Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

MODUL 5 TƯ VẤN HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "MODUL 5 TƯ VẤN HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 MODUL 5 TƯ VẤN HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN

2 Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ GD&ĐT, trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng vụ học sinh đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường, tương đương khoảng 5 vụ đánh nhau trong một ngày. Theo các số liệu thống kê được báo cáo tại Hội nghị châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 2 về phòng, chống tai nạn thương tích diễn ra tại Hà Nội từ ngày 4-6/11/2008, trong 3 năm từ , trung bình mỗi năm ở nước ta có 114 trường hợp trẻ em tử vong do bạo hành

3 Nghiên cứu được Viện nghiên cứu Y học - Xã hội học phối hợp với tổ chức từ thiện Plan Việt Nam thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9/2014 với học sinh của 30 trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) ở Hà Nội. Theo đó, có khoảng 80% học sinh cho biết từ trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua. Trong đó, bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục…) chiếm tỷ lệ cao nhất là 73%, bạo lực thể chất (tát, đá, xô đẩy, kéo tóc, bạt tai, đánh đập…) chiếm 41%; và bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục…) chiếm 19% (Lam Ngọc, 2016).

4 Theo số liệu thống kê của Bộ Công an, trong năm 2012, tình hình tội phạm do người chưa thành niên (từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi) thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 60%. Hành vi phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do người chưa thành niên và trẻ em thực hiện. Năm 2012, cả nước xảy ra vụ vi phạm pháp luật (tăng 231 vụ so với năm 2011) do trẻ em, người chưa thành niên gây ra. Trong đó, độ tuổi từ 14 đến 16 chiếm 31,9% và từ 16 đến 18 chiếm 61,1%; tập trung nhiều nhất ở bậc THCS (41,8%), sau đó là THPT (31,9%). Chỉ tính riêng tại TP Hồ Chí Minh, trong năm 2012 xảy ra hơn vụ phạm pháp hình sự. Trong đó, người chưa thành niên chiếm tới đối tượng, tăng 11,08% so với năm 2011.

5  Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình chỉ ra tình trạng nạo phá thai ở vị thành niên Việt Nam cao hơn nhiều nước trong khu vực và đứng thứ 5 trên thế giới. Hàng năm, khoảng nữ giới từ tuổi phá thai. Điều tra Quốc gia về “Vị thành niên và thanh niên Việt Nam” cho thấy, có tới 36% thanh thiếu niên ở nhóm tuổi từ đã quan hệ tình dục. Cá biệt, có những em từ tuổi có quan hệ tình dục và hoàn toàn tự nguyện.

6 1. Khái niệm về hành vi lệch chuẩn Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hành vi lệch chuẩn. “Hành vi lệch chuẩn là những hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật, những quy định chung và cần điều chỉnh”. Trong bảng phân loại bệnh DSM – IV (hội tâm thần học Hoa Kỳ) hành vi lệch chuẩn của trẻ thuộc mục 321-8, đã đưa ra 15 tiêu chuẩn chẩn đoán và được chia thành bốn nhóm: Hung hãn với người và súc vật; Phá hoại tài sản; Gian lận hoặc ăn cắp; Vi phạm nặng nề các quy tắc xã hội

7 2. Các nguyên nhân Nguyên nhân do tâm lý
Nguyên nhân này cho rằng hành vi lệch chuẩn là do những vấn đề tâm lý không ổn định. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội. Trong trường này, đa số các hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu là do các cá nhân, tập thể thiếu thông tin, kiến thức, hiểu biết về các chuẩn mực xã hội, thiếu kinh nghiệm thực tế; do họ không hiểu hoặc hiểu không đúng các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội như pháp luật, đạo đức… do đó họ đã thực hiện những hành vi sai lệch nhất định.

8 Trong hoạt động nhận thức, tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn một số chuẩn mực xã hội thiếu căn cứ logic cùng với việc sử dụng các phán đoán phi logic Đây là một cơ chế dẫn đến hành vi sai lệch. Điều đó có nghĩa là khi tham gia vào các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, do thói quen suy diễn sai nên các cá nhân và nhóm xã hội thường nhầm lẫn hoặc cố ý áp dụng các chuẩn mực này vào lĩnh vực khác, do đó đã vi phạm một số chuẩn mực nào đó.

9 Việc củng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của các chuẩn mực xã hội không còn phù hợp, không còn được cộng đồng xã hội thừa nhận hoặc không ăn khớp với các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành. Đây cũng là một cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch. Tức là, trong xã hội có những chuẩn mực xã hội như chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục tập quán… đã được hình thành do nhu cầu điều chỉnh, điều hòa các quan hệ xã hội nhất định; đã thể hiện được vai trò, hiệu lực của nó.

10 Cơ chế đi từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch
Trong quá trình vận động, phát triển của xã hội, có những quan điểm, quan niệm chỉ có ý nghĩa thực tiễn, được coi là đúng trong các xã hội trước đây; còn trong xã hội hiện nay chúng tỏ ra không còn phù hợp, bị coi như là quan niệm sai lệch cả về nội dung và tính chất. Mặc dù vậy, vẫn có những cá nhân, nhóm xã hội nào đó làm theo các quan niệm sai lệch đó dẫn đến sai lệch chuẩn mực xã hội hiện hành, tức là đã thực hiện hành vi sai lệch.

11 Các khuyết tật về tâm – sinh lý con người là cơ chế dẫn tới hành vi sai lệch
Trong xã hội có những cá nhân do dị tật bẩm sinh hoặc các tai nạn mắc phải ( tai nạn giao thông, tai nạn lao động…) khiến cho họ phải mang trên mình những khuyết tật nhất định về tâm – sinh lí. Đó có thể là những khuyết tật về cơ thể như biểu hiện ở những người bị mù, câm, điếc hoặc mắc các khuyết tật ngoại hình khác…

12 3. Cơ chế về mối liên hệ qua lại giữa các hành vi sai lệch Đây là trường hợp đi từ việc thực hiện một hành vi sai lệch này tới việc thực hiện một hành vi sai lệch khác theo mối liên hệ nhân – quả mà chủ thể có thể không biết, hoặc biết nhưng vẫn cứ thực hiện. Trong đó, hành vi sai lệch thứ nhất được coi là nguyên nhân, dẫn tới kết quả là hành vi sai lệch kế tiếp.

13 Hậu quả của hành vi sai lệch
Khi xem xét hậu quả của hành vi sai lệch nào đó, chúng ta cần phải căn cứ vào một số yếu tố, từ đó giúp ta có thể nhận thức và đánh giá đúng đắn hậu quả của một hành vi sai lệch. Hậu quả của hành vi sai lệch có thể được nhìn nhận trên hai phương diện sau: Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung, tính chất tích cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của các chuẩn mực xã hội đã lỗi thời, lạc hậu, phản động, đang kìm hãm sự phát triển của các cá nhân và xã hội. Khi đó hành vi sai lệch có thể góp phần làm thay đổi nhận thức chung của cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trong cộng đồng.

14 Thứ hai, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung và tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu như nó vi phạm, phá hoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội. Trong trường hợp này, hành vi sai lệch đó phải bị dư luận xã hội, lên án hoặc đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp trừng phạt theo các nguyên tắc, quy định của pháp luật.

15 Các hành vi sai lệch thường được phân loại theo hai tiêu chí :
Phân loại hành vi sai lệch Các hành vi sai lệch thường được phân loại theo hai tiêu chí : Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với thực tế xã hội.

16 Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội. Thứ hai, căn cứ vào thái độ, tâm lí chủ quan của người thực hiện hành vi sai lệch gồm có hành vi sai lệch chủ động và hành vi sai lệch thụ động.

17 Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp hay gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội, dù chuẩn mực đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ. Họ có thể nhận thức được yêu cầu của cộng đồng nhưng họ cứ hành động theo ý họ mặc dù biết không phù hợp. (Ví dụ, học sinh biết đánh bạn là xấu, không được phép nhưng vẫn cứ đánh.)

18 Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô tình không mong muốn vi phạm, phá vỡ tính ổn định các chuẩn mực xã hội. Đặc trưng của loại hành vi sai lệch này là người sai lệch không biết hành vi của mình là sai lệch, nguyên nhân là do họ không nắm vững chuẩn mực hoặc do hiểu sai các chuẩn mực. Để khắc phục hành vi sai lệch thụ động này, chúng ta lưu ý tùy từng trường hợp để có cách: đối với những hành vi do cá nhân không hiểu biết đầy đủ chuẩn mực thì cần thiết phải phân tích, giải thích, thuyết phục để họ hiểu đúng và chấp nhận. Còn đối với người có dấu hiệu bệnh lí cần tạo điều kiện cho họ tiệp xúc nhiều, trường hợp trầm trọng phải nhờ chuyên gia y tế…

19 Có các cách phân loại HVLC khác
Lệch chuẩn dạng sáng kiến: cá nhân dùng mọi phương thức để đạt được mục đích Lệch chuẩn dạng nghi thức: Nhìn nhận và thực hiện theo quy tắc, phương tiện xã hội mà không quan tam đến mục đích cần đạt Lệch chuẩn dạng thoát ly: Khi cá nhân từ chối mục đích văn hoá lẫn phương tiện xã hội được nhìn nhận Lệch chuẩn dạng nổi loạn: chối bỏ mục đích xã hội và phương tiện xã hội để thay thế bằng mục đích, phương tiện khác

20 4. Nguyên tắc xác định và đánh giá hành vi lệch chuẩn của học sinh
Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan: đảm bảo tính trung thực khách quan không thêm bớt trong quá trình đánh giá, tìm hiểu Nguyên tắc quyết định luật duy vật biện chứng: khi tìm hiểu, đánh giá HVLC cần thừa nhận tâm lý người mang bản chất xã hội lịch sử do yêu tố xã hội quyết định nhưng không phủ nhận vai trò của các yếu tố sinh học (hệ thần kinh cấp cao, tư chất…)đặc biệt khẳng định vai trò quyết định trực tiếp của hoạt động của chủ thể

21 Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức với hoạt động: Nguyên tắc này khẳng định tâm lý, ý thức không tách rời khỏi hoạt động, đồng thời điều khiển điểu chỉnh hoạt động. Vì vậy khi tìm hiểu đánh giá hành vi lệch chuẩn phải thông qua hoạt động, diễn biến và các sản phẩm của hoạt động

22 Nghiên cứu hành vi lệch chuẩn trong các mối quan hệ giữa chúng với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác, nhằm chỉ ra được những ảnh hưởng lẫn nhau, các mối quan hệ phụ thuộc nhân quả những quy luật tác động qua lại với chúng. Nguyên tắc bảo đảm tính công khai: Học sinh cần được biết các yêu cầu tiêu chuẩn đánh giá mà các em sẽ phải thực hiện, cách tiến hành các nhiệm vụ ấy để đạt được mục đích tốt nhất theo yêu cầu đã định

23 Nghiên cứu hành vi lệch chuẩn trong sự vận động và phát triển
Nghiên cứu hành vi lệch chuẩn trong sự vận động và phát triển. Sự phát triển tâm lý, ý thức, hành vi là quá trình liên tục tạo ra những nét tâm lý mới đặc trưng cho các giai đoạn phát triển nhất định cho nên khi tìm hiểu, đánh giá hành vi lệch chuẩn của học sinh phải thấy được sự biến đổi đó

24 Nghiên cứu của Adrian D.Pearson chỉ ra rằng hành vi bạo lực, không tôn trọng phụ nữ, hút thuốc, sử dụng cần sa…được thể hiện qua các kênh truyền thông đã làm tăng một cách đáng kể các hành vi này ở trẻ trong độ tuổi đến trường. Việc tiếp xúc thường xuyên với các hình ảnh bạo lực và chống đối xã hội trên truyền thông là một yếu tố quan trọng làm tăng các hành vi chống đối xã hội và gây rối ở học sinh trung học. Nghiên cứu cũng cho thấy những trẻ có hành vi lệch chuẩn ở trường học thường thiếu sự hỗ trợ giáo dục từ phía gia đình, có tự trọng cá nhân ở mức thấp và thiếu sự kiểm soát từ phía cộng đồng dân cư (xã hội thu nhỏ nơi trẻ sinh sống).

25 Qua các nghiên cứu có thể thấy những yếu tố chính tác động tới hành vi lệch chuẩn của học sinh tại trường học là: 1. Gia đình bao gồm mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái; phong cách giáo dục con, môi trường sống… 2. Nhà trường bao gồm mối quan hệ giữa thầy/cô giáo – học sinh, môi trường học đường, kỷ luật trong trường học, mối quan hệ với bạn bè đồng đẳng trong trường học… 3. Sự kiểm soát của xã hội bao gồm hệ thống pháp luật, hoạt động ngoài xã hội của trẻ… 4. Truyền thông...

26 5. Một số hành vi lệch chuẩn của học sinh
Nét tính cách tăng đậm gây rối loạn/ bất thường về hành vi (tăng động, thiếu tính ổn định, tự ti dễ tổn thương, dễ bị kích thích, cục tính, hung tính, hysteria, adua…) Nghiện internet (hành động phản cảm, tung tin thất thiệt, cảm xúc cực đoan thái quá, tạo scandal, thời gian tham gia mạng xã hội, tham gia mọi lúc, nơi, …) Hành vi hung tính, cực đoan (đe dọa, bắt nạt,uy hiếp, khởi xướng đánh nhau, dùng vũ khí, cướp, phá hoại tài sản, bỏ học, bỏ nhà…)

27 Nghiện chất kích thích (ngại giao tiếp, không quan tâm đến diện mạo, trầm nhược, hung tính, ngại vận động, biểu cảm thất thường, học sút kém, trộm cắp, kém tập trung, chán ăn…) Tự xâm hại (tự làm tổn thương bản thân) Rối loạn cư xử và thách thức chống đối (thờ ơ, xung động, cảm xúc thất thường, gây hấn, không tuân thủ nói dối, nổi giận, cãi cọ, đổ lỗi, cố tình trái ý người khác…)

28 6. Các yếu tố tâm lý lứa tuổi ảnh hưởng đến sự lệch chuẩn hành vi:
Đối với học sinh tiểu học Đối với học sinh trung học cơ sở Đối với học sinh trung học phổ thông

29 Bạo lực học đường Đặc điểm của trẻ gây bạo lực
Trẻ có vấn đề về tâm lý như rối loạn về nhận thức, cảm xúc Là đứa trẻ có tính cách độc đoán, hung tính, khó kiểm soát bản thân, chấp nhận sự tàn nhẫn THích được khẳng định bản thân, nổi bật, có nhu cầu kiểm soát, muốn gây ảnh hưởng đến người khác, muốn được nể phục… Có niềm tin sai lệch: bạo lực phải đáp trả bằng bạo lực Có xu hướng ít quý trọng bản thân

30 Đặc điểm của trẻ bị bạo lực
Nhìn chung trẻ bị bạo lực học đường đa số là trẻ yếu đuối về mặt tâm lý và thể chất. Có xu hướng sống khép mình, rụt rè, nhút nhát, thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội, thiếu lòng tin vào bản thân, khả năng tạo dựng mqh kém Lòng tự trọng thấp thể hiện ở niềm tin sai lệch rằng mình có lỗi, mình không thể chống trả… Có cảm giác tội lỗi trong việc bị bạo lực (chắc hẳn tôi có điều gì đó đã làm sai hoặc có lỗi…) Luôn lo lắng, cảm giác bản thân vô giá trị không có quyền lực

31 Có sự đè nén sự tức giận, có sự thù địch tức giận với kẻ bắt nạt mình
Cảm thấy suy sụp: bắt nguồn từ cảm giác mình là kẻ vô dụng khi để người khác bắt nạt Thường có sự khác biệt vể hình thể, sắc tộc, khoảng cách giàu nghèo, có năng lực khác biệt trong học tập (học giỏi, dốt) Thiếu tự tin Không có kỹ năng nhận biết/ cảnh báo về dấu hiệu bạo lực và phòng tránh

32 Niềm tin sai lệch của trẻ đi bạo hành và bị bạo hành
Niềm tin sai lệch về bản thân (xu hướng gay bạo lực) Mọi người không có quyền nói xấu về tôi Mình có quyền với người khác:nhât định phải dạy cho nó 1 bài học về sự coi thường người khác Bạo lực phải đáp trả bằng bạo lực

33 Niềm tin phóng chiếu, đổ lỗi cho người khác
Mình đánh nó vì nó nhìn đểu mình Mình đánh nó vì nó coi thường mình Mọi người luôn chỉ trích mình Vì bố mẹ luôn cãi nhau nên mình… Niềm tin thiếu khoan dung Nó cố tình làm hại em Nó cố tình biến mình thành trò hề trước mặt người khác Nó cố tình chọc tức mình Cần phải dạy cho nó một bài hoc

34 Niềm tin tiêu cực về bản thân
Mình chắc chắn không làm được Mình là người thua cuộc Mình là nạn nhân Mình không xứng đáng Mình là người không tốt Mình xấu, mình không được như các bạn Mình không nên làm trái ý nó…

35 Kỹ năng giải quyết vấn nạn bạo lực học đường
Hỏi chuyện để khám phá vấn đề của trẻ (có chuyện gì đã xảy ra cháu kể cho cô nghe nào? Cháu cảm thấy thế nào sau chuyện này? …) Phân tích các niềm tin sai lệch cho trẻ + phát hiện ra những niềm tin sai lệch như ở trên để nói chuyện với trẻ + giải thích cho trẻ hiểu niềm tin đó không phù hợp VD: cháu cho rằng mình đánh bạn vì bạn nhìn đểu cháu nhưng nếu các anh chị lớn hơn cháu cũng đánh cháu vì lý do đó thì cháu cảm thấy thế nào?

36 + nhấn vào ưu điểm của trẻ (VD: cô biết em là học sinh có nhiều lòng tư trọng) + giúp trẻ ám thị về một cách nghĩ hợp lý (VD: mình không học giỏi nhưng mình luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn bè) + trò chuyện về những hậu quả xấu có thể xảy ra + Nói với trẻ việc từ bỏ hành vi bạo lực sẽ khó nhưng cần phải làm (VD:cô biết việc từ bỏ việc hay gây sự với bạn là không hề dễ, nhưng với một người luôn khiến mọi người vui vẻ thì cháu sẽ thay đổi được hành động của mình với bạn ấy)

37 Nhà tham vấn phân tích các cảm giác cảm xúc tiêu cực
SỬ dụng các kỹ năng tham vấn (thấu cảm…) Giúp trẻ nhận biết cơ thể mình thay đổi khi cảm xúc của mình thay đổi (VD:khi tức giận cháu cảm thấy mình thế nào) Xác đinh nguồn gốc gây ra tức giận Những vấn đề nào khiến em hay giận dữ Điều gì khiến em hay tức giận Khi giận dữ em thường có những biểu hiện nào? Hậu quả nào sau khi cơn tưc giận của em xảy ra?

38 Nâng cao sức mạnh của trẻ/ trẻ là người có giá trị
Hướng dẫn trẻ giải toả cơn tức giận Hít thở sâu Bỏ đi khỏi nơi có tác nhân gây tức giận Đặt câu hỏi: VD: Vậy, em muốn cơn tức giận điều khiển mình hay em là người điểu khiển cơn tức giận? Ai mạnh hơn, em hay là cơn tức giận… Giúp trẻ nhận biết những trải nghiệm trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến những cơn tức giận của mình - Mối quan hệ bạo lực trong gia đình, cách xử lý những mâu thuẫn của người lớn, mối ảnh hưởng của những hành vi đó với hành vi của trẻ

39 Nghiện game Hiểu về các triệu chứng về nghiện game:
Mức độ quan tâm đến game Thời gian chơi Đã thử giảm, dừng game nhưng không thành công Cảm giác khi bị dừng chơi game Không dừng việc chơi theo thời gian quy định Có ảnh hưởng xấu đến các hoạt động khác Nói dối Sử dụng game như một cách thoát khỏi những khó khăn tâm lý, khó khăn cuộc sống Kéo dài trên 6 tháng

40 Đánh giá hậu quả nghiện game
Về mặt thể chất Về mặt tâm lý, tâm thần Giải pháp phòng ngừa Đặc điểm trẻ chơi game - Niềm tin phóng chiếu, đổ lỗi cho người khác Có những rắc rối trong các mối quan hệ gia đình, xã hội Hay adua, dễ bị dao động… Đứa trẻ có yếu thế, hay gặp thất bại, kém tự tin THích khẳng định bản thân, nổi bật Ít quý trọng bản thân, lòng tự trọng thấp

41 Tham vấn: Hỏi chuyện để khám phá vấn đề của trẻ Nâng cao giá trị của bản thân trẻ, nhấn mạnh những ưu điểm, giá trị, ươc mơ… Phân tích về niềm tin sai lệch, không phù hợp Giúp trẻ đưa ra những nhận diện về tác hại Nhận diện những cảm giác khi bỏ game Cùng trẻ bàn luận về bỏ game (Lên kế hoạch bỏ game, Thực hiện kế hoạch, Giám sát, Đánh giá…) Cùng trẻ thảo luận tháo gỡ những nguyên nhân, khó khăn của trẻ

42 Xâm hại tình dục Nguyên nhân gây nên tình trạng xhtd (tâm lý, gia đình, xã hội…) Tâm lý của trẻ bị xâm hại Động cơ, Tâm lý của học sinh đi xâm hại Tham vấn cho trẻ bị xâm hại và tham vấn cho cả trẻ đi xâm hại Dạy trẻ về các kỹ năng phòng tránh

43 Các nội dung tham vấn cho trẻ bị xhtd
Đánh giá ban đầu Thu thập thông tin qua hỏi chuyện Sử dụng kỹ năng thấu cảm Sử dụng kỹ năng phản hồi Đánh giá nhanh những biểu hiện rối loạn về cảm xúc, nhận thức và hành vi Cung cấp kỹ năng, kiến thức (trẻ, gia đình) Trẻ từ 15 hỏi về mong muốn của trẻ đối với kẻ xh (lưu ý đối tượng xhtd là người nhà) Cung cấp thông tin về pháp luật, kỹ năng phòng tránh Chuyển tuyến

44 Tham vấn về nguy cơ tự tử Nguyên nhân dẫn đến tự tử ở trẻ
Bệnh mãn tính Các thể dạng của rối loạn cảm xúc (rối loạn ám ảnh nghi thức, lưỡng cực, trầm cảm, tội lỗi…) Các chất gây nghiện Tác nhân môi trường xh, gia đình… Có sự thúc đẩy và tiếp cận dễ dàng đến cái chết Thiếu kỹ năng giao tiếp, ứng phó…

45 Những biểu hiện Khó có thể đưa ra được những biểu hiện. Tuy nhiên thường có một tiến trình tự tử cụ thể Có ý định Có điệu bộ ám chỉ muốn tự tử Có hành động mạo hiểm (kiểu thách thức: đưa ra hành động và tin rằng họ được cứu sống kịp thời) Người tự tử quan sát xem thái độ của người thân về ý định của mình (cư xử như thế nào nếu mình có ý định tự tử…)

46 1. Các biểu hiện tâm lý, các vấn đề
PHÂN TÍCH TÌNH HuỐNG NGUY CƠ TỰ TỬ 1. Các biểu hiện tâm lý, các vấn đề 5. Các nguồn hỗ trợ Đánh giá nguy cơ 2. Kế hoạch tự tử 4. Các lý do để sống 3. Hành vi tự tử trước đó

47 7. Phương pháp, kỹ thuật và các nguồn thông tin trong việc tìm hiểu, đánh giá, xác định/ nhận dạng hành vi lệch chuẩn của học sinh Phương pháp quan sát Test Phương pháp trò chuyện Phương pháp điều tra Phương pháp phân tích kết quả hoạt động Phương pháp phân tích tiểu sử cá nhân

48 8. Xây dựng kế hoạch cá nhân cho trẻ có hành vi lệch chuẩn
Khái niệm: là văn bản xác định nội dung phương pháp và hình thức các điều kiện thực hiện theo tiến độ thời gian để tư vấn một học sinh cụ thể trong một môi trường giáo dục chung Lập kế hoạch giáo dục tư vấn cá nhân: là thiết kế một chương trình tư vấn riêng để đáp ứng nhu cầu tư vấn đặc thù của một học sinh nào đó

49 Những thành tố cơ bản của bản kế hoạch tư vấn cá nhân
Thông tin về học sinh: điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, nhu cầu, môi trường và bối cảnh sống Mục tiêu tư vấn: Bao gồm mục tiêu tư vấn năm, học kỳ Kế hoạch cụ thể : Gồm nội dung hoạt động cách tiến hành, các phương tiện, thời gian thực hiện, người thực hiện, kết quả mong đợi…

50 Ý nghĩa vai trò của việc lập kế hoạch cá nhân
Là cơ sở để tiến hành các hoạt động tư vấn cho đối tượng học sinh một cách có mục đích, có kế hoạch Kiểm soát điều chỉnh hoạt động tư vấn của giáo viên, hướng tới mục tiêu cần phải đạt Là cơ sở để huy động sự tham gi của cộng đồng trong quá trình hỗ trợ học sinh và nhà trường Là cơ sở để đánh giá hiệu quả tư vấn Giúp ban giám hiệu quản lý, chỉ đạo các hoạt động tư vấn học sinh

51 Các yêu cầu của một bản kế hoạch tư vấn đối tượng có hành vi lệch chuân
Bản kế hoạch phải rõ ràng chi tiết và đầy đủ thông tin Các vấn đề nêu ra phải có tính hệ thống và hợp lý Các nội dụng tư vấn phải mang tính khả thi, phù hợp với khả năng của học sinh và điều kiện nhà trường hay địa phương Các cách tiến hành phải kiểm soát được Được mọi người chấp nhận

52 9. Quy trình lập kế hoạch tư vấn
Bước 1: xác định khả năng nhu cầu sở thích và môi trường giáo dục của học sinh Nội dung cần xác định: khả năng phát triển thể chất, ngôn ngữ, giao tiếp, khả năng nhận thức, hành vi, tính cách, sở thích, môi trường phát triển Phương pháp tìm hiểu: Quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trắc nghiệm…

53 Bước 2: Xây dựng mục tiêu tư vấn
Mục tiêu dài hạn Mục tiêu trung hạn Mục tiêu ngắn hạn Bước 3: xây dựng kế hoạch tư vấn Nội dung phát triển về thể chất, Phát triển về nhận thức, Về hành vi, Kỹ năng xã hội… Đề xuất phù hợp với từng giai đoạn Xác định thời gian, người thực hiện và các lực lượng phối hợp Giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm

54 Bước 4; Thực hiện kế hoạch
Tổ chức thực hiện theo vai trò được đề cấp trong quá trình xây dựng kế hoạch Có giải pháp cụ thể trong nội dung tư vấn Tự đánh giá và điều chỉnh thường xuyên trong quá trình tư vấn Chú trọng sự tham gia của gia đình và cộng đồng

55 Bước 5: Đánh giá - Đánh giá theo từng giai đoạn của kế hoạch, về thái độ, hiệu quả sự phối hợp, đánh giá hạn chế và thành công để rút kinh nghiệm Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch; kết quả của lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và hành vi, thái độ

56 Các kỹ năng tham vấn cơ bản
Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng hỏi Kỹ năng phản hồi Kỹ năng thấu cảm Kỹ năng xử lý im lặng Kỹ năng đương đầu thách thức Kỹ năng tóm lược Kỹ năng khuyến khích động viên

57 một bạn nữ là học sinh lớp 9 thường xuyên gây gổ đánh nhau với các bạn nữ mà em ấy cho rằng không hài lòng, ngứa mắt Hai bạn nữ lớp 9 chơi thân với nhau nhưng không biết vì lý do gì hai bạn không chơi với nhau nữa. Bạn A đã đi nói xấu bạn B khiến bạn B khủng hoảng tâm lý không muốn đi học Học sinh A không bao giờ tham gia vào các hoạt động của lớp. Cô gọi lên bảng hoặc muốn em tham gia các hoạt động của lớp nhưng em từ chối hoặc im lặng.

58 4. Bạn A là một bạn nam lớp 9 thường xuyên mất trật tự trong lớp, chửi bậy và hút thuốc lá. Thậm chí em còn thách thức đánh nhau với các bạn khác 5. Em D tìm đên cô giáo và lo lắng mình sẽ mang thai. 6.Em Nam học lớp 9 lo lắng về việc em cứ gặp bạn gái, bất cứ bạn gái nào thì bộ phận sinh dục của em cương cứng khiên em lo lắng và xấu hổ. 7. Một em trai lớp 9 nghiệm game thường xuyên trốn học chơi game.

59 8. Học sinh nam học lớp 9 trong 2 tháng gần đây bỏ học thường xuyên
8. Học sinh nam học lớp 9 trong 2 tháng gần đây bỏ học thường xuyên. Em hay ngồi một mình và đánh đuổi các bạn khi các bạn trêu đùa mình, điều mà trước đây em không làm vậy bao giờ. Thực hành ca tham vấn thay đổi hành vi sao lệch của học sinh trong nhà trường

60 CÁC HÀNH VI LỆCH CHUẨN CỦA HỌC SINH
Nghiện game, phim 18, ăn cắp, nói bậy, yêu đương thái quá, bỏ học trốn tiết, vi phạm nội quy nhà trường, gian lận thi cử, lệch chuẩn trong việc dùng mạng internet, sử dụng chất kích thích, vi phạm an toàn giao thông, ăn mặc, kiểu tóc, văn hoá ứng xử…


Tải xuống ppt "MODUL 5 TƯ VẤN HỌC SINH CÓ HÀNH VI LỆCH CHUẨN"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google