Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

GIẢI PHÁP/CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG Hạ Long-Quảng Ninh, 2017.

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "GIẢI PHÁP/CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG Hạ Long-Quảng Ninh, 2017."— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 GIẢI PHÁP/CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG Hạ Long-Quảng Ninh, 2017

2 NỘI DUNG Giải pháp/công nghệ quản lý chất thải chăn nuôi bền vững: các thách thức, bất cập (Tổng kết từ Hội thảo 1) Cơ chế, chính sách nhân rộng các giải pháp/công nghệ quản lý chất thải chăn nuôi hiệu quả và bền vững đóng góp cho giảm phát thải KNK

3 Công nghệ xử lý/quản lý chất thải trong chăn nuôi ở Việt Nam
Vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở mức báo động, nguyên nhân do thiếu công nghệ và phương thức quản lý hợp lý và hiệu quả. Hiện nay có 2 nhóm giải pháp lớn trong quản lý xử lý chất thải chăn nuôi là công nghệ và chính sách. Các công nghệ đang áp dụng tại Việt Nam: Công nghệ khí sinh học – biogas: Công nghệ phổ biến (gần công trình ở các quy mô khác nhau đã được xây dựng), tuy nhiên đây ko phải là công nghệ toàn diện để xử lý môi trường chăn nuôi; Công nghệ biogas quy mô nhỏ (7-12 m3) có hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, nhưng ở quy mô trung bình và lớn chưa thực sự phù hợp với điều kiện Việt Nam (đầu tư lớn, thiếu đầu ra cho khí biogas và các bun sinh học, công nghệ chủ yếu là của Trung Quốc và không đảm bảo chất lượng; không mang lại hiệu quả kinh tế)

4 Công nghệ xử lý/quản lý chất thải trong chăn nuôi (tiếp)
Công nghệ Ép tách phân: Phù hợp với chăn nuôi trang trại quy mô lớn Dựa trên nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách hầu hết các tạp chất nhỏ đến rất nhỏ trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi, tùy theo tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp, tuy nhiên, đầu tư ban đầu tốn kém nhưng nhanh, gọn, ít tốn diện tích, kỹ thuật này sẽ giảm phát thải khí nhà kính. Công nghệ xử lý CT chăn nuôi - thành phân hữu cơ: Định hướng dùng chất thải chăn nuôi để sản xuất phân bón hữu cơ vẫn ở mức sơ khai do hiệu quả sản xuất chưa cao, đầu vào cho sản xuất phân HC vẫn chủ yếu là than bùn, ít sử dụng chất thải chăn nuôi. Thị trường cho phân hữu cơ còn hạn chế (10% tổng nhu cầu phân bón trong NN)

5 Công nghệ xử lý/quản lý chất thải trong chăn nuôi (tiếp)
Sử dụng Đệm lót sinh: Thích hợp với chăn nuôi gia cầm (gà) có khối lượng cơ thể nhỏ (dưới 2 kg), lợn dưới 60kg theo quy mô hộ gia đình. Sử dụng các phế phụ phẩm cắt nhỏ để làm đệm lót, tuy nhiên một số loại đệm lót sinh học sinh nhiệt nên cần chú ý chống nóng vào mùa hè, tốn diện tích và chi phí ban đầu khá cao –đầu ra làm phân hữu cơ. Do nuôi lưu cữu nhiều lứa trên nền đệm lót nhưng không được phun sát trùng nên mầm bệnh tồn tại trong đệm lót có thể gây ô nhiễm, đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra với vật nuôi đang nuôi trên đệm lót sinh học, phải tiêu hủy toàn bộ đệm lót gây ảnh hưởng đến kinh tế cho người chăn nuôi.

6 Công nghệ xử lý/quản lý chất thải trong chăn nuôi (tiếp)
Về chính sách Các giải pháp hiện hành chủ yếu phù hợp với một số mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ (hộ gia đình). Chưa có giải pháp hiệu quả và bền vững cho quy mô chăn nuôi vừa và lớn Các chính sách hiện hành chưa thực sự hỗ trợ người chăn nuôi xử lý môi trường chăn nuôi; do chi phí đầu tư xử lý cao người dân làm mang tích chất đối phó (các trang trại chăn nuôi quy mô lớn); CT khí sinh học quy mô vừa và mô lớn, nêu không quản lý tốt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường dẫn đến ô nhiễm thứ cấp (nước, bùn thải) phát thỉ KNK (xả khí CH4 thừa), mang lại hiệu quả xấu cho xã hội. Thiếu cơ chế chính sách đủ mạnh để cải thiện môi trường chăn nuôi ở nông thôn (đầu tư hỗ trợ xử lý tập trung, công nghệ chuyển biogas thành điện v.v). Chính sách hỗ trợ vẫn còn manh mún, chưa thực tế, do vậy cần có những chính sách trúng và đúng nhất, mang lại hiệu quả thực sự (Quy chuẩn 62).

7 Một số kiến nghị tại Hội thảo 1
Cần xem xét công nghệ phù hợp với quy mô, và chính sách gì để hướng tới xử lý hiệu quả và bền vững môi trường chăn nuôi Cần có sự phỗi hợp/đóng góp của các bên để giải quyết các vấn đề môi trường chăn nuôi, (đề nghị phối hợp với chương trình nông thôn mới/LCASP/NDC v.v) Các chính sách cần đồng bộ và nhất quán trong quản lý môi trường chăn nuôi (quản lý chất thải CN, sản xuất và quản lý phân bón, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn, nhất là QCVN 62/2015, cần có điều chỉnh phù hợp cho thời gian tới Cần có Quy định các trang trại phải có công nghệ xử lý phân compost, cần có nghiên cứu và chuyển giao dùng chất thải chăn nuôi để sản xuất phân bón hữu cơ; Tiếp tục hỗ trợ bể Biogas nhỏ, mức hỗ trợ (hỗ trợ 3-5 triệu/CT) Tăng cường công tác tuyên truyền, ử phân compost, sử dụng phân hữu cơ từ chất thải, sử dụng cho trồng trọt/lâm nghiệp (chuỗi thực phẩm sạch/canh tác nông nghiệp hữu cơ) v.v

8 Cơ chế, chính sách quản lý chất thải chăn nuôi giảm phát thải KNK
Chính phủ Việt Nam đã liên tục nỗ lực và cam kết trong việc quy định các hành vi vi phạm môi trường và các hành vi gây hại cho môi trường. Đã ban hành rất nhiều văn bản, quyết định, các chỉ thị, nghị định và hướng dẫn thi hành về kiểm soát ô nhiễm và quản lý môi trường trong nông nghiệp nói chung và trong chăn nuôi nói riêng: Luật Bảo vệ Môi trường (Luật số 55/2014 / QH13),Thông tư về quản lý sản phẩm thuốc trừ sâu và Hướng dẫn Thực hành Nông nghiệp Tốt (GAPs), khí sinh học, đệm lót sinh học, vv đây đều được coi là là các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm….

9

10 Lên men trong QT tiêu hóa
Phát thải KNK của Việt Nam Tổng (tr.t CO2-e PT theo lĩnh vực (2014) Phân bón cho đất Phân ĐV chăn thả QL chất thải chăn nuôi Lên men trong QT tiêu hóa QL chất thải QT công nghiệp Nông nghiệp Năng lượng CIAT-IPSARD, 2016

11

12 NỘI DUNG CHÍNH CỦA KẾ HOẠCH

13 Ma trận và xếp hạng (để thảo luận) các mô hình IFES tiềm năng cho NAMA
Môi trường Xã hội Kinh tế VĐ bao trùm Khả năng nhân rộng Xếp hạng ưu tiên ICS √ √ √√ √√√ 3 Lúa-củi trấu √ √ √ 2 Biogas nhỏ 1 Biogas vừa và lớn 7 Dừa 4 Cá tra-mỡ cá Nông lâm kết hợp 6

14 Mô hình khí sinh học quy mô hộ gia đình kết hợp chăn nuôi-trồng trọt

15 Biogas trong giảm phát thải KNK
Khả năng giảm nhẹ: - 4,36 tr tấn CO2e (dụng năng lượng), 1,98 tr. Tấn CO2e (nông nghiệp) =6,34 Lợi ích kinh tế: Giảm ô nhiễm môi trường Sử dụng năng lượng thay thế (đốt, phát điện) Bán tín chỉ Carbon (GS-VER Gold Standard Voluntary Emissions Reduction credits) Ưu điểm: Đang triển khai và được địa phương ủng hộ Khó khăn: Vốn, công nghệ và thị trường sử dụng Biogas, tăng quy mô trang trại

16 Kiến nghị cơ chế chính sách và giải pháp
Rà soát lại các chính sách quản lý ô nhiễm trong nông nghiệp để cải thiện các quy định pháp luật và hướng dẫn thực hiện có hiệu quả luật bảo vệ môi trường, bao gồm xử lý và xử phạt đối với những người vi phạm và gây ô nhiễm; Xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật và chính sách hỗ trợ nông dân, các nhà sản xuất đầu vào và hộ gia đình nông nghiệp xử lý chất thải và các chất thải bền vững; Xây dựng cơ chế đánh giá và đánh giá thường xuyên việc quản lý ô nhiễm trong các chính sách nông nghiệp; Xây dựng thông tư hướng dẫn của Bộ NN & PTNT quy định các cơ sở pháp lý tốt hơn để quản lý môi trường nông nghiệp và kiểm soát ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp.

17 Một số thách thức trong phát triển mô hình xử lý chất thải chăn nuôi
Các trang trại quy mô lớn không có khả năng xử lý toàn bộ chất thải do hạn chế về diện tích, công nghệ, chi phí đầu tư cho xử lý chất thải Thiếu các ưu đãi để áp dụng quản lý chất thải chăn nuôi tiên tiến Nhu cầu với phân bón hữu cơ còn thấp do sự tiện lợi của việc sử dụng phân bón vô cơ, các yếu tố khác như giá thành cao; vấn đề môi trường trong xử lý, thu gom, bảo quản và vận chuyển. Ít nhà đầu tư tư nhân sẵn sàng đầu tư vào việc xử lý chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ cho các mục đích thương mại. Bất cập trong chính sách quản lý môi trường và sử dụng các phân hữu cơ từ xử lý chất thải chăn nuôi trong phạm vi của các doanh nghiệp nông nghiệp Hiện phần khí Biogas dư thừ chưa có giải pháp sử dụng hiệu quả (thiếu công nghệ và đầu tư) nếu không được đốt mà xả ra môi trường thì sẽ gây phất thải/ô nhiễm không khí rất lớn

18 Đề xuất, khuyến nghị Cần tiếp tục huy động các kênh tài chính nhằm hỗ trợ việc mở rộng áp dụng xử lý chất thải chăn nuôi bằng công trình khí Biogas quy mô nhỏ (10-12 m3) nhất là các hộ kinh tế khó khan vùng sâu/xa Xem xét giải pháp hỗ trợ các nhóm nông dân, tổ hợp tác đầu tư, xây dựng các cơ sở xử lý chất thải tập trung, đẩm bảo các tiêu chuẩn KT và để sử dụng triệt để và hiệu quả các sản phẩm từ hệ thống xử lý (khí, phân HC, bùn thải v.v) Tăng cường công tác giám sát kiểm tra việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trương tại các cơ sở chăn nuôi nhất là quy mô trang trại/chăn nuôi tập trung để có các biện pháp xứ lý đồng thời làm rõ vai trò của ngành NN và TNMT. Cần có cơ chê/chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đâu tư (tiếp cận vốn, công nghệ/mặt bằng, giảm trừ thuế v.v) vào xử lý chất thải thành năng lượng/phân hữu cơ v.v

19 Đề xuất, khuyến nghị
Không khuyên khích mở rộng các công trình khí Biogas quy mô vừa và lớn khi chưa có công nghệ sử dụng đầu ra từ CT bioas (khí biogas dư thừa, bùn thải sinh học v.v) Có chính sách để khuyến khich sản xuất/sử dụng và thương mại phân bón hữu cơ được sản xuất từ chất thải chăn nuôi (đầu tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn, giám sát quản lý v.v) Nghiên cứu điều chỉnh Quy chuẩn QCVN 62/2016 (giá trị C cột B) Chuyển giao các công nghệ xử lý có hiệu quả kinh tế môi trường cao nhất là công nghệ làm sạch khí sinh học, điện khí sinh học, ví sinh vật giúp ủ phân nhanh hoai, công nghệ phân loại chất thải tại nguồn v.v Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và chuyển giao các công nghệ xử lý các bon thấp các chất thải chăn nuôi, ưutieen các công nghệ điện khí sinh học


Tải xuống ppt "GIẢI PHÁP/CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG Hạ Long-Quảng Ninh, 2017."

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google