Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

QUY CHẾ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "QUY CHẾ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 QUY CHẾ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
THẢO LUẬN QUY CHẾ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG (Theo công văn 139/2011/HĐQT ngày 05/04/2011)

2 NỘI DUNG TRÌNH BÀY Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY Chương 3: CHÍNH SÁCH CHO VAY, GIỚI HẠN VÀ LOẠI CHO VAY Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY Chương 5: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

3 Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối tượng và phạm vi áp dụng Điều 2: Giải thích một số từ ngữ

4 Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 3: Nguyên tắc cho vay Khách hàng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD. Khách hàng có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn theo thỏa thuận HĐTD.

5 Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điếu 4: Quyền tự chủ của ngân hàng Liên Việt LVB có quyền tự chủ trong họat động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm kết quả kinh doanh của mình. Không có tổ chức cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật. LVB có quyền từ chối yêu cầu cho vay, cung cấp dịch vụ nếu thấy không đủ điều kiện, không hiệu quả và không phù hợp với pháp luật.

6 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY
Điều 5: Khách hàng Việt Nam vay vốn tại Ngân hàng Liên Việt Pháp nhân: Được thành lập hợp pháp; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác đồng thời chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan hệ Pháp luật một cách độc lập. DNTN, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (hộ gia đình, cá nhân có đăng ký kinh doanh). Hộ gia đình, cá nhân (không đăng ký kinh doanh). Chi nhánh, đơn vị phụ thuộc pháp nhân phải có sự phân cấp, ủy quyền bằng văn bảng của pháp nhân.

7 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY
Điều 6: Khách hàng Nước ngoài vay vốn tại Ngân hàng Liên Việt Hoạt động hợp ở nước ngoài theo quy định pháp luật của pháp nhân đó. Có giấy phép họat động tại Việt Nam. Thời hạn cho vay không vượt quá thời gian còn được phép hoạt động tại Việt Nam. (đối với cá nhân).

8 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY
Điều 7: Những trường hợp không được cho vay theo quy định của pháp luật: Thành viên HĐQT, thành viên BKS, TGĐ, PTGĐ và các chức danh tương đương của Ngân hàng Liên Việt (*). Cha, mẹ, vợ, chồng của (*). Không được cho vay trên cơ sở bảo của đối tượng (*). Không được cho vay doanh nghiệp họat động kinh doanh chứng khoán mà LVB nắm quyền kiểm soát. Không được cho vay trên cơ sở nhận bảo đảm là cổ phiếu của LVB hoặc công ty con của LVB. Không được cho vay để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của TCTD nhận vốn gớp. Không được cho vay đối với doanh nghiệp có quyết định giải thể.

9 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY
Điều 8: Những đối tượng không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi, thuận lợi theo quy định của Pháp luật và LVB: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại LVB, thanh tra viên đang thanh tra tại LVB. Kế tóan trưởng của LVB. Cổ đông lớn, cổ đông sáng lập. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng (*) sở hữu trên 10% vốn điều lệ tại doanh nghiệp đó. Người thẩm định, xét duyệt cho vay, chiết khấu và tái chiết khấu. Công ty con, công ty liên kết của LVB, doanh nghiệp mà LVB nắm quyền kiểm soát. Những đối tượng trên phải được HĐQT xem xét. Không được cho vay không có tài sản đảm bảo để đầu tư, kinh doanh chứng khoán.

10 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY
Điều 9: Các điều kiện vay vốn của khách hàng Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Mục đích sử dụng vốn hợp pháp. Khách hàng có vốn tự có và khả năng tài chính bảo đảm trả nợ gốc, lãi trong thời hạn cam kết (khách hàng vay phục vụ đời sống phải có nguồn thu nhập ổn định). Có phương án SXKD, dư án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, hiệu quả. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định.

11 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY
Điều 10: Điều kiện bổ sung đối với cho vay ngoài địa bàn Cho vay ngoài địa bàn (địa bàn đóng trụ sở kinh doanh) là việc cho vay đối với khách hàng có một hoặc một số yếu tố sau: Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (KT, KT2) hoặc tạm trú dài hạn (KT3). Nơi đặt trụ sở chính của pháp nhân, chi nhánh/đơn vị phụ thuộc pháp nhân (họat động theo ủy quyền). Nơi có TSĐB tiền vay là BĐS, nơi bảo quản, lưu giữ TSĐB là động sản. Nơi thực hiện dự án, phương án. Khi cho vay ngoài địa bàn đơn vị kinh doanh phải đảm bảo yêu cầu sau: Tính toán được hiệu quả của khoản vay và quản lý khoản vay an toàn theo quy định. Phối hợp với đơn vị kinh doanh khác thuộc hệ thống đóng trên địa bàn/gần địa bàn để hỗ trợ thực hiện nghiệp vụ (tránh trường hợp tranh giành khách hàng với đơn vị cùng hệ thống).

12 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG VÀ ĐIỀU KIỆN CHO VAY
Điều 11: Những nhu cầu vốn không được cho vay theo quy định của pháp luật Không cho vay để đầu tư mua sắm tài sản và kinh doanh mà Pháp luật cấm. Cho vay để thực hiện các giao dịch mà Pháp luật cấm. Cho vay đảo nợ không đúng theo quy định của Chính phủ và NHNN. Cho vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi khách hàng không có GCN đăng ký kinh doanh và giấp phép đăng ký kinh doanh của các cơ quan có chức năng cấp đối với ngành nghề mà Pháp luật quy định phải có đăng ký kinh doanh.

13 Chương 3: CHÍNH SÁCH CHO VAY, GIỚI HẠN VÀ LOẠI CHO VAY
Điều 12: Chính sách cho vay Điều 13: Danh mục cho vay Điều 14: Đánh giá, xếp hạn khách hàng Được áp dụng trên toàn hệ thông LVB là cơ sở để đánh giá mức rủi ro trong họat động tín dụng. Phương pháp chấp điểm, xếp hạng được áp dung cho tất cả khách hàng và thống nhất trên toán hệ thống LVB. Việc chấp điểm, xếp hạn thựchiện khi khách hàng được cấp tín dụng lần đầu và được xem xét lại hàng năm hoặc khi cần thiết.

14 Chương 3: CHÍNH SÁCH CHO VAY, GIỚI HẠN VÀ LOẠI CHO VAY
Điều 15: Chính sách ưu đãi khách hàng Điều 16: Giới hạn mức cho vay theo quy định của Pháp luật Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không vượt 15% vốn tự có của LVB. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một nhóm khách hàng không vượt 25% vốn tự có của LVB. Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của NHTM chi nhánh NH nước ngoài theo quy định của NHNN. Nếu một khách hàng/người có liên qua vượt quá gới hạn trên thì LVB được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Pháp luật. Trường hợp đặc biệt thì do Thủ tướng chính phủ quy định nhưng không vượt quá 4 lần vốn tự có của TCTD. Tổng mức cấp tín dụng tại điểm a, b, c, d, e khoản 8.1 điều 8 không vượt quá 5% vốn tự có của LVB.

15 Chương 3: CHÍNH SÁCH CHO VAY, GIỚI HẠN VÀ LOẠI CHO VAY
Tổng mức cấp tín dụng tại điểm f (một khách hàng) khoản 8.1 điều 8 không vượt quá 10% vốn tự có của LVB và f (một nhóm khách hàng) không vượt quá 20% vốn tự có của LVB. Các giới hạn khác theo quy định của Pháp luật.

16 Chương 3: CHÍNH SÁCH CHO VAY, GIỚI HẠN VÀ LOẠI CHO VAY
Điều 17: Các trường hợp được cho vay vượt giới hạn Cho vay từ nguồn ủy thác của Chính phủ, cá nhân, tổ chức hoặc khách hàng vay là TCTD khác, khoản vay của Chính phủ. Cho vay dưới 1 năm đối với TCTD khác họat động tại VN. Cho vay có đảm bảo bằng trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính phủ của các nước OECD. Cho vay có đảm bảo bằng chứng từ có giá do LVB phát hành. Cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Cho vay được NHNN chấp thuận bằng văn bản.

17 Chương 3: CHÍNH SÁCH CHO VAY, GIỚI HẠN VÀ LOẠI CHO VAY
Điều 18: Thể loại cho vay Cho vay ngắn hạn: đến 12 tháng. Cho vay trung hạn: trên 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay dài hạn: trên 60 tháng. Điều 19: Cho vay ưu đãi và cho vay dư án đầu tư thuộc tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.

18 Chương 3: CHÍNH SÁCH CHO VAY, GIỚI HẠN VÀ LOẠI CHO VAY
Điều 20: Cho vay theo ủy thác LVB cho vay theo ủy thách của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác. Ủy thác và cho vay ủy thác phải được sự chấp thuận của TGĐ. Đơn vị kinh doanh nhận ủy thác phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng ủy thác.

19 Chương 3: CHÍNH SÁCH CHO VAY, GIỚI HẠN VÀ LOẠI CHO VAY
Điều 21: Cho vay bằng ngoại tệ Khi cho vay bằng ngoại tệ, LVB phải thực hiện đúng quy định của Pháp luật về ngoại hối và của LVB. Cho vay bằng ngoại tệ đối với người cư trú theo các nhu cầu vốn dưới đây: Thanh toán tiền hàng nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh. Để trả nợ nước ngoài trước hạn. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định của Pháp luật. Thực hiện các dự án đầu tư, phương án SXKD và dịch vụ xuất khẩu; trường hợp cho vay ngoại tệ thì khách hàng phải bán ngoại tệ lại cho LVB. Đối với các nhu cầu vay vốn khác phải được chấp nhân của NHNN bằng văn bản. Đối với khoản vay trung và dài hạn của các doanh nghiệp, TCTD chỉ được chuyển tiền trả nợ cho nước ngoài khi khoản vay đã được đăng ký theo quy định.

20 Chương 3: CHÍNH SÁCH CHO VAY, GIỚI HẠN VÀ LOẠI CHO VAY
Điều 22: Phương thức cho vay Cho vay từng lần. Cho vay theo hạn mức. Cho vay theo dự án. Cho vay hợp vốn. Cho vay trả góp. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. Cho vay theo hạn mức thấu chi. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm.

21 Chương 3: CHÍNH SÁCH CHO VAY, GIỚI HẠN VÀ LOẠI CHO VAY
Điều 23: Các bước chủ yếu của quy trình cho vay Tiếp xúc khách hàng (giới thiệu ngân hàng, cung cấp hồ sơ cần thiết cho khách hàng). Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ tín dụng. Thẩm định và lập báo cáo thẩm định. Phê duyệt và quyết định cho vay. Hòan chỉnh thụ tục và giải ngân. Kiểm tra và đánh giá việc sử dụng vốn vay. Điều chỉnh và xử lý khoản vay. Thu nợ và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay (nếu có)

22 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Tất tóan khỏan vay. Quản lý và lưu trữ hồ sơ vay.

23 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 24: Bộ hồ sơ vay Hồ sơ phân theo nguồn gốc hình thành: Hồ sơ do khách hàng lập: cung cấp cho ngân hàng trước và trong quá trình thẩm định khoản vay. Hồ sơ do ngân hàng lập: do ngân hàng lập trong quá trình xử lý khoản vay. Hồ sơ do Ngân hàng và khách hàng cùng lập: là các thỏa thuận. Hồ sơ do các cơ quan, đơn vị có liên quan. Hồ sơ cho vay và được sắp xếp lưu giữ tại LVB: Hồ sơ pháp lý. Hồ sơ vay vốn

24 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Hồ sơ tài chính. Hồ sơ đảm bảo tiền vay. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến khoản vay. Hồ sơ của khách hàng cung cấp phải là bản chính. Trường hợp không bản chính thì phải chứng thực, công chứng hoặc khách hàng tự sao y bản chính (ghi ngày, tháng, năm) có đóng dấu, ký tên. Trong trường hợp cần thiết, cán bộ ngân hàng ký xác nhận đã đối chiếu bản chính (ghi ngày, tháng, năm).

25 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 25: Thẩm định và quyết định cho vay. Điều 26: Nội dung thẩm định và xét duyệt cho vay Năng lực pháp lý, đặc điểm của tổ chức, điều hành kinh doanh, … Tình hình và khả năng tài chính. Phương án SXKD, dự án đầu tư, phục vụ đời sống. Biện pháp quản lý tài sản tiền vay. Các yêu cầu và vấn đề cần thiết khác.

26 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 27: Thời hạn thẩm định và xét duyệt cho vay Tại đơn vị kinh doanh (kể từ khi nhận đầy đủ thông tin): - 03 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn. - 06 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn. Tại Hội sở chính (kể từ khi nhận đầy đủ thông tin) - 04 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn. - 07 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn. Tại đơn vị phải niêm yết công khai với khách hàng.

27 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 28: Ký và đóng dấu trên hồ sơ tín dụng Người có trách nhiệm lập, thẩm định và xét duyệt hồ sơ tín dụng có trách nhiệm ký chính thức vào vào văn bản ghi sẳn chức danh hoặc văn bản phải có chữ ký. Việc ký nháy vào văn bản do LVB lập: người lập văn bản ký tất cả các trang văn bản; nếu nhiều người cùng lập thì có thể một người hoặc nhiều người cùng ký (người có trách nhiệm cao nhất). Việc đóng dấu được thực hiện như sau: Đóng dấu vào chữ ký của người có thẩm quyền đại diện cho đơn vị kinh doanh. Văn có từ 2 tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai tất cả các tờ. Trường hợp người ký văn bản không được đóng dấu theo quy định chung thì phải đóng dấu treo.

28 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Văn bản chỉ hoàn toàn chỉ sử dung nội bộ LVB thì không nhất thiết phải đóng dấu. Những hồ sơ do LVB và khách hàng cùng ký, khi có nội dung được sửa chữa thì đại diện hai bên ký nháy và đóng dấu vào nơi sửa chữa. Nếu hồ sơ do khách hàng cung cấp khi có nội dung sửa chữa thì yêu cầu khách hàng thực hiện giống như LVB.

29 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 29: Giải ngân khoản vay Đơn vị kinh doanh chỉ giải ngân sau khi hoàn tất thủ tục đảm bảo tiền vay, Trưởng đơn vị kinh doanh được quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc quyết định giải ngân. Chứng từ làm căn cứ giải ngân: CMND, hộ chiếu của người đại diện cho Khách hàng thực hiện giao dịch. Giấy rút tiền mặt hoặc ủy nhiệm chi. Khế ước nhận nợ, hợp đồng tín dụng. Chứng từ chứng minh mục đích SDVV. Giấy tờ cần thiết có liên quan khác.

30 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Việc giải ngân căn cứ vào mục đích sử dụng tiền vay đã được xác định trong HĐTD theo quy định sau: Chyuển khoản đến tài khoản của đối tượng thụ hưởng căn cứ theo chứng từ giải ngân. Giải ngân bằng tiền mặt trong trường hợp rút vốn phục vụ nhu cầu đời sống và những trường hợp được phép thanh tóan bằng tiền mặt theo quy định của pháp luật. Không được giải ngân vào tài khoản tiền gởi của khách hàng hoặc chuyển khoản của tổ chức, cá nhân không có liên quan trực tiếp kinh tế với khách hàng, trừ trường hợp: Khách hàng chứng minh được việc chuyển tiền và SDV. Đơn vị kinh doanh có thể theo dõi, kiểm tra việc SDV.

31 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Đơn vị kinh doanh được lực chọn và quyết định giải ngân theo HĐTD đã ký với khách hàng: Tiếp tục giải ngân. Ngừng việc giải ngân. Chứng từ kế toán giao dịch với LVB do KH là những đơn vị tổ chức phải bố trí Kế tóan trưởng theo quy định của pháp luật, thì trên chứng từ bắt buộc phải có đủ chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký thay và dấu của đơn vị.

32 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 30: Nội dung của hợp đồng tín dụng (theo mẫu quy định) Các đơn vị lưu ý áp dụng đúng theo từng đối tượng. Điều 31: Mức cho vay Đơn vị kinh doanh căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng, các quy định có liện quan của LVB. Trường hợp mức cho vay vượt quá tỷ lệ tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định thì đơn vị kinh doanh phải trình về các cấp có thẩm quyền theo cấp phán quyết của LVB để xem xét và quyết định. Mức cho vay được thực hiện theo quy đinh về về phân cấp phán quyết của LVB.

33 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 32: Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay trong hạn: tùy theo từng thời kỳ và sản phẩm. Lãi suất quá hạn trả gốc: bằng 150% lãi suất trong hạn. Điều 32: Phí cho vay Theo quy định của LVB

34 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 34: Thời hạn cho vay Đơn vị kinh doanh căn cứ vào phương án SXKD, dự án đầu tư để thỏa thuận thời gian cho vay phù hợp. Thời hạn cho vay không vượt quá: thời hạn họat động còn lại của doanh nghiệp; không vượt quá thời gian còn lại được phép sinh sống tại Việt Nam (đối với người nước ngoài).

35 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 35: Trả nợ gốc và lãi Đơn vị kinh doanh căn cứ vào phương án SXKD, dự án đầu tư, khả năng tài chính để thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về việc trả nợ gốc và lãi. Khoản vay bằng ngoại tệ: khách hàng vay vốn bằng ngọai tệ nào phải trả nợ bằng ngoại tệ đó. Trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác và VNĐ thì phải thực hiện thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN.

36 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 36: Ân hạn gốc, lãi Ân hạn gốc, lãi là việc khách hàng chưa trả nợ gốc và lãi trong một khoản thờ gian nhất định. Thời gian ân hạn được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay đến khi bắt đầu trả nợ khoản tiền gốc, lãi đầu tiên.

37 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 37: Hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm tiền vay Đơn vị kinh doanh thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản và không có tài sản. Các biện pháp bảo đảm: ký quỹ; cầm cố; thế chấp; bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay; thế chấp tài sản hình thành trong tương lai; các biện pháp bằng tài sản khác do pháp luật quy định. Biện pháp bảo đảm khác: bảo lãnh của bên thư 3. Hình thức bảo đảm tiền vay, giá trị bảo đảm tiền vay, thủ tục nhận tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của LVB.

38 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 38: Quyền và nghĩa vụ của khách hàng Theo HĐTD đã thỏa thuận. Điều 39: Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng Liên Việt. Theo HĐTD đã thỏa thuận.

39 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 40: Khởi kiện đòi nợ theo Hợp đồng tín dụng Thời hiệu khởi kiện để giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng là 2 năm kể từ khi khách hàng vị phạm HĐTD. Nơi khởi kiện: Tòa án nhân dân cấp huyện: với cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức không có ĐKKD, có ĐKKD nhưng vay vốn không vì mục đích kinh doanh. Tòa án nhân dân cấp tỉnh: với cá nhân, tổ chức có ĐKKD và vay vốn vì mục đích lợi nhuận. Đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền ký. Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của LVB là TGĐ, trưởng đơn vị kinh doanh, cán bộ, nhân viên tham gia tố tụng.

40 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 41: Nội dung kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân Tiến độ giải ngân; Tình hình SDVV; Kết quả, hiệu quả thực hiện phương án; Hiện trạng TSĐB; Tình hình tài chính của KH; Tình hình trả nợ của KH; Khả năng cạnh tranh, thông tin thị trường mà KH đang họat động; Các vấn đề bất thường và nộng dung cần thiết.

41 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Các thông tin theo dõi, kiểm tra, giám sát được xác định căn cứ vào nguồn sau: Báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quý, năm); Các báo cáo, chứng từ có liên quan SDVV; Bảng theo doi quá trình trả nợ của KH tại LVB; Qua tiếp xúc, trao đổi với khách hàng; Các thông tin khác. Kiểm tra định kỳ: Đơn vị kinh doanh có trách nhiệm quản lý khoản vay như trên đối với mọi đối tượng khách hàng. Định kỳ kiểm tra: Tối đa 03 tháng/lần đối với khoản vay ngắn hạn và 06 tháng/lần đối với khoản vay trung dài hạn. trường hợp đặt biệt do TGĐ quy định.

42 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 42: Thu hồi nợ Thu hồi nợ đến hạn thực hiện theo thứ tự sau: Các loại phí có liên quan; Nợ lãi quá hạn; Nợ gốc quá hạn; Nợ lãi trong hạn; Nợ gốc trong hạn.

43 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 43: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Điều 44: Phân loại nợ và trích lập dự phòng xử lý rủi ro. Theo quy định của pháp luật.

44 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 45: Xử lý trường hợp khách hàng có sự thay đổi về tổ chức và hoạt động. Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì trong thời hạn 10 ngày làm việc doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan có chức năng. Đơn vị kinh doanh yêu cầu khách hàng gởi cho LVB giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi thay đổi đăng ký kinh doanh. Trường hợp bị chia tách, xác nhập: yêu cầu đơn vị cũ trả hết nợ; đơn vị cũ và đơn vị mới cùng xác nhận nợ và đơn vị mới chấp thuận thanh toán nợ vay. Trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì theo dõi đề thu hồn nợ.

45 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 46: Đảo nợ, khoanh nợ, xóa nợ và mua bán nợ. Điều 47: xử lý nợ xấu và các khoản nợ vay có dấu hiệu bất thường Điều 48: Miễn, giảm lãi, phí đối với khách hàng Điều 49: Thống kê, báo cáo tín dụng Điều 50: Bàn giao bộ hồ sơ vay

46 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Điều 51: Lưu giữ hồ sơ cho vay Đơn vị kinh doanh phải tổ chức việc lưu giữ khoa học. Cán bộ lưu giữ hồ sơ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để mất, thất lạc, tẩy xóa, sửa nội dung, … Bộ hồ sơ cho vay lưu giữ bao gồm: - Hợp đồng cấp tín dụng; - Hồ sơ về biện pháp bảo đảm; - Báo cáo thực trạng tài chính của khách hàng; - Quyết định cấp tín dụng có chữ ký của người có thẩm quyền; - Những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khỏan vay liên quan đến hợp đồng cấp tín dụng.

47 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Bộ hồ sơ vay được đựng trong bao bì hoặc cặp với từng loại theo tính chất phân loại hồ sơ đồng thờ sắp theo thứ tự phát sinh. Các tập hồ sơ là bản chính được lưu giữ trong kho, két, tủ, hòm tài liệu có khóa an toàn. Các hồ sơ bảo đảm tiền vay dưới đây được lưu giữ tại kho tiền hoặc kho, két sắt riêng: - Các loại giấy tờ có giá; - Giấy chứng nhận QSDĐ, QSH nhà ở và QSDĐ ở, QSH nhà ở, QSH công trình xây dựng; - Giấy chứng nhận đăng ký ôtô, tàu biển, GCN đăng ký QSH khác; - Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản tiền vay; Hợp đồng bảo đảm tiền vay, giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm. - Giấy tờ quan trọng khác theo quyết định của trưởng đơn vị.

48 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Bản chính HĐTD, HĐ bảo đảm tiền vay, khế ước nhận nợ, hồ sơ tín dụng khác được lưu tại Phòng (Tổ), tín dụng và Phòng (Tổ) kế toán theo quy định của TGĐ. Khoản vay sau khi đã tất toán, bộ hồ sơ đưa vào lưu trữ theo quy định của LVB. Thời gian lưu trữ: - 05 năm đối với HĐTD ngắn hạn. - 10 năm đối với HĐTD trung hạn. - 15 năm đối với HĐTD dài hạn. - 10 năm đối với hồ sơ pháp lý KH (sau khi chấm dứt quan hệ tín dụng). - 10 năm đối với hồ sơ cấp giới hạn tín dụng (sau khi chấm dứt quan hệ tín dụng).

49 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
15 năm đối vớ hồ sơ cho vay/bảo lãnh/chiết khấu giấy tờ có giá/bao thanh toán/các hình thức cấp tín dụng khác. 02 năm đối với hồ sơ tín dụng LVB không đồng ý cấp tín dụng (kể từ ngày từ chối).

50 Chương 4: THỦ TỤC, THẨM ĐỊNH, QUẢN LÝ KHOẢN VAY
Chương 5: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 52: Trách nhiệm thi hành Điều 53: Hiệu lực thi hành.

51 CHÚC BẠN THÀNH CÔNG


Tải xuống ppt "QUY CHẾ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google