Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

TS. Lê Thị Thanh Thủy SĐT:

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "TS. Lê Thị Thanh Thủy SĐT:"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 TS. Lê Thị Thanh Thủy SĐT: 0988903905 thanhthuy09@gmail.com
Giao tiếp ứng xử trong Sư phạm TS. Lê Thị Thanh Thủy SĐT:

2 1. Khái niệm Giao tiếp trong sư phạm là quá trình trao đổi những thông tin về khoa học, nghề nghiệp, tâm lý giữa các nhân cách trong hoạt động cùng nhau của người dạy và người học. Giao tiếp/ ứng xử sư phạm là sự tác động có tính giáo dục. Luu ý sự tương tác giữa người dạy –kiến thức và người học, tập trung vào người học và kiến thức cần học.

3 2. Tầm quan trọng của giao tiếp sư phạm
SV giao tiếp đúng và hơp lý từ đó tin tưởng học tập và học hiệu quả. SV không chỉ học kiến thức mà còn phải học để phát triển nhân cách Khi càng dạy học ở bậc cao thì vị trí thầy/ trò gần bằng nhau, nhiều học trò thông minh nhưng cũng k tránh được rất hồn nhiên. Nhiều khi bình đẳng đã đén quá trớn, có nhiều em lạm dụng sự bình đẳng, giao tiếp của học trò cũng rất kém, người thầy sẽ dạy cả những giao tiế SV cần hiểu vấn đề. Đừng cố bắt bẻ và lý luận với học sinh, không hiệu quả mà hãy nhẹ nhàng giải thích và chứng minh cho học sinh hiểu. Người GV không nên bức xúc, khó chịu với người học khi họ đã cố gắng hêt sức. NGta chỉ có thể trèo được 2m mà cứ đòi người ta trèo lên 3m thì làm sao họ trèo được. Chỉ bức xúc với người nào chưa cố gắng hết sức mình. Biết có những ngwoif có sở trường thì tạo ra môi trường để họ phát huy hết mức, nếu có sở đoản rồi thì đừng tạo sở đoản đó đó ra cho hs. Có những đơn vị tuyển dụng họ chưa tuyển chuyên môn, đao to búa lớn mà họ sẽ tìm hiểu cách họ mở cửa, cách ngồi, cách chào. Người tuyển dụng muốn nhờ ứng viên mở cái cửa cao, họ tìm ghế để đứng lên nhưng rồi quên k lau ghế. Từ cách cho điểm cũng ảnh hưởng đến học sinh: từ 5 lên 6,7 là bình thường nhưng từ 8-9 là khác rồi. Giáo viên chỉ được dùng các biện pháp giáo dục bằng tình cảm để thuyết phục, vận động (cảm hoá) người học; không làm tổn thương người học dưới mọi hình thức, coi trọng nhân cách HS

4 3. Một số đặc điểm giao tiếp sư phạm
Giao tiếp sư phạm mang tính đồng nghiệp giữa người dạy – người học. Hình thành tình cảm nghề nghiệp ở cả người học và người dạy GTSP không chỉ trong giảng đường/ phòng học mà còn ở ngoài khuôn viên Phương tiện giao tiếp sư phạm là ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Giao tiếp sư phạm mang tính đồng nghiệp giữa người dạy – người học. Đặc điểm này làm giảm sự ngăn cách giữa giảng viên và sinh viên. Tránh những tác động độc đoán, áp đặt trong giảng dạy-giáo dục.

5 4. Phong cách giao tiếp sư phạm
Có 3 kiểu phong cách giao tiếp sư phạm thường thấy: Phong cách độc đoán (b) Phong cách tự do (c) Phong cách dân chủ ) Phong cách độc đoán: giảng viên có phong cách này thường không tuân thủ các nguyên tắc trên, vì thế các giảng viên này gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với sinh viên. (b) Phong cách tự do: thể hiện tính linh hoạt quá mức của giảng viên trong giao tiếp với sinh viên, họ không làm chủ được diễn biến tâm lý của mình, họ tuy dễ dàng thiết lập quan hệ với sinh viên nhưng cũng dễ bị “nhờn”, giảm sút uy tín, giao tiếp không được điều khiển trọn vẹn; (c) Phong cách dân chủ: người có phong cách dân chủ là người tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp sư phạm nói trên, họ thường dễ dàng thiết lập quan hệ tốt với sinh viên và đạt hiệu quả cao trong hoạt động sư phạm.

6 5. Nguyên tắc giao tiếp trong sư phạm
5.1. Nguyên tắc giao tiếp khi trình bày nội dung bài học - Tốc độ trình bày phù hợp, đủ để hiểu và đưa ra được phần cần chú ý. Nói chậm đủ để cả lớp tiếp thu. Phát âm rõ ràng. Điều chỉnh âm trong khi nói, nên có giọng nói diễn cảm hơn là nói đều đều.

7 Nói trôi chảy, không thừa và ngập ngừng hoặc do dự và có thêm thán từ “à”, “ừ”... Phong cách nói tự nhiên, không quá phụ thuộc vào nguyên bản bài đọc. Sử dụng công cụ trợ giúp giảng dạy thích hợp, hiệu quả (ví dụ: bảng, máy chiếu, các bản tin phân phát đi …)

8 Diễn tả bằng cử chỉ, hành động, hoạt động
Diễn tả bằng cử chỉ, hành động, hoạt động. Đi quanh lớp, không chỉ ngồi ở một bàn hoặc chú tâm hết trên bục giảng. Thể hiện tính hài hước, tao không khí nhiệt tình sôi nổi.

9 Mô tả những kinh nghiệm có liên quan của cá nhân.
Nên mở rộng các ý khác nhau và các điểm nhấn mạnh. Để sinh viên tự do điền câu hỏi gợi ý của giảng viên, để suy nghĩ độc lập.

10 Khuyến khích người học giao tiếp
Khuyến khích người học giao tiếp. Thể hiện sự quan tâm của bạn đối với người học và các quan điểm của người học. Nhạy cảm với sự tiến bộ của người học và động cơ thúc đẩy việc học của họ. Chỉ ra các vấn đề liên quan đến chủ đề môn học để sinh viên tìm hiểu thêm.

11 Hành động khi sinh viên không hứng thú hoặc có vấn đề quá khó
Hành động khi sinh viên không hứng thú hoặc có vấn đề quá khó. Tạo cho sinh viên cảm giác luôn được đón tiếp nồng hậu Cho sinh viên cơ hội trả lời các câu hỏi. Tiến hành đưa ra các câu hỏi và thu lại câu trả lời với sinh viên.

12 5.2. Nguyên tắc phải hình thành động cơ học tập của người học
a. Khái niệm Động cơ là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của SV, nó định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của SV chiếm lĩnh đối tượng đó. b. Phân loại động cơ của SV Động cơ bên trong Động cơ bên ngoài

13 c. Một số động cơ học tập của sinh viên
Động cơ nhận thức khoa học Động cơ về nghề nghiệp Động cơ quan hệ xã hội Động cơ tự khẳng định/ vị trí xã hội Động cơ vụ lợi

14 d. Một số động cơ học tập của người trưởng thành
- Mục đích và nội dung học tập hữu dụng Người học biết học cái đó nh­ư thế nào hoặc được hướng dẫn, tạo điều kiện cho họ trao đổi, tranh luận. Khi họ thấy “lợi ích” của môn/bài học Đ­ược học cách mà họ thấy thích thú và phù hợp với “cách” nhận thức Khi có cơ hội để trao đổi về vấn đề liên quan với kiến thức đã có với trải nghiệm

15 e. Phương pháp hình thành động cơ học tập cho SV
SV tìm hứng thú học tập ngành học của mình SV cần tin tưởng vào năng lực học tập của mình SV luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và cuộc sống SV cần biết tự kiểm soát bản thân với các biến cố trong học tập và cuộc sống SV cần xây dựng cho mình hệ thống giá trị chân chính về nghề nghiệp và giá trị khác trong cuộc sống

16 5.3. Nguyên tắc giao tiếp liên quan đến đạo đức nghề
- Nguyên tắc đồng cảm - Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp - Nguyên tắc bảo đảm tính mô phạm - Nguyên tắc thiện ý - Nguyên tắc vô tư

17 a/ Nguyên tắc đồng cảm - Đặt vị trí của mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp. - Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của đối tượng giao tiếp. Những biều hiện để nhận biết người giao tiếp đang thực hiện nguyên tắc này đó là:

18 GV biết đặt mình vào vị trí của người học để quan tâm, tìm hiểu, năm vững hòan cảnh, điều kiện của mỗi người học cụ thể trong lớp học Không giải quyết cứng nhắc, duy ý chí, áp dụng nội quy một cách thuần tuý…. Quan tâm phản hồi từ người học sau khi đưa ra những tác động sư phạm nhằm điều chỉnh hoặc đề ra những tác động tiếp theo có hiệu quả hơn

19 b/ Nguyên tắc tôn trọng đối tượng giao tiếp
Biết phản ảnh các phản ứng biểu cảm của mình một cách chân thành, trung thực… Biết lắng nghe, gợi ý, động viên Không có hành vi, ngôn ngữ xúc phạm đến người học Phương tiên giao tiếp phi ngôn ngữ luôn ở trạng thái cân bằng, chủ động, kiềm chế Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp

20 c/ Nguyên tắc bảo đảm tính mô phạm
Mẫu mực trong ngôn ngữ, hành vi ứng xử….Phù hợp với vị trí và đối tượng giao tiếp Khoan dung, đĩnh đạc Biết tạo ra uy tín trong giao tiếp Thuờng xuyên rèn luyện nhân cách

21 d/ Nguyên tắc thiện ý trong giao tiếp
Khi giao tiếp phải tỏ ra tin tưởng và tính đến khả năng giao tiếp của đối tượng Làm cho người học cảm thấy hấp dẫn, hứng thú trong giao tiếp Công bằng trong giao tiếp, động viên hợp lí Trong giao tiếp coi trọng tính “hướng thiện- hành thiện”, trong một số trường hợp có thể phải “tạm ứng niềm tin”. Niềm tin ởtính hướng thiện của con người

22 e/ Nguyên tắc vô tư Khi giao tiếp sư phạm, giáo viên không vì lợi ích của bản thân và “thiên lệch” trong giao tiếp hoặc gây thiệt hại cho người học Không ghen tị với thành công của đối tượng giao tiếp hay cười cợt, chế diễu sự thất bại của người học Mục tiêu cao nhất của giao tiếp sư phạm là mục tiêu giáo dục và hoạt động sư phạm

23 5.4. Một số kỹ năng liên quan đến yếu tố tâm lý trong nghiệp vụ sư phạm
Kỹ năng tạo hứng thú với buổi học Mục đích: Nhằm giúp HV cắt bỏ, dừng, hoặc kết thúc nhanh những việc đang dang dở để hướng sự tập trung vào bài học.

24 b. Phương pháp tạo hứng thú
Cho học viên xem vật thật, bức tranh, mô hình và các phương tiện liên quan đến bài học Kể câu chuyện ngắn, đọc thơ, đưa mẩu tin có liên quan Đưa ra một câu hỏi về chủ đề bài học mang tính thách đố học viên một chút.

25 Môi trường và bối cảnh dạy học cần làm cho mới: để thay đổi không khí cho người học.
ai cũng thích cái mới, phải tạo được sự cởi mở cho lớp học. Ví dụ: Làm việc nhóm, cũng k cần kê bàn ghế theo nhóm, nhóm có thể là 2 người quay sang nhau, 2 bàn quay xuống nhau, hai nhóm quay sang nhau.

26 Hứng thú cao của tập huấn viên, thể hiện qua cử chỉ, giọng nói, phong thái, nét mặt đầy hứng thú là cách tốt nhất cho học viên. Tạo hứng thú học tập giúp học viên thể hiện thái độ, suy nghĩ bắt đầu khóa học hoặc bài học.

27 5.4.2. Kỹ năng quan sát trong buổi học
a. Quan sát mức độ hứng thú của mỗi học viên và cả lớp với bài học Quan sát mức độ nhận thức, hiểu bài của mỗi học viên trong lớp Quan sát mức độ tham gia của mỗi học viên vào các hoạt động học tập khác trong lớp

28 d. Mối quan hệ tình cảm, tinh thần hỗ trợ và hợp tác giữa các học viên trong lớp
e. Mối quan hệ, sự tin tưởng của học viên với tập huấn viên g. Cá tính của mỗi học viên h. Môi trường vật chất của lớp học

29 5.4.3. Kỹ năng đặt câu hỏi trong buổi học
Mục đích của việc đặt câu hỏi Hướng dẫn học viên phân tích một vấn đề Giúp gợi mở để học viên phân tích một vấn đề Hướng dẫn học viên rút ra bài học - Để học sinh tự học và xây dựng các tình huống để học sinh khám phá.

30 Hỗ trợ học viên liên hệ giữa bài học và thực tiễn
Mời các học viên chia sẻ kinh nghiệm của họ Giúp HV xem lại, ôn lại bài học Đánh giá học viên xem họ hiểu thế nào về bài học Thu hút sự chú ý của học viên

31 b. Các loại câu hỏi - Nên dùng câu hỏi mở bởi điều quan trọng là mọi người nêu được ý kiến của mình Có thể dung cả hai loại câu hỏi bởi câu hỏi đóng dung để khám phá cảm xúc của học viên và câu hỏi mở tiếp tục giải thích bằng lý lẽ những cảm nhận đó. VD: Bạn có thích…lý do gì khiến bạn thích?

32 Tránh câu hỏi dẫn dắt VD: Các bạn có thấy rằng học viên của lớp học đã trở nên gần gũi nhau hơn sau hoạt động vừa rồi?

33 c. Đặc điểm của câu hỏi tốt
Có mục đích hỏi rõ ràng Ngắn gọn Một ý hỏi Từ ngữ hỏi phù hợp Phù hợp với chủ đề

34 d. Xử lý các câu trả lời Trả lời đúng: Khen ngợi, thừa nhận người trả lời đã đúng Trả lời đúng một phần: Đầu tiên khẳng định phần trả lời đúng rồi đề nghị những người khác bổ sung/ cải tiến/ hoàn thiện những phần chưa đúng

35 Trả lời sai: Ghi nhận sự đóng góp của người đó, sau đó đề nghị người khác trả lời. Nếu cần làm rõ thêm, thông báo với học viên bạn sẽ quay trở lại với câu trả lời đó sau. Tránh không phê bình người trả lời. Không trả lời: GV giữ bình tĩnh, không làm căng thẳng sau đó có những cách sau: + Hỏi một người khác + Dùng phương tiện hỗ trợ để làm rõ câu trả lời + Làm rõ lại khái niệm đó hoặc yêu cầu mọi người tìm kiếm câu trả lời trong các TLTK

36 Mới đi dạy: Hãy xây dựng bài học để học sinh tự làm => giữ quyền tự chủ, thay vì để học sinh tự học, không biết đúng hay sai.

37 Kỹ năng lắng nghe Mục đích Hiểu rõ và chính xác những diễn biến trong lớp để có thể đáp ứng kịp thời và phù hợp với lớp. b. Lắng nghe gì trong lớp tập huấn? Ngôn ngữ: Để nắm bắt thông tin Cảm xúc Động cơ và mong muốn của HV để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của họ

38 c. Cách thức lắng nghe Giữ yên lặng Thể hiện bạn muốn nghe Tránh sự phân tán Thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng Kiên nhẫn Giữ bình tĩnh Đặt câu hỏi Để những khoảng lặng

39 5.4.5. Kỹ năng giao tiếp không lời
Ánh mắt Nét mặt Khoảng cách Đụng chạm Tư thế đứng, ngồi Cử chỉ, điệu bộ Ăn mặc, chải chuốt


Tải xuống ppt "TS. Lê Thị Thanh Thủy SĐT:"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google