Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN
Vũ Huy Toàn Công ty cổ phần CONINCO-MI, 4 Tôn Thất Tùng, Hà Nội.

2 NGUYÊN LÝ TÁC ĐỘNG TỐI THIỂU
MỞ ĐẦU NGUYÊN LÝ TÁC ĐỘNG TỐI THIỂU Đây là một thể hiện của quy luật “lượng đổi-chất đổi” của phép biện chứng duy vật được tác giả áp dụng vào vật lý. Cụ thể là: Để thực thể vật lý có thể thay đổi trạng thái năng lượng thì tác động D lên nó phải không được nhỏ hơn tác động tối thiểu d0 tương ứng với nó: t2 D = ∫2Kdt ≥ d0 t1 Đối với điện tử trên quỹ đạo quanh hạt nhân thì đó là mô men động lượng quỹ đạo: Ln = meVnRn ≥ nh/2π (n = 1, 2, 3, ....)

3 ĐỊNH LUẬT QUÁN TÍNH TỔNG QUÁT??
MỞ ĐẦU Nếu lực tác động tổng hợp lên vật bằng không thì vật sẽ đứng yên... hay chuyển động... ĐỊNH LUẬT QUÁN TÍNH TỔNG QUÁT?? ...tròn đều (nếu không có bất kỳ lực cản nào) N = - P ...mãi mãi (!!!) A – Trái đất P = Fh - Fly P = Fh

4 ĐỊNH LUẬT QUÁN TÍNH TỔNG QUÁT
MỞ ĐẦU ĐỊNH LUẬT QUÁN TÍNH TỔNG QUÁT Nếu tổng hợp lực tác động lên một vật bằng không thì Vật sẽ chuyển động với trạng thái năng lượng không đổi (động năng không đổi, thế năng không đổi, nội năng không đổi), hay còn gọi là: Chuyển động theo quán tính.

5 GIẢI THÍCH LẠI MÔ HÌNH HÀNH TINH NGUYÊN TỬ RUTHERFORD
Rutherford có cách nhìn cổ điển về các hạt electron bay trên quỹ đạo như các hành tinh bay quanh Mặt Trời.

6 GIẢI THÍCH LẠI MÔ HÌNH HÀNH TINH NGUYÊN TỬ RUTHERFORD
L3 = meV3 R3 = 3(h/2π) Nếu va chạm đủ gây nên một tác dụng quỹ đạo tối thiểu bằng h (hằng số Planck) thì điện tử sẽ thay đổi quỹ đạo chuyển động của mình: vào bên sâu bên trong hay nhảy ra xa bên ngoài hạt nhân của nguyên tử đó. L1 = meV1 R1 = 1(h/2π) L2 = meV2R2 = 2(h/2π)

7 BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN
Được biết, dòng điện trong chất rắn tuân theo 3 mô hình hoàn toàn khác nhau: Đối với kim loại là chuyển động của các điện tử tự do; đối với chất điện môi là sự phân cực của các dipole; đối với chất bán dẫn là sự chuyển dịch của các “lỗ trống” và điện tử. Có một thực tế là cả ba dạng vật liệu đó đều có thể đạt tới trạng thái siêu dẫn, bất luận bản chất dòng điện trong đó có là gì! Liệu có phải thực ra dòng điện trong mọi chất rắn đều có chung một bản chất hay không? Vì xét cho cùng, tất cả chúng đều có một điểm chung đó là đều có cấu trúc mạng tinh thể? – Đây thực sự là một gợi ý đáng để suy ngẫm? Hãy chấp nhận một mô hình hoàn toàn tự nhiên ban đầu của kim loại như được thể hiện trên Hình vẽ dưới đây. Khi không có điện trường ngoài, các điện tử vẫn chuyển động theo quỹ đạo của mình. Bản thân các nguyên tử lại dao động nhiệt xung quanh vị trí cân bằng dẫn tới việc các quỹ đạo của các điện tử dẫn (quỹ đạo ngoài cùng) của hai nguyên tử liền kề có cơ hội tiếp xúc được với nhau. Khi có điện trường ngoài, những điện tử dẫn của các nguyên tử gần nhất với điện cực “+” chịu tác động mạnh nhất đủ để điện cực này bứt chúng ra khỏi nguyên tử, bay về phía nó.

8 BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN
+U -U Chuyển động của điện tử trong mạng tinh thể dưới tác động của điện trường ngoài

9 BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN
Khi đó, nguyên tử tương ứng trở thành một “điện cực +” mới đối với các nguyên tử lân cận kế tiếp. Nếu có một nguyên tử lân cận có điện tử dẫn với quỹ đạo tiếp giáp với quỹ đạo của điện tử vừa mới bị bứt ra ở trên thì điện tử dẫn này sẽ có cơ hội thế chỗ nó, khiến nguyên tử-điện cực “+” đó lại trở nên trung hoà, còn bản thân nguyên tử mới sẽ lại trở thành “điện cực +”, v.v.. Cứ như thế tiếp diễn giống như hiệu ứng đô-mi-nô. Lưu ý rằng ở đây, các điện tử bị bứt ra không nhất thiết là chính điện tử vừa mới sát nhập vào nguyên tử mà có thể là một điện tử dẫn khác của nguyên tử đó và vào thời điểm khác. Vấn đề là ở chỗ, mặc dù có tác động của điện trường ngoài, nhưng trạng thái của điện tử trong nguyên tử chưa đủ thích hợp cho bước chuyển tiếp thì điện tử vẫn cứ tiếp tục quay xung quanh hạt nhân đó trên quỹ đạo của mình. Vậy thế nào là “trạng tháí thích hợp”? Ta biết rằng tùy thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp mà biên độ dao động của các nguyên tử trung hoà xung quanh vị trí cân bằng sẽ lớn hay nhỏ. Điều này trực tiếp ảnh hưởng tới “trạng thái của điện tử trong nguyên tử” đã nói ở trên. Cụ thể như sau.

10 BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN
Biên độ dao động của các nguyên tử càng lớn, va chạm giữa chúng càng mạnh, còn biên độ dao động càng nhỏ, va chạm càng yếu. Sự va chạm này không đơn giản như va chạm của hai viên bi-a chỉ có lực đẩy lẫn nhau tuân theo định luật bảo toàn động lượng, mà phức tạp hơn nhiều. Đó là sự va chạm giữa các điện tử quay cực nhanh trên quỹ đạo của các nguyên tử khác nhau. Do đó, chiều quay của điện tử cũng đóng vai trò quan trọng không kém gì chuyển động tịnh tiến của chúng về phía nhau do dao động nhiệt của nguyên tử sở hữu chúng. Chính vì vậy, sau va chạm, một điện tử của nguyên tử này có thể bị đẩy sâu vào quỹ đạo bên trong gần hạt nhân hơn, nếu còn chỗ, hoặc bị kéo ra quỹ đạo bên ngoài xa hạt nhân hơn. Kết quả của mỗi sự va chạm ấy tuân theo nguyên lý tác động tối thiểu vừa nói ở trên. Dao động của nguyên tử mạnh lên do nhiệt độ tăng sẽ tạo ra tác động đủ lớn để đẩy các điện tử từ quỹ đạo bên ngoài vào các quỹ đạo bên trong, vì như đã biết ở [8, 9], càng vào quỹ đạo bên trong gần hạt nhân nguyên tử, cơ năng của điện tử càng lớn và ngược lại. Xét về tổng thể trên toàn bộ thể tích của vật liệu, sau mỗi lần xảy ra một va chạm như vậy, đa phần khoảng cách giữa các nguyên tử sẽ tăng lên, trong khi bán kính nguyên tử thì nhỏ lại không thích hợp cho việc trao, nhận điện tử.

11 BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN
Nhiệt độ thấp Nhiệt độ cao Sự thay đổi bán kính các nguyên tử và khoảng cách giữa chúng do nhiệt độ

12 BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN
Khi nhiệt độ giảm, mọi việc diễn ra theo chiều ngược lại: Đa phần khoảng cách giữa các nguyên tử thu ngắn lại, trong khi bản thân nguyên tử sở hữu chúng lại phình to ra khiến quỹ đạo của các điện tử dẫn thuộc các nguyên tử liền kề có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhau hơn, khả năng chuyển tiếp của điện tử từ quỹ đạo của nguyên tử này sang quỹ đạo của nguyên tử khác dưới tác động của điện trường ngoài sẽ tăng lên. Đó chính là “trạng tháí thích hợp” mà ta đã đề cập tới ở trên. Việc khẳng định vai trò của điện trường hạt nhân nguyên tử kim loại trong việc tạo ra dòng điện cùng với điện trường ngoài là rất quan trọng; nó cho phép ta nghĩ tới ảnh hưởng của cấu trúc mạng tinh thể vật liệu tới tính dẫn điện của vật liệu đó. Chỉ cần phân biệt trong vật liệu các nguyên tử dẫn điện là những nguyên tử dễ bị ion hoá nên sẽ tham gia vào quá trình tạo ra dòng điện và các nguyên tử không dẫn điện là các nguyên tử rất khó bị ion hoá.

13 BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN
Từ đây có thể suy rộng ra đối với các vật liệu là chất rắn nói chung, bởi chúng đều có cùng cấu trúc tinh thể nên sẽ có khả năng dẫn điện theo cùng một cách thức như đã được trình bày ở trên đối với các nguyên tử dẫn điện. Tuy nhiên, tùy thuộc vào “trạng thái thích hợp” cụ thể mà điện trở của vật liệu có thể khác nhau, từ rất nhỏ tới vô cùng lớn mà được chia ra thành 3 nhóm đã nói tới ở trên với lưu ý là khi “trạng thái thích hợp” không thể đạt tới được, các nguyên tử chỉ có thể trở thành dipole khi có điện trường ngoài – đó chính là bản chất của dòng điện trong chất điện môi. Nói cách khác,

14 BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN
- +

15 BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN
+ + + + Quỹ đạo của điện tử dẫn trong vật liệu rắn ở trạng thái siêu dẫn dưới tác động của điện trường ngoài


Tải xuống ppt "BẢN CHẤT THỰC CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI VÀ CHẤT RẮN"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google