Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bài 2: Tổ chức quản trị nhân sự

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "Bài 2: Tổ chức quản trị nhân sự"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 Bài 2: Tổ chức quản trị nhân sự
Khái quát về quản trị nguồn nhân lực Hoạch định nguồn nhân lực

2 1. Khái quát về quản trị nguồn nhân lực
1.1 Thách thức đối với quản trị nguồn nhân lực 1.2 Mục tiêu 1.3 Chức năng 1.4 Các hoạt động cơ bản trong quản trị nguồn nhân lực 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

3 1.1 Thách thức đối với quản trị nguồn nhân lực
Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa Sự đa dạng và khác biệt trong lực lượng lao động Xu hướng tái cơ cấu tổ chức Sự phi tập trung hóa nơi làm việc Sức khỏe của người lao động Khái niệm Quản trị nhân sự là một khoa học và cũng là một nghệ thuật “Quản trị nhân sự là việc hoạch định, tuyển mộ, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tài nguyên nhân sự thông qua tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức”. (Nguyễn Hữu Thân, “Quản trị nhân sự”, năm 1998, trang 4)

4 1.2 Mục tiêu Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao tính hiệu quả của tổ chức Đáp ứng nhu cầu hằng ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên được phát huy tối đa các năng lực cá nhân  Khả năng thu hút, giữ nhân tài  nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp  Mức độ thỏa mãn, tự giác, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc và với tổ chức của người lao động trong doanh nghiệp.

5 1.3 Chức năng 1. Thu hút và tuyển chọn nhân viên
Hoạch định nguồn nhân lực Phân tích công việc Tuyển dụng

6 1.3 Chức năng 2. Đào tạo và phát triển Hướng dẫn nhân viên mới Đào tạo
Phát triển nhân viên

7 1.3 Chức năng 3. Duy trì nguồn nhân lực
Đánh giá năng lực thực hiện công việc Trả lương, khen thưởng, đãi ngộ, khuyến khich Kỹ luật

8 1.4 Các hoạt động cơ bản trong quản trị nguồn nhân lực
Kế hoạch sản xuất kinh doanh Hoạch định nguồn nhân lực Tuyển chọn nhân viên Hướng dẫn thành viên mới Thu hút; Đào tạo lại và tái bố trí nhân sự Đào tạo và phát triển nhân sự Đánh giá thành tích làm việc Lương bổng và phúc lợi Quản lý những chuyển giao, biến động và sa thải nhân sự Mô hình các công tác quản lý nhân sự trong doanh nghiệp

9 Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh Cạnh tranh khốc liệt
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Các yếu tố bên ngoài Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh Cạnh tranh khốc liệt Các yếu tố văn hóa và giá trị công việc của người Việt Nam Tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng, các địa phương Sự quan tâm của chính phủ đối với tổ chức,...

10 Quy mô, số lượng công nhân viên trong tổ chức Loại hình kinh doanh
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Các yếu tố bên trong Quy mô, số lượng công nhân viên trong tổ chức Loại hình kinh doanh Cấu trúc tổ chức Nguồn gốc hình thành tổ chức Các yêu cầu của công việc,...

11 Nhân viên làm việc năng động, sáng tạo hay thụ động
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Các yếu tố thuộc về nhân viên (người lao động) Nhân viên làm việc năng động, sáng tạo hay thụ động Nhân viên làm việc vì tiền lương hay vì những nhu cầu khác nữa Kỹ năng, tay nghề của nhân viên cao hay thấp Nhân viên có kế hoạch phát triển cá nhân dài hạn hay chỉ quan tâm đến ngắn hạn

12 2. Hoạch định nguồn nhân lực
2.1 Vai trò của hoạch định nguồn nhân lực 2.2 Khái niệm 2.3 Các biện pháp sắp xếp và chuẩn bị nhân sự

13 2.1 Vai trò của hoạch định nguồn nhân lực
Giảm chi phí nhân sự bằng cách dự tính trước về số lượng nhân viên cần cắt giảm hoặc tăng thêm Phát triển nhân viên Nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của chức năng quản lý nhân sự Lập kế hoạch nguồn nhân lực là mắt xích nối chiến lược kinh doanh với chức năng quản lý nhân sự của tổ chức.

14 Có được đúng số người có đủ kỹ năng, đúng nơi, đúng lúc cần
2.2 Khái niệm Hoạch định nguồn nhân lực là quá trình dự báo nhu cầu nhân lực của tổ chức (có tính đến những nhu cầu dài hạn) và xây dựng các bước cần thiết để thỏa mãn nhu cầu đó và phù hợp với chiến lược kinh doanh của tổ chức. Hoạch định nguồn nhân lực cũng chính là quá trình ra quyết định về việc sử dụng nhân sự, là việc chuyển các mục tiêu, kế hoạch của tổ chức thành số lượng nhân viên và loại công việc cần thực hiện để đạt mục tiêu. Như vậy, hoạch định nguồn nhân lực chính là thực hiện các chương trình và kế hoạch để đảm bảo tổ chức có đủ số lượng và loại nhân viên cho từng công việc cụ thể vào đúng thời điểm để hoàn thành các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Có được đúng số người có đủ kỹ năng, đúng nơi, đúng lúc cần

15 2.3 Các biện pháp sắp xếp và chuẩn bị nhân sự
Thiếu người Dư người Tuyển từ nguồn nội bộ: (++)Thăng chức , đề bạt (+)Thuyên chuyển, tái bố trí (-) Giáng chức Tuyển từ nguồn ngoài: (+) Tuyển người đã có kinh nghiệm làm việc ở công ty khác (+) Tuyển người mới hoàn toàn (Sinh viên mới ra trường) Hạn chế tuyển mới Cho thuê lao động tạm thời Giảm bớt giờ lao động, hoặc thay phiên nhau làm chung công việc Vận động về hưu sớm Cho tạm nghỉ chờ việc (không ăn lương hoặc được hưởng % của lương cơ bản, gọi là lương chờ việc) Cho nghỉ việc (hay còn gọi là giảm biên chế) những phần tử không phù hợp, hoặc không hiệu quả cho công ty

16 Cám ơn!

17 Bài 3: Xây dựng quản trị hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin quản lý Quá trình ra quyết định của doanh nghiệp

18 1. Hệ thống thông tin quản lý
1.1 Khái niệm 1.2 Phân loại HTTT quản lý 1.3 Vai trò của quản lý

19 1.1 Khái niệm Hệ thống thông tin quản lý là một hệ thống chức năng thực hiện việc thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra quyết định, điều khiển, phân tích các vấn đề, và hiển thị các vấn đề phức tạp trong một doanh nghiệp.

20 1.2 Phân loại HTTT quản lý Phân loại theo cấp ứng dụng: Chiến lược
Chiến thuật Chuyên gia Tác nghiệp

21 1.2 Phân loại HTTT quản lý Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra Hệ thống thông tin xử lý giao dịch (TPS) Hệ thống thông tin phục vụ quản lý (MIS) Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định (DSS) Hệ thống thông tin hỗ trợ điều hành (ESS) Hệ thống chuyên gia (ES)

22 1.2 Phân loại HTTT quản lý Phân loại HTTT theo chức năng nhiệm vụ
Theo cách phân loại này, mỗi một dạng hệ thống thông tin sẽ được gọi tên theo chức năng nghiệp vụ mà chúng hỗ trợ trong tất cả các cấp tác nghiệp, cấp chiến thuật và cấp chiến lược. Hệ thống thông tin dạng này gồm: hệ thống thông tin Marketing, hệ thống thông tin sản xuất, hệ thống thông tin kế toán, tài chính và hệ thống thông tin nhân sự.

23 1.3 Vai trò của quản lý Bảng 3.1: Vai trò của các nhà quản lý và khả năng hỗ trợ của các HTTT Nhóm vai trò Vai trò Hệ thống hỗ trợ Vai trò con người Người đại diện Người lãnh đạo Người liên lạc Không HTTT truyền thông điện tử Vai trò thông tin Thu thập, xử lý thông tin Người phổ biến Người phát ngôn HTTT phục vụ quản lý HTTT tự động hóa văn phòng HTTT tự động hóa văn phòng và hệ thống chuyên gia Vai trò quyết định Chủ doanh nghiệp Người xử lý các lộn xộn Người phân phối các nguồn lực Người đàm phán Không tồn tại HTTT hỗ trợ ra quyết định

24 2. Quá trình ra quyết định của doanh nghiệp
2.1 Các mức độ ra quyết định 2.2 Các dạng ra quyết đinh 2.3 Quá trình ra quyết đinh 2.4 Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định 2.5 Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin

25 2.1 Các mức độ ra quyết định Quyết định chiến lược:
Xác định các mục tiêu, các nguồn lực, các chính sách của doanh nghiệp trong một tương lai lâu dài. Ở cấp quyết định này thì nhà quản lý làm sao dự đoán được tương lai của doanh nghiệp và môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, từ đó làm sao các đặc tính của doang nhiệp phù hợp hơn với môi trường. Cấp độ quyết định chiến lược thường những nhà quản lý cấp cao quan tâm.

26 2.1 Các mức độ ra quyết định Quyết định cấp chiến thuật: Việc ra những quyết định cho quá trình điều khiển việc quản lý chủ yếu các nguồn lực để hoạt động có hiệu quả và làm thế nào để các cơ sở trong một tổ chức hoạt động hiệu quả nhất. Việc điều khiển các quá trình này đòi hỏi có một mối liên hệ chặt chẽ với những người quản trị cấp cơ sở hoặc những người đang thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong doanh nghiệp. Quyết định này chỉ xảy ra khi các quyết định cấp chiến lược đã được tạo ra.

27 2.1 Các mức độ ra quyết định Quyết định cấp cơ sở: Tạo quyết định liên quan đến những hoạt động cụ thể là nhằm xác định làm thế nào để đưa ra những nhiệm vụ cụ thể từ các quyết định của những nhà quản lý cấp cao hơn. Nó bao gồm cả việc quyết định bộ phận nào sẽ thực hiện nhiệm vụ, đưa ra các tiêu chuẩn cho việc sử dụng các nguồn lực và đánh giá các kết quả đạt được.

28 2.2 Các dạng ra quyết đinh Quyết định có thể lập trình được hay không lập trình được. Các quyết định không có cấu trúc là những quyết định mà trong đó những nhà quản trị phải đánh giá và hiểu rõ các vấn đề được đặt ra. Những quyết định này thường quan trọng, mới lạ, và không theo nguyên tắc rõ ràng và không có một quá trình nào tạo ra chúng. Ví dụ việc ra quyết định chọn một dự án đầu tư mới, quyết định bổ nhiệm nhân sự cấp cao,… Ngược lại, các quyết định có cấu trúc là loại quyết định mà đã có tính lập đi lặp lại, theo thông lệ và bao gồm một loạt các thủ tục được thực hiện đã xác định trước. Tuy nhiên nhiều trường hợp quyết định đã có một phần được xác định trước và phần còn lại phải hiểu, xác định rõ mới đưa ra được các quyết định, dạng này gọi là quyết định bán cấu trúc.

29 2.3 Quá trình ra quyết đinh Nhìn chung, quá trình ra quyết định được tiến hành qua các bước sau: Thu thập thông tin: Tìm kiếm thông tin về môi trường, các sự kiện xác định, các điều kiện thực hiện một công việc hoặc một nhiệm vụ nào đó. Hoạt động thiết kế: Phát triển và đánh giá những hoạt động khác nhau. Điều quan tâm nhất với bước này là các quyết định nhà quản lý đưa ra là quyết định có cấu trúc hay quyết định không có cấu trúc. Lựa chọn: Là hoạt động mà nhà quản lý phải chọn những hành động cụ thể. Hệ thống thông tin sẽ giúp lựa chọn một quyết định nào đó. Thực hiện: Bước này thực hiện các quyết định và điều hành chúng. Ở đây, hệ thống thông tin giúp các nhà quản lý bằng cách cung cấp các báo cáo điều hành chịu ảnh hưởng bởi quyết định đưa ra. Hoạt động này giúp nhà quản lý có thể đánh giá lại quyết định của mình và có nên theo đuổi tiếp tục qyết định hay không.

30 2.4 Hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định
Các hệ thống máy tính ở cấp quản lý của một tổ chức cho phép tổng hợp và phân tích dữ liệu qua các mô hình phức tạp để hỗ trợ cho những quyết định dạng không có cấu trúc hay nữa cấu trúc được gọi là hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định. Ngoài việc hỗ trợ quyết định nhóm, hệ thống thông tin còn có thể cung cấp việc điều khiển từng phần cho người sử dụng. Điều này đã giúp cho người sử dụng có thể tìm được những dữ liệu thích hợp, lựa chọ và sử dụng các mô hình thích hợp, điều khiển quá trình thực hiện nhờ những phương tiện can thiệp có tính chuyên nghiệp. Các hệ thống như vậy thường có khả năng đào tạo, tra cứu và hỗ trợ, nhưng những những phần việc quan trọng của quyết định phải do những nhà quản lý quyết định.

31 2.5 Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin
Cơ sở dữ liệu hỗ trợ quyết định Cơ sở mô hình Yếu tố thứ ba của hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định là một hệ thống phần mềm hỗ trợ quyết định.

32 Cám ơn!


Tải xuống ppt "Bài 2: Tổ chức quản trị nhân sự"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google