Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
Người trình bày: Nguyễn Thị Hà Thanh Phòng Giám quản hàng hóa XNK Thương mại Cục GSQL về Hải quan – Tổng cục Hải quan

2 Chính sách quản lý đối với hàng hóa XNK được hiểu như thế nào?
Chính sách quản lý đối với hàng hóa XNK là tập hợp các công cụ mà Nhà nước VN áp dụng để tác động đến các hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

3 * Chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng khác nhau tùy theo:
Mỗi loại hàng hóa; Đối tượng xuất khẩu, nhập khẩu; Loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; Mục đích xuất khẩu, nhập khẩu. * Chính sách quản lý thay đổi theo thời gian và lộ trình cam kết quốc tế.

4 Chính sách quản lý đối với hàng hóa XNK:
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: CẤM XK, CẤM NK, GIẤY PHÉP XNK, HẠN NGẠCH THUẾ QUAN, ĐIỀU KIỆN… 1 KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH: KIỂM DỊCH, KIỂM TRA ATTP, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG…. 2

5 - Hiệp định song phương/đa phương; Cam kết quốc tế; Luật/pháp lệnh;
HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK - Hiệp định song phương/đa phương; Cam kết quốc tế; Luật/pháp lệnh; Nghị định của Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư/Quyết định của các Bộ, ngành. * Thống kê: khoảng 389 văn bản (chưa bao gồm các Hiệp định song phương/đa phương; Cam kết quốc tế).

6 Một số Luật quy định về quản lý chính sách quản lý đối với hàng hóa XNK
Số TT Tên Luật, Pháp lệnh Ngày ban hành 1 Luật Hải quan; 23/6/2014 2 Luật Thú y; 19/6/2015 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; 25/11/2013 4 Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản; 05/5/1989 5 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm; 21/11/2007 6 Luật An toàn thực phẩm; 17/6/2010 7 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; 8 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; 29/6/2006 9 Luật Thương mại; 14/6/2005 10 Luật Quản lý ngoại thương 12/6/2017 11 Luật Bảo vệ môi trường; Luật Hóa chất; 12 Luật Phòng, chống ma túy; 03/6/2008 13 Luật Khoáng sản; 17/11/2010 14 Luật xử lý vi phạm hành chính. 20/6/2012

7 VĂN BẢN PHÁP LUẬT (về chính sách mặt hàng):
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại. 1 Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 của Bộ Công Thương. 2 3 Thông tư, Quyết định của các Bộ, ngành

8 VĂN BẢN PHÁP LUẬT (về thủ tục hải quan):
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan. 1 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 2

9 NGHỊ ĐỊNH SỐ 69/2018/NĐ-CP NGÀY 15/5/2018 QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG

10 Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 1 2. Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao; quà biếu, quà tặng, hàng mẫu thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 2

11 Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu :
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan 1 Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật 2 Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương (kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra tăng cường…), thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật. 3

12 Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.

13 Điều 6: Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
1. Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức chỉ định thương nhân quy định tại Phụ lục II Nghị định này. 1 2. Việc chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Phụ lục II Nghị định này. 2

14 Điều 7. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện
1. Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại Phụ lục III Nghị định này 2. Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa kèm theo mã HS trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS. 3. Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật và thực hiện việc cấp phép theo quy định.

15 Điều 8: Một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng
1. Tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu chủ yếu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ để nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu chỉ được tái xuất khẩu thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc theo giấy phép của Bộ Công Thương. Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa tái xuất theo giấy phép cho từng thời kỳ và tổ chức thực hiện. 2. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu gỗ các loại từ các nước có chung đường biên giới phù hợp với pháp luật Việt Nam và các nước cũng như các thỏa thuận có liên quan của Việt Nam với các nước hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ Quốc phòng, Công an quy định việc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu. 4. Việc nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định này nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an. 5. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

16 TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT, TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU HÀNG HÓA
Điều 12. Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu. Điều 13. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Điều 15. Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác Điều 16. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa Điều 17. Tạm xuất, tái nhập Điều 18. Kinh doanh chuyển khẩu Điều Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép kinh doanh TNTX; Giấy phép TXTN; Giấy phép TNTX; Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu Điều 21 – 31. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện

17 Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại Phụ lục VI Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định. Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan. - Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.

18 Kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện (điều 21 – 31)
1. Áp dụng đối với kinh doanh TNTX các mặt hàng thuộc 03 Danh mục sau: Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh TNTX có điều kiện, quy định tại Phụ lục VII Nghị định này. Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này. Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Phụ lục IX Nghị định này. 2. Chỉ thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện. 3. Doanh nghiệp phải được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh TNTX hàng hóa (áp dụng theo từng nhóm hàng, đáp ứng đủ điều kiện theo từng nhóm hàng). 4. Tuân thủ các quy định về kinh doanh TNTX (đã nêu trên) và cửa khẩu TNTX.

19 Kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện (điều 21 – 31)
5. Doanh nghiệp không được ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện. b) Doanh nghiệp không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện. c) Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định như sau: - Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng. - Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp. Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.

20 Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
- Không áp dụng đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định: Đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất. - Tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh; dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện, khi thực hiện thủ tục, ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, cần nộp bổ sung các giấy tờ sau: + Văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh hoặc tổ chức sự kiện. + Văn bản cam kết sử dụng đúng mục đích và theo quy định pháp luật của cơ quan, tổ chức được cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh hoặc tổ chức sự kiện. - Tạm nhập, tái xuất vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

21 Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
- Không áp dụng đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định: Đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất. - Tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh; dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện, khi thực hiện thủ tục, ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, cần nộp bổ sung các giấy tờ sau: + Văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh hoặc tổ chức sự kiện. + Văn bản cam kết sử dụng đúng mục đích và theo quy định pháp luật của cơ quan, tổ chức được cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh hoặc tổ chức sự kiện. - Tạm nhập, tái xuất vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

22 Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác (tiếp)
- Các trường hợp tạm nhập, tái xuất không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất + Tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất; + Tạm nhập, tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; + Tạm nhập hàng hóa để phục vụ đo kiểm, khảo nghiệm; + Tạm nhập tái xuất linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam; + Tạm nhập tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay vòng; + Tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của các tổ chức nước ngoài để khám, chữa bệnh tại Việt Nam vì mục đích nhân đạo; + Tạm nhập, tái xuất dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của các đoàn nghệ thuật, đoàn thi đấu, biểu diễn thể thao.

23 Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa (Điều 16)
1. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính. 2. Việc tái xuất chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước. Các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới này được Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố đủ điều kiện tái xuất hàng hóa sau khi đã trao đổi, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Việc tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, địa điểm khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 4. Hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì cửa khẩu tạm nhập để gửi kho ngoại quan và cửa khẩu xuất khẩu, tái xuất hàng hóa qua các tỉnh biên giới thực hiện theo quy định theo các điểm 1, 2, 3 dẫn trên.

24 Tạm xuất, tái nhập (Điều 17)
1. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động phải xin Giấy phép TXTN của Bộ Công Thương bao gồm: 2. Tạm nhập tái xuất hàng hóa cấm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài: phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. 3. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu không được phép tạm xuất ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. 4. Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa. 5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

25 Kinh doanh chuyển khẩu (Điều 18)
1. Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. 2. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. 3. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. 4. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng, 5. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu.

26 CÁC PHỤ LỤC - Phụ lục I: Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Phụ lục II: Danh mục hàng hóa chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu; Phụ lục III: Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện; Phụ lục IV: Danh mục hàng hóa có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; Phụ lục V: Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS; Phụ lục VI: Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; Phụ lục VII: Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện; Phụ lục VIII: Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiệ; Phụ lục IX: Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện; Phụ lục X: Danh mục sản phẩm quân phục cấp Giấy phép sản xuất, gia công sử dụng cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.

27 CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 69/2018/NĐ-CP
Thông tư số 38/2018/TT-NHNN ngày 25/12/2018 quy định việc nhập khẩu hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2018 quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam Thông tư số 173/2018/TT-BQP ngày 31/12/2018 công bố danh mục cụ thể hàng hóa cấm xuất khẩu, cẩm nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ

28 CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN NGHỊ ĐỊNH SỐ 69/2018/NĐ-CP (TIẾP)
- Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15/6/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương; - Thông tư số 11/2018/TT-BTTTT ngày 15/10/2018 công bố chi tiết Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS; - Thông tư số 13/2018/TT-BTTTT ngày 15/10/2018 quy định Danh mục sản phẩm an toàn thông tin mạng nhập khẩu theo giấy phép và trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng; Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng;

29 Hàng hóa nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan:
Khoản 8 Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ Điều 5 Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương

30 Thực trạng việc quản lý chính sách mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan hiện nay Cán bộ hải quan thiếu kinh nghiệm, xử lý không thống nhất giữa các đơn vị Bất cập về hệ thống văn bản quy định về chính sách quản lý đối với hàng hóa: nhiều nhưng chưa đủ, không thống nhất, khó hiểu... Hệ thống CNTT chưa đáp ứng: không phân biệt được hàng hóa theo mục đích khác nhau, không phân biệt được tiêu chí cũ mới Quy định chồng chéo: Một mặt hàng phải chịu sự kiểm soát của nhiều cơ quan chức năng, thực hiện nhiều thủ tục chuyên ngành Bất cập Danh mục hàng hóa: rộng, chưa có mã số HS. Tổ chức, cá nhân XNK thiếu hiểu biết về pháp luật, cố ý gian lận

31 Tờ khai VNACCS/VCIS

32 Chức năng một cửa quốc gia

33 Bộ tiêu chí thông tin khai báo
Cách thức quản lý “Số giấy phép” áp dụng cho từng lô hàng cụ thể (có thể khai 5 loại giấy phép khác nhau). “Mã văn bản pháp quy” có 5 ô, mỗi ô gồm 02 ký tự (bao gồm cả số và chữ) hỗ trợ 5 loại mã văn bản pháp quy

34 ĐỐI VỚI DÒNG HÀNG CÓ MÃ SỐ HS THUỘC DANH MỤC QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
Mã Văn bản Số giấy phép Phân luồng Qua Hệ thống HQ Một cửa Cấp bằng giấy x Xanh Vàng (tương đương xanh điều kiện) Vàng – Đỏ

35 1. Mục đích của việc mã hóa chính sách quản lý hàng hóa XNK và mã hóa văn bản điều chỉnh theo mã số HS 1 2 3 Là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng cho hệ thống VNACCS/VCIS Kiểm soát hàng hóa Minh bạch hóa về chính sách quản lý đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Hỗ trợ có hiệu quả việc kiểm tra, phân luồng hàng hóa trong quá trình triển khai hệ thống

36 - Máy in khác, máy copy và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau: - - Máy kết hợp hai hoặc nhiều chức năng in, copy hoặc fax, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng: 844331 PA - - - Máy in- copy, in bằng công nghệ in phun LB - - - Máy in-copy, in bằng công nghệ laser - - - Máy in-copy-fax kết hợp - - - Loại khác - - Loại khác, có khả năng kết nối với máy xử lý dữ liệu tự động hoặc kết nối mạng: 844332 - - - Máy in kim - - - Máy in phun - - - Máy in laser - - - Máy fax - - - Máy in kiểu lưới dùng để sản xuất các tấm mạch in hoặc tấm mạch dây in - - - Máy vẽ ( Plotters) - - Loại khác: 844339 - - - Máy photocopy tĩnh điện, hoạt động bằng cách tái tạo hình ảnh gốc trực tiếp lên bản sao (quá trình tái tạo trực tiếp): Loại màu LC Loại khác

37 BẢNG MÃ VĂN BẢN ĐÃ SỬ DỤNG
BỘ CÔNG THƯƠNG ABC (1) BỘ NNPTNT DEFG (2) BỘ Y TẾ HJ (3) BỘ GTVT K (4) BỘ TTTT L (5) BỘ TNMT M (6) BỘ XÂY DỰNG N (7) BỘ VHTTDL P (8) Mã văn bản Số hiệu VB AA 05/2006/QĐ - BCN DA 17/2009/TT-BNNPTNT HA 1064/2001/QĐ-BYT KA 19/2006/QĐ-BGTVT LA 14/2011/TT-BTTTT MA QĐ 15/2006/QĐ-BTNMT NA 03/2012/TT-BXD PA 48/2006/TT-BVHTT AB 06/2006/QĐ-BCN DB 43/2009/TT-BNNPTNT HB 674/QĐ-BYT KB 23/2009/TT-BGTVT LB 11/2012/TT-BTTTT MB 01/2013/TT-BTNMT NB 11/2009/TT-BXD PB 95/2006/TT-BVHTT AC 24/2006/QĐ-BTM DC 62/2009/TT-BNNPTNT HC 41/2007/QĐ-BYT KC 41/2011/TT-BGTVT LC 22/2010/TT-BTTTT NC 01/2010/TT-BXD AD 01/2006/TT-BCN DD 85/2009/TT-BNNPTNT HD 09/2010/TT-BYT KD 31/2011/TT-BGTVT LD 20/2011/TT-BTTTT ND 14/2010/TT-BXD AE 40/2006/QĐ-BCN DE 40/2010/TT-BNNPTNT HE 10/2010/TT-BYT KE 63/2011/TT-BGTVT NE 04/2012/TT-BXD AF 06/2007/TT- BTM DF 49/2010/TT-BNNPTNT HF 11/2010/TT-BYT KF 44/2012/TT BGTVT AG 23/2009/TT-BCT DG 65/2010/TT-BNNPTNT HG 47/2010/TT-BYT KG 41/2013/TT-BGTVT AH 20/2011/TT-BCT DH 70/2010/TT-BNNPTNT HH 24/2011/TT-BYT KH AJ 23/2012/TT-BCT DJ 29/2011/TT-BNNPTNT HJ 25/2011/TT-BYT KJ AK 26/2012/TT-BCT DK 42/2011/TT-BNNPTNT HK 818/2007/QĐ-BYT KK AL 41/2012/TT-BCT DL 59/2011/TT-BNNPTNT HL 06/2011/TT-BYT KL AM 15/2013/TT-BCT DM 86/2011/TT-BNNPTNT HM 29/2011/TT-BYT KM AN 33/2013/TT-BCT DN 13/2012/TT-BNNPTNT HN 44/2011/TT-BYT KN AP 37/2013/TT-BCT DP 31/2012/TT-BNNPTNT HP 39/2013/TT-BYT KP AQ 04/VBHN-BCT DQ 45/2012/TT-BNNPTNT HQ 38/2013/TT-BYT KQ

38 Yêu cầu: Cập nhật các mã hóa chính sách quản lý hàng hóa XNK và
mã hóa văn bản điều chỉnh theo mã số HS vào Biểu thuế

39 CHUYÊN NGHIỆP – MINH BẠCH – HIỆU QUẢ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LỢI ÍCH QUỐC GIA


Tải xuống ppt "CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google