Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

CHUYÊN ĐỀ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "CHUYÊN ĐỀ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 CHUYÊN ĐỀ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM
THU THẬP DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH SỰ CỐ LƯỚI ĐIỆN 110KV TẠI EVN SPC Trình bày: Ban Kỹ thuật

2 NỘI DUNG A Các quy trình quy định liên quan đến công tác điều tra sự cố lưới điện 110kV B Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV C Các Biểu mẫu và hồ sơ điều tra sự cố điển hình

3 Các quy trình quy định liên quan đến công tác điều tra
sự cố lưới điện 110kV Thông tư số 28/2014/TT-BCT ngày 15/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc ban hành Quy định quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện Quốc gia. Thông tư số 40/2014/TT-BCT ngày 05/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc ban hành Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia. Thông tư số 44/2014/TT-BCT ngày 28/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc ban hành Quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia. Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống điện phân phối.

4 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
5. Quyết định số 185/QĐ-EVN ngày 17/3/2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy trình điều tra sự cố trong các nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện. 6. Văn bản 5100/EVN-KTSX ngày 30/11/2016 về việc hướng dẫn thống kê, báo cáo các chỉ tiêu quản lý kỹ thuật trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (thay thế 1 phần QĐ 717 của EVN). 7. Quyết định số 1153/QĐ-EVN SPC ngày 14/4/2016 của Tổng công ty Điện lực miền Nam về việc ban hành Quy trình điều tra sự cố lưới điện 110kV. 8. Các Văn bản EVN SPC ban hành như: Văn bản 8927/EVN SPC-KT ngày 14/11/2017 về việc triển khai công tác phân tích sự cố lưới điện 110kV trong EVN SPC “Quy định rõ từng bước, nội dung cần thực hiện theo QĐ 185 cà QĐ 1153”; Các Văn bản kiểm điểm, rút kinh nghiệm qua các sự cố; qua các đợt kiểm tra tại các CNĐCT, các đơn vị.....

5 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Nguyên tắc chung Đơn vị QLVH có trách nhiệm tổ chức thực hiện xử lý các sự cố lưới điện 110kV thuộc phạm vi đơn vị QL. Khi xảy ra sự cố lưới 110kV, lãnh đạo các đơn vị thành viên QLVH chủ động huy động nhân lực, phương tiện, VTTB và khi cần thiết chủ động làm việc với các PC để khắc phục sự cố nhanh nhất. - Đơn vị QLVH có trách nhiệm ban hành Quy trình vận hành thiết bị, Quy trình vận hành và xử lý sự cố đường dây do đơn vị quản lý (riêng Quy trình vận hành và xử lý sự cố trạm biến áp 110kV do A2 ban hành) . 3. Trong suốt thời gian XLSC, lãnh đạo các đơn vị thành viên quản lý vận hành hoặc người được lãnh đạo đơn vị ủy quyền phải thường xuyên có mặt tại hiện trường để kịp thời chỉ đạo giải quyết cho đến khi khắc phục xong sự cố. 4. Lãnh đạo các đơn vị QLVH đánh giá mức độ sự cố lưới điện để thông báo cho TCT kịp thời.

6 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Nguyên tắc chung 5. Các PC có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ phương tiện, dụng cụ đồ nghề, thiết bị thí nghiệm, VTTB,… khi có yêu cầu của TCT hoặc đơn vị QLVH để xử lý sự cố. 6. Các đơn vị, cá nhân liên quan đến việc triển khai khắc phục sự cố nếu gây chậm trễ trong việc xử lý sự cố, để sự cố lan rộng hoặc để mất điện kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng công ty. Các đơn vị, cá nhân tích cực kịp thời ngăn chặn sự cố, giảm tối thiểu thiệt hại do sự cố gây ra, có sáng kiến trong việc xử lý khắc phục nhanh sự cố sẽ được Tổng công ty tuyên dương, khen thưởng. 7. Nghiêm cấm mọi hình thức bao che, không khai báo, khai báo không đúng sự thật hoặc cản trở công tác khai báo, điều tra sự cố. 8. Đơn vị trực tiếp quản lý vận hành bị sự cố phải tiến hành phân tích sự cố trong thời hạn sớm nhất có thể sau khi có đủ các thông tin cần thiết và chính xác về sự cố. 9. Công tác rút kinh nghiệm sau sự cố: Đơn vị QLVH phải tổ chức họp kiểm điểm nội bộ về sự cố để phân tích nguyên nhân, rút kinh nghiệm, xem xét trách nhiệm tập thể/cá nhân theo định kỳ hàng tháng, quý.

7 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Nguyên tắc chung 10. Trên cơ sở phân tích các tài liệu điều tra cụ thể đối với các sự cố xảy ra cũng như việc phân tích các số liệu thống kê sự cố và hiện tượng bất thường trong vận hành để yêu cầu các đơn vị thiết kế, chế tạo, lắp ráp, hiệu chỉnh, sửa chữa, v.v... tìm những biện pháp cần thiết và kịp thời nhằm khắc phục những nhược điểm, sai sót trong thiết kế, chế tạo và hoàn thiện các kết cấu thiết bị đang vận hành và các thiết bị mới, nâng cao chất lượng các thiết bị đó, nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng, lắp ráp, hiệu chỉnh, vận hành và sửa chữa các công trình điện. 11. Các đơn vị QLVH phải thường xuyên tổ chức công tác đào tạo, hướng dẫn thực hiện Quy trình xử lý sự cố đường dây và trạm biến áp 110kV và phổ biến kinh nghiệm trong công tác điều tra xử lý sự cố.

8 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
II. Phân loại sự cố Sự cố cấp I: Hư hỏng một hoặc nhiều phân đoạn thanh cái (phần dẫn điện, sứ cách điện, máy cắt, cầu dao, ...), đòi hỏi phải phục hồi sơ đồ thanh cái trở lại bình thường với thời gian trên 8 giờ. Hư hỏng đường dây trục chính điện áp 110kV phải loại ra khỏi vận hành để sửa chữa với thời gian trên 1 giờ. Hư hỏng máy biến áp lực 110kV phải loại ra khỏi vận hành để sửa chữa với thời gian trên 8 giờ; cũng như hư hỏng các thiết bị khác của trạm 110kV dẫn tới phải ngừng vận hành máy biến áp hoặc trạm với thời gian trên 8 giờ. Máy biến áp lực 110 kV đang ở trạng thái dự phòng khi cần huy động mà không huy động được vì bị hư hỏng do bản thể thiết bị hoặc do nhân viên vận hành vi phạm quy trình gây nên trong thời điểm huy động không thể khôi phục lại được phải loại ra để sửa chữa với thời gian trên 8 giờ. Hỏa hoạn trong các trạm biến áp 110kV làm ngừng vận hành trạm trên 1 giờ. Ngừng cấp điện cho các phụ tải đặc biệt quan trọng mà thời gian ngừng cấp điện vượt quá thời gian cho phép để thao tác đóng điện trở lại theo quy định.

9 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
II. Phân loại sự cố 2. Sự cố cấp II: - Hư hỏng một hoặc nhiều phân đoạn thanh cái 110 kV đòi hỏi phải phục hồi sơ đồ thanh cái trở lại bình thường với thời gian đến 8 giờ. - Hư hỏng các đường dây nhánh rẽ phải ngừng vận hành để sửa chữa với thời gian trên 01 giờ; cũng như hư hỏng các đường dây trục chính phải ngừng vận hành để sửa chữa với thời gian đến 01 giờ. - Hư hỏng máy biến áp lực 110kV phải loại ra khỏi vận hành để sửa chữa với thời gian đến 8 giờ; cũng như hư hỏng các thiết bị khác của trạm buộc phải loại máy biến áp hoặc ngừng vận hành trạm để sửa chữa với thời gian đến 8 giờ. - Máy biến áp lực đang ở trạng thái dự phòng khi cần huy động mà không huy động đựơc vì bị hư hỏng cuộn dây, do bản thể thiết bị hoặc do nhân viên vận hành vi phạm quy trình gây nên trong thời điểm huy động làm cháy cuộn dây máy biến áp phải loại ra để sửa chữa với thời gian đến 8 giờ. - Hỏa hoạn trong các trạm biến áp làm ngừng vận hành trạm đến 01 giờ. 3. Sự cố cấp III: Các trường hợp hư hỏng thiết bị chính, phụ trên lưới điện 110 kV mà mức độ hư hỏng thiết bị hoặc vi phạm gây hậu quả chưa đến mức độ sự cố cấp I và cấp II nhưng lại trên mức quy định ở “các hiện tượng bất thường” thì được đánh giá là sự cố cấp III.

10 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
II. Phân loại sự cố 4. Hiện tượng bất thường: Thiết bị chính, thiết bị phụ trên lưới điện vận hành không bình thường hoặc có hiện tượng hư hỏng nhưng vẫn còn duy trì vận hành được cho đến kỳ sửa chữa kế tiếp hoặc đến khi điều độ hệ thống cho phép ngừng vận hành. Thiết bị phụ trong quá trình vận hành nếu xảy ra hư hỏng hoặc có hiện tượng hư hỏng cần phải ngừng vận hành mà không gây sự cố làm ngừng thiết bị chính. Thiết bị chính vận hành không bình thường nhưng đã có kế hoạch xin ngừng thiết bị hoặc xin giảm công suất để ngăn ngừa trước sự cố có thể xảy ra. Ngắt điện tự động hoặc ngắt điện do vô ý của nhân viên vận hành thao tác nhầm thiết bị nhưng sau đó tự động đóng điện lại hoặc thao tác đóng điện lại thành công trong thời gian cho phép theo quy trình vận hành. Hư hỏng hệ thống tín hiệu trung tâm, hệ thống thông tin liên lạc, các thiết bị điều độ phải khôi phục lại trong thời gian đến 8 giờ. Vi phạm hoạt động của thiết bị trong khi nghiên cứu khoa học kỹ thuật và thử nghiệm theo chương trình đã được cấp có thẩm quyền duyệt nếu vi phạm này chưa đến mức gây nên sự cố cho các thiết bị chính, các phần tử trong hệ thống điện.

11 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
III. Phân loại nguyên nhân sự cố Sự cố chủ quan Sự cố xảy ra do một trong các nguyên nhân dưới đây phân loại là sự cố chủ quan: Lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành trong sản xuất gây ra. Không theo dõi, kiểm tra phát hiện các khiếm khuyết của thiết bị, nguy cơ gây ra sự cố và không khắc phục kịp thời khiếm khuyết, nguy cơ gây ra sự cố của thiết bị đã được phát hiện. Chỉnh định, thí nghiệm, kiểm định, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị không đúng thời gian theo quy định. Bỏ qua hạng mục thí nghiệm, kiểm định, sửa chữa, bảo dưỡng; thực hiện không đảm bảo chất lượng hoặc không phát hiện hết các hư hỏng của thiết bị. Không điều tra, phân tích nguyên nhân sự cố; không thực hiện các biện pháp ngăn ngừa để sự cố tái diễn. Không thực hiện huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ và kiểm tra, sát hạch quy trình, quy định cho nhân viên vận hành, sửa chữa, thí nghiệm và cán bộ quản lý. Lập phương thức vận hành và tổ chức dây chuyền sản xuất không hợp lý. Không có đủ các quy trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị; không quy định chức năng nhiệm vụ của nhân viên vận hành và các bộ phận, đơn vị có liên quan,…

12 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
III. Phân loại nguyên nhân sự cố Sự cố chủ quan Sự cố xảy ra do một trong các nguyên nhân dưới đây phân loại là sự cố chủ quan: h) Không thực hiện đúng các quy trình vận hành, quy trình thao thác, quy trình điều độ, quy trình xử lý sự cố, quy trình bảo dưỡng thiết bị, quy trình an toàn … quy trình nhiệm vụ và nội quy, kỷ luật lao động. i) Đấu sai mạch nhị thứ, sai quy cách kỹ thuật; đọc nhầm thông số thí nghiệm, không cập nhật thường xuyên thực tế sơ đồ nhất thứ, nhị thứ, … j) Kết thúc công việc không kiểm tra để quên dụng cụ, vật liệu, nhiên liệu trong thiết bị gây ra sự cố. k) Thiết kế sai nhưng khi vận hành và thí nghiệm không phát hiện được để xảy ra sự cố. l) Vi phạm các quy định về an toàn.

13 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
2. Sự cố khách quan Sự cố xảy ra do một trong các nguyên nhân dưới đây phân loại là sự cố khách quan khi đơn vị quản lý vận hành đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm và biện pháp phòng ngừa theo quy định nhưng vẫn không ngăn chặn được: Do cá nhân, tổ chức bên ngoài: Do lỗi của nhà chế tạo, do cơ quan thiết kế, do lỗi trong quá trình xây dựng, lắp đặt, chỉnh định, sửa chữa. Các nguyên nhân này chỉ được kết luận trong trường hợp có đầy đủ cơ sở pháp lý. Do bắn súng, nổ mìn, cháy rừng, đốt nương rẫy, ném bất kỳ vật gì, thả diều (vật bay) vào đường dây, công trình gây ra sự cố; khai thác cát, vật liệu xây dựng, đào đắp kênh mương sát chân công trình; ô tô, cần cẩu, máy xúc, bè mảng, tàu thuyền... chạm vào đường dây, đường cáp ngầm gây sự cố, đứt dây, đổ cột điện. Do thiết bị điện của khách hàng hư hỏng hoặc khách hàng thao tác sai gây sự cố vượt cấp lên lưới điện. Do lưới điện bị phá hoại. b) Do thiên tai như: Bão, lũ, lụt, giông, sét, ... gây hư hỏng lưới điện.

14 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
IV. Xác định sự cố, hiện tượng bất thường và quy định cách tính sự cố Xác định là sự cố hoặc hiện tượng bất thường đối với các trường hợp sau: Xác định là sự cố hoặc hiện tượng bất thường ảnh hưởng tới chế độ hoạt động bình thường của lưới điện chỉ được tính khi đã tiếp nhận thiết bị vào vận hành. Những thiết bị dự phòng nóng, nguội trong lưới điện khi cần thiết huy động mà không huy động được vì bị hư hỏng do bản thể thiết bị (trong thời gian trước khi huy động không kiểm tra để phát hiện ra) hoặc do chủ quan của nhân viên vận hành vi phạm quy trình gây nên cũng tính là sự cố. 2. Không xác định là sự cố đối với các trường hợp sau: Những thiết bị chính của lưới điện như máy biến áp, đường dây... do bị hư hỏng hoặc tách ra khỏi vận hành để sửa chữa hoặc đang vận hành nhưng được phép ngừng để sửa chữa định kỳ mà trong quá trình sửa chữa này do chủ quan làm hư hỏng thêm. Hư hỏng thiết bị đang bảo quản trong kho, hoặc trong quá trình vận chuyển lắp ráp. Hư hỏng các thiết bị mới lắp ráp xong đang trong giai đoạn hiệu chỉnh, chạy thử, thí nghiệm nhưng chưa bàn giao cho bên quản lý vận hành. Trong các trường hợp này, các hư hỏng thiết bị vẫn phải được điều tra và báo cáo cấp trên theo quy định.

15 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
IV. Xác định sự cố, hiện tượng bất thường và quy định cách tính sự cố 3. Quy định cách tính sự cố: Trường hợp, nếu sự cố xảy ra do một nguyên nhân ban đầu của đơn vị này, nhưng lại phát triển thành sự cố cho đơn vị khác thì sự phát triển này cũng phải được tính như một sự cố riêng và việc phân loại phải được xác định theo việc phát triển hậu quả đó. Trên một đường dây hay nhiều đường dây do một Đơn vị quản lý hoặc nhiều Đơn vị cùng quản lý, xảy ra bật máy cắt nhiều nơi trong cùng một thời điểm do thiên tai gây nên thì chỉ tính là một lần sự cố. Trường hợp một đường dây do nhiều Đơn vị quản lý, khi xảy ra sự cố hư hỏng trên đoạn đường dây thuộc phạm vi quản lý của Đơn vị nào thì tính sự cố đường dây cho Đơn vị đó. V. Xác định sản lượng điện thiếu hụt do sự cố gây ra Sản lượng điện thiếu hụt do sự cố gây ra được tính từ thời điểm vi phạm việc cấp điện với những thông số bình thường cho tới khi phục hồi việc cấp điện trở lại bình thường cho các phụ tải.

16 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
Chương 2 THU THẬP THÔNG TIN SỰ CỐ VÀ PHÂN TÍCH SỰ CỐ Trách nhiệm thu thập thông tin sự cố của Đơn vị QLVH Khi xảy ra sự cố trên lưới điện 110kV thuộc quyền quản lý vận hành của đơn vị nào, đơn vị đó có trách nhiệm thu thập các thông sau: Thời điểm xảy ra sự cố; Tình hình vận hành thiết bị trước sự cố. - Chế độ kết dây, cấu hình thanh cái, vị trí đóng/mở các MC, DCL, DTĐ,… - Thông số vận hành của thiết bị trước sự cố (trào lưu công suất, điện áp, dòng điện, góc pha, ...). - Các công tác, thao tác trước sự cố; - Điều kiện thời tiết, bảo dưỡng, thí nghiệm, tình hình hiện trường khu vực xảy ra sự cố.

17 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
Trách nhiệm thu thập thông tin sự cố của Đơn vị QLVH c) Diễn biến sự cố - Các sự kiện xảy ra trong quá trình sự cố theo ghi nhận của trực ca vận hành trạm: + Thao tác ngay trước khi xảy ra sự cố; + Chỉ danh MC nhảy, số lần nhảy; + Tình trạng của phần tử bị sự cố: mất điện một phần/toàn phần, trạng thái vật lý nguyên vẹn/vỡ/cháy nổ, … ; + Tình trạng làm việc của các thiết bị khác, … - Các thông tin bảo vệ, điều khiển, giám sát khi xảy ra sự cố bao gồm các tín hiệu chuông, còi, đèn, cảnh báo, cờ rơi, … ở các tủ bảo vệ, tủ điều khiển; - Các hiện tượng hoặc thao tác khác trong quá trình diễn biến sự cố. d) Quá trình xử lý sự cố của nhân viên vận hành, lệnh điều độ …: - Trình tự các thao tác xử lý sự cố đã thực hiện; - Các thông số vận hành của thiết bị ngay sau sự cố. e) Bản ghi sự kiện, ghi sự cố, ghi dao động, định vị sự cố, … liên quan tới sự cố vừa xảy ra được truy xuất từ tất cả các thiết bị ghi nhận lắp đặt tại trạm. f) Thông số chỉnh định thực tế đang cài đặt trong các rơle bảo vệ, tự động của trạm đã tác động và/hoặc khởi động khi sự cố.

18 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
II. Trách nhiệm Phân tích sự cố của Đơn vị QLVH Khi xảy ra sự cố, Đơn vị QLVH phải chủ trì thực hiện tất cả những công tác sau: a) Đảm bảo việc thu thập thông tin sự cố đầy đủ, kịp thời để đảm bảo hiệu quả cho công tác phân tích sự cố. b) Phối hợp và tạo điều kiện cho TCT hoặc cấp điều độ có quyền điều khiển tiến hành thu thập các thông tin còn thiếu theo yêu cầu. c) Thực hiện phân tích sự cố dựa trên các thông tin thu thập được, xác định nguyên nhân, đánh giá công tác vận hành thiết bị. d) Lập và gửi báo cáo phân tích sự cố (theo phụ lục số 2 Quyết định số 1153/QĐ-EVN SPC ngày 14/4/2016) tới A2 (khi được yêu cầu) và Tổng công ty. Thời gian gửi báo cáo phân tích sự cố khi được yêu cầu không được vượt quá thời hạn điều tra sự cố quy định tại Điều 18 của Quyết định số 1153/QĐ-EVN SPC ngày 14/4/2016. e) Đề xuất các biện pháp ngăn ngừa sự cố (nếu có) và tham gia thực hiện các biện pháp này trong phạm vi trách nhiệm theo quy trình vận hành.

19 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
Chương 3. Điều tra sự cố và đề ra các giải ngăn chặn, giảm sự cố lưới điện 110kV  Công tác điều tra sự cố và đề ra giải pháp khắc phục và tổ chức kiểm điểm để phổ biến rút kinh nghiệm, thực hiện và lưu trữ đầy đủ hồ sơ sự cố thực hiện theo Quyết định số 1153/QĐ- EVN SPC ngày 14/4/2016, trong đó lưu ý các nội dung. Khi xảy ra sự cố, các CNĐCT, ĐCTMN tiến hành thực hiện điều tra sự cố ngay để xác định nguyên nhân gây ra sự cố, đề ra giải pháp khắc phục và tổ chức kiểm điểm để phổ biến rút kinh nghiệm; thực hiện và lưu trữ đầy đủ hồ sơ sự cố (các báo cáo, biên bản, tài liệu). Tất cả các sự cố phải tiến hành truy xuất rơ le bảo vệ, thời hạn chậm nhất trong thời gian 24 giờ kể từ khi sự cố (đối với đường dây, phải truy xuất dữ liệu 2 ngăn tại TBA đấu nối và các ngăn liên kề thuộc TBA đó, TBA liên kề (nếu cần)), lưu ý thực hiện thu thập dữ liệu các sự cố sau: 1. Đối với các sự cố do sét, thu thập thêm các dữ liệu về vị trí sự cố, hình ảnh chuối sứ bị phóng điện, chỉ số các bộ đếm sét liên quan đến sự cố, các giá trị điện trở tiếp địa cột tại vị trí sự cố và 04 vị trí cột liền kề sau sự cố và nghiêm túc thực hiện các giải pháp ngăn ngừa sự cố do sét theo Văn bản số 597/EVN SPC-KT ngày 23/1/2017 của Tổng công ty về triển khai các giải pháp ngăn ngừa sự cố do sét trên đường dây 110kV.

20 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
2. Đối với các sự cố phóng điện thiết bị, thu thập thêm dữ liệu về hình ảnh/video liên quan đến thiết bị bị sự cố. 3) Báo cáo nhanh sự cố: - Tình trạng vận hành thiết bị trước sự cố: Chế độ kết dây, thông số vận hành của thiết bị trước sự cố, thời tiết…; - Diễn biến sự cố (lúc sự cố): Các sự kiện xảy ra trong quá trình sự cố, các thông tin bảo vệ, điều khiển (các tín hiệu còi, đèn, cảnh báo, cờ rơi, ….), ở các tủ bảo vệ, tủ điều khiển, màn hình HMI (nếu trạm có HMI); các tín hiệu ghi nhận từ hệ thống SCADA hoặc hệ thống MiniSCADA (các CNĐCT, ĐCTMN thu thập tại đơn vị hoặc khai thác dữ liệu từ TTĐH SCADA đã cung cấp); các hiện tượng hoặc thao tác khác trong quá trình diễn ra sự cố…; - Dữ liệu rơ le: + Phiếu chỉnh định rơ le bảo vệ các ngăn liên quan do A2 và PC ban hành. + Dữ liệu truy xuất từ rơ le bảo vệ (ghi rõ chủng loại, hãng sản xuất rơ le): Trị số cài đặt rơ le (setting); Ghi nhận sự kiện (event); Ghi nhận sự cố (disturbance). (bao gồm tất cả dữ liệu ghi nhận tại các ngăn lộ liên quan thuộc EVN SPC, TTĐ3, TTĐ4, KH, NMĐ quản lý vận hành).

21 B. Quá trình điều tra và xử lý sự cố lưới điện 110kV
III. Khi xảy ra sự cố bật MC 110kV và MC 43x (máy cắt tổng đầu ra MBA 110kV): TTĐH SCADA, CNĐCT thu thập dữ liệu ghi nhận từ hệ thống SCADA trong đó có thể hiện trạng thái MC, bảo vệ tác động/ các dữ liệu rơ le ghi nhận (nếu có) theo thời gian và báo cáo về Tổng công ty trước 7 giờ hàng ngày các sự cố diễn ra trong ngày trước đó, cụ thể như sau: - Các trung tâm điểu khiển xa (CNĐCT) thu thập dữ liệu các sự cố trong phạm vi quản lý của đơn vị. TTĐH SCADA thu thập dữ liệu tất cả các sự cố trên lưới EVN SPC. IV. TNĐMN: Trên cơ sở dữ liệu ĐCTMN cung cấp, TNMĐN có phân tích, nhận định riêng và báo cáo về TCT không quá 03 ngày làm việc đối với sự cố cấp I, II và không quá 02 ngày làm việc đối với sự cố cấp III kể từ khi xảy ra sự cố). V. Các sự cố sau 3 ngày chưa xác định nguyên nhân: TCT sẽ triệu tập các đơn vị liên quan để phân tích sự cố và đề ra các giải pháp khắc phục nhằm ngăn ngừa sự cố tái diễn.

22 C. Các Biểu mẫu và hồ sơ điều tra sự cố
Hồ sơ sự cố và các biểu mẫu biên bản, báo cáo Hồ sơ sự cố lưới điện 110kV - Báo cáo sự cố - Biên bản hiện trường sự cố - Biên bản điều tra sự cố - Biên bản họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm sự cố. - Các bản tường trình sự cố. - Tài liệu kỹ thuật liên quan. - Phiếu ghi kết quả thí nghiệm, nhật ký vận hành, phiếu công tác, lệnh công tác, phiếu thao tác, .... - Báo cáo phân tích sự cố. 2. Mẫu báo cáo nhanh sự cố 3. Báo cáo phân tích sự cố 4. Biên bản Điều tra sự cố 5. Biên bản hiện trường sự cố ….

23 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
C. Hồ sơ điều tra sự cố SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017

24 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017

25 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
Diễn biến sự cố và tình hình hư hỏng thiết bị: 1. Diễn biến sự cố: Lúc 09h29’ ngày 29/12/2017 trạm 110kV Thủ Đức Bắc bật các MC 476 do R50/50N tác động; MC 132, 432 do R87, 96-1, 96-2, 96-OLTC tác động. - Ca trực vận hành kiểm tra tại tủ điều khiển ngăn MBA T2 sáng các ô đèn: rơ le dòng dầu Trip, rơ le hơi Trip, rơ le 96-1 alarm. Tại tủ điều khiển bảo vệ CRP_E05 sáng các ô đèn: F87 Diff, 86-1 Trip, 86-2 Trip, Discrep-Switch, 22kV OC&EF Trip. Tại rơ le phát tuyến 476 sáng các ô đèn: Trip, I>, I>>, I>>>, In>, In>>, In>>>. Kiểm tra MBA T2. - Truy xuất thông số trên các rơle: + Relay 50/51 (ngăn 476): chức năng: 50, 50N pha B tác động. Dòng điện sự cố: Ia=451A; Ib=13.056A; Ic=347A; In=13.165A. + Rơ le 87T2: đèn trip ABC. IA1=1.448A; IB1=2.275A; IC1=1.191A; IA2=1.334A; IB2=1.4502A; IC2=826A; Id1=4,96pu; Id2=2,46pu; Id3=2,52pu; Ir-1=7,34; Ir-2= 12,4; Ir-3=8,18. + Các rơ le bảo vệ liên quan đến các phát tuyến 22kV còn lại: không có thông tin sự cố.

26 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
Diễn biến sự cố và tình hình hư hỏng thiết bị: - Nguyên nhân sự cố: Trong quá trình thi công đào và trồng trụ tuyến 481 (ngăn lộ còn lại thuộc công trình cải tạo trạm 110kV Thủ Đức Bắc – đấu nối mới 3 ngăn lộ ra cáp ngầm 24kV cấp điện cho PCBD gồm ngăn 476, 483, 481– ngăn 476, 483 do ĐCTMN thi công và hoàn thành đóng điện tháng 9/2016) do Công ty Xây lắp điện Bách Khoa thi công (Công ty Lưới điện cao thế miền Nam làm chủ đầu tư) làm thủng ống HDPE bảo vệ cáp và lớp cách điện XLPE cáp dẫn đến phóng điện gây nổ cáp ngầm pha B ngăn 476 với dòng ngắn mạch lớn (khoảng 13kA) gây hư hỏng MBA T2 (vị trí sự cố cách tường rào trạm Thủ Đức Bắc là 1m; cách trụ 01 tuyến 476, 483 là 3m; cách trụ tuyến 481 là 2m). - Kết quả Thí nghiệm sau sự cố: + Điện trở cách điện các cuộn dây phía 23kV lệch >2%. + Không tìm được tổ đấu dây. + Tỉ số biến áp sai. + Chập vòng trụ A,B,C. + Thử tổn hao điện môi bị ngắn mạch. + Kết luận: MBA không đạt yêu cầu vận hành.

27 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
II. Số liệu chủ yếu về thiết bị hư hỏng: MBA T2-63MVA - Công suất: 63MVA (S/N: ). - Tổ đấu dây: YNYNA0+D11. - Điện áp định mức: 115 ± 9x1,78/23-15,75/11 kV. - Hãng sản xuất: Đông Anh. - Nước sản xuất: Việt Nam, năm SX: 10/2002. - Đóng điện vận hành 08/12/2002 (MBA mới). II. Đánh giá hoạt động của hệ thống điều khiển, bảo vệ rơ le và tự động và kết quả TNĐK: Bình thường

28 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
Dữ liệu ghi nhận từ hệ thống SCADA: Tín hiệu từ hệ thống rơle: Time B1 B2 B3 Element Status 29/12/2017 9:27:33 Thu Duc Bac 110 110cmpT2 TRP63R Appeared 132 TRP86 TRP96-2 TRP87T 29/12/2017 9:27:43 29/12/2017 9:27:44 29/12/2017 9:27:45 29/12/2017 9:27:48 29/12/2017 9:27:50 29/12/2017 9:27:52 29/12/2017 9:27:53 29/12/2017 9:28:03 22 476 TRP50P-1 29/12/2017 9:28:06 TRP50N-1

29 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
Dữ liệu ghi nhận từ hệ thống SCADA: b) Tín hiệu trạng thái Máy Cắt: Time B1 B2 B3 Element Status 29/12/2017 9:27:33 Thu Duc Bac 22 476 CB Open 110 132 432 29/12/2017 9:42:43 472 29/12/2017 9:42:47 474 29/12/2017 9:42:52 478 29/12/2017 9:42:54 480 29/12/2017 9:42:57 482 29/12/ :02:11 421 Close 29/12/ :08:54 29/12/ :11:07 29/12/ :11:20 29/12/ :11:36 29/12/ :11:44

30 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
2. DỮ LIỆU TRUY XUẤT RƠ LE I. Rơ le 50/51 – 476: Toshiba GRE A 1. Fault record, event record: Tác động chức năng 50, 50N, pha B, dòng sự cố như hình.

31 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
2. DỮ LIỆU TRUY XUẤT RƠ LE I. Rơ le 50/51 – 476: Toshiba GRE A 1. Fault record, event record: Tác động chức năng 50, 50N, pha B, dòng sự cố như hình.

32 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
2. DỮ LIỆU TRUY XUẤT RƠ LE I. Rơ le 50/51 – 476: Toshiba GRE A 1. Fault record, event record: Tác động chức năng 50, 50N, pha B, dòng sự cố như hình.

33 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
2. DỮ LIỆU TRUY XUẤT RƠ LE I. Rơ le 50/51 – 476: Toshiba GRE A (dạng sóng) * Nhận xét: sự cố pha B, relay tác động chức năng BVQD cấp 2 (pha, đất, t=0s), tổng thời gian duy trì dòng sự cố trong khoảng ms

34 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
II. Rơ le 87 – T2: Toshiba GRT200 1. Fault record, event record:

35 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
II. Rơ le 87 – T2: Toshiba GRT200 1. Fault record, event record:

36 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
II. Rơ le 87 – T2: Toshiba GRT200 1. Fault record, event record:

37 SỰ CỐ HƯ HỎNG MBA T2 TRẠM 110KV THỦ ĐỨC BẮC NGÀY 29/12/2017
II. Rơ le 87 – T2: Toshiba GRT200 2. Dạng sóng Nhận xét: sự cố phía 22kV, rơ le 50/51 – PT 476 tác động trước, trong thời gian này rơ le 87 ghi nhận dòng ngắn mạch pha B duy trì đến khoảng 75ms thì relay tác động (phát hiện sự cố bên trong MBA), tổng thời gian từ lúc có sự cố ngắn mạch PT 476 đến lúc MBA mất điện khoảng 150ms.

38 TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM
Xin cảm ơn!


Tải xuống ppt "CHUYÊN ĐỀ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google