Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

PHÂN TÍCH CẶP TỶ GIÁ USD/VND

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "PHÂN TÍCH CẶP TỶ GIÁ USD/VND"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 PHÂN TÍCH CẶP TỶ GIÁ USD/VND
Mục tiêu: Nắm được diễn biến cặp tỷ giá USD/VND trong năm 2011. Nguyên nhân Chính phủ áp dụng các chính sách liên quan đến tỷ giá. Ảnh hưởng của tỷ giá tới nền kinh tế Việt Nam.

2 Nội dung chính Giới thiệu cặp tỷ giá USD/VND.
Diễn biến cặp tỷ giá USD/VND trong năm 2011 và nguyên nhân. Ảnh hưởng của cặp tỷ giá tới nền kinh tế Việt Nam.

3 Giới thiệu chung Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau. Đó là giá cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ nước này thành những đơn vị tiền tệ của nước khác. (cách tính tỷ giá)

4 Giới thiệu chung Tỷ giá bình quân liên ngân hàng: là tỷ giá mà NHNN quy định cho các NHTM thực hiện các giao dịch với khách hàng trong biên độ cho phép. Tỷ giá liên ngân hàng: tỷ giá giao dịch giữa các NHTM trong ngày, căn cứ vào lượng cung và cầu. Tỷ giá mua và bán LNH không được vượt quá tỷ giá trần và sàn do NHNN quy định.

5 Giới thiệu chung Ví dụ: Ngày 15/04/2011, NHNN công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng là VND/USD với biên độ là +/-1%. Khi đó ta có: - Tỷ giá trần: x 101% = VND/USD. - Tỷ giá sàn: x 99% = VND/USD ≤ tỷ giá LNH ≤ Ngày 15/04/2011, tỷ giá LNH mua vào là VND/USD và tỷ giá LNH bán ra là VND/USD.

6 Diễn biến cặp tỷ giá USD/VND trong năm 2011
10/03/2008 Tăng từ 0.75% lên 1% 27/06/2008 Tăng từ 1% lên 2% 07/11/2008 Tăng từ 2% lên 3% 24/03/2009 Áp dụng biên độ 5% 25/11/2009 Giảm từ 5% xuống 3% 11/02/2011 Giảm từ 3% xuống 1%

7 Diễn biến cặp tỷ giá USD/VND trong năm 2011

8 Diễn biến cặp tỷ giá USD/VND trong năm 2011
Đầu năm (1/2011 – 2/2/2011) chênh lệch giữa tỷ giá bình quân LNH và tỷ giá LNH cao do biên độ 3%. Từ 11/2/2011, nhờ việc điều chỉnh biên độ xuống còn 1% và tăng tỷ giá 9,3% nên tỷ giá tăng cao, chênh lệch giữa tỷ giá bình quân LNH và tỷ giá LNH giảm.

9 Diễn biến cặp tỷ giá USD/VND trong năm 2011
Tăng tỷ giá 9,3% và giảm biên độ từ 3% xuống còn 1%. Giá vàng tăng liên tục. Thâm hụt thương mại hàng hóa. Dự trữ ngoại tệ của nước ta giảm xuống mức thấp đáng báo động. Lãi suất huy động vốn của các NHTM có xu hướng tăng. Cơ chế hai tỷ giá, chính thức và thị trường tự do (“chợ đen”).

10 Diễn biến cặp tỷ giá USD/VND trong năm 2011
Giai đoạn 3/2011 – 8/2011: Thị trường ngoại hối có nhiều diễn biến tích cực. Thị trường ngoại hối và tỷ giá biến động mạnh trong hơn 3 tháng đầu năm nhưng đã ổn định trở lại, những ngày đầu tháng 8 biến động tăng nhưng chủ yếu do tác động của giá vàng thế giới. Từ đầu tháng 8 do giá vàng thế giới tăng đột biến đẩy hoạt động mua bán, đầu cơ vàng trong nước lên cao, ảnh hưởng đến ổn định tỷ giá.

11 Ảnh hưởng của cặp tỷ giá tới nền kinh tế
Tác động tích cực Điều chỉnh tỷ giá ngày 11/02/2011. Tỷ giá tăng. Kiềm chế nhập khẩu, kích thích xuất khẩu. Nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất khẩu giữ giá tốt. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ an tâm hơn khi giải ngân đầu tư vào Việt Nam.

12 Ảnh hưởng của cặp tỷ giá tới nền kinh tế
Tác động tích cực - Các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp và có kết hợp sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá; trong đó có các ngành thủy sản, may mặc, cao su và khoáng sản. - Tuy nhiên, không phải ngành xuất khẩu nào cũng được hưởng lợi từ lần điều chỉnh tỷ giá này, ví dụ như giày da, dầu khí.

13 Ảnh hưởng của cặp tỷ giá tới nền kinh tế
Tác động tích cực Khi tỷ giá tăng mạnh ngang với mức giá mà thị trường tự do kỳ vọng thì sự mất giá lớn tiếp theo của VND sẽ giảm bớt. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ an tâm hơn khi giải ngân đầu tư vào Việt Nam. Chính sách điều hành tỷ giá linh hoạt sẽ giúp ngăn cản các hoạt động đầu cơ, làm cho tỷ giá ổn định hơn trong tương lai. Sự chấm dứt tình trạng hai tỷ giá sẽ giúp cho nền kinh tế không bị méo mó, giao dịch trở nên minh bạch hơn và giảm bớt những chi phí chìm cho nền kinh tế.

14 Ảnh hưởng của cặp tỷ giá tới nền kinh tế
Tác động tiêu cực Thứ nhất, tăng tỷ giá làm gia tăng chi phí của các nhà sản xuất, giá các hàng hóa cơ bản (xăng dầu, phân bón, dược phẩm) tăng hàng hóa đến tay người tiêu dùng đều bị tăng giá chỉ số giá tiêu dùng bị ảnh hưởng. Nền kinh tế rơi vào vòng luẩn quẩn: Kiềm chế lạm phát lãi suất duy trì ở mức cao chi phí đầu vào cao lạm phát chi phí đẩy.

15 Ảnh hưởng của cặp tỷ giá tới nền kinh tế
Tác động tiêu cực Thứ hai việc phá giá VND sẽ khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài (dòng vốn FII) đã và đang đầu tư ở thị trường chứng khoán Việt Nam bị thua lỗ do thị trường giảm điểm liên tục, giá trị đầu tư quy ra USD bị giảm sút nghiêm trọng. Việc điều chỉnh tỷ giá khiến các nhà đầu tư nước ngoài gánh thêm khoản thiệt hại về tỷ giá.

16 Ảnh hưởng của cặp tỷ giá tới nền kinh tế
Tác động tiêu cực - Thứ ba, Đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ vay nợ bằng USD cao sẽ phải gánh chịu thêm một gánh nặng nợ “từ trên trời rơi xuống” từ ngày điều chỉnh tỷ giá. - Còn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài sẽ phải chịu mức tổn thất lớn do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao, đẩy giá thành tăng, giảm tính cạnh tranh và tác động làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. - Gánh nặng nợ công của Chính phủ khiến cho chỉ số tín nhiệm đối với trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ giảm, việc vay nợ nước ngoài khó khăn hơn.


Tải xuống ppt "PHÂN TÍCH CẶP TỶ GIÁ USD/VND"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google