Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC KHI NHÀ TRƯỜNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN BỮA ĂN HỌC ĐƯỜNG

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC KHI NHÀ TRƯỜNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN BỮA ĂN HỌC ĐƯỜNG"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC KHI NHÀ TRƯỜNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN BỮA ĂN HỌC ĐƯỜNG
Ban Quản trị Dự án Bữa ăn Học đường

2 Mục lục Phần 1: Tầm quan trọng của Dinh dưỡng học đường Phần 2: Áp dụng Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng Phần 3: Áp dụng Áp phích “3 phút thay đổi nhận thức”

3 Phần 1: Tầm quan trọng của Dinh dưỡng học đường

4 Câu 1: Vì sao cần ăn cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt với học sinh tiểu học?
Khẩu phần năng lượng chỉ đạt khoảng 76% nhu cầu khuyến nghị. Khẩu phần sắt, canxi, Vitamin A, Vitamin C, vitamin D chưa đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị.

5 Câu 1: Vì sao cần ăn cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt với học sinh tiểu học?
Tuổi học đường Tiền học đường Trưởng thành Lớn tuổi Là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ Là giai đoạn tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì. Là giai đoạn có sự biến đổi nhanh cả về thể chất và tâm lí, nhưng cũng là giai đoạn dễ tổn thương về dinh dưỡng 1 2 3 Dinh dưỡng lứa tuổi học đường đóng vai trò then chốt và quyết định ảnh hưởng tới thể trạng, sức khỏe, chiều cao của thế hệ tương lai

6 Phần 2: Áp dụng Phần mềm Xây dựng Thực đơn Cân bằng Dinh dưỡng

7 Câu 2. Tại sao nhà trường nên sử dụng các thực đơn trong Phần mềm?
Thực đơn phổ biến hiện nay của các trường Thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong Phần mềm Ví dụ bữa trưa thực tế tại 1 trường gồm: Cơm Sườn chiên Canh bầu nấu thịt Ví dụ bữa trưa cân bằng dinh dưỡng từ Phần mềm gồm: Cơm Tôm xốt cà chua Canh rau dền khoai lang nấu thịt Su su cà rốt xào thịt gà Dưa hấu

8 Câu 2. Tại sao nhà trường nên sử dụng các thực đơn trong Phần mềm?
Thực đơn phổ biến hiện nay của các trường Thường có 3 món gồm cơm, mặn và canh. Mức năng lượng và tỷ lệ giữa chất đạm: chất béo: chất bột đường không cân bằng. Thực đơn có khoảng 5-8 nguyên liệu và nguyên liệu không đa dạng, lặp lại giữa các ngày. Tổng khối lượng rau củ quả và muối sử dụng không đạt tiêu chuẩn. Các trường ở thành thị thường có thực đơn dư năng lượng, ít rau, nhiều cơm, nhiều chất đạm. Các trường ở nông thôn thường có thực đơn thiếu năng lượng, có ít rau, ít chất đạm, nhiều cơm.

9 Câu 2. Tại sao nhà trường nên sử dụng các thực đơn trong Phần mềm?
Thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong Phần mềm 5 món gồm: cơm, món mặn, món canh, món xào và tráng miệng. Tý lệ chất đạm: chất béo: chất bột đường cân bằng. Mức năng lượng cân bằng. Có ít nhất 10 nguyên liệu sử dụng, không bao gồm gia vị. Nguyên liệu đa dạng, thay đổi theo các ngày Tổng khối lượng rau củ quả và muối sử dụng đạt tiêu chuẩn. Ví dụ bữa trưa cân bằng dinh dưỡng từ Phần mềm gồm: Cơm Tôm xốt cà chua Canh rau dền khoai lang nấu thịt Su su cà rốt xào thịt gà Dưa hấu

10 Câu 3. Làm sao nhà trường có mức thu thấp áp dụng được các thực đơn của Phần mềm?
Giải pháp ngắn hạn: Nhà trường lựa chọn những thực đơn có giá tiền phù hợp với mức thu hiện tại bằng 2 cách: Cách 1: Sử dụng những thực đơn có giá thành phù hợp tại chức năng “Tạo thực đơn từ ngân hàng thực đơn” hoặc “Tạo thực đơn từ món ăn”. Cách 2: Sử dụng chức năng “Tạo thực đơn từ nguyên liệu” hoặc chức năng “Thay thế nguyên liệu” để điều chỉnh giá thành của thực đơn.

11 Câu 2. Làm sao nhà trường có mức thu thấp áp dụng được các thực đơn của Phần mềm?
Thực đơn tham khảo với mức giá thị trường trung bình hiện nay tại TP. HCM Thực đơn Món chính Món mặn Món canh Món xào Tráng miệng Mức giá trung bình Tuần 1 thứ 3 Cơm Cá ba sa kho hành Canh bí xanh bắp Mỹ nấu thịt gà Cải ngọt cà chua xào thịt Roi/ Mận 11,000 (vnđ/học sinh) Tuần 2 thứ 5 Thịt gà chiên nước mắm Canh chua rau muống giá nấu thịt Củ sắn su su xào trứng Thanh long 10,000 (vnđ/học sinh) Tuần 3 thứ 3 Cá lóc kho hành Canh đu đủ rau ngót nấu thịt Cải thảo bắp non xào thịt bò Dưa hấu 13,000 (vnđ/học sinh) Tuần 5 thứ 3 Chả trứng Canh bí đỏ nấu thịt Cải ngọt giá xào đậu hủ Táo ta Tuần 8 thứ 5 Thịt gà kho gừng Canh cải nhún khoai lang nấu thịt bò Đậu đũa cà rốt xào thịt

12 Câu 3. Làm sao nhà trường có mức thu thấp áp dụng được các thực đơn của Phần mềm?
Giải pháp dài hạn: Nhà trường tính toán mức thu phù hợp để có thể áp dụng đầy đủ thực đơn sau đó báo cáo lên Phòng Giáo dục để đề xuất lên Sở Giáo dục và Ủy ban Nhân dân xem xét mức thu hợp lí. Nhà trường thông tin đầy đủ đến cha mẹ học sinh về việc thực hiện thực đơn của Dự án để việc thỏa thuận với phụ huynh đạt hiệu quả.

13 Câu 4. Nhà trường không mua được một số nguyên liệu trong thực đơn của Phần mềm?
Giải pháp 1: Nhà trường sử dụng chức năng “Tạo thực đơn từ nguyên liệu” để phát triển thực đơn mới dựa trên thực đơn cũ của nhà trường và nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương. Nhà trường sử dụng chức năng “Thay thế nguyên liệu” để thay thế một số nguyên liệu không có sẵn bằng các nguyên liệu hiện có của địa phương. Thay thế nguyên liệu

14 Câu 4. Nhà trường không mua được một số nguyên liệu trong thực đơn của Phần mềm?
Giải pháp 2: Mở rộng tìm kiếm những nhà cung cấp mới để mua được các nguyên liệu đa dạng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

15 Câu 5. Nhà trường chưa biết cách chế biến các món ăn trong thực đơn của Phần mềm?
Nhà trường tải tệp “Công thức nấu” từ phần mềm và tham khảo cách chế biến các món có sẵn trên hệ thống Nhà trường có thể tham khảo các bí quyết nấu ăn từ Phần mềm tại link:

16 Câu 6. Nhà trường không nấu được thực đơn của Phần mềm do thời gian chế biến nhiều?
Ban giám hiệu tiến hành ổn định công tác tư tưởng cho nhân viên. Trong thời gian đầu có thể huy động sự hỗ trợ từ các nhân viên khác. Bước đầu thực hiện bữa/ tuần để nhân viên bếp làm quen với sự thay đổi sau đó tăng dần số buổi áp dụng lên cho các tuần tiếp theo. Nhà trường đề nghị sự hỗ trợ của nhà cung cấp trong việc sơ chế nguyên liệu.

17 Câu 6. Nhà trường không nấu được thực đơn của Phần mềm do thời gian chế biến nhiều?
Nhà trường tìm hiểu và sử dụng 1 số trang thiết bị giúp cải thiện năng suất lao động, giảm các thao tác thủ công. Phần mềm cũng đề xuất một số thiết bị, dụng cụ tham khảo tại link:

18 Câu 7. Nhân viên phụ trách về Dự án chuyển công tác/không làm việc tại trường nữa?
Sắp xếp cho ít nhất 3 người phụ trách cùng hiểu rõ về các nội dung của Dự án (1) Ban giám hiệu phụ trách (2) Người sử dụng phần mềm (người trục tiếp lên thực đơn) (3) Người phụ trách có liên quan (ví dụ: Kế toán chuẩn bị nguyên liệu, bếp chính….) và/hoặc nhân viên hỗ trợ vi tính nếu có Trường hợp có thay đổi toàn bộ nhân sự, nhà trường tự tìm hiểu và áp dụng. Nhà trường liên hệ với Ban Quản lý Dự án qua Điện thoại: hoặc trong trường hợp cần hỗ trợ thêm

19 Câu 8. Làm sao nhà trường có thể được cha mẹ học sinh ủng hộ trong việc triển khai Dự án?
Nhà trường thông tin đầy đủ về việc thực hiện Dự án nhằm huy động sự giúp đỡ, ủng hộ từ cha mẹ học sinh vào các buổi họp cha mẹ họp sinh định kỳ. Nhà trường trường tải Bản thông tin giới thiệu Dự án Bữa ăn Học đường dành cho cha mẹ học sinh tại link: và in ra để phát và chia sẻ cho cha mẹ học sinh.

20 Câu 9. Học sinh chưa quen ăn thực đơn mới từ Phần mềm?
Kiên trì áp dụng thực đơn mới từ Phần mềm trong một thời gian nhất định, tránh trường hợp học sinh không ăn, không áp dụng tiếp. Kết hợp giáo dục dinh dưỡng cho học sinh thông qua Áp phích “ 3 phút thay đổi nhận thức” giúp học sinh hình thành thói quen ăn uống khoa học, ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm. Thời gian đầu nhà trường dùng các thực phẩm mới với lượng ít, sau đó tăng dần lượng sử dụng theo mức khuyến nghị của thực đơn để học sinh có thời gian làm quen với các thực phẩm mới.

21 Câu 10. Nhà trường có thể điều chỉnh lượng thực phẩm sử dụng không?
Nhà trường có thể điều chỉnh thực phẩm sử dụng để học sinh từng bước làm quen với thực đơn mới. Sau đó, nhà trường điều chỉnh lượng thực phẩm lại về mức khuyến nghị chuẩn của thực đơn như sau:

22 Đối với lượng thực phẩm thu mua, chế biến và gia vị: Nhà trường tải tập tin exel “Tính nguyên liệu”:
Nhà trường tự cập nhật các thông tin về Đơn giá và Tỷ lệ thải bỏ phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Nhà trường có thể điều chỉnh lượng nguyên liệu đã sơ chế và lượng nguyên liệu đi chợ dao động với tỷ lệ ± 5-10% trong thời gian đầu mới áp dụng để tránh việc tăng giảm đột ngột so với thực đơn cũ. Đặc biệt là lượng nguyên liệu rau/củ/quả tăng lên từ từ, lượng nguyên liệu thịt/cá/trứng giảm xuống từ từ (nếu cần). Về gia vị, nhà trường cũng gia giảm từ từ để cho các em thời gian để làm quen từng bước.

23 Đối với lượng thực phẩm sau khi nấu chín: Nhà trường tải tập tin pdf “Công thức nấu” và tham khảo thông tin tại mục III: Trường phân chia thực phẩm chín về các lớp bằng cách lấy lượng thực phẩm chín của 1 học sinh x số học sinh của 1 lớp Giáo viên phụ trách ước lượng và chia nhỏ lại thực phẩm này cho từng em tại mỗi lớp do mình phụ trách với tỷ lệ sai số là ±5%.

24 Câu 11. Nếu chỉ áp dụng được 1 buổi/ tuần thì có nên áp dụng hay không?
Nên áp dụng 1 buổi/ tuần trong giai đoạn đầu và có kế hoạch để tăng dần số buổi áp dụng trong các giai đoạn tiếp theo bởi: Thực hiện 1 buổi/tuần không chỉ giúp trẻ có thêm một bữa ăn dinh dưỡng mà còn là tiền đề để nhà trường tiếp tục áp dụng nhiều bữa ăn dinh dưỡng hơn trong tương lai gần. Trong giai đoạn đầu, học sinh cần có thời gian làm quen với thực đơn mới, tránh sự thay đổi đột ngột và học sinh chưa làm quen với một số thực phẩm mới. Nhân viên bếp cần có thời gian làm quen với cách chế biến và phục vụ bữa ăn theo thực đơn mới để đảm bảo chất lượng bán trú tại trường.

25 Suất ăn theo thực đơn của Dự án
Câu 12. Trường không nấu ăn mà đặt suất ăn từ bên ngoài có thể áp dụng Dự án được không? Các trường tiểu học bán trú đặt suất ăn cho học sinh từ cơ sở bên ngoài hoàn toàn có thể áp dụng thực đơn từ Dự án theo qui trình như sau: Nhà trường thông báo với nhà cung cấp (NCC) suất ăn về lộ trình áp dụng và những thực đơn cân bằng dinh dưỡng của Dự án. Khi có thông báo lịch hẹn tập huấn về các nội dung của Dự án, nhà trường cung cấp thông tin về loại hình bán trú của trường và NCC. Nhà trường mời ít nhất 1 đại diện của NCC tham dự buổi tập huấn cùng chuyên viên của Dự án tại trường. Ban Quản trị Dự án sẽ hỗ trợ thêm cho NCC nếu cần trong quá trình triển khai Dự án Nhà trường Suất ăn theo thực đơn của Dự án Nhà cung cấp suất ăn

26 Phần 3: Áp dụng Áp phích “3 phút thay đổi nhận thức”

27 Câu 13. Làm sao nhà trường có thể áp dụng Áp phích “3 phút thay đổi nhận thức” hiệu quả?
Bước 1: Nhà trường tải Áp phích tại link:

28 Câu 13. Làm sao nhà trường có thể áp dụng Áp phích “3 phút thay đổi nhận thức” hiệu quả?
Bước 2: Nhà trường lên kế hoạch lộ trình áp dụng cụ thể theo sự hướng dẫn của Sở/Phòng GD&ĐT và Công ty Ajinomoto Việt Nam từ đầu năm. Bước 3: Nhà trường in màu Áp phích tại các cơ sở in ấn tại địa phương

29 Câu 13. Làm sao nhà trường có thể áp dụng Áp phích “3 phút thay đổi nhận thức” hiệu quả?
Bước 4: Áp dụng Áp phích để giáo dục dinh dưỡng cho học sinh theo cả 2 cách sau: Cách 1: hướng dẫn cho học sinh tại lớp học

30 Cách 1: hướng dẫn cho học sinh tại lớp học
Cách thức in khuyến nghị: Để học sinh có thể quan sát tốt, nhà trường nên in áp phích màu, kích thước khổ A1 (tối thiểu là A3). Cách dùng: Trước mỗi bữa ăn, giáo viên dành ra 3 phút để giáo dục về kiến thức dinh dưỡng của 1 loại thực phẩm có trong bữa ăn. Đối với lần đầu hướng dẫn về một loại thực phẩm nào đó, giáo viên lấy nội dung từ áp phích để truyền đạt. Đối với các lần tiếp theo, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời sau đó nhắc lại thông điệp một lần nữa.

31 Câu 13. Làm sao nhà trường có thể áp dụng Áp phích “3 phút thay đổi nhận thức” hiệu quả?
Cách 2: Áp phích được in ra theo khổ lớn và treo tại các nơi có nhiều học sinh qua lại như khu vực nhà ăn, khu vực rửa tay, hành lang, bảng thông tin,… Cách thức in khuyến nghị: Để học sinh có thể quan sát tốt, nhà trường nên in áp phích màu, kích thước khổ A0.

32 Câu 13. Làm sao nhà trường có thể áp dụng Áp phích “3 phút thay đổi nhận thức” hiệu quả?
Các hình thức khác: áp dụng linh hoạt và phù hợp tùy theo điều kiện của nhà trường, ví dụ: Kết hợp giáo dục dinh dưỡng và chiếu các hình ảnh và video về thực phẩm trên Tivi/máy chiếu nếu có; Kết hợp giáo dục dinh dưỡng và cho học sinh qua giờ học ngoại khóa như xuống bếp nhặt rau; V.v…. Trường TH Chu Văn An - Hà Nội tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình chế biến món ăn và hiểu về lợi ích của thực đơn dinh dưỡng

33 LỘ TRÌNH ÁP DỤNG DỰ ÁN THÀNH CÔNG TẠI TRƯỜNG TH CHU VĂN AN- TP HÀ NỘI
THAM KHẢO: LỘ TRÌNH ÁP DỤNG DỰ ÁN THÀNH CÔNG TẠI TRƯỜNG TH CHU VĂN AN- TP HÀ NỘI Bước 1: Tham dự tập huấn sử dụng PM Bước 2: Chia sẻ với GV và PHHS Bước 3: Xây dựng thực đơn và thiết lập kế hoạch thực hiện Bước 4: Thông báo kế hoạch thực hiện tới GV & HS

34 LỘ TRÌNH ÁP DỤNG DỰ ÁN THÀNH CÔNG TẠI TRƯỜNG TH CHU VĂN AN- TP HÀ NỘI
THAM KHẢO: LỘ TRÌNH ÁP DỤNG DỰ ÁN THÀNH CÔNG TẠI TRƯỜNG TH CHU VĂN AN- TP HÀ NỘI Bước 5: GV chia sẻ và khơi gợi sự tò mò về thực đơn mới cho HS Bước 6: Áp dụng thử nghiệm thực đơn mới Bước 7: Ghi nhận ý kiến GV& HS Rút kinh nghiệm Bước 8: Áp dụng Poster 3 phút thay đổi nhận thức tại các lớp

35 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! Dự án Bữa ăn Học đường


Tải xuống ppt "GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC KHI NHÀ TRƯỜNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN BỮA ĂN HỌC ĐƯỜNG"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google