Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Lục thư và bộ thủ.

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "Lục thư và bộ thủ."— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 Lục thư và bộ thủ

2 Lục thư Ý nghĩa việc tìm hiểu lục thư
1. Những đơn vị văn tự Hán được nhận thức qua “Lục thư” nói chung sẽ in sâu trong trí nhớ bởi vì chúng đã được nhận thức một cách hoàn chỉnh về cả ba mặt hình thể, âm đọc và ý nghĩa. 2. Có điều kiện đi sâu tìm hiểu từ nguyên, từ nghĩa do văn tự Hán biểu thị. Những kiến thức này giúp chúng ta hiểu và dùng chính xác những từ gốc Hán trong tiếng Việt hoặc chuyển hóa chúng thành từ thuần việt một cách hợp lí góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 3. Giúp chúng ta nhiều cứ liệu lịch sử và lí luận để tìm hiểu một cách tường tận hơn quá trình chế tác chữ Nôm và hệ thống chữ Nôm.

3 Lục thư và sách “Thuyết văn giải tự” của Hứa Thận
Hứa Thận, tự Thúc Trọng, người đất Thiếu Lăng (nay thuộc tỉnh Hà Nam – TQ) làm chức Thái úy tế tửu thời Đông Hán. Bộ “Thuyết văn giải tự” được ông biên soạn trong 22 năm gồm 30 cuốn. Số chữ đưa ra để trình bày, giải thích gồm 9353 chữ. Ông đã giải thích tường tận hình thể, âm đọc và ý nghĩa của phần lớn những từ chủ yếu trong từ vựng Hán ngữ đương thời. Người đời sau đã đánh giá rất cao bộ “Thuyết văn giải tự” của ông về mặt từ vựng học và từ nguyên học. Lục thư 六書 là để chỉ 6 cách tạo ra chữ Hán, bao gồm: tượng hình 象形, chỉ sự 指事, hội ý 會意, hình thanh 形聲, chuyển chú 轉注 và giả tá 假借. Trong đó người ta thường chia ra: tượng hình, chỉ sự là tạo tự pháp 造字法 (cách tạo chữ); hội ý, hình thanh là tổ tự pháp 組字法 (cách ghép chữ), chuyển chú, giả tá là dụng tự pháp 用字法 (cách dùng chữ); chứ không coi cả 6 cách trên đều là tạo tự pháp.

4 Tượng hình 象形 Tượng hình là dùng nét bút để miêu tả trực tiếp sự vật, ví dụ như chữ nguyệt 月 vẽ hình mặt trăng, chữ nhật 日 vẽ hình mặt trời. Chữ tượng hình là loại chữ sơ khai nhất, và có tính hạn chế, vì có rất nhiều sự vật sự việc không thể dùng hình vẽ để miêu tả.

5 Chỉ sự 指事 Chữ chỉ sự khác chữ tượng hình ở chỗ tính hội họa của nó trừu tượng hơn nhiều. Chủ yếu là dùng kí hiệu đánh dấu để nói tới sự vật sự việc. Ví dụ chữ thượng 上, chữ hạ 下. Vẽ vạch ngang, rồi đánh dấu bên trên (thượng) hoặc bên dưới  (hạ).

6 Hình thanh 形聲 Chữ hình thanh là loại chữ chiếm tỉ lệ cao nhất trong chữ Hán ngày nay. Chữ hình thanh được ghép từ bộ phận Hình và bộ phận  Thanh. Phần  Hình để miêu tả ý nghĩa hoặc mục loại của khái niệm; phần  Thanh miêu tả âm đọc. Ví dụ chữ Thanh 清, chữ Thỉnh 請, chữ Tình 情… đều dùng chữ Thanh 青 làm phần Thanh, phần còn lại là Hình

7 Hội ý 會意 Một chữ hội ý có 2 phần trở lên, ý nghĩa của nó được hợp bởi ý nghĩa của những phần ghép thành chữ. Ví dụ chữ Minh明 là sáng, ghép từ Nhật 日 và Nguyệt 月. Chữ Hưu 休 là nghỉ ngơi, ghép từ bộ nhân đứng 亻và chữ Mộc 木, nghĩa là “người dựa vào gốc cây”, biểu thị người đang nghỉ ngơi.

8 Chuyển chú 轉注 Trong Thuyết Văn Giải Tự 說文解字 của Hứa Thận 許慎, chữ Chuyển chú được định nghĩa như sau: 转注者,建类一首,同意相受,考老是也。(Chuyển chú giả, kiến loại nhất thủ, đồng ý tương thụ, khảo lão thị dã). Nghĩa là: chữ chuyển chú, cùng bộ mà ra, ý nghĩa giống nhau, ví như chữ khảo 考 và chữ lão 老. Trong Thuyết Văn, Hứa  Thận dùng 2 chữ Khảo và Lão để chú thích lẫn cho nhau: 考,老也 Khảo, lão dã (khảo tức là lão).老,考也 Lão, khảo dã (lão tức là khảo). Tuy nhiên, Hứa Thận viết về chuyển chú quá đơn giản, lại chỉ lấy 2 ví dụ, nên đời sau vẫn đang tranh cãi về khái niệm chuyển chú.

9 Giả tá 假借 Giả tá là mượn chữ rồi đọc âm chệch đi, hoặc vẫn giữ nguyên âm đọc nhưng mang nghĩa khác. Ví dụ chữ Trường 長 (dài) được mượn làm chữ Trưởng lớn) luôn. Hoặc chữ Lệnh 令 (mệnh lệnh) được mượn với nghĩa là cai quản (VD: huyện lệnh là quan cai quản 1 huyện).


Tải xuống ppt "Lục thư và bộ thủ."

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google