Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN TÍCH HỢP

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN TÍCH HỢP"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN TÍCH HỢP
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN TÍCH HỢP

2 I. KHÁI NIỆM

3 1.TÍCH HỢP VÀ DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN LÀ GÌ ?
Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.

4 + “ Liên môn “ là đề cập đến nội dung dạy học.
- Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học . + “ Tích hợp” là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học. + “ Liên môn “ là đề cập đến nội dung dạy học. - Dạy học tích hợp liên môn có 2 cấp độ + Mức độ thấp : Tích hợp là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học

5 Ví dụ: thực hiện tích hợp GD đạo đức, HT và làm theo tấm gương đạo đức HCM; GD pháp luật; GD phòng chống tham nhũng; chú trọng tuyên truyền, GD chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; GD an toàn giao thông,…

6 - Dạy học tích hợp liên môn có 2 cấp độ
+ Mức độ thấp : Tích hợp là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học + Mức độ cao : xử lý các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau bảo đảm cho học sinh vận dụng được , tổng hợp được các kiến thức một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong học tập ,trong cuộc sống , đồng thời tránh cho học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các các môn học khác nhau

7 Ví dụ: Kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và lịch sử trong khái quát các giai đoạn văn học hay phân tích tác phẩm

8 2. ƯU ĐIỂM CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
2.1. Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú cho học sinh 2.2 . HS được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ máy móc. 2.3 . HS không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, gây quá tải, nhàm chán, không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. 2.4. Giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình; góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp trong chương trình SGK mới.

9 Các yếu tố Dạy học đơn môn Dạy học tích hợp
1. DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ DẠY HỌC ĐƠN MÔN Các yếu tố Dạy học đơn môn Dạy học tích hợp Mục tiêu - Phục vụ cho mục tiêu riêng rẽ của từng môn học. - Mục tiên hạn chế hơn, chuyên biệt hơn (thường là kiến thức và kỉ năng củ môn học) - Phục vụ cho mục tiêu chung của một số nội dung thược các môn học khác nhau. - Mục tiêu rộng, ưu tiên các mục tiêu chung, hướng đến sự phát triển năng lực.

10 Các yếu tố Dạy học đơn môn Dạy học tích hợp
1. DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ DẠY HỌC ĐƠN MÔN Các yếu tố Dạy học đơn môn Dạy học tích hợp Tổ chức dạy học - Xuất phát từ tình huống liên quan tới nội dung của môn học. - Hoạt động học thường được cấu trúc chặt chẽ theo tiến trình đã dự kiến (trước khi thực hiện hoạt động) - Xuất phát từ tình huốngkết nối với lợi ích và sự quan tâm của HS, của cộng đồng, liên quan tới nội dung của nhiều môn học. - Hoạt động thường xuất phát từ vấn đề mở cần giải quyết, việc giải quyết cần căn cứ vào vào các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau.

11 Các yếu tố Dạy học đơn môn Dạy học tích hợp
1. DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ DẠY HỌC ĐƠN MÔN Các yếu tố Dạy học đơn môn Dạy học tích hợp Trung tâm của dạy học - Có quan tâm đến sự phát triển các kĩ năng, thái độ của người học nhưng đặc biệt nhằm tới việc làm chủ mục tiêu ngắn hạn như kiến thức, kĩ năng của một môn học. - Nhấn mạnh đặc biệt đến sự phát triển năng lực và làm chủ mục tiêu lâu dài như các phương pháp, kĩ năng và thái độ người học..

12 Các yếu tố Dạy học đơn môn Dạy học tích hợp Hiệu quả của việc học
1. DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ DẠY HỌC ĐƠN MÔN Các yếu tố Dạy học đơn môn Dạy học tích hợp Hiệu quả của việc học - Dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mang đặc thù của môn học. - Dẫn đến việc phát triển phương pháp, thái độ và kĩ năng, trí tuệ cũng như tình cảm. Hoạt động học dẫn đến việc tích hợp các kiến thức.

13 3. BỐ TRÍ GIÁO VIÊN 3.1. Phân công giáo viên phối hợp thực hiện hoặc có thể lựa chọn phân công giáo viên có điều kiện thuận lợi nhất thực hiện. 3.2.Việc quản lý dạy học các chủ đề tích hợp liên môn cần thực hiện theo hướng bảo đảm quyền tự chủ của nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên. 3.3. Đổi mới sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học. Tăng cường dự giờ, rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung dạy học các chủ đề tích hợp liên môn.

14 II.CÁC BƯỚC XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

15 1. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
Rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong chương trình hiện hành, tìm ra những kiến thức chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn. Ví dụ:... - Lịch sử và địa lý có các kiến thức chung về điều kiện tự nhiên , vị trí địa lý , phát kiến địa lý , hệ thống bản đồ của các quốc gia , các vùng lãnh thổ trên thế giới - Lịch sử và văn học có các kiến thức chung về các tác phẩm văn học của các nền văn minh, văn hóa lớn trên thế giới . Văn hóa Phục Hưng , các bối cảnh lịch sử của các tác phẩm , tác giả …

16 2.XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
2.1. Bộ đã giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên. 2.2 Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhà trường có thể xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp. 2.3 Trước mắt, để tránh sự xáo trộn nhiều gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch giảng dạy chung, có thể chọn các nội dung kiến thức liên môn nằm trong chương trình giảng dạy của một khối lớp để xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn.

17 3. NỘI DUNG CỦA MỘT CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
3.1: Tên chủ đề :Căn cứ vào nội dung kiến thức và các ứng dụng của chúng trong thực tiễn để xác định tên chủ đề sao cho phù hợp, thể hiện được nội dung tích hợp liên môn. 3.2 : Nội dung kiến thức của các môn học được tích hợp trong chủ đề - Trình bày về nội dung kiến thức thuộc các môn học được dạy học tích hợp trong chủ đề; nêu rõ yêu cầu cần đạt; tên bài (tiết), thời lượng phân phối chương trình hiện hành và thời điểm dạy học theo chương trình hiện hành; - Phương án dạy học môn học sau khi đã tách riêng phần nội dung kiến thức được dạy học theo chủ đề đã xây dựng.

18 Phân tích về thời lượng, thời điểm thực hiện chủ đề trong mối liên hệ phù hợp với chương trình dạy học các môn học liên quan.( chủ đề dạy trong bao nhiêu tiết ? ) - Trình bày ý tưởng và mục tiêu đạt được của chủ đề ( chủ đề mang lại những kiến thức chung nào và rèn luyện được những kỹ năng nào cho học sinh )

19 3.3. Mục tiêu của chủ đề a) Về kiến thức: Trình bày về nội dung kiến thức mà học sinh sẽ học được thông qua chủ đề. b) Về kĩ năng: Trình bày về những kĩ năng mà học sinh được hình thành thông qua thực hiện các hoạt động học theo chủ đề. c) Về thái độ: Trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động học theo chủ đề đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của học sinh. d) Các năng lực chính hướng tới: Học sinh được học thông qua thực hành, sáng tạo và tạo ra sản phẩm học tập có ý nghĩa cho bản thân; có thể thiết kế, xây dựng, sáng tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một việc nào đó. Các năng lực đọc , phân tích , tổng hợp , so sánh… được phát triển trong việc tạo ra sản phẩm học tập.

20 3.4. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề
Mô tả rõ sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành về nội dung và hình thức thể hiện (bài báo báo, bài trình chiếu, tập tranh ảnh, video, mô hình, …); nêu rõ tên và yêu cầu của sản phẩm cùng với tiêu chí đánh giá sản phẩm.

21 III. CÁC BƯỚC TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

22 1. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1.1 Sau khi đã tách một số kiến thức ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn cần phải xây dựng lại kế hoạch giảng dạy của mỗi môn học . Cần phải lưu ý thời điểm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn đảm bảo sự phù hợp và hài hòa giữa các môn học. 1.2 Lựa chọn thời điểm tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn : Các tổ/nhóm chuyên môn cùng thống nhất các thời điểm trong năm học để tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn sao cho phù hợp với kế hoạch giảng dạy.

23 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2.1 : Về phương pháp dạy học : Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau nhưng phải bảo đảm theo tiến trình sau * Đề xuất vấn đề: Giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề. Nhiệm vụ giao cho học sinh cần đảm bảo rằng học sinh không thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức kĩ năng đã có mà cần phải học thêm kiến thức mới để vận dụng vào quá trình giải quyết vấn đề.

24 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2.1 : Về phương pháp, dạy học : * Đề xuất vấn đề: * Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề : Học sinh tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề . Thông qua trao đổi, thảo luận dưới sự định hướng của giáo viên, học sinh xác định được các giải pháp khả thi, bao gồm cả việc học kiến thức mới phục vụ cho việc giải quyết vấn đề đặt ra .

25 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2.1 : Về phương pháp dạy học : * Đề xuất vấn đề: * Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề : *Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề : Trong quá trình thực hiện giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề, học sinh sẽ diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp. Trường hợp học sinh cần kiến thức mới nhằm giải quyết vấn đề , giáo viên sẽ giúp học sinh.

26 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2.1 : Về phương pháp dạy học : * Đề xuất vấn đề: * Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề : *Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề . * Trình bày, đánh giá kết quả: Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả thu được. Giáo viên sẽ đánh giá, bổ sung, xác nhận, phê duyệt kết quả, bao gồm những kiến thức mới mà HS đã học được.

27 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2.2 : Về kĩ thuật dạy học : Theo các bước sau *Chuyển giao nhiệm vụ học tập : Nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh phải rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ; giáo viên phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả.

28 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2.2 : Về kĩ thuật dạy học : Theo các bước sau *Chuyển giao nhiệm vụ học tập : *Thực hiện nhiệm vụ học tập: *Báo cáo kết quả và thảo luận: Khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập

29 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2.2 : Về kĩ thuật dạy học : Theo các bước sau *Chuyển giao nhiệm vụ học tập : *Thực hiện nhiệm vụ học tập: *Báo cáo kết quả và thảo luận. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Tổ chức cho học sinh trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

30 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2.3 : Về thiết bị dạy học và học liệu : Phải bảo đảm phù hợp với từng hoạt động học được thiết kế . Việc sử dụng các thiết bị dạy học phải được thể hiện rõ trong phương thức hoạt động học

31 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
2.4 : Về kiểm tra đánh giá: - Phải đảm báo tính đồng bộ với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực - Cần chú trọng đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh thông qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập , thông qua các sản phẩm mà học sinh đã hoàn thành - Tăng cường hoạt động tự đánh giá hay đánh giá đồng đẳng


Tải xuống ppt "MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN TÍCH HỢP"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google