Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ CHĂM

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ CHĂM"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ CHĂM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ CHĂM Người báo cáo: TS. Trương Thông Tuần

2 I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ VIẾT CHĂM
1. MỞ ĐẦU - Đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong một quá trình lịch sử lâu dài. - Ngôn ngữ là hệ thống thông tin, là phương tiện giao tiếp quan trọng bậc nhất. - Mỗi dân tộc có ngôn ngữ, tiếng nói riêng để thể hiện bản sắc văn hóa của mình. Chính vì thế, ngôn ngữ được xem là di sản dân tộc.

3 1. MỞ ĐẦU (TT) - Người Chăm là dân tộc bản địa cư trú lâu đời ở khu vực miền Trung Việt Nam. - Dân tộc Chăm ngày nay phân bố phân tán ở nhiều khu vực thuộc tỉnh thành khác nhau như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên, Châu Đốc, Tây Ninh, Long Khánh, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh,…

4 1. MỞ ĐẦU (TT) - Tiếng nói của dân tộc Chăm có quan hệ rất gần gủi với các ngôn ngữ của các dân tộc Raglai, Churu, Jarai và Ê-đê,… - Thuộc nhóm ngôn ngữ Mã lai – Đa đảo (Malayo – Polynesian) được xếp chung trong một gia đình ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian).

5 2. VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CHỮ CHĂM
- Chữ viết Chăm là hệ thống ký tự có nét vẽ riêng, xuất phát từ chữ viết Devanagari của Ấn Độ (Lafont, 2011), - Xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký Võ Cạnh (Nha Trang) vào thế kỷ thứ II (Filliozat, 1969).

6 2. VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CHỮ CHĂM (tt)
- Tiếng Chăm là hệ ngôn ngữ thuộc gia đình Đa Đảo xuất hiện lần đầu tiên trên bia kí Đồng Yên Châu (Trà Kiệu) vào thế kỉ thứ 4. (Coedes, G., 1939). - Bên cạnh tiếng nói dùng để giao thiệp hàng ngày, người Chăm còn có chữ viết, tức là hệ thống các ký hiệu để ghi lại tiếng nói trên văn bản.

7 2. VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CHỮ CHĂM (tt)
Chữ viết Chăm chia thành hai thời kỳ: Chữ Chăm cổ và chữ Chăm truyền thống - Chữ Chăm cổ: là hệ thống ký hiệu dùng trên bia ký từ thế kỷ thứ II đến năm 1471. + Giai đoạn đầu chữ Chăm cổ chỉ ghi nội dung các kinh kệ bằng tiếng Phạn. + Giai đoạn sau chữ Chăm cổ thường ghi nội dung tiếng Phạn ở phần trên và tiếng Chăm ở phần dưới của bia đá.

8 Chữ Chăm cổ trên Bia ký đền Mỹ Sơn (Quảng Nam) viết năm 791 dương lịch.

9 Nội Dung bia năm 791 (Dharma, 2006) như sau:

10 2. VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CHỮ CHĂM (tt)
Chữ Chăm truyền thống: Sau thế kỷ thứ XV, chữ Chăm cổ không còn phát triển, và thay thế bởi chữ Chăm truyền thống (Akhar Thrah Chăm), xuất hiện lần đầu tiên trên bia ký tháp Po Rome vào thế kỷ thứ XVII (Durand, 1903). Chữ Chăm truyền thống được sử dụng rộng rãi trong văn bản hành chính, văn học, kinh kệ tôn giáo,…và trong cộng đồng Chăm cho đến ngày nay.

11 Một số văn bản hoàng gia về chữ Chăm truyền thống
2. VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CHỮ CHĂM (tt) Một số văn bản hoàng gia về chữ Chăm truyền thống ,, Padai Lima kajieng mak brei ka Ja Kling, (con dấu) ,,Padai dua ratuh dalapan pluh pak kajieng sa theng di huma Rabaong Gahul ba tama galeng di hurei sapluh sa ngun DIT , (con dấu)

12 2. VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CHỮ CHĂM (tt)

13 - Mục tiêu soạn giáo trình dạy tiếng Chăm cho bậc Tiểu học.
2. VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CHỮ CHĂM (tt) Chữ Chăm cải biên: Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm (BBSSCC) thành lập vào năm 1978. - Mục tiêu soạn giáo trình dạy tiếng Chăm cho bậc Tiểu học. - Tuy nhiên, BBSSCC đã cải biên chữ viết Chăm theo kiểu mới khác so với nguyên tắc chính tả của chữ viết Chăm truyền thống (Han, 2007).

14 2. MỘT SỐ BẤT CẬP TRONG CHỮ CHĂM CẢI BIÊN
Một số yếu tố mới trong việc cải biên chữ Chăm: 1) Tạo thêm phụ âm cuối có paoh gak (phụ âm < g > ở cuối cùng) để giải quyết âm ngắn âm dài, vì phụ âm <g> không có trong hệ thống chữ viết Chăm. 2) Lược bỏ <dar sa> trong ký hiệu <traoh aw> ; 3) Sử dụng ký hiệu <hua baluw> với ký hiệu <dar sa, dar dua>; 4) Sử dụng <takai kik tut takai mâk> một cách tự do; 5) Sử dụng <hua baluw> một cách tùy tiện; 6) Qui định sử dụng chữ <pak Praong> và <pak asit> không khoa học (Han & Phan, 2007).

15 2. KÉT LUẬN VÀ KiẾN NGHỊ Để bảo tồn, gìn giữ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số nói chung và tiếng Chăm nói riêng theo chủ trương của Chính phủ, cần sự quan tâm và tiến hành đồng bộ với sự tham gia tích cực của các cơ quan chức năng, chuyên gia và sự đồng thuận từ cộng đồng. Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã mang lại nhiều tiện ích cũng như hiệu quả thiết thực cho công tác lưu trữ dữ liệu, truy cập, tìm kiếm cũng như tạo lập văn bản mới… Đây không chỉ thuận lợi để phục vụ cho công tác bảo tồn, gìn giữ và phát triển ngôn ngữ mà còn hỗ trợ cho công tác nghiên cứu giảng dạy và học tập của cán bộ, học sinh sinh viên trong và ngoài nước.

16 Xin chân thành cảm ơn Quý đại biểu


Tải xuống ppt "SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỮ CHĂM"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google