Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI LỚP TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG HỌC An Giang, tháng 2 năm 2019

2 CÂU HỎI? Chương trình GDPT hiện hành và chương trình GDPT mới ban hành theo Thông tư 32/2018 ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT khác nhau về những vấn đề gì ? Những gì cần thay đổi hiện nay để đáp ứng thực hiện tốt việc đổi mới chương trình sách giáo khoa mới trong thời gian tới?

3

4

5

6

7 Phẩm chất chủ yếu cần phát triển cho học sinh
Yêu nước: Yêu thiên nhiên, di sản, yêu con người; tự hào và bảo vệ thiên nhiên, di sản, con người. Nhân ái: Yêu con người, yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng sự khác biệt giữa con người, nền văn hóa; ghét cái xấu, cái ác; cảm thông, độ lượng; sẵn sàng học hỏi, hòa nhập và giúp đỡ mọi người. Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chăm làm, nhiệt tình tham gia các công việc trong lớp, trường, gia đình, cộng đồng, có ý thức vượt khó trong công việc. Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và làm việc; tôn trọng lẽ phải; lên án sự gian lận. Trách nhiệm: Bảo vệ bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội, môi trường; không đổ lỗi cho người khác.

8 Năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh
Tự chủ và tự học: Tự lực, tự khẳng định, tự định hướng, tự hoàn thiện Giao tiếp và hợp tác: Mục đích, nội dung, phương tiện, thái độ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện, giải pháp, thực thi Năng lực ngôn ngữ: Tiếng Việt và ngoại ngữ (Đọc, Nghe, Nói, Viết) Năng lực toán học: Kiến thức, thao tác tư duy, sử dụng công cụ Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Kiến thức, khám phá, vận dụng Năng lực công nghệ: Thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá Năng lực tin học: Thiết kế, sử dụng, giao tiếp, đánh giá Năng lực thẩm mỹ: Nhận biết, phân tích, đánh giá, tái tạo, sáng tạo Năng lực thể chất: Kiến thức, kỹ năng, tố chất, đánh giá

9 Năng lực chung Năng lực đặc thù Năng lực đặc biệt Các Năn g lực cốt lõi 1. Tự chủ và tự học 2. Giao tiếp và hợp tác 3. Giải quyết vấn đề và sáng tạo 1. Ngôn ngữ Tính toán 3. Khoa học Công nghệ 5. Tin học Thẩm mỹ 7. Thể chất Năng khiếu

10

11

12

13 CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI CÓ GÌ KHÁC?
Phân biệt rõ hai giai đoạn : GĐ giáo dục cơ bản (1-9); GĐ giáo dục định hướng nghề nghiệp (10-12). Giai đoạn GDCB thực hiện chương trình lồng ghép tích hợp một số nội dung trên cơ sở chương trình hiện hành. Giai đoạn GDĐịnh hướng nghề nghiệp bên cạnh một số môn học bắt buộc học sinh được lựa chọn những môn học, học phần phù hợp với sở thích cá nhân. Định hướng chung toàn quốc nội dung GD cốt lõi bắt buộc + giao quyền chủ động trách nhiệm cho các cơ sở GD tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục gắn với địa phương, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện CSVC môi trường XH của địa phương đó.

14 CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI CÓ GÌ KHÁC?
Chương trình GDPT mới chỉ quy định thời lượng dạy học cho mỗi môn học trong năm học, không quy định thời lượng đến từng tuần, để các trường xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Chương trình GDPT mới xây dựng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, giúp HS hoàn thành các công việc, giải quyết các vấn đề trong học tập và đời sống, vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tiển. Thực hiện chủ trương “Một chương trình nhiều SGK” đa dạng hóa tài liệu giáo dục.

15 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
CN TIN NT TOÁN VĂN NN GDTC HÓA SINH SỬ ĐỊA GDCD THLM (STEM) TÍCH HỢP LM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP

16 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI

17 Từ những người thực hiện CT GDPT mới
1. Số lượng và cơ cấu giáo viên a) Vấn đề đặt ra: Môn KHTN và môn Lịch sử & Địa lý là môn học mới ở THCS => GV dạy các môn này bố trí như thế nào. b) Giải pháp Phân tích cấu trúc CT các môn KHTN, Lịch sử & Địa lí ở THCS Phân công hợp lý, phối hợp GV hiện có: + Tổ chuyên môn (bao gồm GV Lý, Hóa, Sinh) phân công GV phụ trách theo chủ đề như trên và dạy đồng thời ở nhiều lớp (thay vì phân công 1 GV/môn/lớp như hiện nay). + Nội dung SHCM tập trung vào các chủ đề liên môn để bảo đảm sự phối hợp giữa các GV cùng dạy ở 1 lớp đối với các chủ đề có KT liên quan. Bồi dưỡng theo hình thức tín chỉ : khuyến khích và có chế độ cho các GV tự nguyện đăng kí học thêm các học phần bổ sung KT chuyên môn để có thể đảm nhận từ 2 phân môn, tiến tới đảm nhận toàn bộ CT môn học Đào tạo GV các môn học tích hợp .

18 Môn khoa học tự nhiên Nội dung Lớp 6 7 8 9 Mở đầu 5% 4% 2%
Chất và sự biến đổi của chất (Hoá học) 15% 20% 29% 31% Vật sống (Sinh học) 38% 25% Năng lượng và sự biến đổi (Vật lí) 28% Trái Đất và bầu trời (Vật lí và Sinh học) 7% 0% Đánh giá định kì 10%

19 - Với các mạch KT nêu trên, CT môn KHTN của các lớp 6, 7, 8, 9 đều có 3 phần tương ứng với KT thuộc lĩnh vực Vật lí, Sinh học, Hoá học được sắp xếp theo trình tự thời gian như sau: Lớp 6: Hoá học (20%) - Sinh học (38%) - Vật lí (32%) Lớp 7: Hoá học (24%) - Vật lí (28%) - Sinh học (38%) Lớp 8: Hoá học (31%) - Vật lí (28%) - Sinh học (31%) Lớp 9: Vật lí (30%) - Hoá học (31%) - Sinh học (29%) - Tổng số tiết của 3 môn Vật lí, Hoá học, Sinh học trong CT hiện hành là 595 tiết; tổng số tiết của môn Khoa học tự nhiên là 560 tiết, giảm 35 tiết so với CT hiện hành. - Tỷ lệ thời lượng giữa các lĩnh vực có dao động chút ít so với CT hiện hành và không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu GV.

20 2. Thực hiện yêu cầu dạy học phát triển năng lực a) Vấn đề đặt ra - Nhận thức về năng lực và phát triển năng lực chưa rõ - Chưa quen với dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực b) Giải pháp - Hiểu biết đầy đủ về năng lực và phát triển năng lực, - Xử lí tốt mối quan hệ giữa các yêu cầu đầu vào (Kiến thức kỹ năng) và ác yếu tố đầu ra (Năng lực, phẩm chất, hành vi) - Tăng cường bồi dưỡng CBQL, GV; tổ chức thực hiện tốt Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH

21 4. Thực hiện một chương trình, nhiều SGK a) Vấn đề đặt ra - Cạnh tranh không lành mạnh - Thay đổi SGK trong quá trình thực hiện CT - Thói quen chỉ đạo, dạy học, quản lí theo SGK b) Giải pháp - Thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK - Hạn chế cạnh tranh không lành mạnh - Quan tâm xây dựng thư viện, tủ sách lớp học, nguồn học liệu mở - Chỉ đạo, quản lí theo CT

22 4. Động lực đổi mới của GV, CBQL a) Vấn đề đặt ra - Một số GV, CBQL ngại đổi mới; - Một số cơ quan QLGD, cơ sở GD chưa quan tâm tạo động lực đổi mới cho CBQL, GV b) Giải pháp - Tăng quyền tự chủ cho cơ sở GD - Tăng cường phân cấp, phân quyền cho tổ/nhóm chuyên môn trong việc xây dựng KHGD nhà trường; - Tăng cường SHCM thông qua NCBH; dân chủ hóa nhà trường; - Tăng cường điều kiện làm việc cho cơ sở GD, GV;

23 6. Động cơ, phương pháp học tập của HS a) Thách thức - Nhiều HS chưa xác định được rõ động cơ, mục tiêu học tập, do đó thường chạy theo điểm số và đối phó trong học tập, thi cử; - PPHT, tự học của HS hạn chế; PPDH của GV chưa khuyến khích học sinh học tích cực, tự học, sáng tạo - Việc khuyến khích để HS có động cơ học tập đúng còn hạn chế. b) Giải pháp - Giúp HS nhận thức đúng về động cơ, mục tiêu học tập cụ thể, rõ ràng hơn - Đổi mới PPDH, HTDH, KTĐG để tạo hứng thú, động lực cho HS,…

24 Biên chế học sinh / lớp
Vấn đề đặt ra - Bảo đảm sĩ số lớp học theo quy định (dưới 45hs/lớp) - Bố trí lớp học phù hợp với yêu cầu làm việc nhóm; dạy học tự chọn - Trang bị CSVC, TBDH, máy tính, Internet, phòng bộ môn… b) Giải pháp - Tham mưu cấp ủy, chính quyền quan tâm đầu tư, trang bị cuốn chiếu theo lộ trình đổi mới; - Rà soát, sắp xếp, sử dụng hợp lý CSVC, TBDH, phòng bộ môn; - Đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động dạy học/giáo dục - Thực hiện xã hội hóa GD; gắn GD nhà trường với thực tiễn,…

25 Từ cộng đồng xã hội a) Vấn đề đặt ra - Niềm tin của cộng đồng vào những đổi mới có nơi, có lúc chưa cao; vị thế người GV trong xã hội - Những điều tốt nhiều nhưng ít được thừa nhận; những mặt tiêu cực rốt ít nhưng được dư luận xã hội quan tâm; - Áp lực lên người GV - Công tác truyền thông, thi đua, khen thưởng hạn chế; b) Giải pháp - Tăng cường truyền thông, tuyên truyền, giải thích - Thuyết phục bằng hiệu quả công việc của CBQL, GV, HS,… - Giảm áp lực, nâng cao vị thế người CBQL, GV - Thi đua, biểu dương, nhân rộng kịp thời gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến;…

26 Nhiệm vụ các trường phổ thông
1. Xây dựng Chương trình nhà trường (Kế hoạch giáo dục nhà trường) phù hợp với điều kiện của các cơ sở giáo dục, tạo động lực cho giáo viên đổi mới Phương pháp giảng dạy, Kiểm tra đánh giá. 2. Chỉ đạo tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận chương trình giáo dục phổ thông mới (CT tổng thể; CT môn học) tuyên truyền về chương trình GDPT mới. 3. Tổ chức chuyên đề cấp trường, chỉ đạo tổ CM xây dựng chuyên đề , chủ đề dạy học. 4. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thông qua việc chỉ đạo các tổ chuyên môn và GV xây dựng bài dạy, tiết dạy theo định hướng phát triển các phẩm chất và năng lực cho HS một cách cụ thể rõ ràng, thực chất lồng ghép với sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. (Có thể lồng ghép với công tác Bồi dưỡng thường xuyên của GV). 5. Đa dạng hoá hình thức kiểm tra đánh giá, đánh giá vì sự tiến bộ của HS, đánh giá qua quá trình giao nhiệm vụ học tập, không nhất thiết phải thực hiện các bài Ktra định kỳ, thường xuyên bằng giấy trên lớp học .

27 ĐỐI VỚI CÁC TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN
1. Tổ chức cho GV trong tổ chuyên môn nghiên cứu chương trình tổng thể và chương trình môn học đồng thời kết hợp với môn học có liên quan. 2. Thực hiện việc xây dựng chương trình môn học và các hoạt động giáo dục gắn với môn học do BGH phân công. Tổ chức cho GV biết cách xây dựng và tham gia xây dựng chương trình nhà trường. Thực hiện chuyên đề tổ CM, chủ đề dạy học 3. Tổ chức hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch cá nhân, trong đó có chương trình giáo dục môn học của GV phụ trách. 4. Giảm bớt các hồ sơ sổ sách theo Công văn 68 của Bộ GDĐT và Hướng dẫn 03 của Sở. Tổ truởng và Phó HT không ký duyệt vào giáo án của GV, chỉ giám sát và tạo mẫu biên bản để GV cùng nhau kiểm tra giáo án với nhau trong một ngày định trước.

28 5. Tổ chức sinh hoạt tổ CM theo hướng nghiên cứu bài học: Chọn bài dạy học, chủ đề dạy học, các hoạt động để thiết kế theo các hoạt động học cho học sinh gắn với áp dụng phương pháp dạy học tích cực một cách cụ thể rõ ràng để GV biết và áp dụng cho tiết dạy khác. 6. Tổ chuyên môn tạo động lực và hướng dẫn thảo luận thiết kế bài học theo phương pháp dạy học tích cực, GV áp dụng PP DH tích cực vào tiết dạy cụ thể cùng với kỹ thuật dạy học tích cực của mỗi GV. 5. Tăng cường UDCNTT trong công tác hành chính của tổ chuyên môn, dành thời gian họp tổ chuyên môn cho công tác chuyên môn là chính.

29 Đối với giáo viên 1. Xây dựng kế hoạch của cá nhân để thực hiện chương trình nhà trường một cách có hiệu quả. 2. Tham gia tập huấn đầy đủ và có chất lượng các buổi tập huấn, SHCM do trường và các cấp quản lý tổ chức; chủ động trao đổi các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện CT GDPT mới. 3 Thực hiện cụ thể việc đổi mới Phương pháp dạy học, Hình thức tổ chức dạy học, Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực HS; phát hiện những thuận lợi, khó khăn và kịp thời đề xuất những biện pháp điều chỉnh Chương trình nhà trường cho năm học kế tiếp. 4. Đẩy mạnh trao dồi kỹ thuật dạy học theo PPDH tích cực đáp ứng yêu cầu đổi mới GD.

30 Đối với giáo viên 4. Từng bước thoát ly dần tư tưởng SGK là pháp lệnh, căn cứ trên chuẩn KTKN cần đạt để xây dựng Bài soạn, Bài dạy, Chủ đề dạy học, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. 5. Tích cực tự làm TBDH và xây dựng học liệu điện tử môn học theo phân công của tổ/nhóm chuyên môn trong thực hiện CT GDPT mới. 6. Tích cực truyền thông tới CMHS và xã hội về đổi mới CT, SGK GDPT để cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ hơn về việc đổi mới CT GDPT nói riêng và đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT nói chung.

31 CÔNG TÁC KIỂM TRA CHUYÊN MÔN CỦA SỞ, PHÒNG GDĐT
Dự giờ, đánh giá tiết dạy của GV theo hướng dẫn 56 trên cơ sở xem việc thực hiện các hoạt động chuyển giao nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ dạy học, chuẩn bị của GV. Công tác đổi mới PPDH, KTĐG của GV. Dự giờ sinh hoạt tổ chuyên môn để xem công tác điều hành Sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ trưởng. Kiểm tra chương trình nhà trường, kế hoạch nhiệm vụ năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch tổ chuyên môn, kế hoạch cá nhân của GV; Biên bản họp tổ chuyên môn; Các chủ đề, chuyên đề xây dựng của tổ chuyên môn, của trường. Khảo sát học sinh để tham khảo quá trình giảng dạy và học tập của học sinh trong thời gian trường tổ chức thực hiện giáo dục.


Tải xuống ppt "SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google