Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

ỦY BAN BẦU CỬ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TIỂU BAN TUYÊN TRUYỀN TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN.

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "ỦY BAN BẦU CỬ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TIỂU BAN TUYÊN TRUYỀN TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN."— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 ỦY BAN BẦU CỬ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TIỂU BAN TUYÊN TRUYỀN TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ Chủ nhật, ngày 22 tháng 5 năm (Tài liệu dành cho đội ngũ báo cáo viên các cấp) CẦN THƠ 2016

2 QUỐC HỘI VIỆT NAM 70 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Kể từ ngày 06/01/1946, đầu tiên trong lịch sử nước ta, mọi người dân từ cố nông, bần nông đến tầng lớp cùng đinh trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, không phân biệt giai tầng, nam nữ, tôn giáo đã được hưởng quyền bầu cử và ứng cử. Đây là dấu mốc nâng vị thế, vai trò của người dân Việt Nam lên tầm cao mới - thực hiện quyền dân chủ của mình.

3 Với vị thế và vai trò của mình, Quốc hội Việt Nam đã trải qua 13 khóa, với 08 Chủ tịch Quốc hội và đại biểu được bầu. Sắp tới đây, ngày 22/5/2016, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ sẽ được tiến hành. Lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam cụ thể như sau:

4 Quốc Hội khóa I ( ) Quốc Hội khóa đầu tiên được bầu cử ngày 06 tháng 01 năm 1946 với 403 đại biểu (Trong đó: có 333 đại biểu được dân bầu và 70 đại biểu không qua bầu cử), thành phần: Trí thức: 61%; Công kỹ nghệ gia: 0,6%; Buôn bán: 0,5; Thợ thuyền: 0,6% và Nông dân: 22%.

5 Quốc Hội khóa I ( ) Quốc hội khóa I đã để lại nhiều dấu ấn như: Thông qua bản Hiến pháp 1946 (ngày 09/11/1946), Hiến pháp đầu tiên cũng như Hiến pháp năm 1959 (ngày 31/12/1959) cùng 16 đạo luật và 50 nghị quyết.

6 Quốc Hội khóa II ( ) Được bầu cử ngày 08/5/1960 với 453 đại biểu (trong đó có 91 đại biểu miền Nam lưu nhiệm), thành phần gồm: Công nhân: 13,8%; Nông dân: 12,9%; Trí thức: 28,4%; Đảng viên: 82,3%; Cán bộ chính trị: 35,2%; Dân tộc thiểu số: 15,4%; Quân đội: 4,5%; Phụ nữ: 13,5%; Thanh niên: 8,8%; Tôn giáo: 3,5%. Ảnh: Mai Nam

7 Quốc Hội khóa II ( ) Đây là khóa Quốc hội đầu tiên hoạt động theo những nguyên tắc của Hiến pháp 1959, là khóa đầu tiên cả nước thực hiện kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế quốc dân theo đường lối do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã bầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch.

8 Quốc Hội khóa III (1964 - 1971)
Được bầu cử vào ngày 26/4/1964 với 453 đại biểu (Trong đó: 87 đại biểu lưu nhiệm); thành phần gồm: Công nhân: 12%; Nông dân: 24,5%; Trí thức: 26,8%; Đảng viên: 80,6%; Cán bộ chính trị: 19,2%; Dân tộc thiểu số: 16,6%; Quân đội: 5,0%; Phụ nữ: 16,7%; Thanh niên: 15,6%; Tôn giáo: 3,2%.

9 Quốc Hội khóa III (1964 - 1971)
Đồng chí Trường Chinh tiếp tục được tín nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch. Quốc hội khoá III hoạt động trong thời chiến, nên nhiệm kỳ của Quốc hội đã kéo dài đến quý I năm 1971.

10 Quốc Hội khóa IV ( ) Được bầu cử ngày 11/4/1971 với 420 đại biểu (thành phần gồm: Công nhân: 22,3%; Nông dân: 21,4%; Trí thức: 17,1%; Đảng viên: 75,4%; Cán bộ chính trị: 24,05%; Dân tộc thiểu số: 17,3%; Quân đội: 6,4%; Phụ nữ: 29,7%; Thanh niên: 19,5%).

11 Quốc Hội khóa IV ( ) Lần này, Quốc hội tiếp tục tín nhiệm bầu đồng chí Trường Chinh giữ chức vụ Chủ tịch.

12 Quốc Hội khóa V ( ) Được bầu cử ngày 06/4/1975 với 424 đại biểu (thành phần gồm: Công nhân: 22%; Nông dân: 21%; Trí thức: 22%; Đảng viên: 73%; Cán bộ chính trị: 23%; Dân tộc thiểu số: 16,7%; Quân đội: 6,5%; Phụ nữ: 32%; Thanh niên: 33%).

13 Quốc Hội khóa V ( ) Đồng chí Trường Chinh tiếp tục được tín nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch. Quốc hội khóa V ra đời trong bối cảnh lịch sử miền Nam vừa mới giải phóng (30 tháng 4 năm 1975) và hoạt động chưa đầy 2 năm ( ).

14 Quốc Hội khóa VI ( ) Được bầu cử ngày 25/4/1976 với 492 đại biểu; thành phần gồm: Công nhân: 16,2%; Nông dân: 20,3%; Trí thức: 19,9%; Đảng viên: 81,4%; Cán bộ chính trị: 28,6%; Dân tộc thiểu số: 13,6%; Quân đội: 10,9%; Phụ nữ: 26%; Thanh niên: 11,7%.

15 Quốc Hội khóa VI ( ) Đồng chí Trường Chinh tiếp tục được tín nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch.

16 Quốc Hội khóa VI ( ) Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 7 (tháng 12 năm 1980), Quốc hội đã thực hiện nhiệm vụ quan trọng là thông qua Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Hiến pháp 1980.

17 Quốc Hội khóa VII (1981 - 1987)
Được bầu cử ngày 26/4/1981 với 496 đại biểu; thành phần gồm: Công nhân: 20,16%; Nông dân: 18,64%; Trí thức: 22,17%; Đảng viên: 84,12%; Cán bộ chính trị: 24,39%; Dân tộc thiểu số: 14,91%; Quân đội: 9,87%; Phụ nữ: 21,77%; Thanh niên: 18,14%.

18 Quốc Hội khóa VII (1981 - 1987)
Sau 5 nhiệm kỳ, đồng chí Trường Chinh tiếp tục được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch.

19 Quốc Hội khóa VIII (1987 - 1992)
Được bầu cử ngày 19/4/1987 với 496 đại biểu; thành phần gồm: Công nhân: 20%; Nông dân: 21%; Trí thức: 24,9%; Đảng viên: 93%; Cán bộ chính trị: 20,2%; Dân tộc thiểu số: 14%; Quân đội: 9,9%; Phụ nữ: 18%; Thanh niên: 11,2%.

20 Quốc Hội khóa VIII (1987 - 1992)
Quốc hội khóa VIII là Quốc hội của giai đoạn khởi đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra, nhằm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ quốc tế, đưa đất nước sớm ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, vững bước tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa.

21 Quốc Hội khóa VIII (1987 - 1992)
Tại kỳ họp thứ nhất, từ ngày 17 đến 22 tháng 6 năm 1987, Quốc hội đã bầu đồng chí Lê Quang Đạo làm Chủ tịch Quốc hội.

22 Quốc Hội khóa IX ( ) Được bầu cử ngày 19/7/1992 với 395 đại biểu; thành phần gồm: Nông nghiệp: 14,68%; Công nghiệp: 4,8%; Luật: 3,8%; Giáo dục: 6,1%; Văn học nghệ thuật: 5,08%; Cán bộ chính trị: 10,94%; Đảng viên: 91,6%; Dân tộc thiểu số: 16,79%; Quản lý Nhà nước: 31,3%; Quân đội: 6,78%; Phụ nữ: 18,84%.

23 Quốc Hội khóa IX ( ) Quốc hội khóa IX là nhiệm kỳ Quốc hội hoạt động theo tinh thần của Hiến pháp 1992, trong đó Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng đề ra.

24 Quốc Hội khóa X ( ) Được bầu cử ngày 20/7/1997 với 450 đại biểu; thành phần gồm: Phụ nữ: 26,2%; Dân tộc thiểu số: 17,33%; Đại biểu khoá IX tái cử: 27,34%; Ngoài Đảng: 15%; Đại biểu trẻ (dưới 40 tuổi): 18,6%; Các lực lượngvũ trang nhân dân: 12,2%; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể: 14%; Tôn giáo: 0,17%; Giáo dục: 4,88%; Y tế: 4%; Công nghiệp: 4,66%; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: 3,77%.

25 Quốc Hội khóa X ( ) Quốc hội khóa X được bầu cử và đi vào hoạt động đúng vào thời điểm công cuộc đổi mới sau 10 năm đã thu được những thành tựu to lớn.

26 Quốc Hội khóa X ( ) Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã bầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm 14 thành viên do đồng chí Nông Đức Mạnh làm Chủ tịch.

27 Quốc Hội khóa XI ( ) Được bầu cử ngày 19/5/2002 với 498 đại biểu; thành phần gồm: Trung ương : 30,92%; Địa phương: 69,08%; Dân tộc thiểu số: 17,27%; Phụ nữ: 27,31%; Đại biểu khóa X tái cử: 27,11%; Đại biểu tự ứng cử: 0,40%; Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 11,24%; Đại biểu có trình độ trên đại học và đại học: 93,37%; Đại biểu thuộc khối doanh nghiệp: 5,02%; Tôn giáo: 1,40%.

28 Đây là nhiệm kỳ Quốc hội đầu tiên hoạt động trong thiên niên kỷ mới.
Quốc Hội khóa XI ( ) Đây là nhiệm kỳ Quốc hội đầu tiên hoạt động trong thiên niên kỷ mới.

29 Quốc Hội khóa XI ( ) Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã bầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm 13 thành viên do đồng chí Nguyễn Văn An làm Chủ tịch.

30 Quốc Hội khóa XII (2007 - 2011)
Được bầu cử ngày 20/5/2007 với 493 đại biểu; thành phần gồm: Trung ương : 31,03%; Địa phương: 68,97%; Dân tộc thiểu số: 17,65%; Phụ nữ: 25,76%; Đại biểu khóa X tái cử: 27,59%; Đại biểu tự ứng cử: 0,20%; Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 13,79%; Đại biểu có trình độ trên đại học và đại học: 95,94%; Đại biểu thuộc khối doanh nghiệp: 4,26%; Tôn giáo: 2,84%.

31 Quốc Hội khóa XII (2007 - 2011)
Đây là khóa Quốc hội tiếp tục đổi mới theo hướng ngày càng dân chủ, thực chất và hiệu quả.

32 Quốc Hội khóa XII (2007 - 2011)
Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khoá XII diễn ra ngay sau Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng với những nội dung hết sức quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch.

33 Quốc Hội khóa XIII (2011 - 2016)
Được bầu cử ngày 22/5/2011 với 500 đại biểu; thành phần gồm: Trung ương : 33,403%; Địa phương: 66,60%; Đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu: 66,60%; Dân tộc thiểu số: 15,60%; Phụ nữ: 24,40%;

34 Quốc Hội khóa XIII (2011 - 2016)
Được bầu cử ngày 22/5/2011 với 500 đại biểu; thành phần gồm: Đại biểu ngoài Đảng: 8,40%; Đại biểu khóa XII tái cử: 33,40%; Đại biểu tự ứng cử: 0,80%; Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 12,40%;

35 Được bầu cử ngày 22/5/2011 với 500 đại biểu; thành phần gồm:
Đại biểu có trình độ trên đại học: 4,580%; Đại biểu có trình độ đại học: 52,40%; Đại biểu thuộc khối doanh nghiệp: 4,26%; Tôn giáo: 2,84%.

36 Quốc Hội khóa XIII (2011 - 2016)
Đây là lần đầu tiên cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra trong cùng một ngày với quy mô lớn.

37 Quốc Hội khóa XIII (2011 - 2016)
Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã bầu Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm 17 thành viên do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch. Đến tháng 01 năm 2016, Quốc hội khóa XIII đã trải qua 10 kỳ họp với nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

38 Quốc Hội khóa XIV (2016 - 2021)
Căn cứ Nghị quyết số 105/2015/QH13 về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ ; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia của Quốc hội 13.

39 Quốc Hội khóa XIV (2016 - 2021)
Theo Nghị quyết số 1135/2016/UBTVQH13 ngày 22/01/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần ĐBQH khóa 14, tổng số đại biểu Quốc hội khóa 14 là 500 người. Số đại biểu của các tỉnh thành tùy theo số lượng dân cư.

40 * Số lượng đại biểu Quốc hội ở địa phương là 302 đại biểu = 60,4%, trong đó Cần Thơ có 07 đại biểu (03 đại biểu Trung ương giới thiệu, 04 đại biểu ở địa phương).

41


Tải xuống ppt "ỦY BAN BẦU CỬ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TIỂU BAN TUYÊN TRUYỀN TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN."

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google