Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

1. Khái quát về NNPQ 1.1. Tư tưởng về NNPQ 1.2. Đặc trưng của NNPQ

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "1. Khái quát về NNPQ 1.1. Tư tưởng về NNPQ 1.2. Đặc trưng của NNPQ"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN

2 1. Khái quát về NNPQ 1.1. Tư tưởng về NNPQ 1.2. Đặc trưng của NNPQ

3 2. Những đòi hỏi đặt ra đối với việc xây dựng NNPQ 2. 1
2. Những đòi hỏi đặt ra đối với việc xây dựng NNPQ 2.1. Đối với hoạt động lập pháp 2.2. Đối với hoạt động hành pháp 2.3. Đối với hoạt động tư pháp 2.4. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ

4 3. Phương hướng xây dựng NNPQ 3. 1. Đối với hoạt động lập pháp 3. 2
3. Phương hướng xây dựng NNPQ 3.1. Đối với hoạt động lập pháp 3.2. Đối với hoạt động hành pháp 3.3. Đối với hoạt động tư pháp 3.4. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ

5 1. Khái quát về NNPQ 1.1. Tư tưởng về NNPQ Ý tưởng về NNPQ được hình thành cách đây hơn hai nghìn năm Dần dần được công nhận, bổ sung và phát triển thành tư tưởng có giá trị phổ biến của nhân loại. Nội dung chủ yếu của tư tưởng NNPQ là đề cao vai trò của PL nhằm bảo vệ các giá trị xã hội lớn như tự do, công bằng, an toàn và phát triển.

6 Sự hình thành và phát triển của tư tưởng NNPQ gắn với quá trình đấu tranh nhằm phát huy vai trò của PL trong việc bảo vệ những giá trị xã hội cơ bản và giải quyết đúng mối quan hệ khách quan giữa NN và PL. Trong mối quan hệ giữa NN và PL, yếu tố nào có có vị trí cao hơn và đóng vai trò quyết định?

7 Xôlông (638 – 559 TCN) chủ trương cải cách NN bằng việc đề cao vai trò của PL.
Theo ông: “Chỉ có PL mới thiết lập được trật tự và tạo nên sự thống nhất”; NN và PL là 2 công cụ để thực hiện dân chủ, tự do và công bằng, vì vậy “hãy kết hợp sức mạnh (quyền lực NN) với PL”.

8 Tiếp sau Xôlông, Hêraclit (520 – 460 TCN) coi PL là phương tiện quan trọng để chống lại cực quyền
Ông kêu gọi: “Nhân dân phải đấu tranh để bảo vệ PL như bảo vệ chốn nương thân của mình”. Xôcrát (469 – 399 TCN): xã hội không thể vững mạnh và phồn vinh nếu các PL hiện hành không được tuân thủ, giá trị của công lý (PL) chỉ có được trong sự tôn trọng PL.

9 Platon (427 – 374 TCN) phát triển ý tưởng về sự tôn trọng PL ở một góc độ khác – từ phía NN.
Theo ông, tinh thần thượng tôn PL phải là nguyên tắc, bản thân NN và các nhân viên NN phải tôn trọng PL

10 Aristote (384 – 322 TCN): việc đề cao PL phải gắn với cơ chế, hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực NN. Tuy chưa đưa ra được lý thuyết về phân quyền nhưng ông đã là người nêu ý tưởng về sự cần thiết phải tổ chức NN 1 cách quy củ để bảo đảm sự công bằng của PL: “NN nào cũng phải có cơ quan làm ra luật, cơ quan thực thi PL và TA”.

11 Xixêrôn (106 – 43 TCN) tiếp tục phát triển ý tưởng của Aristote đến trình độ cao hơn, ông đã đưa ra quan niệm về NN, coi NN là “1 cộng đồng pháp lý”, “một cộng đồng được liên kết với nhau bằng sự nhất trí về PL và quyền lợi chung” Ông đã đề xuất nguyên tắc: “Sự phục tùng PL là bắt buộc đối với tất cả mọi người”.

12 Những ý tưởng, quan niệm của các nhà tư tưởng thời kỳ cổ đại cổ vũ cho việc đề cao PL và xây dựng NN hoạt động trong khuôn khổ của PL công bằng. Những ý tưởng đó có ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành và phát triển các lý thuyết về tính tối cao của PL, về phân chia quyền lực NN và về NNPQ nói chung.

13 Tư tưởng của J. Locke (1632 – 1704): nguyên tắc về tính tối cao của PL đã được phát triển tới trình độ mới. PL muốn có được tính tối cao thì các đạo luật phải khách quan, thừa nhận các quyền và tự do cá nhân, phải bảo đảm tính công khai và phải thừa nhận sự phân chia quyền lực NN để tránh sự lạm quyền và tùy tiện.

14 PL “phải có những quy tắc xử sự chung cho cuộc sống, quy tắc đó là giống nhau với mọi người và từng người, quy tắc đó được đặt ra bởi các cơ quan lập pháp. Tự do của tôi, có nghĩa là tôi được hành động theo ý nguyện của mình, nếu hành động đó không bị PL cấm. Tôi không phụ thuộc vào ý chí – 1 ý chí không định trước, không rõ ràng của người khác”.

15 Như vậy, ông đã đặt nền móng cho việc hình thành 2 nguyên tắc mới: cá nhân công dân “được làm tất cả những gì mà PL không cấm” và các CQNN, công chức NN “chỉ được làm những điều mà PL cho phép”.

16 Montesquieu (1689 – 1755), trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” đã đề ra lý thuyết phân chia quyền lực, 1 trong những nội dung chủ yếu của NNPQ Tư sản. Ông cho rằng trong mỗi quốc gia đều có 3 thứ quyền lực là: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Để chống độc đoán, lạm quyền thì ba thứ quyền này phải được tổ chức sao cho chúng có tính độc lập và kiềm chế lẫn nhau.

17 “Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại trong tay 1 người hay 1 viện Nguyên lão, thì sẽ không còn gì là tự do nữa; vì… chính người đó hay hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài… Nếu quyền tư pháp nhập với quyền lập pháp thì người ta sẽ độc đoán… quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành pháp thì quan tòa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu 1 người, 1 tổ chức, hoặc của quý tộc hoặc của dân chúng nắm luôn cả 3 thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết”.

18 J. Rousseau (1712 – 1778) trong tác phẩm “Bàn về khế ước XH” khẳng định tính tất yếu khách quan của khế ước XH và coi nó là cơ sở để giải quyết các vấn đề về NN, PL và công dân. Ông viết: “Trật tự XH là 1 thứ quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọi thứ quyền khác. Nhưng trật tự XH không tự nhiên mà có, nó được xác lập trên cơ sở những công ước (kế ước xã hội)”

19 1.2. Đặc trưng của NNPQ NNPQ không phải là một kiểu NN Trong lịch sử có các kiểu NN sau: - NN chiếm hữu nô lệ - NN phong kiến - NN tư sản - NN XHCN

20 NNPQ là một mô hình nhà nước NNPQ là phương thức tổ chức quyền lực nhà nước khoa học, hợp lý, kiểm soát lẫn nhau giữa các loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, hoạt động trên cơ sở PL

21 - NNPQ và nhà nước pháp trị: Pháp trị: dùng PL để “trị”; PL dành cho dân, không phải cho NN Pháp quyền: dùng PL để “bảo vệ các quyền chính đáng” của con người; PL giới hạn, kiểm soát quyền lực NN - NNPQ có những đặc trưng: + Quản lý xã hội bằng PL: * Đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp, các đạo luật

22 Nhà nước chỉ làm những gì mà PL cho phép
* Nhà nước chỉ làm những gì mà PL cho phép * Người dân được làm những gì mà PL không cấm + PL mang tính khách quan, công bằng, dân chủ, vì con người + Có sự phân công, kiểm soát quyền lực

23 + Nhà nước và các tổ chức, cá nhân bình đẳng trước PL + Đảm bảo tính độc lập, khách quan của Tòa án trong hoạt động xét xử + Thiết lập mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân + Đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ trong hoạt động của nhà nước

24 2. Những đòi hỏi đặt ra đối với việc xây dựng NNPQ Những đặc trưng của NNPQ cũng chính là những đòi hỏi đặt ra trong quá trình xây dựng NNPQ

25 2.1. Đối với hoạt động lập pháp Để ban hành văn bản PL cần làm những gì?
Sáng kiến ban hành PL Soạn thảo Góp ý Thông qua Công bố

26 Quyền lập pháp là gì và thuộc về ai
Quyền lập pháp là gì và thuộc về ai? Luật ban hành văn bản quy phạm PL Quyền lập pháp, quyền lập quy và sự hiện diện tòa án độc lập

27 2. 2. Đối với hoạt động hành pháp Quyền hành pháp là gì
2.2. Đối với hoạt động hành pháp Quyền hành pháp là gì? Giáo dục hay trừng phạt? Lập pháp Hành pháp

28 2. 3. Đối với hoạt động tư pháp Quyền tư pháp là gì
2.3. Đối với hoạt động tư pháp Quyền tư pháp là gì? Đảm bảo tòa án xét xử độc lập, vô tư, khách quan, có lý, có tình Giải quyết mối quan hệ giữa thẩm phán và hội thẩm Viện kiểm sát - cơ quan công tố

29 2.4. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ Những gì không phải là bí mật quốc gia thì phải công khai Nguyên tắc đa số và quyền thiểu số Sự tham gia của quyền lực thứ tư (báo chí)

30 3. Phương hướng xây dựng NNPQ 3. 1. Đối với hoạt động lập pháp 3. 2
3. Phương hướng xây dựng NNPQ 3.1. Đối với hoạt động lập pháp 3.2. Đối với hoạt động hành pháp 3.3. Đối với hoạt động tư pháp 3.4. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ


Tải xuống ppt "1. Khái quát về NNPQ 1.1. Tư tưởng về NNPQ 1.2. Đặc trưng của NNPQ"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google