Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

HẢI QUAN VIỆT NAM BÀI GIẢNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ HÀ NỘI, 5/2019.

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "HẢI QUAN VIỆT NAM BÀI GIẢNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ HÀ NỘI, 5/2019."— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 HẢI QUAN VIỆT NAM BÀI GIẢNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ HÀ NỘI, 5/2019

2 TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Trí tuệ là một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa con người và con vật. Nhờ có trí tuệ mà con người không ngừng phát triển. Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là những quyền pháp lý đạt được trên cơ sở bảo hộ của nhà nước đối với những thành quả của hoạt động SHTT. Tuy nhiên, do bản chất “vô hình” của loại quyền này nên chủ thể quyền không thể bảo vệ nó về mặt vật lý. Bất kỳ ai cũng có thể sử dụng được nó vào bất cứ lúc nào. Vì vậy, nhà nước đặt ra cơ chế “bảo hộ quyền” thông qua việc cấp cho chủ thể quyền sử dụng và khai thác đối tượng SHTT. Theo đó, bất kỳ ai muốn sử dụng đối tượng quyền SHTT đều phải xin phép hoặc được chủ thể quyền cho phép.

3 TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Khái niệm quyền SHTT: Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là một loại quyền tài sản. Tài sản theo quy định tại Điều 163 Bộ Luật dân sự bao gồm:

4 TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Phân loại quyền SHTT: + Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cục biểu diễn, bản ghi âm ghi hình chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh + Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh + Quyền đối với giống cây trồng là quyền đối với giống cây mới do mình chọn tạo

5 TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Vai trò của sở hữu trí tuệ của Doanh nghiệp Tạo sự khác biệt cho sản phẩm so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, là cơ sở cho hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm; Tạo vị thế độc quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng; Tăng cơ hội thương mại hóa sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm; Chìa khóa cho hợp tác, chuyển giao quyền Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái; Giải quyết một cách có hiệu quả xung đột liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

6 TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

7 TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

8 TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

9 TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

10 TỔNG QUAN VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Các yếu tố cấu thành quyền SHTT: Chủ thể quyền SHTT Đối tượng quyền SHTT được hiểu là sản phẩm được tạo ra trực tiếp từ tư duy, sáng tạo của hoạt động trí óc của con người và sản phẩm đó được thể hiện dưới một hình thái vật chất nhất định Nội dung quyền SHTT được hiểu là các quyền của chủ thể quyền SHTT được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tùy từng đối tượng quyền SHTT mà chủ thể quyền SHTT có những quyền nhân thân, quyền tài sản khác nhau.

11 BẢO VỆ QUYỀN SHTT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
Một số khái niệm. a) Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan: là việc cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát, tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. b) Kiểm tra HQ về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT: là việc kiểm tra hồ sơ HQ, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế HH, PTVT do cơ quan HQ thực hiện nhằm phát hiện HH có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

12 BẢO VỆ QUYỀN SHTT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
Một số khái niệm. c) Giám sát HQ về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT: là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan HQ áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của HH, sự tuân thủ quy định của PL trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng HH XK, NK có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT đang thuộc đối tượng quản lý HQ. d) Kiểm soát HQ về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT là các biện pháp tuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan HQ áp dụng để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa là hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT vận chuyển qua biên giới hoặc đưa ra, đưa vào các khu phi thuế quan.

13 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN
Được cơ quan hải quan giữ bí mật các thông tin thương mại đã cung cấp cho hải quan, trừ trường hợp phải cung cấp cho các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật. Chủ thể quyền SHTT được tham gia cùng cơ quan hải quan vào hoạt động kiểm tra, xác minh thu thập chứng cứ, trừ trường hợp cần thiết bảo vệ bí mật thương mại, bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật. Khiếu nại, khiếu kiện các quyết định xử lý hàng hóa xâm phạm quyền SHTT Cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin, tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT Hỗ trợ và phối hợp với cơ quan Hải quan trong công tác xử lý, tiêu hủy hàng hóa xâm phạm quyền SHTT

14 QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN
Triển khai các biện pháp kiểm tra giám sát HQ theo quy định của PL đối với HH có nghi ngờ là hàng xâm phạm quyền SHTT Giải thích hướng dẫn các tổ chức liên quan tuân thủ quy định pháp luật về chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT; Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các lực lượng có chức năng chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT Yêu cầu cá nhân tổ chức liên quan nộp các tài liệu chứng từ có liên quan để giải trình, làm rõ nghi vấn của cơ quan hải quan vè hàng hóa XNK xâm phạm quyền SHTT Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của tổ chức cá nhân liên quan về việc xử hàng xâm phạm quyền SHTT Thực hiện chế độ báo cáo lưu giữ tài liêu có liên quan đến công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền SHTT

15 Thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát
Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK liên quan đến quyền SHTT: Sử dụng trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu chưa có thông tin về một lô hàng XK, NK cụ thể vi phạm quyền SHTT - Thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là 02 năm kể từ ngày cơ quan hải quan chấp nhận yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Thời hạn này có thể được gia hạn thêm 02 năm nhưng không được quá thời hạn bảo hộ đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có liên quan theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

16 Thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát
Đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK liên quan đến quyền SHTT: Nơi nhận đơn: Tổng cục Hải quan nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát hải quan Hồ sơ: a) Đơn đề nghị; b) Bản sao văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; bản sao giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả; quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng; c) Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; d) Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền SHTT.

17 Thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát
Chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hàng hóa XNK liên quan đến quyền SHTT: a) Sau khi chấp nhận đơn, Tổng cục Hải quan cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền SHTT và thông báo chấp nhận đơn tới các Cục Hải quan tỉnh; Cục Điều tra chống buôn lậu để triển khai việc kiểm tra, giám sát. b) Cục Hải quan các tỉnh, Cục Điều tra chống buôn lậu tiếp nhận thông báo của Tổng cục Hải quan và tra cứu dữ liệu trên hệ thống để tổ chức, triển khai thực hiện trong phạm vi địa bàn quản lý c) Chi cục Hải quan căn cứ thông tin trên cơ sở dữ liệu và thông báo của Tổng cục hải quan để triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan 17

18 Thủ tục đề nghị tạm dừng làm thủ tục HQ
Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK liên quan đến SHTT: + Nơi nhận đơn: Chi cục Hải quan Sử dụng trong trường hợp có nghi ngờ về lô hàng XK, NK cụ thể vi phạm quyền SHTT. Doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với lô hàng đó để kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định. Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan. Chú ý: Trường hợp cơ quan HQ trong quá trình làm thủ tục HQ có nghi ngờ. Cq HQ yêu cầu DN nộp đơn yêu cầu tạm dừng trong thời gian 03 ngày.

19 Thủ tục đề nghị tạm dừng làm thủ tục HQ
Đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK liên quan đến SHTT: Trường hợp đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp phải cung cấp cho cơ quan hải quan các tài liệu quy định như nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát. và nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng bằng 20% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ xâm phạm để bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.

20 Tiếp nhận, xử lý đơn tạm dừng làm TTHQ
1. Chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được đủ bộ hồ sơ, nếu chấp nhận đơn đề nghị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan. Quyết định tạm dừng được gửi trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm, đồng thời fax ngay cho tổ chức, cá nhân có liên quan. 2, Thời hạn tạm dừng là 10 ngày làm việc. Nếu DN đề nghị gia hạn thì thời hạn gia hạn không quá 10 ngày làm việc.

21 Tiếp nhận, xử lý đơn tạm dừng làm TTHQ
Trách nhiệm của Chi cục Hải quan khi tạm dừng: a) Yêu cầu chủ hàng, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (catalog, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự....). b) Trưng cầu giám định tại tổ chức chuyên môn c) Đề nghị các tổ chức, cá nhân lấy mẫu để giám định (nếu có) đ) Phối hợp, trao đổi với các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn khi có phát sinh tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền e) Báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan để chỉ đạo giải quyết kịp thời trong trường hợp lô hàng tạm dừng có giá trị lớn; 21

22 Xử lý kết quả khi tạm dừng làm TTHQ
a) Quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục hành chính khi đã khẳng định hàng hóa bị tạm dừng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở kết luận giám định về sở hữu trí tuệ của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ. Thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ b) Trường hợp qua kiểm tra xác định hàng hóa bị tạm dừng không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì làm tiếp thủ tục hải quan cho lô hàng

23 Xử lý kết quả khi tạm dừng làm TTHQ
c) Thực hiện theo ý kiến của tòa án trong trường hợp người nộp đơn khởi kiện dân sự. d) Bàn giao vụ việc để các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ khác xử lý trong trường hợp xác định hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan HQ đ) Tạm dừng việc xử lý sau khi nhận được văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. e) Chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật trong trường hợp xác định có dấu hiệu tội phạm

24 Xử lý kết quả khi tạm dừng làm TTHQ
Tiếp tục làm thủ tục Hải quan đối với trường hợp không phát hiện vi phạm: Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng bị tạm dừng, Chi cục Hải quan có trách nhiệm: a) Thông báo cho chủ quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp thực hiện thanh toán cho chủ hàng các chi phí phát sinh b) Hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khoản tiền bảo đảm theo quy định tại khoản 6 Điều 76 Luật Hải quan.

25 NHÃN HIỆU SỮA TRƯỜNG SINH
MỘT SỐ VỤ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ NHÃN HIỆU SỮA TRƯỜNG SINH Công ty Foremost là công ty chuyên sản xuất các loại sữa, trong đó có sản phẩm sữa đặc có đường mang nhãn hiệu "Trường Sinh". Ngày Công ty Foremost đó đăng ký nhãn hiệu "Trường Sinh" tại Cục Sở hữu trí tuệ và tháng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bảo hộ cho nhãn hiệu "Trường Sinh". Cuối năm 1998, Công ty Foremost phát hiện trên thị trường có sản phẩm sữa đậu nành do xưởng Trung Thực (nay là công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh) sản xuất cũng mang nhãn hiệu "Trường Sinh".

26 MỘT SỐ VỤ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Công ty Foremost cho rằng, sự xuất hiện của sản phẩm sữa đậu nành "Trường Sinh" trên thị trường đã làm giảm uy tín, giảm doanh thu sản phẩm bán ra trên thị trường vì đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Công ty Foremost đã tiến hành khởi kiện Công ty Trường Sinh ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Trường Sinh chấm dứt ngay hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa "Trường Sinh" và bồi thường thiệt hại do bị xâm phạm quyền.

27 MỘT SỐ VỤ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Trường Sinh đã đưa ra các lý lẽ phản đối và khẳng định đây là hai sản phẩm không cùng nhóm, cho nên không thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Sự trùng hợp về tên gọi "Trường Sinh" chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không thể làm phương hại đến Công ty Foremost, và không thể gây thiệt hại.

28 BẮT GIỮ 108 LỌ SỮA ONG CHÚA GIẢ
MỘT SỐ VỤ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẮT GIỮ 108 LỌ SỮA ONG CHÚA GIẢ Đội Chống hàng giả phát hiện hai đối tượng đang vận chuyển 5 thùng carton trên hai chiếc xe máy có biểu hiện nghi vấn. Qua kiểm tra, các thùng này chứa thực phẩm chức năng là chế phẩm sữa ong chúa nhãn hiệu Costar, Royal Jelly… nhưng không có hóa đơn, chứng từ. Số hàng bị phát hiện và bắt giữ gồm: 108 lọ sữa ong chúa giả Costar và 50 lọ thực phẩm chức năng nhau thai cừu Placentra, Vip Reserve. Toàn bộ số thực phẩm chức năng này đều không có hóa đơn, chứng từ liên quan đến nguồn gốc xuất xứ. 

29 MỘT SỐ VỤ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

30 MỘT SỐ VỤ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Tại thời điểm kiểm tra, đại diện Công ty TNHH Dịch vụ Hạnh Phúc (đơn vị độc quyền nhập khẩu và phân phối sữa ong chúa Costar và Royal Jelly) cho hay, toàn bộ lô hàng do Long và Hạnh vận chuyển là hàng giả, không phải do công ty nhập khẩu và phân phối.

31 MỘT SỐ VỤ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Bắt giữ lô hàng nghi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ: Đội Kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Đội 4 - Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan) vừa phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) kiểm tra phát hiện lô hàng gồm hơn chiếc kính, 200 đôi giày và 50 chiếc túi mang nhãn mác của những nhãn hiệu nổi tiếng như Chanel, Louis Vuitton, Rayban nghi vấn là hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

32 MỘT SỐ VỤ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
(HQ Online)- Ngày 23-5, Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 đã chuyển hồ sơ vụ nhập khẩu lô hàng có xuất xứ từ Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ cho Cục Hải quan TP.HCM xử lý theo thẩm quyền. Lô hàng máy móc cũ NK từ Trung Quốc bị Hải quan TP.HCM tạm giữ vào đầu tháng Lô hàng trên do Công ty TNHH B.S.Q.T (quận Bình Thạnh, TP.HCM) mở tờ khai nhập khẩu. Theo khai báo của doanh nghiệp trên tờ khai hải quan, mặt hàng nhập khẩu là máy cưa cầm tay và phụ tùng máy cưa các loại, xuất xứ Trung Quốc, trị giá trên USD.

33 MỘT SỐ VỤ VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Qua kiểm tra phát hiện 2 mục hàng khai báo sai tên hàng, mã số, thuế suất và số lượng hàng thừa so với khai báo; hàng không khai báo hải quan, gồm: cái pít tông và séc măng (phụ tùng máy cưa). Đáng chú ý, trong lô hàng này, cơ quan Hải quan phát hiện có một số mục hàng (kiểu dáng máy cưa, phốt chặn nhớt và miếng ốp lam- phụ tùng máy cưa) có dấu hiệu vi phạm kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ độc quyền, nên thực hiện các bước giám định Kết quả giám định của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ xác định, kiểu dáng máy cưa xích cầm tay nhãn hiệu “Chain saw 381” và một số phụ tùng nêu trên là yếu tố xâm phạm kiểu dáng công nghiệp máy cưa đang được bảo hộ theo Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số của Andreas Stihl AG &Co.KG.

34 Hoạt động giám định trong việc thực thi (bảo vệ) quyền SHTT
Giới thiệu chung: Khái niệm, vị trí, vai trò, mục đích; Một số kết quả đạt được; Thực trang hoạt động giám định.

35 Hoạt động giám định trong việc thực thi (bảo vệ) quyền SHTT
Khái niệm giám định và giám định SHTT Giám định là việc chuyên gia/ các chuyên gia đưa ra ý kiến đánh giá/kết luận về một vấn đề chuyên môn nhất định trên cơ sở các thông tin/dữ liệu liên quan đã có, trả lời một/một số câu hỏi được đặt ra trước. Giám định về SHTT: là việc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vẫn đề có liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

36 Hoạt động giám định trong việc thực thi (bảo vệ) quyền SHTT
Vai trò của hoạt động giám định về SHTT Trong quá trình thực thi (bảo vệ) quyền SHTT, giám định chỉ đóng vai trò cung cấp chứng cứ chuyên môn làm căn cứ phục vụ cho việc đưa ra kết luận pháp lý và quyết định xử lý của cơ quan thực thi.

37 Hoạt động giám định trong việc thực thi (bảo vệ) quyền SHTT
Vai trò của hoạt động giám định về SHTT (tiếp) Vai trò nói trên được thực hiện phổ biến dưới dạng một số vấn đề sau đây mà người giám định cần giải quyết: Đánh giá đối tượng giám định có chứa yếu tố xâm phạm quyền SHTT hay không? Đánh giá mức độ thiệt hại do việc xâm phạm quyền SHTT;

38 Hoạt động giám định trong việc thực thi (bảo vệ) quyền SHTT
Tình hình thực hiện giám định Vấn đề cung cấp chứng cứ, luận cứ để tiến hành giám định. - Về nguyên tắc, người yêu cầu/ trưng cầu giám định cung cấp cho cơ quan giám định mọi thông tin, chứng cứ và luận cứ liên quan đến vụ việc giám định. Cơ quan giám định sẽ xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận dựa trên các căn cứ này. - Thực tế, các đơn yêu cầu chưa đáp ứng điều này.

39 Hoạt động giám định trong việc thực thi (bảo vệ) quyền SHTT
Tình hình thực hiện giám định - Tình trạng tranh chấp, xung đột về SHTT đang trở nên phổ biến. - Thực tế hiểu biết về SHTT của doanh nghiệp và cơ quan thực thi, thậm chí của tổ chức dịch vụ giám định còn chưa tương xứng với đòi hỏi của thực tiễn

40 Hoạt động giám định trong việc thực thi (bảo vệ) quyền SHTT
Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo hộ SHTT a) Cần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cá nhân là chủ sở hữu quyền. Hiện nay, doanh nghiệp mới chú trọng việc đăng ký bảo hộ, chứ chưa thực hiện việc kiểm soát hành vi vi phạm, bảo hộ cho đối tượng của mình. Doanh nghiệp chưa chú trọng việc phát hiện vi phạm, thu thập chứng cứ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm soát.

41 Hoạt động giám định trong việc thực thi (bảo vệ) quyền SHTT
Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo hộ SHTT a) Cần phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan Cơ chế phối hợp cung cấp trao đổi thông tin; cung cấp trao đổi thông tin về các đối tượng vi phạm, phạm vi địa bàn, hàng hóa… Phối hợp với văn phòng luật sư để hỗ trợ pháp lý; Phối hợp trong việc xử lý có tranh chấp Phối hợp khi sử dụng kết quả xử lý của các cơ quan khác

42 Xin chân thành cảm ơn!


Tải xuống ppt "HẢI QUAN VIỆT NAM BÀI GIẢNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ HÀ NỘI, 5/2019."

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google