Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8
CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CÁC CHÍNH SÁCH, VĂN BẢN PHÁP QUY CỦA NHÀ NƯỚC NHẰM BẢO ĐẢM CHO VIỆC THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LỘ TRÌNH PHÂN BỔ LẠI CÁC BĂNG TẦN ĐƯỢC ĐỀ XUẤT PHÙ HỢP VỚI CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ. ĐỀ TÀI NHÀ NƯỚC (mã số ĐTĐL-CN-01/16) Nghiên cứu, định hướng, phân bổ lại các băng tần 700/800/900/1800 MHz đáp ứng phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng Tp Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 5 năm 2018

2 NỘI DUNG Phương pháp nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu, đề xuất các chính sách đối với băng tần 700 MHz Kết quả nghiên cứu, đề xuất các chính sách đối với băng tần 800 MHz Kết quả nghiên cứu, đề xuất các chính sách đối với băng tần 900 MHz Kết quả nghiên cứu, đề xuất các chính sách đối với băng tần 1800 MHz Kết luận, kiến nghị

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4 Kết quả nghiên cứu, đề xuất chính sách đối với băng tần 700 MHz
TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu, đề xuất chính sách đối với băng tần 700 MHz Hiện trạng sử dụng băng tần 700 MHz tại Việt Nam

5 700 MHz 700 MHz Chính sách và quy hoạch của Việt Nam
Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thu/phát truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn DVB-T2 Hỗ trợ đầu thu truyền hình số cho các hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện Quy hoạch kênh tần số tại băng tần 700MHz cho các hệ thống truyền hình số mặt đất Quy định lộ trình tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình

6 700 MHz Quy hoạch băng tần 700 MHz của Việt Nam

7 Lộ trình giải phóng băng tần 700 MHz
dân số Việt Nam

8 Kinh nghiệm quốc tế về lộ trình chuyển đổi băng tần 700 MHz
Quy định thời điểm tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất (công nghệ ATSC) vào thiết bị máy thu hình nhằm đảm bảo độ sẵn sàng về thiết bị thu xem của người dân; Hỗ trợ hộ gia đình 02 phiếu giảm giá để mua STB, 01 phiếu áp dụng cho 01 STB. Sử dụng phí đấu giá tần số băng tần 700MHz để trích ra hỗ trợ STB cho người dân. Canada là nước láng giềng của Mỹ và đã lựa chọn quy hoạch băng 700MHz theo quy hoạch của Mỹ để đảm bảo sự tương thích giữa các hệ thống Úc Hoàn thành số hóa truyền hình vào năm 2013, trong đó đáng chú ý là giải pháp hỗ trợ thu xem truyền hình qua vệ tinh đối với các hộ gia đình tại khu vực vùng lõm thông qua chương trình hỗ trợ vệ tinh (SSS). Chương trình SSS hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình để mua một đầu thu vệ tinh, cáp và chảo vệ tinh. Các quốc gia Châu Âu Các thỏa thuận phối hợp cấp quốc gia được ban hành để tránh can nhiễu tại khu vực biên giới ở Châu Âu. Bất kỳ sự thay đổi nào về quy hoạch băng tần phải được phối hợp chặt chẽ giữa các nước láng giềng

9 Các khó khăn khi giải phóng băng tần 700 MHz trong thời gian tới

10 Kết hợp số hóa truyền hình mặt đất với truyền hình qua vệ tinh
700 MHz Kết hợp số hóa truyền hình mặt đất với truyền hình qua vệ tinh 53 tỉnh, thành đã truyền tải kênh địa phương qua truyền hình vệ tinh 30 tỉnh có địa hình đồi núi, phức tạp, khó khăn trong việc phát sóng truyền hình mặt đất Dự kiến chuyển đổi các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất tại các địa phương này thành trạm kỹ thuật số, đơn giá: 800 triệu đồng/ 1 trạm. Tổng kinh phí để chuyển đổi các trạm phát lại từ truyền hình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất dự kiến là tỷ đồng. Kinh phí để truyền dẫn, phát sóng 01 kênh truyền hình thiết yếu của địa phương qua vệ tinh hiện nay là khoảng 200 triệu đồng/1 tháng. Với 30 tỉnh có địa bàn miền núi cần đầu tư khoảng 72 tỷ/ 1 năm để phát sóng kênh truyền hình thiết yếu địa phương qua vệ tinh

11 Nguyên tắc chuyển đổi kênh tần số UHF (470-806 MHz)
Đối với các máy phát sóng số đang phát sóng trên các kênh tần số không đúng quy hoạch nhưng không ảnh hưởng đến các kênh tần số quy hoạch thì sẽ được tạm thời không cần chuyển đổi ngay, tuy nhiên vẫn phải thực hiện chuyển đổi về kênh tần số đúng quy hoạch trước thời hạn 31/12/2018. Các trạm phát sóng số mặt đất không đúng quy hoạch tại các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ chuyển đổi về kênh tần số đúng quy hoạch là trước 31/12/2018. Đối với các trạm phát sóng chính truyền hình tương tự mặt đất có ảnh hưởng can nhiễu tới các máy phát của các đơn vị, doanh nghiệp truyền hình số mặt đất triển khai theo quy hoạch thì sẽ phải thực hiện chuyển đổi kênh tần số. Đối với các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất công suất thấp sẽ phải chuyển đổi nếu can nhiễu với các máy phát của các đơn vị, doanh nghiệp truyền hình triển khai theo quy hoạch. Các trạm phát lại không can nhiễu thì sẽ được tiếp tục hoạt động đến khi ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại địa bàn. Thời điểm chuyển đổi các kênh tần số có ảnh hưởng đến các mạng khác phải trước thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại địa phương ít nhất 06 tháng để đảm bảo đủ thời gian cho các đơn vị, doanh nghiệp truyền hình số mặt đất triển khai phủ sóng truyền hình số mặt đất theo quy định. 694 – 806 MHz Đối với các máy phát sóng số đang phát sóng không đúng quy hoạch, có ảnh hưởng tới kênh tần số được phân chia cho hệ thống thông tin di động IMT thì sẽ phải chuyển đổi về đúng tần số quy hoạch để có thể sớm triển khai hệ thống thông tin di động IMT. Đối với các máy phát sóng tương tự có ảnh hưởng tới kênh tần số được phân chia cho hệ thống thông tin di động IMT thì sẽ phải chuyển đổi về đúng tần số quy hoạch hoặc ngừng hoạt động (tùy thuộc vào điều kiện phủ sóng truyền hình số mặt đất tại từng địa bàn) để có thể sớm triển khai hệ thống thông tin di động IMT.

12 700 MHz Đề xuất chính sách Đề xuất kế hoạch chuyển đổi kênh tần số truyền hình mặt đất băng tần UHF ( )MHz giai đoạn Đề xuất nguyên tắc kết hợp số hóa truyền hình với phủ sóng truyền hình số qua vệ tinh đối với các tỉnh có địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa Đề xuất chính sách hỗ trợ đầu thu truyền hình số qua vệ tinh (DTH) đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa Đề xuất bổ sung, sửa đổi một số quy định tại Quyết định 2451/QĐ-TTg

13 VTN8 (Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia)
TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu, đề xuất chính sách đối với băng tần 800 MHz Hiện trạng quy hoạch và sử dụng băng tần 800 MHz tại Việt Nam Hệ thống Trunking của BCA 866 – 868 MHz: thiết bị RFID miễn cấp phép 845 – 851 MHz: một số thiết bị viba phát thanh (4 GP sử dụng tần số) VTN8 (Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia) Các băng tần MHz; MHz; MHz; MHz và MHz được dành cho các hệ thống thông tin di động IMT. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan quản lý sẽ điều chỉnh các đoạn băng tần cụ thể trong các quy hoạch băng tần có liên quan. Không phát triển mới hệ thống vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ Cố định, Di động trên băng tần MHz; MHz. Các tổ chức, cá nhân hiện đang sử dụng các hệ thống vô tuyến điện hoạt động trong băng tần MHz; MHz phải có kế hoạch chuyển đổi theo thông báo của Bộ Thông tin và Truyền thông. Riêng các hệ thống phục vụ mục đích an ninh được tiếp tục sử dụng các băng tần MHz; MHz cho đến khi có hệ thống thay thế.

14 Định hướng quy hoạch băng tần 800 MHz
TÓM TẮT Định hướng quy hoạch băng tần 800 MHz

15 Chuyển đổi hệ thống RFID hoạt động ở băng tần 866 – 868 MHz
Nhận xét thực tế không có nhiều thiết bị RFID hoạt động trong dải tần MHz tại Việt Nam; Các thiết bị RFID hoạt động ở dải tần MHz có thể được thay thế bởi các hệ thống cùng loại hoạt động ở các dải tần số khác (dải tần 13,553 ÷ 13,567 MHz; dải tần 433,05 ÷ 434,79 MHz; 918 ÷ 923 MHz). Chính sách Sửa đổi Thông tư số 46/2016/TT-BTTTT theo hướng loại bỏ dải tần MHz ra khỏi danh sách các dải tần cho phép triển khai thiết bị cự ly ngắn RFID.; Các hệ thống RFID cũ đang hoạt động ở dải tần MHz được phép sử dụng đến hết khấu hao thiết bị nhưng không muộn hơn năm 2023. Trường hợp cấp phép cho các doanh nghiệp thông tin di động triển khai trên băng tần 800 MHz trước 2023, thì yêu cầu các doanh nghiệp hỗ trợ các hệ thống RFID cũ đang hoạt động trong dải tần này để chuyển đổi sang hoạt động ở dải tần khác phù hợp.

16 Một số thiết bị SOBs và các băng tần hoạt động
800 MHz Chuyển đổi hệ thống viba phát thanh hoạt động ở băng MHz Thực tế Hệ thống Viba truyền hình hoạt động ở băng tần 850 MHz trên thế giới dùng để truyền dẫn tín hiệu phát thanh, truyền hình băng hẹp phục vụ mục đích truyền dẫn tín hiệu từ nơi sản xuất chương trình (studio) đến địa điểm phát sóng (transmitter) hoặc truyền dẫn tín hiệu phát thanh điểm điểm trong các sự kiện ngoài trời. Thị trường lớn nhất đang sử dụng các thiết bị Viba băng tần 850MHz trên thế giới hiện tại là Austraylia. Phương án quy hoạch băng tần 850 MHz cho các hệ thống viba STLs, SOBs tại Austraylia Băng tần hoạt động Để đáp ứng yêu cầu truyền dẫn với dung lượng dữ liệu đa dạng (băng hẹp, băng rộng), trên thị trường, thiết bị truyền dẫn tín hiệu truyền hình từ nơi sản xuất chương trình đến điểm phát sóng (STLs) có thể đáp ứng được rất nhiều dải tần hoạt động khác nhau với nhiều băng thông khác nhau. Các dải tần số chủ yếu là: dải tần 150 MHz, 300 MHz, 900 MHz, 1.5 GHz, 2 GHz, 2.5 GHz, 4 GHz, 6 GHz, 11 GHz, 18 GHz và 23 GHz. Hiện nay, tại Việt Nam, các thiết bị truyền dẫn tín hiệu phát thanh STLs chủ yếu là hoạt động ở dải tần 300 MHz. Một số thiết bị SOBs và các băng tần hoạt động

17 Chuyển đổi hệ thống viba phát thanh hoạt động ở băng 845-851 MHz
Đề xuất chính sách Cho phép các thiết bị viba truyền dẫn tín hiệu phát thanh đã được cấp phép hoạt động đến hết thời gian khấu hao thiết bị nhưng không muộn hơn năm Đối với các trường hợp cấp mới giấy phép, đề nghị chuyển xuống hoạt động ở dải tần quy hoạch ,6 MHz và ,6 MHz. Trường hợp cấp phép cho các doanh nghiệp thông tin di động triển khai trên băng tần 800 MHz trước 2023, thì yêu cầu doanh thực hiện hỗ trợ các hệ thống viba truyền dẫn tín hiệu phát thanh cũ đang hoạt động trong dải tần này để chuyển đổi sang hoạt động ở dải tần quy hoạch phù hợp.

18 Quyết định số 25/2008/QĐ-BTTTT
TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu, đề xuất chính sách đối với băng tần 900 MHz Hiện trạng triển khai Không có sự thay đổi về băng tần dành cho thông tin di động trên băng tần 900 MHz. Quyết định số 25/2008/QĐ-BTTTT Quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần MHz và MHz Quyết định số 02/2017/QĐ-TTg Quyết định sửa đổi, bổ sung Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ Trung lập về công nghệ, cho phép triển khai nhiều công nghệ khác nhau trên đoạn băng tần 900 MHz. Thông tư số 04/2017/TT-BTTTT Quy định triển khai hệ thống thông tin di động IMT trên các băng tần MHz, MHz, MHz, MHz và MHz Các phương án quy hoạch

19 1 2 900 MHz Vấn đề cần nghiên cứu
Vấn đề giới hạn lượng phổ tần dành cho các doanh nghiệp thông tin di động ở các băng tần dưới 1 GHz cần được nghiên cứu để duy trì tính cạnh tranh, tạo động lực thúc đẩy phát triển thị trường 1 Vấn đề tắt sóng mạng 2G, 3G cần được nghiên cứu trong bối cảnh mạng 4G LTE đang được triển khai mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhiều quốc gia đã, đang tắt sóng các mạng di động thế hệ trước 2

20 900 MHz Vấn đề giới hạn lượng phổ tần tối đa
Pháp luật Việt Nam (Quyết định 16/2012/QĐ-TTg) cho phép các doanh nghiệp được cấp phép thông qua đấu giá được chuyển nhượng quyền sử dụng tần số trúng trong đấu giá cho doanh nghiệp khác. Trong các quy hoạch băng tần hiện hành, chỉ quy định giới hạn số lượng phổ tần mà mỗi nhà khai thác được phép nắm giữ đối với từng băng tần cụ thể. Giới hạn lượng phổ tần tối đa mà mỗi nhà khai thác được phép nắm giữ - Spectrum cap được sử dụng lần đầu tiên vào những thập niên 90 tại Mỹ để đảm bảo việc cạnh tranh của thị trường viễn thông di động. Băng tần dưới 1 GHz, được coi là băng tần quý hiếm, với khả năng truyền xa và xuyên thấu tốt. Tuy nhiên lượng phổ tần ở các băng tần này bị giới hạn hơn nhiều so với các băng tần cao hơn. Chính vì vậy, giới hạn lượng phổ tần tối đa đối với mỗi nhà khai thác ở băng tần dưới 1 GHz được các nước quan tâm đặc biệt.

21 900 MHz Spectrum Cap – Kinh nghiệm quốc tế Các quốc gia Châu Âu Mỹ
mỗi nhà khai thác không được nắm giữ quá 33% tổng lượng phổ tần khả dụng tại các băng tần dưới 1 GHz Châu Á Nhật quy định giới hạn phổ tần ở các băng tần 700 MHz, 850 MHz và 900 MHz là 34% với mỗi nhà khai thác. Hàn Quốc là 38% với các băng tần 850 MHz và 900 MHz; Singapore 43% với băng tần 900 MHz.

22 900 MHz Spectrum Cap – Kinh nghiệm quốc tế
Thực tế phân bổ băng tần dưới 1 GHz giữa các doanh nghiệp không đồng đều. Ở một số nước, có doanh nghiệp không có băng tần dưới 1 GHz. Nguyên nhân chủ yếu là các doanh nghiệp này được thành lập sau khi các băng tần 800MHz/850MHz/900MHz đã được cấp phép trước đó. Một số nước có tỉ lệ phân bổ băng tần theo tỉ lệ 3+1, trong đó mô hình 3 doanh nghiệp có tỷ lệ băng tần tương đối đồng đều và 1 doanh nghiệp có ít hơn băng tần (13/30 nước khảo sát); các nước có 3+1 nhưng doanh nghiệp thứ 4 có ít hơn hẳn băng tần so với 3 doanh nghiệp còn lại (chỉ chiếm khoảng dưới 5% tổng số băng tần) là 8/30 nước khảo sát . Một số nước chỉ phân bổ tần số cho 3 doanh nghiệp có số lượng băng tần tương đối đồng đều (doanh nghiệp ít nhất chiếm khoảng 23% tổng số băng tần) (9/30 nước khảo sát). Như vậy có thể thấy những thị trường thông tin di động phát triển trên thế giới thì chủ yếu lượng phổ tần phân bổ cho 3 nhà khai thác với mức độ tương đối đồng đều hoặc cho 3+1 nhà khai thác với nhà khai thác thứ 4 ít hơn so với 3 nhà khai thác còn lại. Ủy ban Châu Âu sau khi quan sát việc sáp nhập doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động thời gian qua đã nhận định rằng thị trường di động cạnh tranh hiệu quả chỉ nên có từ 3 đến 4 nhà mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động.

23 900 MHz 25% - 30% Spectrum Cap – Đề xuất đối với Việt Nam 100 x 2 MHz
Hiện trạng cấp phép băng tần 900 MHz Tổng băng thông giải phóng băng 700/800/900 MHz Phân bổ đều băng tần dưới 1 GHz sau số hóa 100 x 2 MHz (105 x 2 MHz) Đề xuất: Giới hạn phổ tần tối đa đối với mỗi nhà khai thác trong khoảng: 25% - 30%

24 WHEN 900 MHz Vấn đề tắt sóng 2G, 3G switch off
Nhu cầu phổ tần cho triển khai 4G và 5G trong tương lai ngày càng tăng Chi phí triển khai và vận hành đồng thời 2G, 3G, 4G ??? Độ phổ biến của thị trường M2M. IoT thông qua mạng 2G, 3G WHEN switch off

25 900 MHz Vodafone T-mobile Sunrise Swisscom
Vấn đề tắt sóng 2G, 3G – Kinh nghiệm Châu Âu Vodafone Không tắt GSM ở châu Âu trước 2025. T-mobile 70% cuộc gọi hiện nay của T-Mobile phát sinh trong mạng VolLTE Tắt 3G trước 2G. Dự kiến tắt 2G vào năm 2019 để chuyển hoàn toàn sang LTE. Sunrise Ngừng cung cấp dịch vụ 2G vào cuối năm 2018. Swisscom Ngừng cung cấp dịch vụ 2G vào cuối năm 2020.

26 900 MHz Vấn đề tắt sóng 2G, 3G – Kinh nghiệm Châu Á Nhật Bản Đài Loan
KDDI kết thúc dịch vụ 2G vào tháng 3/2008. Tất cả các nhà mạng khác kết thúc dịch vụ 2G vào tháng 4/2012. Đài Loan 7/2017: các nhà mạng chính thức dừng cung cấp dịch vụ 2G. Tại thời điểm ngừng cung cấp dịch vụ, số thuê bao còn lại chiếm 0,3% tổng số thuê bao. Úc Ngừng cung cấp dịch vụ 2G khi số thuê bao 2G còn lại 1%. 9/2017: tất cả các nhà mạng của Úc đã ngừng cung cấp dịch vụ 2G. Thông báo tuyên truyền cho người dùng về việc ngừng cung cấp dịch vụ Singapore Ngừng cung cấp dịch vụ 2G vào tháng 4/2017. Hàn Quốc Việc ngừng cung cấp dịch vụ 2G phải được sự phê duyệt của cơ quan quản lý. Cơ quan quản lý xem xét số lượng thuê bao 2G còn lại và thời gian thông báo đến khách hàng để quyết định phê duyệt đề nghị ngừng cung cấp dịch vụ 2G của nhà mạng. Cơ quan quản lý cân nhắc việc đưa ra quy định về mức bồi thường tiểu thiểu áp dụng cho thuê bao. Nhà mạng KT đã được phê duyệt cho phép ngừng cung cấp dịch vụ 2G vào đầu năm 2012 khi số thuê bao còn lại khoảng 0.96%

27 Đề xuất vấn đề tắt 2G, 3G tại Việt Nam
900 MHz Đề xuất vấn đề tắt 2G, 3G tại Việt Nam Theo Sách trắng CNTT&TT, trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016, số lượng thuê bao 3G đã tăng gần gấp đôi, trong khi đó số lượng thuê bao 2G giảm 10,8%. Hiện nay, tỷ lệ thuê bao di động sử dụng dịch vụ 2G vẫn chiếm 71,9% tổng lượng thuê bao. Do đó, việc xem xét tắt dịch vụ 2G đối với các nhà mạng của Việt Nam tại thời điểm hiện tại là chưa phù hợp. Việc triển khai đồng thời các công nghệ khác nhau 2G, 3G, 4G … sẽ làm gia tăng chi phí và độ phức tạp của hệ thống mạng. Do đó, nhóm nghiên cứu khuyến nghị các doanh nghiệp thông tin di động xây dựng kế hoạch dài hơi về tắt dịch vụ 2G, 3G của doanh nghiệp mình. Khi đến thời điểm thích hợp, doanh nghiệp di động chủ động đề xuất cơ quan quản lý để được xem xét ngừng cung cấp dịch vụ. Trên cơ sở số lượng thuê bao đang sử dụng dịch vụ cũng như xu hướng phát triển thực tế của thông tin di động, cơ quan quản lý sẽ có ý kiến về việc ngừng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.

28 TÓM TẮT Hiện trạng quy hoạch và sử dụng băng tần 1800 MHz tại Việt Nam
Kết quả nghiên cứu và đề xuất chính sách đối với băng tần 1800 MHz Hiện trạng quy hoạch và sử dụng băng tần 1800 MHz tại Việt Nam VNPT 20 MHz VMS Viettel Gtel 15 MHz 1710 1785 1805 1880 MHz Không có sự thay đổi về băng tần dành cho thông tin di động trên băng tần này. Do vậy không phải chuyển đổi các hệ thống thiết bị VTĐ khác đang hoạt động trong băng tần 1800 MHz để thực hiện quy hoạch. Quyết định 25/2008/QĐ-BTTTT Quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần MHz và MHz Thông tư 04/2015/TT-BTTTT quy định triển khai hoàn thống thông tin di động IMT (bao gồm các hoàn thống thông tin di động IMT-2000, IMT-Advanced và các phiên bản tiếp theo, tuân theo định nghĩa của Liên minh Viễn thông Quốc tế ITU) trên băng tần MHz, MHz, MHz, MHz và MHz PA quy hoạch lại băng tần 1800 MHz

29 Quy định của Luật Tần số VTĐ
1800 MHz Vấn đề hết hạn giấy phép sử dụng băng tần Năm 2023 Hết hạn GP băng tần 1800 MHz Những nhà mạng đang cung cấp dịch vụ di động sử dụng băng tần 1800 MHz (VNPT, Mobifone, Viettel, Gtel) đứng trước khả năng bị thu hồi băng tần Thi tuyển Đấu giá Quy định của Luật Tần số VTĐ

30 1800 MHz Vấn đề hết hạn giấy phép sử dụng băng tần Ảnh hưởng
Thị trường: Sự phát triển của thị trường viễn thông chịu ảnh hưởng bởi đầu tư của doanh nghiệp, bỏ lỡ những cơ hội tăng trưởng Người sử dụng: Ảnh hưởng chất lượng sử dụng dịch vụ, giá thành, dịch vụ mới Doanh nghiệp: Rủi ro không được tiếp tục sử dụng băng tần. Ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư của doanh nghiệp

31 Đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng phổ tần
1800 MHz Kinh nghiệm quốc tế Tiếp tục cấp mới giấy phép trừ trường hợp đặc biệt (vi phạm nghiêm trọng các điều kiện của giấy phép hoặc có sự thay đổi về chính sách quản lý) Đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng phổ tần Phân bổ hành chính trong đó cơ quan quản lý quyết định chuyển quyền sử phổ tần số từ nhà mạng này cho nhà mạng khác

32 1800 MHz Kinh nghiệm quốc tế Cấp mới giấy phép Đấu giá hoặc thi tuyển
Phân bổ hành chính Đầu tư của doanh nghiệp Giảm rủi ro cho doanh nghiệp trong đầu tư do đó khuyến khích đầu tư, phát triển mạng lưới Hạn chế đầu tư của doanh nghiệp trong thời gian những năm gần hết hạn giấy phép. Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường Tác động tiêu cực đến tâm lý đầu tư của doanh nghiệp. Thường doanh nghiệp sẽ hạn chế đầu tư Cung cấp dịch vụ liên tục cho người sử dụng Đảm bảo cung cấp dịch vụ liên tục Có khả năng gián đoạn do không trúng đấu giá hoặc thi tuyển Khả năng cao gián đoạn về dịch vụ Tiền trúng đấu giá không Có (đấu giá) Không (thi tuyển) Tính phức tạp trong tổ chức cấp phép Mức độ điều kiện kỹ thuật, cam kết dịch vụ Tối thiểu Tối thiểu (đấu giá) Mức cao (thi tuyển) - Cạnh tranh Đảm bảo thị trường ổn định, bền vững Có thể có doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Tuy nhiên, khả năng thành công của doanh nghiệp chưa chắc chắn, đặc biệt nếu chỉ có lượng phổ tần số VTĐ quá nhỏ so với các doanh nghiệp hiện đang cung cấp dịch vụ Hạn chế cạnh tranh. Áp dụng đối với các thị trường mà sự phân bổ phổ tần số không đồng đều, có sự chênh lệch quá lớn giữa các nhà khai thác (Ví dụ Pháp thực hiện phân bổ lại băng tần 900 MHz để có băng tần cho nhà khai thác mới)

33 Giấy phép băng tần di động
1800 MHz Kinh nghiệm quốc tế Xu hướng Tiếp tục gia hạn, kéo dài thời gian giấy phép đối với những giấy phép băng tần di động đã, đang hoặc sắp hết hạn Các nước áp dụng Giấy phép băng tần di động Anh - Giấy phép có thời hạn không xác định, trong đó lần đầu cấp có thời hạn 15 hoặc 20 năm. New Zealand Giấy phép có thời hạn 20 năm 5 năm trước khi giấy phép hết hạn, cơ quan quản lý thông báo cho nhà khai thác về tiếp tục gia hạn giấy phép Canada Thời hạn giấy phép là 10 năm. 2 năm trước khi giấy phép hết hạn, cơ quan quản lý thông báo cho nhà khai thác về tiếp tục gia hạn giấy phép Mỹ Thời hạn giấy phép là 10 năm Kỳ vọng cấp mới lại giấy phép nếu đáp ứng điều kiện theo quy định Pháp - Thời hạn giấy phép là 15 năm - Tiếp tục gia hạn những giấy phép kèm theo bổ sung những nghĩa vụ

34 1 2 1800 MHz Kinh nghiệm quốc tế Mục tiêu:
Tăng cường hiệu quả sử dụng phổ tần Tối đa hóa lợi ích xã hội Tránh trường hợp các nhà khai thác kém hiệu quả được tiếp tục gia hạn bổ sung những điều kiện gia hạn (đánh giá chất lượng dịch vụ, vùng phủ, các điều kiện kỹ thuật, việc đóng phí và xem xét các hành vi vi phạm điều kiện cấp phép) Để cơ quan quản lý xem xét, đánh giá các nhà khai thác có được tiếp tục gia hạn hay không 1 bổ sung giá trị phổ tần số vào phí sử dụng hàng năm các nhà khai thác phải đóng. Tạo điều kiện cho các nhà khai thác có vốn đầu tư phát triển mạng lưới và dịch vụ thay vì phải đóng một khoản tiền lớn trong trường hợp đấu giá. 2

35 1800 MHz Thị trường di động Hiện trạng thị trường di động tại Việt Nam
Hiện trạng băng tần đã cấp cho các doanh nghiệp Số lượng các nhà cung cấp dịch vụ di động đang hoạt động Sự phát triển của dịch vụ dữ liệu băng rộng Số lượng thuê bao di động Nhận định của Ủy ban Châu Âu: thị trường di động cạnh tranh hiệu quả chỉ nên có từ 3 đến 4 nhà mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động

36 1800 MHz Xây dựng tiêu chí quản lý
Bảo đảm sự ổn định, phát triển của thị trường viễn thông tuân theo cơ chế thị trường dưới sự điều tiết của nhà nước Bảo đảm cung cấp dịch vụ liên tục cho người sử dụng và chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và đổi mới công nghệ Thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Sử dụng hiệu quả phổ tần số, đem lại lợi ích tối đa cho nhà nước, xã hội

37 1800 MHz Đề xuất chính sách Kéo dài thời hạn gia hạn giấy phép sử dụng băng tần sau khi giấy phép hết hạn bằng với thời hạn cấp mới (15 năm), trong đó có thêm điều kiện để được gia hạn và tính toán bổ sung thêm vào phí sử dụng hàng năm đối với những băng tần này (ngoài phí sử dụng hàng năm có tính thêm giá trị kinh tế của băng tần).

38 1800 MHz Đề xuất chính sách Về quy định kéo dài thời hạn gia hạn giấy phép sử dụng băng tần sau khi giấy phép hết hạn Sửa đổi quy định về gia hạn tại khoản 1 Điều 22 Luật Tần số vô tuyến điện, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 22: “d) Đối với giấy phép sử dụng băng tần: thời hạn gia hạn được xét không vượt quá thời hạn tối đa quy định tại điểm b khoản 2, Điều 16 của Luật này, căn cứ vào kết quả triển khai thực tế các nội dung quy định của giấy phép viễn thông, giấy phép sử dụng băng tần và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể các điều kiện để tiếp tục gia hạn. Bộ TTTT thông báo về việc gia hạn giấy phép 03 năm trước thời điểm giấy phép hết hạn. Trường hợp không gia hạn do sự thay đổi về chính sách, quản lý, quy hoạch tần số VTĐ, Bộ TTTT thông báo cho doanh nghiệp 03 năm trước thời điểm giấy phép hết hạn."

39 Điều kiện đối với doanh nghiệp để tiếp tục được gia hạn
1800 MHz Đề xuất chính sách Điều kiện đối với doanh nghiệp để tiếp tục được gia hạn Đã thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về viễn thông, tần số VTĐ: bao gồm phí, lệ phí về viễn thông, tần số VTĐ, trách nhiệm đóng góp vào quỹ dịch vụ viễn thông công ích. - Đảm bảo tuân thủ các yêu cầu trong giấy phép viễn thông, giấy phép sử dụng băng tần (cam kết dịch vụ, vùng phủ tối thiểu; các điều kiện kỹ thuật, khai thác,...). Không vi phạm nghiêm trọng các điều khoản trong giấy phép.

40 Về tính toán bổ sung vào phí sử dụng tần số hàng năm
1800 MHz Đề xuất chính sách Về tính toán bổ sung vào phí sử dụng tần số hàng năm Sửa đổi, bổ sung Thông tư 265/2016/TT-BTC, trong đó, bổ sung đối tượng trong bảng phí sử dụng tần số vô tuyến điện tại mục và đối với nhóm băng tần dưới 2200 MHz và nhóm băng tần trên 2200 MHz. -Tách nhóm băng tần di động thành 02 đối tượng: đối tượng cấp phép lần đầu và đối tượng tiếp tục gia hạn giấy phép (*) Đối với đối tượng cấp phép lần đầu thì phí sử dụng hàng năm sẽ được giữ nguyên theo quy định hiện hành. (**) Đối tượng gia hạn giấy phép ngoài phí sử dụng hàng năm sẽ được tính thêm giá trị kinh tế của băng tần đó. Phương pháp xác định giá trị kinh tế của băng tần cụ thể sẽ được cơ quan quản lý xây dựng đối với từng loại băng tần

41 CỤC TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN Thank You !


Tải xuống ppt "BÁO CÁO NỘI DUNG NGHIÊN CỨU SỐ 8"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google