Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HÔN MÊ

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HÔN MÊ"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HÔN MÊ
GVHD: NGUYỄN PHÚC HỌC LỚP: K20YDD4 SVTH: PHAN THÁI HÀ NGUYỄN THỊ LỆ NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN PHẠM THỊ BÍCH TRÂM

2 NỘI DUNG ĐỊNH NGHĨA NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN ĐỘ HÔN MÊ
CÁC LOẠI HÔN MÊ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ CẤP CỨU KẾ HOẠCH CHĂM SÓC

3 I. ĐỊNH NGHĨA Hôn mê là tình trạng mất ý thức và mất sự thức tỉnh, không hồi phục lại hoàn toàn khi thức tỉnh. Mất ý thức: mất khả năng tự nhận biết bản thân và thế giới xung quanh-khả năng nhận biết phụ thuộc vào trạng thái nhận thức. Mất sự thức tỉnh: mất sự tỉnh táo và sự phản ứng với các kích thích.

4 II. NGUYÊN NHÂN 60% do rối loạn chuyển hóa và bệnh toàn thể:
+ Thuốc và độc tố + Viêm não, viêm màng não, thiếu máu não... + Rối loạn điện giải, giảm oxy máu, tăng CO2 máu,... + Động kinh, tăng áp lực nội sọ, chấn thương não kín. 30% do tổn thương trên liều: chảy máu trong não, tụ máu dưới hoặc quanh màng cứng, ngập máu tuyến yên... 10% do tổn thương dưới liều: chảy máu hoặc nhồi máu thân não,tiểu não; u não. 1% tình trạng bắt chước hôn mê: tình trạng trì trệ, hysteria.

5 III. TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN ĐỘ
Tiền hôn mê Hôn mê + Hôn mê độ I + Hôn mê độ II + Hôn mê độ III + Hôn mê độ IV + U ám + Ngủ gà + Đờ đẫn

6 PHÂN ĐỘ ĐỘ I ĐỘ IV ĐỘ III ĐỘ II Hôn mê quá mức, do ức chế hành não
-Thở máy do không còn tự thở được, đồng tử giãn, lạnh, tim yếu, huyết áp bằng 0. ĐỘ I Hôn mê sâu,do ức chế lan cầu não, một phần hành não - Ý thức - không đáp ứng với mọi kích thích. -Phản xạ- mất hết tất cả phản xạ nuốt, đồng tử giãn. - TKTV - suy tim, tụt huyết áp, thở yếu, loạn nhiệt, ỉa đái dầm dề, duỗi mất não? Hôn mê vừa, do ức chế lần tới gian não,não giữa. - Ý thức-gọi hỏi không trả lời,kích thích đau mạnh không đáp ứng - Phản xạ- đồng tử, giác mạc kém hoặc mất,còn phản xạ nuốt. - TKTV– rối lọan nhịp thở, loạn nhịp tim, HA giao động, loạn thân nhiệt, đại tiểu tiện không tự chủ có thể thấy co cứng não Hôn mê nhẹ, do ức chế vỏ não lan rộng - Ý thức mất-gọi không đáp ứng,kích thích đau mạnh có thể nhăn mặt, rên. - Phản xạ-đồng tử với ánh sáng, phản xạ giác mạc, phản xạ nuốt ở miệng. - TKTV-chưa có rối loạn hô hấp tim mạch.

7 BẢNG ĐIỂM GLASGOW 2. Nói Mắt - Trả lời đúng (5) Mở tự nhiên (4)
Trả lời hạn chế (4) Trả lời lộn xộn (3) - Nói không rõ (2) - Không nói (1) * Đánh giá: (+) = 15 điểm: bình thường. (+) = điểm: rối loạn ý thức (+) = điểm: rối loạn ý thức nặng (+) = : hôn mê (+) = điểm: hôn mê sâu (+) = 3 điểm: hôn mê không hồi phục. Mắt Mở tự nhiên (4) Mở khi ra lệnh (3) Mở khi gây đau (2) Không mở khi kích thích (1) 3. Vận động - Làm đúng theo lệnh (6) - Đáp ứng khi đau (5) - Cử động không tự chủ (4) - Co cứng mất vỏ não (3) - Duỗi cứng mất não (2) - Không đáp ứng gì cả (1)

8 IV. CÁC LOẠI HÔN MÊ 1.Hôn mê nội sinh 2. Hôn mê ngoại sinh
Hôn mê do tiểu đường Hôn mê do tăng urê huyết Hôn mê do cường giáp Hôn mê do thiểu năng giáp Suy tuyến thượng thận cấp, cơn Addison. Hôn mê tuyến yên Hôn mê gan 2. Hôn mê ngoại sinh Hôn mê sau chấn thương sọ não Hôn mê do chảy máu não Hôn mê do viêm não virus Hôn mê do ngộ độc thuốc ngủ

9 V. NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ CẤP CỨU
Cần lưu ý: * Hôn mê luôn có nguy cơ: Ngạt thở cấp + Suy tim mạch + Thiếu máu não * Phải nghĩ trước tiên đến: Do chấn thương + Mạch não + Chuyển hóa + Nhiễm độc * Làm ngay: Đặt canun Mayo + Truyền dịch (không muối). Đảm bảo chức năng sống cho bệnh nhân: − Kiểm soát tốt chức năng hô hấp: + khai thông đường thở:lấy dị vật, hút đờm dãi, đặt đầu nghiêng sang 1 bên. + Cung cấp oxy: cho thở qua mặt nạ hoặc kính mũi, theo dõi tình trạng hô hấp

10 - Kiểm soát chức năng tuần hoàn +Nếu bệnh nhân có tăng huyết áp: cần sử dụng các thuốc hạ huyết áp hợp lý, duy trì huyết áp ổn định +Nếu bệnh nhân có tụt huyết áp, trụy mạch, sốc: đảm bảo kiểm soát huyết động nếu có giảm khối lượng tuần hoàn cần bù dịch, hoặc truyền máu nếu có chỉ định, sử dụng thuốc vận mạch khi đã bù đủ khối lượng tuần hoàn. - Cân bằng nước điện giải, toan kiềm + Cân bằng nước và natri là quan trọng nhất, nhưng tránh điều chỉnh quá nhanh, vì sẽ gây phù não. + Khi bệnh nhân có toan chuyển hóa nặng, có thể truyền bicarbonate, lọc máu… - Chống phù não và tăng áp lực nội sọ Khi bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng của phù não, tăng áp lực nội sọ, cần điều trị ngay.Các biện pháp điều trị bao gồm: tăng thông khí, tư thế nằm đầu cao độ , truyền dung dịch ưu trương: manitol, natriclorua 3%.

11 Chống co giật + Có thể cho diazepam 10 mg tiêm tĩnh mạch, Phenobarbital tiêm bắp, Propofol truyền tĩnh mạch. Cần kiểm soát tốt co giật đồng thời với kiểm soát tốt về hô hấp. + Tìm kiếm nguyên nhân gây co giật để điều trị: rối loạn chuyển hóa, rối loạn nước điện giải, căn nguyên ngộ độc thuốc gây co giật. - Kiểm soát bệnh lý nhiễm trùng: Điều trị tốt các nhiễm trùng là bệnh nguyên như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm não…cần kiểm soát tốt các nhiễm trùng cơ hội (bội nhiễm) đặc biệt là viêm phổi và nhiễm trùng tiết niệu, cần sử dụng kháng sinh hợp lý. - Lọc máu và giải độc + Thường áp dụng cho bệnh nhân do ngộ độc thuốc ngủ như Gardenal, các ngộ độc khác có thể dùng thuốc giải độc đặc hiệu + Hạ đường huyết truyền đường ưu trương + Quá liều các chế phẩm thuốc phiện dùng chất đối kháng naloxon - Các chỉ định phẫu thuật : Thường trong chấn thương sọ não có máu tụ ngoài màng cứng ,dưới màng cứng, các dị dạng mạch não, u não, áp xe não..

12 VI. KẾ HOẠCH CHĂM SÓC 1. Nhận định − Mức độ hôn mê (điểm Glasgow).
Nhận định tình trạng sinh hiệu,chức năng sống và − Mức độ hôn mê (điểm Glasgow). Nhận định tình trạng sinh hiệu và các chức năng sống − Hô hấp: + Đường thở: tụt lưỡi, ứ đọng đờm dãi. + Nhịp thở: rối loạn nhịp thở, ngừng thở. + Triệu chứng suy hô hấp: tím, vã mồ hôi, SpO2 thấp... − Tuần hoàn: Nhịp tim, huyết áp. − Nhiệt độ: Hạ hoặc tăng thân nhiệt. − Các biến chứng: Bội nhiễm,sặc phổi, loét mục... 2. Chẩn đoán điều dưỡng - Tắc nghẽn đường thở liên quan tăng tiết đờm dãi, dị vật, tụt lưỡi. − Hô hấp không hiệu quả liên quan đến rối loạn nhịp thở. − Rối loạn nhịp tim và huyết áp liên quan đến thiếu máu não, tai biến mạch não, thiếu nước điện giải…

13 − Rối loạn thân nhiệt liên quan đến tổn thương trung khu điều nhiệt do độc chất hoặc môi trường. − Loét vùng tỳ đè, teo cơ, cứng khớp liên quan đến bất động lâu. − Nguy cơ bội nhiễm liên quan đến tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, loét mục… 3. Lập kế hoạch chăm sóc. - Đảm bảo tuần hoàn. - Phòng chống nhiễm khuẩn (đặc biệt là nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, da). - Đảm bảo dinh dưỡng. - Chống loét. - Chống teo cơ, tắc mạch. - Thực hiện nghiêm túc các y lệnh. - Theo dõi tiến triển bệnh

14 4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc.
a. Nghỉ ngơi:Đầu người bệnh nằm nghiêng về một bên. b. Ăn uống: - Đặt xông dạ dày cho ăn nếu bệnh nhân có rối loạn nuốt. Chế độ ăn đủ calo phù hợp với bệnh nhân: calo/kg/ngày, chia 4-6 bữa (ăn nhạt nếu tăng HA, suy thận, suy tim). - Đảm bảo đủ nước. c. Vận động: - Thay đổi tư thế thường xuyên định kỳ (2-3 h/lần). - Xoa bóp và xoa bột talk vào các điểm tỳ đè.Đặt các khớp tư thế cơ năng. Thường xuyên tập vận động cho các chi và cơ của bệnh nhân. d. Vệ sinh Đảm bảo giường bệnh, phòng bệnh sạch sẽ. Giữ vệ sinh da, chăm sóc mắt, chống nhiễm khuẩn ống nội khí quản

15 5.Lượng giá − Đường thở thông thoáng, không ứ đọng, không tụt lưỡi, không sặc vào phổi. − Các chức năng sống cơ bản được theo dõi và đánh giá chặt chẽ. − Sinh hiệu ổn, tri giác dần tiến bộ (Tỉnh lại – điểm Glasgow tăng dần…) − Bệnh nhân không bị các biến chứng do thiếu chăm sóc: nhiễm khuẩn, loét vùng tỳ đè, teo cơ, cứng khớp... − Bệnh nhân được nuôi dưỡng tốt, không có các rối loạn điện giải, giữ được cân nặng, không bị suy kiệt. − Gia đình bệnh nhân yên tâm, hợp tác với nhân viên y tế để chăm sóc bệnh nhân.

16 TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tải xuống ppt "CHĂM SÓC BỆNH NHÂN HÔN MÊ"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google