt 6 mục tiêu kiểm soát hen: + Không có triệu chứng hen (hoặc có ít nhất). + Không thức giấc do hen. + Không phải dùng thuốc cắt cơn (hoặc dùng ít nhất).

12 HEN PHẾ QUẢN + Không hạn chế hoạt động thể lực.
+ Chức năng phổi (PEF; FEV1) trở lại bình thường. + Không có cơn kịch phát. - Điều trị hen bao gồm điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng ngoài cơn hen -Thuốc điều trị hen có thể dùng tại chỗ (hít, khí dung), uống hoặc tiêm. -Tuy nhiên thuốc dùng tại chỗ có nhiều ưu điểm, trong đó thuốc corticosteroid dạng hít là thuốc dự phòng hen có hiệu quả nhất hiện nay. 8. Thuốc điều trị HPQ: -

13 HEN PHẾ QUẢN * Các thuốc cắt cơn (giãn phế quản) điều trị hen:
-Thuốc cường beta 2 tác dụng nhanh và tác dụng kéo dài. + SABA: Thuốc cường beta 2 tác dụng nhanh cắt cơn sau 3-5 phút nhưng chỉ tồn tại trong cơ thể người bệnh hen 4 giờ (gọi tắt là SABA – Short acting beta 2 agonist): salbutamol, terbutalin. + LABA: Thuốc cường beta 2 tác dụng kéo dài, tồn tại trong cơ thể 12 giờ (gọi tắt là LABA - Long acting beta 2 agonist): salmeterol, formoterol. -Thuốc kháng tiết cholin (Ipratropium) cắt cơn sau 1 giờ. -Thuốc corticoid uống (prednisolon 5mg) cắt cơn sau 6 giờ. -Theophyllin viên 100mg hiện nay ít dùng vì liều điều trị hen và và liều gây độc gần kề nhau. -

14 HEN PHẾ QUẢN * Các thuốc dự phòng trong điều trị hen:
 ICS: Thuốc corticoid dạng khí dung (gọi tắt ICS-Inhaled corticosteroid): beclometason, budesonid, fluticason. Ngoài corticoid dạng khí dung, thuốc dự phòng hen còn có: LABA, thuốc kháng leucotrien (Montelukast, Zarfirlukast) nhưng dự phòng hen tốt nhất là corticoid khí dung (ICS).  * Thuốc phối hợp: LABA + ICS là thuốc có nhiều ưu điểm nhất, dễ đạt kiểm soát hen triệt để. * Các dạng thuốc: Dạng hít, dạng khí dung, dang uống, dạng tiêm, một số hình ảnh: -

15 HEN PHẾ QUẢN 3 2 TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !


Tải xuống ppt "HEN PHẾ QUẢN Nhóm trình bày: Nhóm 2, lớp T20YDH2A Nguyễn Văn Huyên"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google