Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ ĐỐT- XTÔI-ÉP-XKI

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ ĐỐT- XTÔI-ÉP-XKI"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ ĐỐT- XTÔI-ÉP-XKI
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG Tiết 11- Đọc thêm MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ ĐỐT- XTÔI-ÉP-XKI

2 Bài 1 Mấy ý nghĩ về thơ Nguyễn Đình Thi

3 “Không sợ thiếu niềm tin Sợ không nhận ra lẽ phải để tin”
Thơ là cái thiết tha nhất của tôi, và cả cái tìm tòi rất gian khổ của tôi.

4 I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: Xem SGK

5 II. Đọc hiểu: 1. Thời điểm ra đời của tiểu luận:
- Cuộc kháng chiến chống Pháp bước sang năm thứ 3 và thu được nhiều thắng lợi trong đó có sự đóng góp của văn nghệ , thơ ca. Để phục vụ kháng chiến tốt hơn, thơ ca cần được nhìn nhận , định hướng tốt hơn. - Trong hội nghị tranh luận về văn nghệ ở Việt Bắc với bài “ Mấy ý nghĩ về thơ” Nguyễn Đình Thi đã thể hiện một quan niệm đúng đắn về thơ nói chung và thơ kháng chiến nói riêng.

6 2. Các vấn đề cơ bản của bài tiểu luận:
a. NĐT đã lí giải về đặc trưng cỏ bản nhất của thơ ca là biểu hiện tâm hồn con người: - Câu “Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”- câu hỏi không mang nghĩa nghi vấn mà mang nghĩa khẳng định và thể hiện rõ suy nghĩ của tác giả. + Muốn làm thơ phải có rung động thơ. + Rung động thơ có được khi tâm hồn con người thoát khỏi trạng thái bình thường. + Những lời, những chữ tạo ra phải có sức truyền cảm.

7 b. Những yếu tố đặc trưng khác của thơ là : hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực...
Tất cả được ông đề cập rất thấu đáo. + Hình ảnh thơ không chỉ ghi lại cái vẻ bề ngoài mà “bao hàm một nhận thức, một thái độ tình cảm hoặc suy nghĩ” + Tư tưởng trong thơ là tư tưởng cảm xúc. + Cái thực trong thơ cũng là cái thực cảm xúc, là biểu hiện chân thực những gì đang diễn ra trong tâm hồn. => Tất cả đều nằm trong tâm hồn con người.

8 Thơ khôngvần của Nguyễn Đình Thi
- Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em - Nắng soi ngõ vắng Thềm cũ lối ra đi Lá rụng đầy - Ôi những vạt ruộng vàng Chiều nay rung rinh lúa ngả Dải áo chàm bay múa Tiếng hát ai lênh đênh

9 c. Ngôn ngữ thơ ► Có những nét đặc biệt so với các thể loại văn học khác ( kí, kịch, tiểu thuyết...) có tác dụng gợi cảm nhờ nhịp điệu. Nhịp điệu bên trong, nhịp điệu tâm hồn con người. “Cái kì diệu ấy của tiếng nói…của tâm hồn”

10 d, Về thơ tự do và thơ không vần
Không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần” Chỉ có “thơ thực và thơ giaả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ” Điều quan trọng nhất trong thơ: “dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả đúng tâm hồn con người mới ngày nay”

11 3. Tác giả có cách viết tài hoa.
Dùng hình ảnh, từ ngữ cụ thể sinh động, gây ấn tượng mạnh. - Dùng cách lập luận phủ định để khẳng định. Từ đó nhấn mạnh đặc trưng cơ bản nhất của thơ và triển khai các ý ngày càng cụ thể hơn. - Lý luận gắn với dẫn chứng.

12 4. Quan niệm của tác giả về thơ
Không chỉ có tác dụng vào thời điểm đó mà ngày nay vẫn còn có giá trị bởi ý nghĩa thời sự, tính chất khoa học đúng đắn, sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống và thực tiễn sáng tạo thơ ca.

13 B. BÀI 2: Đô - xtôi - ép - xki

14 I.Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: Xem SGK

15 II. Đọc hiểu: 1. Thể loại: - Đây là một tiểu luận thuộc loại “ Chân dung văn học”. Tác giả xen kẽ những điều có thật về cuộc đời nhà văn với những đánh giá suy nghĩ của mình. Tác giả không ngại bộc lộ cảm xúc của mình khi vẽ chân dung Đô-xtôi-ép-xki. Vì thế bài tiểu luận mang đậm cảm xúc của tác giả, khác với các bản chân dung văn học khác. - Chân dung văn học là một hình thức đứng giữa ba thể loại: Tiểu sử - tiểu thuyết - phê bình văn học

16 2. Nội dung cơ bản: a. Chân dung Đô-xtôi-ép-xki : một tính cách mâu thuẫn và một số phận ngang trái Để thể hiện chân dung ấy đoạn văn đã tập trung vào: - Hai thời điểm đối lập trong cuộc đời: + Thời điểm thứ nhất: Kiếp sống của một kẻ lưu vong với những chi tiết cuộc sống bần cùng. -> Thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất. + Thời điểm thứ hai: Trở về tổ quốc với những phút giây hạnh phúc.

17 - Những mâu thuẫn trong con người ông.
Những tình cảm mãnh liệt trong cơ thể yếu đuối của một con bệnh thần kinh; con người mang trái tim vĩ đại phải tìm đến những cơ hội thấp hèn..., bị giày vò vì hoàn cảnh... + Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và cũng tự đốt cháy trong lao động và khi vinh quang tột đỉnh ông vẫn gắn với đau khổ. + Bị lưu đày biệt xứ và trở thành sứ giả của xứ sở mình, con người đầy mâu thuẫn và cô đơn mang lại cho đất nước một sự hoà giải và kiềm chế một lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẫn thời đại ông...

18 b. Nghệ thuật khắc hoạ chân dung Đô-xtôi-ép-xki của Xvai-gơ
* Dùng cấu trúc tương phản ở nhiều cấp độ để khắc hoạ chân dung Đô-xtôi-ép-xki: - Trong nội bộ câu, giữa hai vế câu., hai từ ngữ : nước Nga...tiếng gọi vĩnh cửu của niềm tuyệt vọng...; lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ... - Trong từng đoạn: hai hình ảnh trái ngược.., sự đối lập: sự dằn vặt của cuộc sống hằng ngày mâu thuẫn với những tác phẩm đồ sộ, thế giới tinh thần. => Sự đối lập hình ảnh - nét bút pháp quán xuyến trong đoạn trích - đó là sự đối lập giữa những chi tiết hèn mọn về đời thường với những hình ảnh cao cả khác thường trong niềm khao khát sáng tạo của thiên tài. => Những khó khăn đau khổ trong cuộc sống không dập tắt được niềm khao khát sáng tạo của thiên tài.

19 * Ngoài cấu trúc tương phản, tác giả còn dùng biện pháp so sánh, ẩn dụ
Những biện pháp này tập trung khắc hoạ sứ mạng tầm vóc của thiên tài, khắc hoạ những nét nổi bật của nhân vật: Đô-xtôi-ép-xki đươc mô tả từ chỗ như một người khốn khổ bị chà đạp, nâng lên hình ảnh một vị thánh một người siêu phàm.

20 . Gắn hình tượng con người trên khung cảnh rộng lớn: Nước Nga dưới ách chuyên chế của Nga hoàng, số phận con người đau khổ. Thiên tài bị đè nén bởi số phận nhưng cũng có thể tác động trở lại số phận và không chỉ số phận của riêng mình mà của cả một dân tộc, một thời đại.

21 Trước cái chết của ông toàn nước Nga,các thành phố, các đại biểu, mọi nơi, ai ai..cũng đau đớn, câm lặng, im lặng, cuồng nhiệt...đám dông mỗi lúc một xiết chặt quanh thi hài...Đủ các thành phần xã hội tham dự đám tang ông, điều đó cho thấy sự ngưỡng mộ của dân chúng dành cho ông và người ta tự nguyện đoàn kết nhau lại lật đổ ách thống trị của Nga hoàng.

22 C. Tổng kết Bài1: - Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi đã đánh thức và góp phần giúp chúng ta nhận ra giá trị đích thực của thơ ca. - Bài tiểu luận đã thể hiện được nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận. Bài 2: - Xvai-gơ đã khắc hoạ chân dung Đô-xtôi-ép-xki: đầy cay đắng , tủi nhục, khổ sở, thiếu thốn nhưng có nghị lực phi thường và tình yêu nước Nga mãnh liệt. - Lối viết tinh tế giàu cảm xúc, tràn ngập cảm hứng bi tráng, sử dụng điêu luyện những so sánh độc đáo, những hình ảnh tương phản... Tác giả đã giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về tài năng và đạo đức của Đô-xtôi-ép-xki.

23 Dặn dò: 1. Nắm được nội dung, nghệ thuật của hai đoạn trích.
2. Soạn bài: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.


Tải xuống ppt "MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ ĐỐT- XTÔI-ÉP-XKI"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google