Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Vĩnh Phúc, Việt Nam Ngày 23/05/2017

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "Vĩnh Phúc, Việt Nam Ngày 23/05/2017"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 Vĩnh Phúc, Việt Nam Ngày 23/05/2017
LỰA CHỌN GIỚI TÍNH TRÊN CƠ SỞ ĐỊNH KiẾN GiỚI Góc nhìn toàn cầu và khu vực Vĩnh Phúc, Việt Nam Ngày 23/05/2017

2 Bối cảnh Lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới (LCGTĐKG) là gì?
LCGTĐKG được đo bằng tỷ số giới tính khi sinh: so sánh số bé trai sinh ra so với số bé gái sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định. Nhiều bé trai được sinh ra hơn bé gái: tỷ số giới tính khi sinh ở mức bình thường dao động từ 102 đến 106 bé trai trên 100 bé gái. Khi nhiều bé trai được sinh ra so với bé gái (cao hơn tỷ số bình thường) thì đó là một dấu hiệu lựa chọn giới tính. Ở một số quốc gia, tỷ số giới tính khi sinh thậm chí đã lên tới 130 bé trai/100 bé gái.

3 Bối cảnh LCGTĐKG được thực hành bằng cách sử dụng nhiều công nghệ khác nhau: 1) Trước khi thụ thai (ví dụ, lọc tinh trùng); 2) Cấy ghép phôi thai (ví dụ, chẩn đoán gen trước khi cấy phôi trong ống nghiệm, tiếp đó là cấy ghép phôi của giới tính mong muốn); 3) Trong thời kỳ mang thai (ví dụ, xác định giới tính thai nhi bằng siêu âm beta, tiếp đó là phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi); và 4) Các phương pháp sau khi sinh (ví dụ, hủ tục giết trẻ sơ sinh hoặc giết trẻ sơ sinh gái và bỏ bê trẻ em gái - liên quan đến dinh dưỡng, tiêm chủng, chăm sóc điều trị, bỏ rơi, v.v...). Stress that with new technologies such as blood testing it is getting easier to select the sex before birth.

4 Bối cảnh – LCGTĐKG xuất hiện như thế nào?
Những năm 1990 Những năm 1980 Những năm 2000 This slide shows the emergence of LCGTKS in different regions.

5 Bối cảnh LCGTĐKG ở châu Á đã có từ rất lâu:
LCGTĐKG không phải là mới - Dữ liệu điều tra dân số Ấn Độ cho thấy sự mất câng bằng về tỷ số giới tính khi sinh vào đầu thế kỷ 20. Các hủ tục như giết trẻ sơ sinh gái và bỏ bê trẻ em gái phản ánh tâm lý ưa thích con trai hơn (trọng nam khinh nữ). Từ đầu những năm 1980, việc sử dụng siêu âm và các công nghệ sàng lọc giới tính thai nhi khác đã cho phép người ta chọn lựa giới tính trước khi sinh. Mất cân bằng trong tỷ số giới tính khi sinh đã được quan sát thấy ở Ấn Độ và Trung Quốc kể từ những năm 1980 và ở Việt Nam kể từ những năm 2000. LCGTĐKG hiện đang là vấn đề nổi lên ở Nê-pan và có thể ở Pa-kit-xtan và Băng-la-đét

6 Bối cảnh LCGTĐKG ở Đông Âu và Trung Á:
LCGTĐKG nổi lên từ đầu những năm 1990, chủ yếu là ở vùng Nam Cáp-ca và Đông Nam châu Âu. LCGTĐKG xảy ra ở vùng Nam Cáp-ca sau khi độc lập/giải thể của Liên bang Xô Viết năm Tỷ số giới tính khi sinh gia tăng đã quan sát thấy ở Ác-mê-nia-a, A-zéc-bai-zan và Gru-zi-a. Khu vực phía tây Ban-căng là ‘điểm nóng’ thứ hai với tỷ số giới tính khi sinh gia tăng ở An-ba-ni, Ma-xê-đô-ni-a, Mon-tê-nê-grô và Kô-sô-vô. Ước tính 117 triệu trẻ em gái và phụ nữ mất đi do LCGTĐKG.

7 Tình hình LCGTĐKG ở châu Á
Quốc gia Tỷ số giới tính khi sinh Năm Nguồn Băng-la-đét 104,7 2014 DHS 107,0 MICS Trung Quốc 113,51 2015 Tổng cục thống kê quốc gia Ấn Độ 110 2013 Hệ thống đăng ký khai sinh mẫu 109 Khảo sát Sức khoẻ Gia đình Quốc gia Ước tính số trẻ em gái mất đi Nê-pan 106,4 2011 Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam 112,2 2016 Điều tra biến động dân số hàng năm, Tổng cục Thống kê

8 Tình hình LCGTĐKG ở Đông Âu và Trung Á
Quốc gia Tỷ số giới tính khi sinh Giai đoạn A-zéc-bai-zan 116,5 Ác-mê-ni-a 114,8 Gru-zi-a 111,8 An-ba-ni 110,9 Môn-tê-nê-grô 110,2 Cựu Cộng hòa Nam Tư Mác-xê-đô-ni-a (Tây Bắc) 110,1 Kô-xô-vô 109,6 Nguồn: UNFPA EECARO:

9 Tình hình LCGTĐKG ở châu Á
LCGTĐKG tập trung theo khu vực Tại Việt Nam, tỷ số giới tính khi sinh ở nông thôn cao hơn ở thành thị (113 so với 110) và Trung Quốc (119 so với 116 trong năm 2010). Nhưng tỷ số giới tính khi sinh lại cao hơn ở khu vực thành thị so với nông thôn tại Ấn Độ (110 so với 108) và Nê-pan (112 so với 106). Có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng miền ở tất cả các quốc gia nơi diễn ra tình trạng LCGTĐKG. Nhìn chung, tỉ lệ LCGTĐKG cấp quốc gia đã giảm xuống ở Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam - nhưng tình trạng LCGTĐKG lại đang lan rộng sang các vùng/miền mà trước đây LCGTĐKG chưa từng xảy ra.

10 Tình hình LCGTĐKG ở châu Á
Sự khác biệt theo vùng/miền tại Nê-pan năm 2011 Vùng viễn tây Vùng miền trung phía tây Phía tây Miền trung Phía đông Vùng đất hoang Đồi To illustrate these points. First, here is the regional and urban/rural breakdown for Nepal. Núi Nông thôn Đô thị

11 Ấn độ CSR of 918 down from 927

12 Xu hướng hàng năm về ước tính số trẻ em gái bị mất đi khi sinh ở Ấn độ (ở Lakh), Các báo cáo thống kê hệ thống đăng ký mẫu trong nhiều năm ( )

13 Tỉ lệ trẻ em gái mất đi do phân biệt đối xử trước và sau khi sinh
In India, 66% of the missing girls are due to sex selection and remaining one third girls are missing due to excess mortality of the female children The decomposition varies across states More than 86 percent of missing girls are due to SSA in Punjab, Maharashtra and Haryana

14 Tình hình LCGTĐKG ở châu Á
LCGTĐKG tại Trung Quốc từ But at the same time the practice is spreading throughout the east side of the country. Trung Quốc – Tỷ số giới tính khi sinh theo tỉnh năm 1982, 1990, 2000 và 2010 Nguồn: Điều tra dân số năm 1982, 1990, 2000 và 2010

15 Tình hình LCGTĐKG ở châu Á
Tỷ lệ giới tính khi sinh cao hơn được quan sát thấy ở lần sinh thứ hai và thứ ba, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. LCGTĐKG thường thấy nhiều hơn ở các hộ gia đình có học vấn, kinh tế khá giả so với các hộ nghèo hơn. Tỷ số giới tính khi sinh theo số lần sinh ở Trung Quốc từ

16 Nguyên nhân và hậu quả Có 3 yếu tố chính dẫn tới LCGTĐKG:
Xu hướng gia đình nhỏ hơn & tỷ suất sinh thấp khiến việc này trở nên cần thiết Tâm lý ưa thích có con trai hơn khiến nhu cầu tăng lên Công nghệ lựa chọn giới tính thai nhi khiến việc này trở nên khả thi Fertility decline occurred throughout most of the developing world. Governments introduced policies to encourage or to impose birth control Lower fertility means higher risks of not having a son Old discriminatory technology: infanticide, neglect of girls, rituals for male births, etc. Contraception linked to gender composition Emergence of modern prenatal diagnosis from the 1980s: Better healthcare infrastructures and greater accessibility Lower cost of prenatal technology Improved reproductive health and prenatal care Higher living standards Sociocultural, economic, demographic, political and spiritual reasons make sons more valuable than daughters: Cost of education and care for girls Dowry and marriage costs for brides Old age support by sons Funerals, ancestors’ worship, etc. Reasons vary across regions and social groups, but the common context is the presence of “patriarchal” kinship systems: Patrilineal descent groups (clans, patrilineage etc.) Patrilocal systems (residence with or close to the husband’s parents)

17 Nguyên nhân và hậu quả Một quyết định có hậu quả kinh tế-xã hội nghiêm trọng >> hành vi cá nhân dẫn đến thảm họa chung: Ước tính 117 triệu nữ giới mất đi ở 13 quốc gia có tỷ số giới tính khi sinh cao. 90% những trường hợp này xảy ra ở Ấn Độ và Trung Quốc. Hầu hết những nữ giới này đều dưới 20 tuổi. Tạo ra “sức ép hôn nhân”: Ước tính đến năm 2041 Trung Quốc sẽ dư thừa 41 triệu nam giới trên 22 tuổi. Đến năm 2050, số nam giới đến tuổi kết hôn dự kiến sẽ vượt 50% số nữ giới tuổi kết hôn ở Trung Quốc và Ấn Độ. Gia tăng tình trạng bạo lực, buôn bán người, lao động tình dục, di cư để kết hôn. Buôn bán phụ nữ, trẻ em gái và trẻ em trai xuyên biên giới. Ép hôn và lao động tình dục cưỡng ép. Tình trạng lề hoá xã hội ngày càng gia tăng và thay đổi hành vi tình dục của nam giới khiến nhiều nam giới phải sống độc thân. Nam giới nghèo, hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng nhiều nhất. Cũng có thể dẫn đến tình trạng gia tăng tội phạm và mất ổn định.

18 Nguyên nhân và hậu quả Sức ép hôn nhân
Số nam giới muốn kết hôn trên 100 nữ giới muốn kết hôn (dự báo) Tỷ số giới tính khi sinh Số trẻ em trai trên 100 trẻ em gái Ấn Độ Trung Quốc Tr.hợp xấu nhất*: Tr.hợp tốt nhất(t): Trung Quốc Ấn Độ Trung bình 5 năm Trung bình 5 năm Tỷ số giới tính khi sinh: ở mức 120 đối với Trung Quốc, 113 đối với Ấn Độ, quay về mức 105 vào năm 2020 Trung bình 3 năm từ năm 2001 Nguồn: Christophe Guilmoto; Tổng cục Thống kê; Điều tra Ấn Độ

19 Nguyên nhân và hậu quả Sự liên quan đến các hành vi nguy hại khác và bạo lực trên cơ sở giới LCGTĐKG là biểu hiện của bất bình đẳng giới. Điều này được củng cố bởi tâm lý ưa thích con trai và tư tưởng trọng nam khinh nữ. Tỉ lệ tảo hôn và LCGTĐKG cao có thể không chồng chéo nhau vì tảo hôn thường xảy ra nhiều nhất ở các hộ nghèo nhất trong khi LCGTĐKG phổ biến hơn trong các hộ gia đình giàu có. Một nghiên cứu của UNFPA Ấn Độ về mối quan hệ giữa tảo hôn và LCGTĐKG cho thấy: việc trì hoãn tảo hôn có thể góp phần dẫn tới LCGTĐKG vì chi phí đầu tư/gánh nặng kinh tế cho trẻ em gái tăng lên. Phụ nữ có thể bị bạo lực hoặc đe dọa bạo lực nếu họ không sinh con trai. Phân biệt đối xử đối với những phụ nữ và nam giới không có con trai. Nghiên cứu định tính cho thấy phụ nữ lựa chọn không có con gái bởi vì "Tôi không muốn con gái tôi có cuộc sống như tôi”.

20 Ứng phó với LCGTĐKG Cam kết trên quy mô toàn cầu:
2015 – Mục tiêu Phát triển Bền vững 5.3: Các nước thành viên đã cam kết: Xoá bỏ tất cả các hình thức có hại như tảo hôn, cưỡng hôn và cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ. Hội nghị Quốc vế về Dân số & Phát triển 1994: ”Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với trẻ em gái và nguyên nhân gốc rễ của tâm lý ưa thích con trai mà dẫn tới những hành động có hại và phi đạo đức liên quan đến việc lựa chọn giới tính trước khi sinh và giết trẻ em gái”. Liên hiệp quốc (1994); Đoạn 4.16 Điều 2, khoản f và Điều 5, khoản a - Công ước CEDAW 1979: "Thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp, bao gồm pháp luật, để sửa đổi hoặc bãi bỏ các luật, quy định, tập quán và thông lệ hiện có gây ra sự phân biệt đối xử với phụ nữ" và "Mọi biện pháp thích hợp sẽ được thực hiện để thay đổi các quan niệm, hành vi ứng xử xã hội và văn hoá của nam giới và nữ giới nhằm xóa bỏ định kiến, tập quán và các hành vi khác xuất phát từ những quan niệm về sự cao hơn hoặc thấp hơn về địa vị xã hội của một trong hai giới hay những khuôn mẫu đối với nam giới và nữ giới". Key normative commitments on LCGTKS include the following:

21 Ứng phó với LCGTĐKG Ngăn chặn LCGTĐKG: Tuyên bố liên cơ quan (OHCHR, UNFPA, UNICEF, UN Women và WHO) năm 2011: Lựa chọn giới tính để sinh con trai là một biểu hiện của những bất công về xã hội, văn hoá, chính trị và kinh tế đối với phụ nữ, và một sự vi phạm nhân quyền đối với phụ nữ. Những bất công như vậy phải được giải quyết mà không để phụ nữ và trẻ em có nguy cơ tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng từ việc không cho họ tiếp cận các dịch vụ thiết yếu- vì như vậy là tiếp tục vi phạm quyền của họ. Việc hạn chế tiếp cận các công nghệ sinh sản nhất định nhằm ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng giới tính trong một xã hội không được gây ảnh hưởng tiêu cực tới nhân quyền của phụ nữ. Ngoài các khó khăn trong việc cấm phát hiện giới tính thai nhi và phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi, bằng chứng cũng cho thấy rằng nếu phụ nữ không tiếp cận được các dịch vụ phá thai an toàn thì họ thường chuyển sang các lựa chọn không an toàn (WHO, 2007) - hoặc nếu họ không thể dừng được việc mang thai thì họ bị buộc phải tiếp tục sinh con cho đến khi sinh được một con trai. Cần phải cân bằng giữa ngăn ngừa việc LCGTĐKG với đảm bảo phụ nữ được tiếp cận với các dịch vụ phá thai an toàn ở những nơi phá thai là hợp pháp. Giải quyết nguyên nhân gốc rễ của phân biệt đối xử là yếu tố chủ chốt.

22 Ứng phó với LCGTĐKG Các nước tuân theo một xu hướng chung để ứng phó với LCGTĐKG: Phát hiện và phân tích vấn đề để hiểu được các xu hướng và nguyên nhân/động cơ của LCGTĐKG. Vận động và nâng cao nhận thức cho các nhà hoạch định chính sách và công chúng về mức độ và hậu quả của LCGTĐKG. Điều chỉnh pháp luật và chính sách - ngăn ngừa sử dụng các công nghệ lựa chọn giới tính , hướng dẫn cho các cán bộ y tế. Các can thiệp nhằm tăng giá trị và đầu tư cho trẻ em gái - các ưu đãi tài chính, các chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi xã hội, giải quyết bạo lực, tăng việc di cư và tham gia ở những nơi công cộng. Các can thiệp để giải quyết bất bình đẳng giới - luật thừa kế, tài sản, thờ cúng tổ tiên. Tăng tính sẵn có và độ bao phủ của an sinh xã hội cho người cao tuổi

23 Ứng phó với LCGTĐKG Nhưng đến nay, chỉ có Hàn Quốc là có thể đảo ngược xu hướng Tỷ số giới tính khi sinh những năm 1980 và 1990 là 116 đã giảm xuống còn 107 vào năm 2007. Các yếu tố dẫn tới thành công bao gồm: Hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế vượt bậc đã làm thay đổi đáng kể về kinh tế xã hội. Nâng cao vị thế và quyền tự chủ của phụ nữ. Quy định về xét nghiệm xác định giới tính từ năm 1987. Các chiến dịch truyền thông đại chúng từ năm 1991. Thay đổi lập pháp và chính sách để thúc đẩy bình đẳng giới. Cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để hiểu các động cơ chính dẫn tới những thay đổi tích cực.

24 Ứng phó với LCGTĐKG Chương trình toàn cầu về LCGTĐKG do EU tài trợ ( ) bao gồm 6 quốc gia: Nê-pan, Băng-la-đét, Việt Nam, Gru-zi-a, Ác-mê-ni-a và A-zéc-bai-zan. Kết quả: Mở rộng cơ sở kiến thức về vấn đề này ở cấp quốc gia và cấp khu vực >> hợp tác với các viện nghiên cứu quốc gia Nâng cao năng lực cấp quốc gia và khu vực và các bên liên quan khác nhau để giải quyết vấn LCGTđKG >> Trung tâm Phát triển năng lực và nghiên cứu liên khu vực Cơ chế liên vùng trong hợp tác Nam – Nam và hợp tác ba bên >> Chia sẻ tri thức xuyên khu vực

25 Ứng phó với LCGTKS ở Trung Quốc

26 Các biện pháp của Trung Quốc: Luật & chính sách
Các luật cấp quốc gia Nghiên cấm việc xác định giới tính thai nhi và phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi mà không có các chỉ định y tế Bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái Các quy định cấp tỉnh Điều tra việc xác định giới tính thai nhi và phá thai do lựa chọn giới tính mà không có chỉ định của cơ quan y tế Bảo vệ sự sống còn của phụ nữ và trẻ em gái Thực hiện các chính sách có định hướng theo sở thích cho trẻ em gái và cha mẹ Bình đẳng giới

27 Các biện pháp của Trung Quốc: Các chiến dịch chăm sóc và bảo vệ trẻ em gái
Hệ thống chính sách công và nền tảng chiến lược có định hướng của chính phủ cấp quốc gia Tầm nhìn: Bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản về sự sống còn, phát triển và tham gia của phụ nữ, đặc biệt là trẻ em gái Mục tiêu: Cải thiện môi trường sống cho các trẻ em gái và tiến tới công bằng giới Các lĩnh vực: Chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, việc làm, an sinh xã hội cho cha mẹ lúc tuổi già, v.v ... (ví dụ: các chương trình khuyến khích/phần thưởng cho các gia đình ở khu vực nông thôn) Lãnh đạo và quản lý Thực thi luật về phá thai lựa chọn giới tính và xác định giới tính khi sinh bất hợp pháp Chiến dịch truyền thông thay đổi nhận thức Ban hành các chính sách KT-XH ưu đãi Cung cấp d.vụ y tế cho phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ và gi.sát phá thai lựa chọn gi.tính thai nhi Thông tin & Đánh giá

28 Ứng phó với LCGTĐKG Chưa rõ mô hình nào là thành công, nhưng có một số dấu hiệu sớm: Hiểu được vấn đề, và các động cơ cụ thể về văn hoá. Tập trung vào các nguyên nhân cơ bản của tâm lý ưa thích con trai và LCGTĐKG. Tập trung vào các biện pháp nhằm tăng cường bình đẳng giới - bao gồm quyền tự chủ và độc lập của phụ nữ, trao quyền kinh tế, kiểm soát và ra quyết định về tài sản, quyền thừa kế. Các chiến dịch truyền thông và thông điệp về giá trị của phụ nữ và trẻ em gái. Các chương trình hưu trí và an sinh xã hội. Mô hình nào ít hiệu quả hơn? Câu trả lời cho thấy kết quả hỗn hợp Cấm LCGTĐKG - pháp luật rất quan trọng nhưng có thể có những tác động không mong muốn. Các chương trình hỗ trợ tài chính cho trẻ em gái. Tốt nhất và quan trọng nhất vẫn là phải làm sao có thể giải quyết vấn đề LCGTĐKG và các yếu tố thúc đẩy LCGTĐKG trước khi vấn nạn này lan rộng.

29 Thách thức khi giải quyết vấn đề LCGTĐKG
Cần giải quyết vấn đề sớm để tránh tình trạng các nước khác hiện đang gặp phải Cần thay đổi quan điểm LCGTĐKG là “vấn đề của y tế” hoặc là vấn đề “có thể cưỡng chế bằng pháp luật” Cần hiểu rằng LCGYDDKG là hệ luỵ của truyền thống lâu đời và định kiến về giới, về vai trò của phụ nữ trong gia đình Cần nhận ra rằng giải quyết vấn đề liên quan đến quan điểm truyền thống và luật lệ bất thành văn trong xã hội còn khó hơn nhiều

30 Cần đẩy nhanh các thay đổi xã hội
Hỗ trợ chính quyền và những nỗ lực của chính quyền ở những nơi có vấn đề LCGTĐKG Thu thập thêm dữ liệu về sự ưa thích con trai ở Việt Nam Truyền tải thông điệp về những nguy cơ của việc lựa chọn giới tính ở tất cả các cấp, từ các nhà hoạch định chính sách đến giới truyền thông tới những người tham gia các chương trình can thiệp ở địa phương. . Xây dựng chiến lược ứng phó với các hậu quả của LCGTĐKG. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo, vận động cho bình đẳng giới và thúc đẩy sự đóng góp của phụ nữ vào phát triển KT-XH.

31 Hỏi-Đáp https://www.youtube.com/watch?v=mxE4GEqqBNg
{ví dụ từ Gru-zi-a về một chiến dịch truyền thông đại chúng} Sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi nào của quý vị!

32 Xin cảm ơn!


Tải xuống ppt "Vĩnh Phúc, Việt Nam Ngày 23/05/2017"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google