Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU CHO CBGVNV

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU CHO CBGVNV"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU CHO CBGVNV
TRƯỜNG THCS PHAN THẾ PHƯƠNG TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU CHO CBGVNV

2 II. Mục đích của sơ cấp cứu
I. Sơ cấp cứu là gì? Là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính II. Mục đích của sơ cấp cứu Cứu sống nạn nhân. - Ngăn không cho tình trạng xấu đi, Thúc đẩy quá trình hồi phục.

3 III. 8 BƯỚC SƠ CỨU CHO TRẺ 1. Quan sát hiện trường 2. Đánh giá ABC
Đánh giá nhanh vị trí nơi trẻ bị bệnh hoặc bị thương: xung quanh có an toàn hay không?, có ai liên quan và chuyện gì đang xay ra? 2. Đánh giá ABC Tới gần trẻ, đánh giá nhanh bằng mắt về vẻ bề ngoài (A), hơi thở (B), tuần hoàn (C), cần làm gì trong vòng giây hay ít hơn, để có quyết định có nên gọi cấp cứu hay không? 3. Giám sát Cần bảo đảm những trẻ khác đang ở gần đó được người khác giám sát an toàn. 4. Đánh giá ABCDE Kiểm tra vẻ ngoài (A), hơi thở (B), tuần hoàn (C), cử động (D), và những điều khác (E), để quyết định có gọi cấp cứu hay không? Và cần sơ cứu những gì?

4 III. 8 BƯỚC SƠ CỨU CHO TRẺ 5. Sơ cứu 6. Thông báo
Tiến hành sơ cứu phù hợp với từng loại chấn thương và bệnh tật 6. Thông báo Thông báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ càng sớm càng tốt 7. Giải thích và trấn an Nhanh chóng trấn an trẻ được sơ cứu và giải thích những điều mà trẻ có thể lo lắng, đồng thời trò chuyện với những trẻ đã chứng kiến việc chấn thương cũng như quy trình sơ cứu 8. Hồ sơ Hoàn tất thủ tục, báo cáo sự việc xảy ra.

5 IV. Một số phương pháp đưa trẻ ra khỏi nơi không an toàn
1. Phương pháp kéo vai 2. Bồng trẻ 3. Phương pháp kéo mắt cá chân

6 V. Một số tai nạn thường gặp và biện pháp sơ cấp cứu.
1. Dị vật đường thở: a) Dấu hiệu cơ bản: Khi trẻ đang bú, đang ăn, thậm chí đang chơi đùa đột ngột bé ho dữ dội, da tái xanh, sặc sụa, tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, ú ớ. Trong trường hợp nặng thì có thể xuất hiện nước, sữa, canh… trào ra từ mũi, miệng của bé. Trường hợp nặng nhất, bé có thể xuất hiện những cơn ngừng thở và tử vong ngay lúc đó.

7 b) Biện pháp can thiệp: Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài. (đối với trẻ sơ sinh, < 1 tuổi) Phương pháp vỗ lưng: Phương pháp ấn ngực Thực hiện 5 lần vỗ lưng, 5 lần ấn ngực. Trẻ trên 1 tuổi thực hiện ấn bụng

8 Thực hiện sơ cấp cứu trẻ <1 tuổi:
- Gọi cấp cứu, người trợ giúp - 5 vỗ lưng, 5ấn ngực - Kiểm tra miệng - Tiếp tục luân phiên vỗ lưng và ấn ngực, kiểm tra miệng cho đến khi nhân viên y tế đến, dị vật được lấy ra, hay trẻ bị bất tỉnh

9 Phương pháp ấn bụng Thực hiện sơ cứu tắc nghẽn đường thở ở trẻ >1 tuổi (1-8 tuổi) vẫn còn tỉnh táo Gọi cấp cứu, người trợ giúp Ấn bụng Tiếp tục ấn bụng cho đến khi nhân viên y tế đến, dị vật được lấy ra hay trẻ bị bất tỉnh

10 Sơ cứu tắc nghẽn đường thở đối với trẻ bất tỉnh

11 Sơ cứu tắc nghẽn đường thở đối với trẻ bất tỉnh
Kĩ thuật ấn ngực - Chúng ta ấn ngực 30 lần và thổi ngạt 2 cái, làm như vậy đến 150 lần ấn ngực chúng ta đưa tai vào sát mũi xem đã có hơi thở chưa, nếu chưa tiếp tục làm như vậy đến khi có có cấp cứu đến. Kĩ thuật thổi ngạt

12 2. Sơ cứu chảy máu mũi (máu cam)
Thực hiện: Cho trẻ ngồi trên ghế, đầu cuối xuống về phía trước, dùng hai ngón tay bịch hai cánh mũi (đối với trẻ nhỏ phải có người trợ giúp. Thực hiện cho đến khi máu không chảy nữa, vệ sinh mũi. Gọi cấp cứu nếu máu không ngừng chảy

13 3. Sơ cứu chảy máu phần mềm Xem xét vị trí bị chảy máu và xem đã ngừng chảy chưa? Đeo găng tay tránh tiếp xúc máu, dùng túi ni lông cho những vật bị nhiễm bẩn vào Đè ép trực tiếp nếu chảy máu nghiêm trọng. Nếu không hãy rửa vết thương dưới vòi nước và sau đó đè mạnh để đừng chảy máu. Nếu ngừng chảy, băng vết thương lại bằng gạc Nếu sau 5 phút vẫn còn, gọi cấp cứu trong lúc chờ đợi ép động mạch gốc

14

15 4. Sơ cứu bỏng Di chuyển trẻ khỏi nơi gây bỏng (nhiệt, hóa chất, ánh nắng mặt trời, điện) Gọi cấp cứu nếu vết bỏng ở mặt tay, chân, cơ quan sinh dục hoặc khi vết bỏng nhiều hơn 1% diện tích cơ thể. Làm lạnh vết bỏng đến khi hết đau hoặc khi cấp cứu đến. Làm lạnh một vùng lớn của cơ thể bằng cách làm lạnh từng vùng nhỏ, mỗi vùng nhỏ được làm lạnh mỗi lần vài phút Trong khi làm lạnh vùng bị bỏng, giữ ấm cơ thể trẻ với vải hoặc chăn sạch.

16 CHÚC QUÝ THẦY CÔ SỨC KHỎE
TẠM BIỆT

17 Bỏng 1%

18 4. Sơ cứu gãy xương Phân loại gãy xương
Gãy xương kín: là gãy xương mà ổ gãy không thông với bên ngoài. Gãy xương hở: là gãy xương mà ổ gãy thông với bên ngoài. Gãy hở nguy hiểm hơn gãy kín vì nguy cơ nhiễm trùng cao. Cho dù là gãy xương kín hay gãy xương hở thì công tác sơ cứu gãy xương cũng phải được tiến hành nhanh chóng chính xác tại nơi xảy ra tai nạn nhằm mục đích: Giúp người bệnh đỡ đau, phòng ngừa sốc do chấn thương.

19 a) Gãy xương kín a) Cầm máu bằng cách ép nhẹ nhàng mép vết thương lại. (nếu vết thương chảy máu) Không ấn mạnh vết thương ở vị trí gãy. b) Ðặt một miếng gạc lên trên vết thương và đệm bông ở xung quanh miệng vết thương. (nếu chảy máu) c) Đặt nẹp, băng bó vết thương rồi chuyển trẻ đi cấp cứu.

20 b) Gãy xương hở Không bao giờ kéo đầu xương gãy vào trong
Băng bó vết thương rồi mới cố định theo tư thế gãy a) Cầm máu bằng cách ép mép vết thương sát vào đầu xương b) Nhẹ nhàng đặt một miếng gạc hoặc miếng vải sạch lên trên đầu xương chồi ra. c) Ðặt một vành khăn hoặc một đệm bông hình bán nguyệt lên trên vết thương. d) Băng cố định gạc vào vùng đệm bằng băng cuộn. e) Xử trí các bước tiếp theo như gãy xương kín. g) Chuiyển nạn nhân tới bệnh viện ngay. Ðây là cấp cứu ưu tiên. Lưu ý giữ gìn tư thế đúng trong khi vận chuyển và theo dõi sát tình trạng toàn thân của nạn nhân.


Tải xuống ppt "TẬP HUẤN SƠ CẤP CỨU CHO CBGVNV"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google