Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Báo cáo viên : Đinh Thị Kim Oanh Giáo viên Trường Tiểu học Bình Hàn

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "Báo cáo viên : Đinh Thị Kim Oanh Giáo viên Trường Tiểu học Bình Hàn"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 Báo cáo viên : Đinh Thị Kim Oanh Giáo viên Trường Tiểu học Bình Hàn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG TẬP HUẤN SỬ DỤNG TÀI LIỆU “Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa” cho học sinh Tiểu học Báo cáo viên : Đinh Thị Kim Oanh Giáo viên Trường Tiểu học Bình Hàn

2 Tóm tắt về cấu trúc nội dung tập huấn: I
Tóm tắt về cấu trúc nội dung tập huấn: I. Khái quát một số nét về Quỹ Fred Hollows. II. Mục tiêu của dự án “Mắt sáng học hay” III.Tìm hiểu thực trạng mắc các tật, bệnh về mắt của trẻ em Việt Nam: IV. Triển khai các nội dung cụ thể liên quan đến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy “ Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa” trong khuôn khổ của dự án.

3 I. Khái quát một số nét về Quỹ Fred Hollows
Quỹ Fred Hollows là một tổ chức phi chính phủ, hoạt động nhân đạo phi lợi nhuận, được thành lập tại Sydney, Úc ngày 3 tháng 9 năm 1992, mang tên cố giáo sư nhãn khoa người Úc – Giáo sư Fred Hollows. Quỹ Fred Hollows thực hiện các chương trình y tế cộng đồng ở các miền xa xôi cho cộng đồng người thổ dân Úc, và chương trình phòng chống mù lòa ở các quốc gia đang phát triển khác.

4 II. Mục tiêu của dự án “Mắt sáng học hay”
- Lồng ghép giảng dạy về chăm sóc mắt vào chương trình y tế trường học nhằm thúc đẩy thực hành chăm sóc mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa tình trạng suy giảm thị lực ở học sinh tiểu học và THCS. -Các can thiệp chính của dự án là xây dựng tài liệu giảng dạy về chăm sóc mắt cho các trường tiểu học và trung học cơ sở

5  III. Tìm hiểu thực trạng mắc các tật, bệnh về mắt của trẻ em Việt Nam:
Việt Nam hiện có gần 3 triệu trẻ em mắc các tật khúc xạ (cận thị, viễn thi, loạn thị....) cần được chỉnh kính,trong đó tỉ lệ cận thị chiếm đến 2/3.  Bên cạnh các bệnh liên quan đến tật khúc xạ, các bệnh dịch về mắt và các chấn thương mắt hay gặp ở học sinh tiểu học cũng vẫn là những vấn đề cấp bách cần quan tâm giải quyết.

6 1.Tật khúc xạ mắt là gì? 2. Các bệnh về tật khúc xạ phổ biến. 3. Triệu chứng thường gặp của tật khúc xạ mắt. 4. Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ. 5. Tác hại của các bệnh về mắt liên quan tới tật khúc xạ. 6. Một số bệnh về mắt thông thường, chấn thương mắt.

7 IV. Triển khai các nội dung cụ thể liên quan đến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giảng dạy “ Chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa” trong khuôn khổ của dự án. *Mục tiêu: Hỗ trợ giáo viên cách tiếp cận tài liệu dạy học theo dự án “Mắt sáng học hay” do Quỹ Fred Hollows tại Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế thực hiện. Tư vấn về cách thiết kế, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học dựa trên tinh thần của tài liệu và thực tế của nhà trường, địa phương.

8 1. Bộ tài liệu gồm 2 cuốn

9 Tài liệu được biên soạn trong khuôn khổ dự án "Mắt sáng học hay"
Tài liệu được biên soạn trong trong khuôn khổ dự án "Mắt sáng học hay" (phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Quỹ Fred Hollows Việt Nam (FHFVN), dự án do Bộ Ngoại Giao và Thương mại Úc tài trợ).

10 2. Tìm hiểu cấu trúc của tài liệu HS
Tài liệu HS gồm 4 bài học Bài 1. Đôi mắt và cách chăm sóc Bài 2. Cần làm gì để phòng tránh cận thị học đường? Bài 3. Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ Bài 4. Cần làm gì để phòng tránh chấn thương mắt?

11 Cấu trúc mỗi bài học Cấu trúc mỗi bài học gồm 3 phần : Tên bài học, mục tiêu bài học và các hoạt động.

12 Đặc biệt ở mỗi bài có các mục
Nhằm tóm tắt lại những thông tin quan trọng hoặc giúp học sinh hệ thống hóa lại kiến thức. Em nhớ! Yêu cầu học sinh ghi nhớ những gì đã học để áp dụng, thực hiện trong cuộc sống. Những ý chủ chốt, những liên hệ cốt yếu, những sự kiện cơ bản, những nguyên tắc và quan điểm nền tảng, những khái niệm hoặc giá trị có tính công cụ cần được nhắc đến dưới những hình thức cô đọng, rút gọn, đặc biệt là những sơ đồ, mô hình, công thức hoặc các tài liệu trực quan.

13 3. Cấu trúc tài liệu dành cho giáo viên
Lời nói đầu 1 Hướng dẫn chung 3 Hướng dẫn cụ thể 5 Bài 1: Đôi mắt và cách chăm sóc 11 Bài 2: Cần làm gì để phòng tránh cận thị học đường ? 15 Bài 3: Phòng tránh bênh đau mắt đỏ 18 Bài 4: Cần làm gì để phòng tránh chấn thương mắt ? Bài 1. Giới thiệu về cấu tạo và chức năng các bộ phận chính của mắt. Hiểu biết về việc các em có thể làm gì để chăm sóc và bảo vệ mắt của mình, Bài 2. Điều quan trong trong bài này là giúp học sinh biết được những việc nên và không nên làm để phòng tránh cận thị học đường. Giúp các em hiểu và có ý thức tự giác điều chỉnh hành vi, thói quen hằng ngày của mình cũng như có ý thức nhắc nhở, vận động các bạn cùng thực hiện. Bài 3. Bài học trình bày kết hợp giữa hình ảnh, biểu bảng với thông tin ngắn gọn nhằm giúp học sinh nhận biết các dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ và khuyến khích các em nói với cha mẹ để được đi khám, chữa, điều trị kịp thời. Điều quan trọng hơn là giúp học sinh biết cách phòng ngừa bệnh này bằng cách giữ vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt giữ gìn hai bàn tay sạch và khuôn mặt sạch; từ bỏ thói quen xấu như lấy tay dụi mắt hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Bài 4. giúp các em nhận biết tình huống có nguy cơ gây chấn thương mắt và biết cách phòng tránh trong học tập , vui chơi và cuộc sống hàng ngày.

14 BÀI 1: ĐÔI MẮT VÀ CÁCH CHĂM SÓC
4.Hướng dẫn xây dựng nội dung học tập theo từng giai đoạn đối với từng bài. Nhận biết được các bộ phận bên ngoài của mắt. Kể được một số chức năng chính của mắt. Biết cách chăm sóc bảo vệ mắt hàng ngày. BÀI 1: ĐÔI MẮT VÀ CÁCH CHĂM SÓC 1. Giai đoạn lớp 1, lớp 2 GV có thể tổ chức hoạt động cho các em sao cho phù hợp với tài liệu “Chăm sóc mắt và phòng chống mù loà” dành cho học sinh TH. Không cần đi quá sâu vào cấu tạo và chức năng của mắt, không dạy chi tiết tất cả các nội dung của phần 1 như trong tài liệu, mà tập trung vào dạy chăm sóc và bảo vệ mắt. 2. Giai đoạn lớp 3, lớp 4, lớp 5 GV có thể khai thác kiến thức đã học để tổ chức hoạt động tích cực tìm hiểu tất cả nội dung của bài học.

15 BÀI 2: CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG?
Biết được nguyên nhân và cách phòng tránh cận thị học đường Thực hiện được một số việc để mắt được nghỉ ngơi và hoạt động phù hợp. 1. Giai đoạn lớp 1, lớp 2 Chủ yếu nhận diện được các biểu hiện, nguyên nhân bên ngoài và hậu quả cũng như cách phòng tránh, giảm cận thị. 2. Giai đoạn lớp 3, lớp 4, lớp 5 Phân tích rõ các nguyên nhân gây cận thị học đường. Từ đó, GV hướng dẫn HS xây dựng các biện pháp phòng tránh và khắc phục để các em có thể bảo vệ đôi mắt của mình và mọi người xung quanh. Có thể hướng dẫn HS cách chăm sóc và sử dụng kính

16 BÀI 3: PHÒNG TRÁNH BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
Nhận biết được các triệu chứng, nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ Biết một số biện pháp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ. 1. Giai đoạn lớp 1, lớp 2 GV hướng dẫn HS nghiên cứu tài liệu, thảo luận về nguyên nhân, triệu chứng, đường lây bệnh và tác hại của bệnh. Vì các em còn nhỏ, nên GV hướng dẫn các em xây dựng bộ kĩ năng chăm sóc mắt cần thiết để phòng chống bệnh 2. Giai đoạn lớp 3, lớp 4, lớp 5 Ngoài các nội dung trong tài liệu, GV có thể hướng dẫn các em điều tra tại địa phương hoặc trường học về số liệu liên quan đến bệnh, từ đó các em đề xuất ra các biện pháp tuyên truyền

17 BÀI 4: CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG MẮT?
Nhận biết nguy cơ và biết cách để phòng tránh bị chấn thương mắt trong các hoạt động học tập, vui chơi, các công việc Nêu được một số nguy hiểm do chấn thương mắt Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc bạn bị chấn thương mắt. 1. Giai đoạn lớp 1, lớp 2 GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số hoat động có nguy cơ gây chấn thương mắt mà các em có thể gặp trong thực tế. Từ tình huống hoạt đọng cụ thế đó HD học sinh biết cách phòng tránh nguy cơ bị chấn thương mắt; hướng dẫn cách ứng xử khi bị chấn thương mắt 2. Giai đoạn lớp 3, lớp 4, lớp 5 Bài học trong SHS và các tình huống chỉ là điểm tựa gợi ý. GV cần chủ động hướng dẫn HS hoạt động gắn với thực tế học tập vui chơi, công việc của học sinh để nội dung bài học phù hợp với đối tượng.

18 5. Một số gợi ý về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.
a) Về hình thức tổ chức : Nhà trường và giáo viên chủ động trong việc lựa chọn hình thức. Có 3 cách: - Tổ chức dạy thành một bài học. _ Dạy tích hợp vào một số môn học ( Tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận, tích hợp liên hệ). Xây dựng thành các chủ đề riêng, thực hiện thông qua hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp. b) Về phương pháp:

19 Ví dụ cụ thể Bài 1 Đôi mắt và cách chăm sóc
STT (theo bài) Tên bài Cách tổ chức hoạt động Thời lượng Bài 1 Đôi mắt và cách chăm sóc Dạy trong lớp học theo hình thức như một tiết học thông thường. Lớp 1: Dạy tích hợp trong môn TNXH- Tuần 4 – Bài : Bảo vệ mắt và tai. Từ 1-2 tiết Bài 2 Cần làm gì để phòng tránh cận thị học đường? Dạy ngoài lớp học theo hình thức truyền thông (học sinh toàn trường) Từ tiết Bài 3 Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ Bài 4 Cần làm gì để phòng tránh chấn thương mắt? Lớp 1: Dạy tích hợp trong môn TNXH - Tuần Bài : An toàn khi ở nhà Từ 1- 2 tiết

20 Trân trọng cảm ơn

21


Tải xuống ppt "Báo cáo viên : Đinh Thị Kim Oanh Giáo viên Trường Tiểu học Bình Hàn"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google