Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

2 NỘI DUNG Cơ sở pháp lý thực hiện GS&ĐG ĐT Nội dung cơ bản về GS&ĐG ĐT Tổ chức thực hiện GS&ĐG ĐT

3 CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN GIÁM SÁT
Phần I CƠ SỞ PHÁP LÝ THỰC HIỆN GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ

4 1. Các luật liên quan trực tiếp
Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi, (Luật số 83 /2015/QH13, 26/6/2015, hiệu lực năm ngân sách 2017, thay thế Luật Ngân sách nhà nước 2002) Luật Đầu tư công (Luật số 49/2014/QH13, ngày 18/6/2014) Luật Đầu tư 2014 (Luật số 67/2014/QH13, 26/11/2014) Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69 ngày 26/11/2014) Luật Xây dựng 2014 (Luật số 50/2014/QH13, ngày 18/6/2014) Luật Đấu thầu 2013 (Luật số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013) Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (Luật số 15/2017/QH14, 21/6/2017, hiệu lực 01/01/2018)

5 2. Các luật liên quan khác
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (số 44/2013/QH13, 26/11/2013, hiệu lực 01/7/2014) Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (Luật số 15/2017/QH14, 21/6/2017, hiệu lực 01/01/2018) Luật Doanh nghiệp 2014 (số 68/2014/QH13, 26/11/2014) Luật Đất đai 2013 (Luật số 45/2013/QH13 29/11/2013) Luật Bảo vệ môi trường (Luật số: 55/2014/QH13, 23/6/2014) Luật Khoáng sản (Luật số 60/2010/QH12, 17/11/2010) Luật Quy hoạch (Luật số: 21/2017/QH14, 24/11/2017, h/lực 1/1/2019) V.V.

6 3. Các nghị định hướng dẫn thi hành các luật:
3.1. Các nghị định liên quan tới Luật Đầu tư công: Nghị định số 77/2015/NĐ-CP, ngày 10/9/2015 về Kế hoạch đầu tư công trung hạnh và hàng năm, hiệu lực 01/11/2015 Nghị định số: 84/2015/NĐ-CP, ngày 30/9/2015, về Giám sát và Đánh giá đầu tư hiệu lực 20/11/20115 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP, 31/12/2015 về Hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đầu tư công NĐ số 131/2015/NĐ-CP, 25/12/2015, Hướng dẫn về Dự án QTQG, hiệu lực 15/02/2016 Nghị định số 16/2016/NĐ-CP, 16/3/2016 về QL, SD vốn ODA và vốn vay ƯĐ của nhà tài trợ nước ngoài Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 (thay thế NĐ15/2015/NĐ-CP, 14/02/2015) về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hiệu lực 19/6/2018 (Bãi bỏ Điều 10, 17, 19, 24 và 33 NĐ số 136/2015/NĐ-CP)

7 3.2. Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư
Nghị định số 91/2015/NĐ-CP, ngày 13/10/2015 về Đầu tư vốn NN vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN (thay thế NĐ số 71/2013/NĐ-CP, ngày 11/7/2013, NĐ số 09/2029/NĐ-CP, ngày 05/02/2009). Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 về Hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2014 Nghị định số 87/2015/NĐ-CP, 16/10/2015 về GS VĐT NN vào; GS tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN và DN có vốn NN Nghị định số 83/2015/NĐ-CP, ngày 25/9/2015 Quy định đầu tư ra nước ngoài 3.3. Nghị định hướng dẫn Luật đấu thầu Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của CP: Đấu thầu lựa chọn nhà thầu, có hiệu lực từ ngày 15/8/2014) Nghị định số 30/2015/NĐ-CP, 17/3/2015 về Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, hiệu lực 5/5/2015

8 3.5. Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng
NĐ sô 32/2015/NĐ-CP, 25/3/2015 về Quản lý chi phí ĐTXD NĐ số: 37/2015/NĐ-CP, 22/4/2015 Quy định chi tiết về Hợp đồng XD NĐ số 44/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015, Quy định chi tiết một số nội dung về Quy hoạch XD, NĐ số 46/2015/NĐ-CP, 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình XD, NĐ số 59/2015/NĐ-CP, 18/6/2015 Quản lý DA ĐTXDCT; NĐ số 42/2017/NĐ-CP, 05/4/2017 sửa NĐ 59, hiệu lực 01/6/2017.

9 3.6. Các thông tư hướng dẫn về GS, ĐG ĐT
TT số 22/2015/TT-BKHĐT, ngày 18/12/2015 của Bộ KH&ĐT Quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư TT số 02/2016/TT-BKHĐT, ngày 01/3/2016 của Bộ KH&ĐT Hướng dẫn lựa chọn sơ bộ dự án, lập, thẩm định, phê duyệt ĐXDA và BCNCKT dự án đầu tư theo hình thức PPP TT số 10/2016/TT-BKHĐT, 22/7/2016 về giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu T Tsố 13/2016/TT-BKHĐT, 29/9/2016 của Bộ KH&ĐT chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về GS, ĐG ĐT chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn NN. TT số 08/2016/TT-BTC, ngày 18/01/2016 của Bộ TC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN TTsố 09/2016/TT-BTC, ngày 18/01/2016 của Bộ TC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn NN TT số: 200/2015/TT-BTC, 15/12/2015 hướng dẫn thực hiện NĐ số 87/2015 về GS VĐT, GS TC..... Của DNNN và DN có vốn NN

10 VỀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Phần II NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ

11 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm về giám sát, đánh giá đầu tư
2. Mục đích, Yêu cầu GSĐG ĐT 3. Vai trò, vị trí của GSĐG ĐT 4. Đối tượng, phạm vi GSĐG ĐT 5. Nhiệm vụ GSĐG ĐT 6. Chủ thể tham gia GSĐG ĐT 7. Nguyên tắc thực hiện GSĐG ĐT

12 1. Khái niệm Giám sát và Đánh giá đầu tư
1.1. Giám sát: Theo dõi và Kiểm tra Theo dõi: Các hoạt động thường xuyên và định kỳ nhằm nắm bắt kịp thời tình hình và kết quả trong quá trình thực hiện một hoạt động nào đó (Chương trình, dự án) Thường là nhiệm vụ của các cấp quản lý, phát hiện và can thiệp kịp thời NĐ 84: “Theo dõi chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình thực hiện chương trình, dự án; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin, đề xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo chương trình, dự án đầu tư thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định

13 Kiểm tra (Theo dõi dựa trên kết quả thực hiện ):
Xem xét tình hình và kết quả thực hiện các quy định trên cơ sở so sánh kết quả đạt được thực tế với kết quả và mục tiêu đã được xác định trước Thực hiện chức năng quản lý nhằm đánh giá mức độ đạt được thực tế so với mục tiêu đặt ra, phát hiện sự sai lệch trong hệ thống bị quản lý với các chuẩn mực được dùng làm chỉ tiêu đánh giá NĐ 84: “Kiểm tra chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý chương trình, dự án của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém về quản lý chương trình, dự án theo quy định của pháp luật; kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh, việc làm sai quy định về quản lý chương trình, dự án; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.

14 Khái niệm về Giám sát & Đánh giá đầu tư (tiếp)
Hoạt động kiểm chứng hiệu suất, hiệu quả hay tác động của một Dự án/Chương trình đầu tư với sử dụng các quy trình, phương pháp nghiên cứu một cách có hệ thống Đóng góp vào việc cải thiện chính sách, chương trình, dự án NĐ 84. “Đánh giá chương trình, dự án đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước tại một thời điểm nhất định.

15 Hệ thống Giám sát, Đánh giá đầu tư
GIÁM SÁT , ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ­ Giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư Giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư­ Giám sát Đánh giá Theo dõi Kiểm tra Đo lường kết quả So sánh, phân tích Quốc gia, các cấp, ngành, vùng lãnh thổ Chương trình, Dự án đầu tư

16 1.3. Giám sát tổng thể Thực hiện việc giám sát trong phạm vi toàn bộ quá trình / hệ thống (toàn quốc, ngành hay vùng lãnh thô)̉ Giám sát tổng thể gồm: Theo dõi tổng thể Kiểm tra tổng thể NĐ 84: “Giám sát tổng thể đầu tư” là việc theo dõi thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất quá trình thực hiện đầu tư của các cấp, các ngành và địa phương; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, thiếu sót để đảm bảo đầu tư theo quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu và đảm bảo hiệu quả.

17 Theo dõi tổng thể : Hoạt động thường xuyên hoặc định kỳ thu thập và cập nhật thông tin của toàn bộ quá trình / hệ thống nhằm nắm được diễn biến, phát hiện những lệch lạc để tác động, điều chỉnh kịp thời bảo đảm mục tiêu quản lý NĐ 84:“Theo dõi tổng thể đầu tư” là hoạt động thường xuyên và định kỳ cập nhật các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư và việc quản lý đầu tư của các cấp, các ngành và địa phương; tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin và đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý đầu tư.

18 Kiểm tra tổng thể Xem xét đinh kỳ hoặc đột xuất tình hình, kết quả hoạt động trong phạm vi toàn bộ quá trình / hệ thống, đánh giá mức đạt được so với yêu cầu, phát hiện những sai lệch nếu có để chấn chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu NĐ 84. “Kiểm tra tổng thể đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất, nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các cấp, các ngành; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, yếu kém, bảo đảm việc quản lý đầu tư đúng quy định của pháp luật; phát hiện và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời những vướng mắc, phát sinh hoặc việc làm sai quy định về quản lý đầu tư; giám sát việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện.

19 1.4. Đánh giá tổng thể Xem xét tại một thời điểm nhất định theo các tiêu chí đánh giá kết quả hay tác động của hoạt động trong toàn bộ quá trình/hệ thống (ngành, cấp, vùng lãnh thổ) nhằm đánh giá mức độ đạt được và những bái học kinh nghiệm NDD84: “Đánh giá tổng thể đầu tư” là hoạt động định kỳ theo kế hoạch nhằm phân tích, đánh giá kết quả đầu tư của nền kinh tế, ngành, địa phương; xác định mức độ đạt được so với quy hoạch, kế hoạch trong từng thời kỳ hay từng giai đoạn; phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả đầu tư cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hay giai đoạn kế hoạch sau.

20 1.5. Giám sát của cộng đồng
Hoạt động giám sát do cư dân, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, v.v trên địa bàn phường, xã tổ chức thực hiện đối với họat động cơ quan hành chính, đơn vị và tổ chức kinh tế trên địa bàn NĐ 84: “Giám sát đầu tư của cộng đồng” là hoạt động tự nguyện của dân cư sinh sống trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là địa bàn cấp xã) nhằm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư của cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình đầu tư; phát hiện, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về đầu tư (trừ các chương trình, dự án bí mật quốc gia theo quy định của pháp luật).

21 1.6. So sánh giữa Giám sát và đánh giá
Liên tục hoặc định kỳ Định kỳ hoặc đột xuất Các mục tiêu của được xác định trước Đánh giá các mục tiêu đạt được và các vấn đề phát sinh cần giải quyết Các chỉ số đã xác định được coi là phù hợp Cho phép xem xét tính pháp lý và tính phù hợp của các chỉ số đã được xác định Theo dõi theo một số các chỉ số đã được xác định trước Giải quyết các vấn đề thuộc nhiều phạm vi khác nhau Tập trung vào các kết quả dự kiến Chỉ ra các kết quả dự kiến và ngoài dự kiến Các phương pháp định lượng Các phương pháp định tính và định lượng Dữ liệu được thu thập hàng ngày Nhiều nguồn dữ liệu sẵn có hoặc bổ sung Không trả lời những câu hỏi nhân - quả Trả lời những câu hỏi nhân - quả Thường là một chức năng quản lý nội bộ Thường được tiến hành bởi các chuyên gia đánh giá độc lập và do các cơ quan độc lập đề xướng

22 Mối quan hệ giữa Giám sát và Đánh giá đầu tư
Giám sát Đánh giá Tập trung vào cái gì đang hoặc đã xảy ra, nắm được diễn biến để ứng phó kịp thời Báo cáo về tình hình, phát hiện sai lệch để điều chỉnh nhằm cải thiện chất lượng, hiệu quả thực hiện dự án/chương trình Xem xét kết quả, mức độ, sự tuân thủ thực tế so với quy định, tiêu chuẩn Tập trung vào kết quả, sự tác động và tìm hiểu nguyên nhân tại sao và như thế nào? Phát hiện những vấn đề phát sinh tác động đến kết quả và khả năng đạt được mục tiêu để điều chỉnh kịp thời Rút ra các bài học kinh nghiệm đáng tin cậy và có giá trị thực tiễn để ra quyết định đúng Thực hiện trách nhiệm giải trình của các chủ thể quản lý đối với xã hội và cộng đồng

23 2. Mục đích, yêu cầu giám sát, đánh giá đầu tư
a) Bảo đảm hoạt động đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả, đúng pháp luật, phòng ngừa và ngăn chặn lãng phí, thất thoát , tiêu cực b) Giúp các chủ thể quản lý : + Nắm sát và đánh giá đúng tinh hinh, kết quả, tiến độ thực hiện đầu tư, + Thấy được tồn tai, khó khăn, vướng mắc + Phát hiện, ngăn chặn kịp thời sai phạm, thất thoát, lãng phí + Tìm biện pháp thúc đẩy ĐT và thực hiện trách nhiệm giải trình c) Giúp các cơ quan hoạch định chính sách có tư liệu thực tế để nghiên cứu, xây dựng ban hành luật pháp, chính sách sát thực, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả đầu

24 2.2. . Yêu cầu của công tác giám sát, đánh giá đầu tư
Thực hiện th­ường xuyên, chủ động, bảo đảm thống nhất, phối hợp chặt chẽ các ngành, các cấp Phản ảnh kịp thời, đầy đủ, trung thực khách quan nội dung giám sát, đánh giá đầu tư Đề xuất, kiến nghị kịp thời, cụ thể, có tính khả thi

25 3. Vị trí, vai trò và tác dụng của Giám sát & Đánh giá
Giai đoạn lập KH dài hạn Xây dựng chính sách Phản hồi về các vấn đề của chính sách Giai đoạn chuẩn bị đầu tư (lập DA) Báo cáo/phản hồi Đánh giá trước (thẩm định) Đánh giá tác động (ĐG sau) Xây dựng Chương trình/ Dự án đầu tư Phản hồi Giai đoạn thực hiện DA Giai đoạn khai thác, vận hành Đánh giá quá trình thực hiện

26 4 . Đối tượng và phạm vi GSĐG đầu tư­
4.1. Đối tượng thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư a. Giám sát đánh giá tổng thể đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong phạm vi toàn quốc, ngành, vùng lãnh thổ, đơn vị kinh tế đầu tư bằng mọi nguồn vốn b) Giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư theo từng nguồn vốn và hình thức đầu tư: Vốn đầu tư công Vốn khác (tín dụng CP bảo lãnh, vay đảm bảo bằng tài sản NN, Vốn từ quỹ đất, v.v) Đầu tư theo PPP Đầu tư ra nước ngoài

27 4.2. Phạm vi giám sát, đánh giá đầu tư
Giám sát, đánh giá tổng thể: Hoạt động đầu tư trực tiếp bằng tất cả các nguồn vốn của quốc gia, ngành, vùng lãnh thổ, tổ chức kinh tế b. Giám sát đánh giá chương trình, dự án công: Toàn bộ các hoạt động trong quá trình đầu tư (từ lập chủ trương đầu tư, …, đánh giá sau dự án) phù hợp với nhiệm vụ của từng chủ thể quản lý c. Giám sát, đánh gía CT, DA sử dụng các nguồn vốn khác: Theo yêu cầu của Chủ đầu tư và một số nội dung (mục tiêu, quy hoạch, sử dụng đất, tiến độ, môi trường) theo yêu cầu quản lý nhà nước

28 5. Nhiệm vụ thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
5.1. Giám sát, đánh giá kế hoạch ĐTC Theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công Đánh giá kế hoạch đầu tư công 5.2. Giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư Theo dõi, kiểm tra chương trình, dự án công Đánh giá chương trình, dự án công Giám sát đầu tư của cộng đồng Giám sát, đánh giá dự án PPP Giám sát, đánh giá DA sử dụng nguồn vốn khác Giám sát, đánh giá dự án đầu tư ra nước ngoài 5.3. Giám sát đánh giá tổng thể đầu tư

29 6. Chủ thể thực hiện GS&ĐG đầu tư (Điều 3.NĐ.84)
Cơ quan được giao CB đầu tư (lập BCĐX chủ trương, BCNCTKT, BCNCKT). Chủ chương trình, chủ dự án thành phần, chủ đầu tư, nhà đầu tư. Cơ quan/người có thẩm quyền QĐ chủ trương, QĐ đầu tư Chủ sử dụng dự án. Cơ quan chủ quản, Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết Hợp đồng PPP. Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan cấp Giấy chứng nhận ĐKĐT. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành. Cơ quan quản lý nhà nước về ĐTC và cơ quan QLNN về đầu tư. Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

30 7. Nguyên tắc thực hiện giám sát và đánh giá dự án đầu tư
Đúng đối tượng, phạm vi, nội dung GS&ĐG đầu tư theo quy định; Không gây cản trở công việc của các đối tượng chịu sự GS&ĐG đầu tư. Phải có các t/chuẩn, tiêu chí hoặc tài liệu gốc làm cơ sở cho việc GS, ĐG. Các thông tin phục vụ công tác GS&ĐG dự án đầu tư phải đầy đủ, kịp thời, chuẩn xác, trung thực và minh bạch Người thực hiện giám sát, đánh giá phải khách quan; hoạt động GS&ĐG phải xem xét toàn diện, đồng bộ các vấn đề liên quan đến quá trình đầu tư. Việc xem xét, nghiên cứu đánh giá phải có đủ cứ liệu và có phương pháp khoa học, phù hợp với đối tượng và nội dung đánh giá Các giải pháp đề xuất, kiến nghị phải thiết thực, cụ thể và b/ đảm tính khả thi Kết quả GS&ĐG phải được xử lý và phản hồi tích cực, phải lưu giữ

31 II. GIÁM SÁT CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Những nội dung cơ bản: 1. Giám sát chương trình đầu tư công 2. Giám sát dự án đầu tư 2.1. Giám sát dự án đầu tư công 2.2. Giám sát dự án sử dụng vốn NN ngoài vốn đầu tư công 2.3. Giám sát dự án sử dụng nguồn vốn khác 2.4. Giám sát dự án đầu tư theo hình thức PPP 3. Giám sát tổng thể đầu tư 4. Giám sát đầu tư của cộng đồng

32 CQ, Người QĐ Chủ trương
1. Giám sát chương trình ĐTC (Đ79. Luật ĐCT) 1.1. Chế độ giám sát chương trình đầu tư công CHỦ THỂ QUẢN LÝ Chủ CT Chủ DA CQCQ, Người QĐ đầu tư CQ QLNN về ĐTC CQ, Người QĐ Chủ trương NHIỆM VỤ GIÁM SÁT Kiểm tra chương trình, dự án được giao quản lý theo chỉ tiêu đã phê duyệt Kiểm tra ít nhất 1 lần đối với các CT, DA thực hiện > 12 tháng; - Kiểm tra khi thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng TMĐT và trường hợp cần thiết khác Kiểm tra CT, DA theo kế hoạch hoặc đột xuất Theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư chương trình theo các nội dung được phê duyệt chủ trương Kiểm tra đột xuất

33 1.2. Nội dung giám sát CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ CÔNG
1) CQ được giao lập BCĐX chủ trương đầu tư CT a) Tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình lập BCĐX chủ trương đầu tư CT b) Báo cáo nội dung sau: Việc lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình; Tình hình thực hiện trình thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình; Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình và việc xử lý theo thẩm quyền; Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

34 2) Chủ chương trình Tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình lập BCNCKT chương trình Báo cáo nội dung sau: Việc lập BCNCKT chương trình; Tình hình trình thẩm định và phê duyệt chương trình; Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình lập BCNCKT chương trình và việc xử lý theo thẩm quyền; Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền.

35 Nội dung theo dõi CTĐTC của Chủ CT (Đ 79 Luật ĐTC, Đ8, Luật XD, NĐ84/2015)
Thực hiện chế độ báo cáo của chủ CT, chủ dự án thành phần thuộc CT; Tổng hợp tình hình thực hiện lập, thẩm định BCĐX chủ trương đầu tư; Tổng hợp tình hình thực hiện lập, thẩm định, quyết định đầu tư CT, DA thành phần và quyết định điều chỉnh (nếu có); Tổng hợp tình hình thực hiện CT: Tiến độ thực hiện các mục tiêu; Thực hiện KH vốn đầu tư, giải ngân; Khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện CT và kết quả xử lý; Việc chấp hành các biện pháp xử lý của Chủ CT, chủ DA thành phần; Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

36 Nội dung kiểm tra chương trinh ĐTC (Đ 79 Luật ĐTC, Đ8, Luật XD, NĐ84/2015)
Việc chấp hành quy định trong việc lập BC ĐX chủ trương đầu tư; Việc chấp hành quy định trong việc lập, thẩm định BCNCKT chương trình; DA thành phần Việc chấp hành quy định trong việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư, quyết định điều chỉnh CT, DA thành phần thuộc CT (nếu có); Việc quản lý thực hiện chương trình của chủ chương trình và chủ dự án thành phần; Việc chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.

37 3) CQCQ và NCTQ QĐ đầu tư CT (Đ 7 NĐ 84)
a) Nội dung theo dõi: Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Chủ CT, Chủ DA thành phần; Tình hình thực hiện lập, thẩm định BC ĐX chủ trương đầu tư CT Tình hình thực hiện lập, thẩm định, quyết định đầu tư và quyết định điều chỉnh chương trình (nếu có); Tình hình thực hiện lập, thẩm định, quyết định đầu tư và điều chỉnh dự án thành phần thuộc chương trình (nếu có); Tình hình thực hiện chương trình: Tiến độ thực hiện các mục tiêu; thực hiện kế hoạch VĐT, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình và kết quả xử lý; Việc chấp hành các biện pháp xử lý của Chủ CT và Chủ DA thành phần; B/C và đề xuất PA xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

38 b) Nội dung kiểm tra: Việc chấp hành quy định trong việc lập BCĐX chủ trương đầu tư chương trình; Việc chấp hành quy định trong việc lập, thẩm định BCNCKT chương trình; Việc chấp hành quy định trong việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư và quyết định điều chỉnh dự án thành phần thuộc chương trình (nếu có); Việc quản lý thực hiện chương trình của chủ chương trình và việc quản lý thực hiện dự án thành phần thuộc chương trình của chủ dự án thành phần; Việc chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.

39 4) Chủ đầu tư/ chủ dự án thành phần
a) Nội dung theo dõi: Tình hình thực hiện chuẩn bị DA thành phần thuộc CT; Tổng hợp tình hình thực hiện DA thành phần thuộc CT: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; thực hiện dự án đầu tư; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh và kết quả xử lý; BC và ĐX phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt thẩm quyền. b) Nội dung kiểm tra: Kiểm tra nội dung liên quan đến tổ chức thực hiện và QLDA thành phần; Việc chấp hành quy định về QL đầu tư và năng lực QLDA của CĐT; Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của CĐT.

40 5) CQ QLNN về đầu tư công (Điều 9.NĐ 84)
a) Nội dung theo dõi: a) Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của chủ CT, chủ DA thành phần b) Tổng hợp tình hình thực hiện chuẩn bị chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư CT và DA thành phần thuộc CT; d) Tổng hợp tình hình thực hiện CT: Tiến độ thực hiện mục tiêu của chương trình; Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; Khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện CT và kết quả xử lý; đ) Việc chấp hành biện pháp xử lý của chủ CT, chủ DA thành phần; e) Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

41 b) Nội dung kiểm tra: Việc chấp hành các quy định trong việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư chương trình; Việc chấp hành quy định trong việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án thành phần thuộc chương trình và quyết định điều chỉnh chương trình, dự án thành phần thuộc chương trình (nếu có); Việc quản lý và thực hiện chương trình của cơ quan chủ quản, chủ chương trình và chủ dự án thành phần; Việc xử lý và chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan.

42 CQCQ, Người quyết định ĐT CQ, Người QĐ chủ trương
2. Giám sát DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1. Giám sát dự án đầu tư công 1) Chủ thể thực hiện CHỦ THỂ QUẢN LÝ CQ được giao CBĐT Chủ đầu tư Chủ sử dụng CQCQ, Người quyết định ĐT CQQLNN ĐTC, QL NGÀNH CQ, Người QĐ chủ trương NHIỆM VỤ GIÁM SÁT Theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình lập NCTKT / BCĐX chủ trương đầu tư; lập BCNCKT DA ĐT Tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện DA Theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình khai thác, vận hành dự án -T.dõi, k.tra DA thuộc phạm vi quản lý. - K.tra ít nhất một lần DA >12 tháng; - K.tra khi đ/chỉnh địa điểm, mục tiêu, quy mô, TMĐT Theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý T.dõi, k.tra quá trình thực hiện dự án theo các nội dung đã được phê duyệt Kiểm tra đột xuất

43 2) Trách nhiệm và nội dung giám sát của các chủ thể
i) Cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án Cơ quan được giao lập BCNCTKT/BCĐX chủ trương đầu tư: Tự tổ chức TH theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình lập BCNCTKT/ BCĐX chủ trương đầu tư Báo cáo nội dung sau: Việc lập BCNCTKT/BCĐX chủ trương đầu tư dự án; Tình hình trình thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án; Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình lập BCNCTKT/BCĐX chủ trương đầu tư dự án và việc xử lý theo thẩm quyền; Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

44 b) Cơ quan được giao lập BC NCKT dự án
Tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình lập BCNCKT dự án Báo cáo nội dung sau: Việc lập BCNCKT dự án; Tình hình trình thẩm định, quyết định đầu tư dự án; Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình lập BC NCKT và việc xử lý theo thẩm quyền; Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

45 ii) Chủ đầu tư a) Tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện DA b) Báo cáo nội dung sau: Việc QL thực hiện DA: Lập KH tổng thể và KH chi tiết thực hiện DA; tình hình thực hiện và điều chỉnh KH; Tình hình thực hiện DA: Tiến độ; khối lượng và giá trị KL thực hiện; chất lượng công việc; các biến động trong quá trình TH dự án; Tình hình thực hiện KH VĐT: Việc huy động vốn; giải ngân (tạm ứng, thu hồi tạm ứng, thanh toán); quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý; Năng lực tổ chức TH dự án và việc chấp hành các quy định về QLĐT, của ban QLDA và các NT; Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình TH và việc xử lý theoT/quyền Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt T/quyền.

46 iii) Chủ sử dụng (Đ 14, NĐ 84)
Chủ sử dụng tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra toàn bộ quá trình khai thác, vận hành dự án và báo cáo nội dung sau: Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án; Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình khai thác, vận hành dự án và việc xử lý theo thẩm quyền; Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền. Mẫu số 06: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm trong giai đoạn khai thác, vận hành (TT số 22/2015/TT-BKHĐT)

47 iv) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư (NCTQ QĐ ĐT)
a) Nội dung theo dõi: Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án, chủ đầu tư, chủ sử dụng; Tổng hợp tình hình thực hiện lập, thẩm định dự án; Tổng hợp tình hình TH dự án: Tiến độ; thực hiện KH VĐT; giải ngân, quyết toán vốn dự án hoàn thành; nợ đọng xây dựng cơ bản (nếu có) và việc xử lý; khó khăn, vướng mắc, phát sinh ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kết quả xử lý; Tổng hợp tình hình tổ chức khai thác, vận hành DA; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính a/hưởng đến quá trình k/thác, v/hành DA và kết quả xử lý; Việc chấp hành các biện pháp xử lý của chủ đầu tư, chủ sử dụng; Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền theo quy định.

48 b) Nội dung kiểm tra (NCTQ QĐ ĐT)
Việc chấp hành quy định về QLĐT: GS, ĐG đầu tư; lập, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư DA ; đấu thầu; ĐB, GPMB, TĐC; sử dụng vốn đầu tư và các nguồn lực khác của dự án; bố trí vốn đầu tư, giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động; quản lý, vận hành dự án; bảo vệ môi trường; Việc quản lý thực hiện dự án của chủ đầu tư, ban QLDA; Tiến độ thực hiện dự án; Việc quản lý, khai thác, vận hành dự án của chủ sử dụng; Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, chủ sử dụng.

49 v) Cơ quan chủ quản và CQ QLNN về ĐTC a) Nội dung theo dõi:
Tình hình thực hiện chế độ BC của các chủ thể liên quan (chuẩn bị đầu tư, chủ đầu tư, NCTQ QĐ ĐT và chủ sử dụng); Tổng hợp tình hình lập, thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư dự án; Tổng hợp tình hình lập, thẩm định, quyết định đầu tư , quyết định đ/chỉnh DA Tổng hợp tình hình TH dự án: Tiến độ, thực hiện KH VĐT, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ả/hưởng đến việc thực hiện DA và kết quả xử lý; Tổng hợp tình hình tổ chức k/thác, v/hành dự án; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ả/hưởng đến quá trình k/thác, v/hành dự án và kết quả xử lý; Việc chấp hành biện pháp xử lý của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư, CĐT, NCTQ QĐ ĐT và chủ sử dụng; Báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.

50 b) Nội dung kiểm tra (CQCQ và CQ QLNN về ĐTC)
Việc chấp hành quy định về QLĐT: GS,ĐG đầu tư; lập, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư DA, đ/chỉnh dự án (nếu có); đấu thầu; ĐB, GPMB, TĐC; sử dụng VĐT và các nguồn lực khác của dự án; bố trí VĐT, giải ngân, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; nghiệm thu đưa dự án vào hoạt động; quản lý, vận hành dự án; bảo vệ môi trường; Việc quản lý thực hiện dự án của NCTQ QĐ ĐT, CĐT, ban QLDA; Tiến độ thực hiện dự án; Việc quản lý, k/thác, v/hành dự án của chủ sử dụng; Việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư, NCTQ QĐ ĐT, CĐT, ban QLDA, chủ sử dụng.

51 2.2. Giám sát DA sử dụng vốn TD do CP bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản NN, giá trị QSD đất, vốn từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn ĐTPT của DNNN (vốn NN ngoài vốn đầu tư công) 1) Trách nhiệm giám sát dự án Chủ đầu tư tự, Người CTQ QĐ ĐT thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án như quy định đối với DA ĐTC Cơ quan đại diện chủ sở hữu NN, CQ CTQ quyết định sử dụng vốn nhà nước để đầu tư, CQQLNN về đầu tư và CQQLNN chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý. Cơ quan hoặc người CTQ QĐ chủ trương đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện dự án đầu tư theo các nội dung đã được phê duyệt Cơ quan hoặc người CTQ QĐ chủ trương đầu tư, CQQLNN về đầu tư, CQQLNN chuyên ngành, CQ đại diện chủ sở hữu NN, CQCTQ quyết định sử dụng vốn NN để đầu tư quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.

52 2) Nội dung giám sát Nội dung GS của CĐT, NCTQ QĐ ĐT như đối với DA ĐTC (Đ 20, 21. NĐ 84) Nội dung giám sát của CQ ĐDCSH NN và CQ CTQ quyết định việc sử dụng vốn NN để đầu tư (Điều 22. NĐ 84) CQ ĐDCSH NN thực hiện GS DAĐT theo nội dung như đối với CQCQ CQ CTQ quyết định việc sử dụng vốn NN để đầu tư tổng hợp tình hình thực hiện dự án và kiểm tra việc chấp hành các quy định trong việc sử dụng vốn NN để đầu tư dự án của chủ đầu tư. Nội dung GS đầu tư của CQQLNN về đầu tư (Điều 23 NĐ 84) Thực hiện các nội dung theo quy định ; Tổng hợp tình hình sử dụng vốn nhà nước để thực hiện dự án. Kiểm tra dự án đầu tư thực hiện theo quy định. Nội dung giám sát của CQQLNN chuyên ngành (Điều 24. NĐ 84) Thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ quy định của pháp luật chuyên ngành.

53 2.3. Giám sát dự án đầu tư theo hình thức PPP
1) Trách nhiệm giám sát dự án (Đ 26, NĐ 84) Cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình chuẩn bị đầu tư dự án. CQNNCTQ ký kết HĐ và NĐT tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư theo nội dung được phê duyệt và hợp đồng dự án. NCTQ QDĐTthực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền: Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án thực hiện đầu tư trên 12 tháng; Kiểm tra khi điều chỉnh địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng vốn đầu tư. CQ cấp Giấy CNĐKĐT, CQQLNN về ĐTC và CQQLNN chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý. Cơ quan hoặc người CTQ QĐ chủ trương đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện dự án theo các nội dung đã được phê duyệt. Các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan quản lý NN quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.

54 2) Nội dung giám sát của cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư dự án
a) Cơ quan được giao lập Báo cáo đề xuất dự án theo dõi, kiểm tra và báo cáo: Việc lập Báo cáo đề xuất dự án; Tình hình trình thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án; Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình lập Báo cáo đề xuất dự án và việc xử lý theo thẩm quyền; Đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền. b) Cơ quan được giao lập Báo cáo NCKT thực hiện theo dõi, kiểm tra và báo cáo: Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; Tình hình trình thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án; Khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án và việc xử lý theo thẩm quyền;

55 4) Nội dung giám sát của NCTQ QĐ đầu tư (Điều 29. NĐ 84)
3) Nội dung giám sát của NĐT và CQNNCTQ ký kết HĐ dự án (Điều 28. NĐ 84) Nhà đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra và báo cáo về tình hình thực hiện Hợp đồng dự án CQ NNCTQ ký kết HĐ dự án thực hiện theo dõi, kiểm tra và báo cáo: Việc lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán, ký kết Hợp đồng dự án và đăng ký đầu tư; Tình hình thực hiện Hợp đồng dự án; Nội dung khác theo quy định về Nội dung giám sát của CĐT, chủ sử dụng DA ĐTC Mấu sô 4, 7, 8, 9, 10 báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (TT số 22/2015/TT-BKHĐT) 4) Nội dung giám sát của NCTQ QĐ đầu tư (Điều 29. NĐ 84) Theo dõi, kiểm tra việc lựa chọn NĐT, ký kết HĐ dự án và đăng ký đầu tư. Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Hợp đồng dự án. Thực hiện nội dung khác theo quy định về nội dung giám sát của người CTQ QĐ ĐT DA công.

56 2.4. Quy định chung về GS, ĐG đầu tư theo Luật Đầu tư 2014 (Điều 69 ):
1) Trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư: a) Quốc hội, HĐND các cấp thực hiện quyền giám sát đầu tư theo quy định của PL; b) Cơ quan QLNN về đầu tư, cơ quan QLNN chuyên ngành thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý; c) Cơ quan ĐKĐT giám sát, đánh giá DA ĐT thuộc thẩm quyền cấp Giấy CNĐK đầu tư; d) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức thực hiện GSĐT của cộng đồng. Cơ quan, tổ chức thực hiện đánh giá tự thực hiện hoặc thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn có đủ điều kiện, năng lực để đánh giá.

57 2) Nội dung GS, ĐG giá dự án đầu tư theo quy định của Luật ĐT:
a) Đối với DA sử dụng vốn NN: Cơ quan QLNN về đầu tư, cơ quan QLNN chuyên ngành thực hiện GS, ĐG theo nội dung và tiêu chí đã được phê duyệt tại QĐ đầu tư; b) Đối với DA sử dụng nguồn vốn khác: Cơ quan QLNN về đầu tư, cơ quan QLNN chuyên ngành thực hiện GS,ĐG mục tiêu, sự phù hợp về QH và chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận, tiến độ đầu tư, việc thực hiện các yêu cầu về BVMT, sử dụng đất đai, tài nguyên khác; c) Nội dung GS, ĐG: Theo quy định tại Giấy chứng nhận ĐKĐT, văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

58 3.1. Trách nhiệm giám sát tổng thể đầu tư (Điều 45. NĐ 84)
Cơ quan QLNN về đầu tư thực hiện theo dõi, kiểm tra tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý. Cơ quan QLNN chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra tổng thể đầu tư theo ngành, lĩnh vực quản lý. Cơ quan ĐKĐT thực hiện theo dõi, kiểm tra tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý. Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thực hiện theo dõi, kiểm tra tổng thể đầu tư của doanh nghiệp.

59 3.2. Nội dung chung về giám sát tổng thể đầu tư
a) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành và thực hiện các quy định của PL về đầu tư; b) Tình hình thực hiện các dự án đầu tư; c) Đánh giá kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp; d) Kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư và biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư. Mẫu báo cáo số 01: Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng, cả năm (TT số 22/2015/BKHĐT)

60 1) Nội dung theo dõi tổng thể đầu tư
Việc ban hành văn bản hướng dẫn các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư theo thẩm quyền. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện các quy hoạch. Việc lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các DA ĐT theo hình thức PPP Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các DA sử dụng vốn TD do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Việc quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác

61 2) Nội dung kiểm tra tổng thể đầu tư
Việc TH các quy định chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư. Tiến độ TH hiện và việc chấp hành các quy định về QL quy hoạch. Tiến độ TH và việc chấp hành các quy định về chủ trương đầu tư. Việc thực hiện KH đầu tư công theo quy định của Luật ĐTC. Tiến độ TH và việc chấp hành các quy định đầu tư theo hình thức PPP Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định về các DA ĐT sử dụng vốn tín dụng do CP bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, giá trị quyền SD Đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Tiến độ thực hiện và việc chấp hành các quy định trong quản lý dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác. Việc tổ chức thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư.

62 4. Giám sát đầu tư của cộng đồng (Điều 82. L ĐTC)
1) Quy định chung: Các chương trình, dự án chịu sự giám sát của cộng đồng (GSĐTCĐ). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ trì tổ chức thực hiện GSĐTCĐ Cơ quan chủ quản tham khảo ý kiến cộng đồng nơi thực hiện dự án: Đối với việc quyết định đầu tư dự án quan trọng quốc gia, Dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, Dự án có nguy cơ tác động lớn đến môi trường, Dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án về chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và BVMT, ĐB, GPMB và phương án Tái định canh, định cư theo quy định của pháp luật. d) Quyền giám sát đầu tư của cộng đồng (Điều 49. NĐ 84) Quyền của công dân Quyền của Ban GS ĐTCĐ

63 2) Phạm vi, đối tượng GS ĐTCĐ ( Đ82, LĐTC; Điều 50. NĐ 84)
Chương trình, Dự án đầu tư công Các chương trình, dự án sử dụng một phần vốn đóng góp của người dân; Đối với chương trình, dự án ĐTC, dự án đầu tư PPP; sử dụng vốn tín dụng do CP bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản NN, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn ĐTPT của DNNN. Đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn khác Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn và công sức của cộng đồng, ngân sách cấp xã hoặc tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã.

64 3) Nội dung giám sát đầu tư của cộng đồng:
Việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định canh, định cư bảo đảm quyền lợi của nhân dân; Tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án; Việc thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư công Phát hiện những việc làm xâm hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi sinh, môi trường trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc dự án. Mẫu số 17: Báo cáo giám sát định kỳ 6 tháng, cả năm của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (TT số 22/2015/BKH&ĐT).

65 1. Đánh giá chương trình, dự án đầu tư
III. ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ 1. Đánh giá chương trình, dự án đầu tư 1.1. Nhiệm vụ đánh giá chương trình, dự án đầu tư Đánh giá chương trình, dự án bao gồm đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất. Đối với chương trình đầu tư công, phải thực hiện đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động. Đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A phải thực hiện đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động. Đối với dự án nhóm B, nhóm C phải thực hiện đánh giá kết thúc và đánh giá tác động. Ngoài các quy định nêu ở mục b, c, d, CQCQ, NCTQ QĐĐT và CQ QLNN về ĐTC quyết định thực hiện đánh giá khác khi cần thiết.

66 1.2. Các loại hình đánh giá chương trình, dự án đầu tư
Phân loại Thời điểm thực hiện Mục đích thực hiện Đánh giá ban đầu Ngay sau khi bắt đầu thực hiện Xem xét tình hình thực tế của dự án so với thời điểm phê duyệt để điều chỉnh Đánh giá giữa kỳ Giữa kỳ hoặc sau khi kết thúc từng giai đoạn Xem xét quá trình thực hiện dự án từ khi bắt đầu triển khai để đề xuất các điều chỉnh cần thiết Đánh giá kết thúc Ngay sau khi kết thúc Xem xét các kết quả đạt được, rút kinh nghiệm Đánh giá tác động Thời điểm thích hợp sau năm vận hành thứ 3 Làm rõ hiệu quả, tính bền vững và tác động kinh tế - xã hội Đánh giá đột xuất Bất kỳ Giải quyết những vướng mắc, khó khăn, tác động phát sinh ngoài dự kiến

67 1.3. Chế độ đánh giá chương trình, dự án ĐTC (Đ 80 Luật ĐTC)
Loại CT, DA ĐG đầu kỳ ĐG giữa kỳ ĐG cuối kỳ ĐG tác động ĐG đột xuất CT ĐTC x DA QTQG, DA nhóm A DA nhóm B, C

68 1.4. Nội dung đánh giá chương trình, dự án (Điều 81 Luật ĐTC).
a) Nội dung đánh giá ban đầu : Công tác chuẩn bị, tổ chức, huy động các nguồn lực để thực hiện CT, DA bảo đảm đúng mục tiêu, tiến độ đã được phê duyệt; Những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện so với thời điểm phê duyệt . Đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, phát sinh phù hợp với điều kiện thực tế. b) Nội dung đánh giá giữa kỳ hoặc đánh giá giai đoạn : Sự phù hợp của kết quả thực hiện chương trình, dự án so với mục tiêu đầu tư; Mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được phê duyệt; Đề xuất các giải pháp cần thiết, kể cả việc điều chỉnh chương trình, dự án.

69 c) Nội dung đánh giá kết thúc :
Quá trình thực hiện CT, DA: hoạt động quản lý CT, DA; kết quả thực hiện các mục tiêu của CT, DA; các nguồn lực đã huy động; các lợi ích do CT, DA mang lại cho những đối tượng thụ hưởng; các tác động, tính bền vững của CT, DA; Bài học rút ra sau quá trình thực hiện CT, DA và đề xuất các khuyến nghị cần thiết; trách nhiệm của các tổ chức tư vấn, cơ quan chủ quản, chủ chương trình, chủ đầu tư, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. d) Nội dung đánh giá tác động của chương trình, dự án : Thực trạng kinh tế - kỹ thuật vận hành; Tác động kinh tế - xã hội; Tác động môi trường, sinh thái; Tính bền vững của dự án; Bài học rút ra trong quá trình đầu tư chương trình, dự án.

70 2. Đánh giá tổng thể đầu tư
2.1. Trách nhiệm giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư (Điều 45, NĐ-84) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư theo ngành, lĩnh vực quản lý. Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý. Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư của doanh nghiệp.

71 2.2. Nội dung đánh giá tổng thể đầu tư
Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình và kết quả đầu tư của nền kinh tế theo các chỉ tiêu về quy mô, tốc độ, cơ cấu, tiến độ, hiệu quả đầu tư. Đánh giá mức độ đạt được so với quy hoạch được duyệt, nhiệm vụ kế hoạch hoặc so với mức đạt được của kỳ trước; đánh giá tính khả thi của các quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Đánh giá kế hoạch đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công. Đánh giá tổng thể về tình hình quản lý đầu tư. Xác định các yếu tố, nguyên nhân ảnh hưởng tới tình hình và kết quả đầu tư; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trong kỳ hoặc giai đoạn kế hoạch sau.

72 3. Các Tiêu chí đánh giá a) . Tiêu chí Đánh giá (OECD) Tính phù hợp
Tính hiệu quả Hiệu suất Tác động Tính bền vững Những tiêu chí này giúp đánh giá toàn diện các chương trình/dự án

73 b) Sử dụng các Tiêu chí đánh giá
Cách nhìn Tính phù hợp (Relevance) Để xem xét chiến lược của dự án và khẳng định sự cần thiết (kết quả cuối cùng) Tính hiệu quả (Effectiveness) Để đánh giá hiệu quả trực tiếp của dự án (Kết quả trung gian) Hiệu suất (Efficiency) Để đánh giá hiệu suất của dự án (so sánh đầu vào và đầu ra) Tác động (Impact) Để đánh giá các kết quả dài hạn của dự án (nhìn xa hơn, tác động lan tỏa) Tính bền vững (Sustainability) Để đánh giá tính bền vững của các kết quả của dự án sau khi hỗ trợ kết thúc (tác dụng dài hạn)

74 IV. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CT, DA ĐT
1. Nhiệm vụ giám sát, đánh giá trong quá trình đầu tư Chuẩn bị đầu tư (lập, phê duyệt DA) Khới động (Chuẩn bị TH đầu tư) Thực hiện dự án (tạo ra tài sản, vận hành, khai thác DA) Xây dựng Khung giám sát, đánh giá Hiệu chỉnh Khung logic; Lập KH giám sát, đánh giá; Chuẩn bị nhân sự, tài liệu hướng dẫn, công cụ Thực hiện giám sát (theo dõi, kiểm tra), đánh giá Chuẩn bị thực hiện GS, ĐG Xác định, nhiệm vụ, nội dung, chỉ số Thu thập dữ liệu; Tổng hợp, đối chiếu Phân tích kết quả và nguyên nhân Thảo luận ,Kết luận Đề xuất giải pháp xử lý Truyền đạt thông tin

75 2. Quy trình chung thực hiện giám sát chương trình, DA đầu tư
Báo cáo GSĐT /thu thập dữ liệu Nghiên cứu báo cáo Phát hiện vấn đề Tìm hiểu nguyên nhân Phân tích, đánh giá, Kiến nghị giải pháp xử lý Kiểm tra thực tế Cơ sở dữ liệu về dự án Xử lý và thông tin kết quả

76 3. Trình tự thực hiện theo dõi giám sát DA ĐT
3.1. Trình tự thực hiện theo dõi dự án (7 bước) Xây dựng và điều chỉnh khung lôgic giám sát, đánh giá dự án Xác định nhu cầu thông tin và các chỉ số giám sát, Xây dựng kế hoạch giám sát Xây dựng cơ cấu tổ chức theo dõi Chuẩn bị công cụ và hệ thống CNTT hỗ trợ theo dõi Thu thập, phân tích dữ liệu Báo cáo kết quả và xử lý thông tin theo dõi

77 3.2. Trình tự thực hiện Kiểm tra dự án đầu tư (6 bước)
Bước 1: Lập và trình duyệt Kế hoạch kiểm tra dự án đầu tư Bước 2: Thành lập Đoàn kiểm tra Bước 3: Thông báo Kế hoạch kiểm tra và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ Đoàn kiểm tra Bước4: Tiến hành cuộc kiểm tra Bước 5: Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra: Bước 6: Thông báo kết quả kiểm tra và Kết thúc kiểm tra.

78 4. Trình tự thực hiện đánh giá chương trình, dự án đầu tư
( Điều 67, NĐ 84) Lập và trình duyệt Kế hoạch đánh giá; Thành lập Đoàn đánh giá (nếu có); Thông báo Kế hoạch đánh giá và yêu cầu chuẩn bị tài liệu phục vụ đánh giá; Mô tả tóm tắt bản chất chương trình, dự án được đánh giá (xây dựng và điều chỉnh khung đánh giá của chương trình, dự án); Chuẩn bị kế hoạch đánh giá chi tiết; Thu thập và phân tích dữ liệu; Báo cáo các kết quả đánh giá; Thông báo kết quả đánh giá.

79 TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ
Phần thứ III TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ

80 1. Các cấp thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
1) Thủ tướng Chính phủ: Bộ KH&ĐT làm đầu mối tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư toàn quốc, DA quốc gia, CTMTQG 2) Bộ, Tỉnh, CQ TWMTQVN: Giám sát, đánh giá đầu tư thuộc quyền, chức năng quản lý của mình 3) Các tập đoàn, tổng công ty, cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, Tỉnh: Giám sát, đánh giá đầu tư thuộc quyền quản lý của mình 4) Chủ chương trình, Chủ đầu tư, chủ dự án thành phần, Chủ sử dụng: Giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư theo nội dung quy định 5) Công đồng: Giám sát theo quy định giám sát đầu tư của cộng đồng

81 2. Tổ chức thực hiện giám sát tổng thể đầu tư
Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương Bộ, Ngành kinh tế GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ

82 3. Tổ chức giám sát, đánh giá chương trình dự án đầu tư
UBND tỉnh, TP trực thuộc TW Bộ KH&ĐT­ Bộ, Cơ quan quản lý tổng hợp Bộ Cơ quan quản lý ngành Chủ chương trình, Chủ đầu tư­, Chủ dự án thành phần DAQTQG, CTMTQG Đơn vi đầu mối/ thực hiện Cộng đồng CTMT, DA do các Bộ, Ngành, Địa phương, Doanh nghiệp quản lý TĐKT, TCT, Cơ quan, Đơn vị trực thuộc Bộ, Tỉnh

83 Thực hiện theo chức năng quản lý
4. Phương thức thực hiện giám sát,đánh giá đầu tư 4.1. Phương thức chung thực hiện nhiệm vụ của các chủ thể quản lý Thực hiện theo chức năng quản lý Tổ chức thực hiện có sự tham gia của tổ chức tư vấn chuyên nghiệp và chuyên gia

84 4.2 Thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
1) Tổ chức theo dõi tổng hợp, phân tích tình hình 2) Kiểm tra, xem xét thường xuyên - Kiểm tra qua báo cáo - Thực hiện giám sát tại chỗ 3) Tổ chức đánh giá­ - Đánh giá định kỳ - Đánh giá theo yêu cầu của CQQLNN, của người có thẩm quyền Các chủ thể quản lý CT, DA thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư : Tự thực hiện GS, ĐG CT, DA đầu tư và GS, ĐG tổng thể đầu tư; Thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn để thực hiện ĐG CT, DA đầu tư và ĐG tổng thể ĐT.

85 5. Tổ chức thực hiện giám sát và đánh giá đầu tư
Các Bộ, ngành phân công một đơn vị trực thuộc (cấp Vụ) làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về GSĐGĐT; hướng dẫn thực hiện GSĐGĐT đối với các đơn vị trực thuộc, các dự án được Bộ, ngành phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới. Các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương giao Sở KH&ĐT làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về GSĐGĐT của tỉnh, thành phố; hướng dẫn thực hiện GSĐGĐT đối với các cấp, đơn vị trực thuộc, các dự án được UBND tỉnh, thành phố phân cấp hoặc ủy quyền cho cấp dưới. Các doanh nghiệp do NN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ giao bộ phận phụ trách KHĐT làm đầu mối thực hiện các nhiệm vụ về GSĐGĐT của doanh nghiệp; hướng dẫn thực hiện GSĐGĐT đối với các đơn vị trực thuộc. Chủ chương trình, chủ đầu tư, chủ sử dụng giao Ban QLDA hoặc chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về GSĐGĐT đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý. Nhà đầu tư sử dụng DN dự án hoặc chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ về GSĐGĐT đối với dự án thuộc phạm vi quản lý.

86 6. Trách nhiệm thực hiện GSĐG đầu tư của các chủ thể quản lý
6.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ Tổ chức giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá các dự án do mình quyết định đầu tư hoặc thuộc quyền quản lý. Báo cáo về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quản lý theo chế độ quy định. Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào hệ thống thông tin quy định

87 6.2. Trách nhiệm của Chủ CT ĐTC, CĐT, chủ sử dụng dự án
Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá chương trình, dự án theo quy định; Xây dựng khung giám sát, đánh giá dự án trước khi khởi công dự án; Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu, những thay đổi về chính sách, luật pháp của Nhà nước, các quy định của nhà tài trợ liên quan đến việc quản lý thực hiện dự án (nếu dự án có sử dụng nguồn vốn ODA); Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý cấp trên xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền; Lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định; Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào hệ thống thông tin quy định; Chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

88 6.3. Trách nhiệm của Nhà đầu tư
Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án theo quy định Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ, thu thập và lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu, hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ của dự án, báo cáo của các nhà thầu liên quan đến việc quản lý thực hiện dự án; Báo cáo kịp thời cơ quan quản lý xử lý các vướng mắc, phát sinh vượt thẩm quyền; Lập báo cáo giám sát và đánh giá dự án theo quy định; Cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin báo cáo vào hệ thống thông tin quy định; Chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

89 6.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện GS, ĐG ĐT
Có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư và tổ chức thực hiện các công việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư trong phạm vi trách nhiệm được giao; Phân công cụ thể bộ phận, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án đầu tư và theo dõi, kiểm tra, đánh giá tổng thể đầu tư; Tổ chức hệ thống cung cấp và lưu trữ thông tin về tình hình đầu tư trong phạm vi của Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hoặc các dự án (đối với các chủ đầu tư) do mình quản lý; Thu thập các báo cáo, thông tin liên quan phục vụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá đầu tư theo từng đối tượng quy định; Thực hiện xem xét, phân tích các thông tin, báo cáo, lập Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư phù hợp với nội dung và yêu cầu quy định trình các cấp có thẩm quyền xem xét.

90 2) Quyền hạn Yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện GS, ĐG ĐT ở các cấp liên quan báo cáo theo chế độ quy định, cung cấp các thông tin, tài liệu bổ sung liên quan đến nội dung GS, ĐG ĐT nếu cần thiết; Trường hợp cần thiết có thể trao đổi trực tiếp qua điện thoại hoặc tại hiện trường với các cơ quan, đơn vị thực hiện GS, ĐG ĐT ở các cấp liên quan, chủ đầu tư, nhà đầu tư để làm rõ các nội dung liên quan đến việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Khi làm việc trực tiếp tại hiện trường phải có kế hoạch, nội dung làm việc cụ thể và phải thông báo trước với các cơ quan, đơn vị liên quan; Kiến nghị cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh dự án khi cần thiết hoặc hủy bỏ quyết định đầu tư, đình chỉ, tạm dừng thực hiện các dự án đầu tư nếu trong quá trình GS, ĐG ĐT phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng. Báo cáo cấp có thẩm quyền về việc vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư của chủ đầu tư, nhà đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan và kiến nghị các biện pháp xử lý theo mức độ vi phạm.

91 7. Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư (Điều 68. NĐ 84)
TT Cơ quan báo cáo Loại báo cáo Chế độ BC 1 Bộ KH&ĐT b/c TTCP BC GS, ĐG tổng thể đầu tư BC Tổng hợp GS, ĐG DA QTQG, DA nhóm A toàn quốc. 6 tháng, năm 2 Bộ, ngành, địa phương, TĐ KTNN, Tổng CT Đầu tư kinh doanh vốn NN b/c Bộ KH&ĐT Báo cáo GS, ĐG tổng thể đầu tư 6 tháng và năm; Báo cáo GS, ĐG tổng thể hoạt động đầu tư ra nước ngoài năm 3 Cơ quan ĐKĐT b/c UBND cấp tỉnh Báo cáo GS, ĐG đầu tư 4 CQ lập BC ĐX chủ trương ĐT/BCNCTKT CT, DA ĐTC b/c người/CQ CTQ QĐ chủ trương ĐT, CQCQ và đơn vị đầu mối thực hiện GS, ĐG ĐT Báo cáo GS, ĐG định kỳ Báo cáo GS, ĐG trước khi trình quyết định đầu tư chương trình, dự án. Quý I, 6 tháng, quý III và năm

92 Quý I, 6 tháng, quý III và năm;
Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư TT Cơ quan báo cáo Loại báo cáo Chế độ BC 5 Chủ CT, CĐT CT, DA ĐTC b/c NCTQ QĐ đầu tư, CQCQ và đơn vị đầu mối thực hiện GS, ĐG đầu tư Báo cáo GS, ĐG định kỳ Báo cáo GS, ĐG trước khi khởi công chương trình, dự án; Báo cáo GS, ĐG trước khi điều chỉnh chương trình, dự án; Báo cáo GS, ĐG kết thúc chương trình, dự án; Báo cáo ĐG CT, DA do mình tổ chức thực hiện; Báo cáo GS, ĐG CT, DA nhóm A sử dụng vốn hỗ trợ từ NSTW b/c Bộ KH&ĐT Quý I, 6 tháng, quý III và năm; 6 tháng , năm 6 Chủ sử dụng DA ĐTC b/c NCTQ QĐ ĐT, CQ đầu mối GS, ĐG Báo cáo GS, ĐG tình hình khai thác, vận hành; Báo cáo đánh giá tác động dự án hằng năm đến khi có BC ĐG tác động

93 Quý I, 6 tháng, quý III và năm;
Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư TT Cơ quan báo cáo Loại báo cáo Chế độ BC 7 CĐT DA sử dụng vốn TD do CP bảo lãnh, vốn vay bảo đảm bằng TSNN, giá trị QSD đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Vốn ĐTPT DNNN b/c CQCQ, NCTQ QĐ ĐT và đơn vị đầu mối thực hiện GS,ĐG đầu tư Báo cáo GS, ĐG định kỳ: Báo cáo GS, ĐG trước khi khởi công DA; Báo cáo GS, ĐG trước khi đ/chỉnh dự án; Báo cáo ĐG dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện; Báo cáo GS, ĐG khi bắt đầu khai thác, vận hành dự án (đối với dự án nhóm C); BC GS, ĐG DA QTQG, DA nhóm A gửi Bộ KH&ĐT và báo cáo quy định tại các Điểm b, c, d và e ở trên. Quý I, 6 tháng, quý III và năm; 6 tháng, năm .

94 Quý I, 6 tháng, quý III và năm;
Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư TT Cơ quan báo cáo Loại báo cáo Chế độ BC 8 Nhà đầu tư thực hiện dự án PPP b/c Người có TQQĐ ĐT và cơ quan cấp Giấy CNĐKĐT Báo cáo GS, ĐG định kỳ: Báo cáo GS, ĐG trước khi khởi công DA; Báo cáo GS, ĐG trước khi đ/chỉnh dự án; Báo cáo đánh giá dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện; Báo cáo GS, ĐG trước khi bắt đầu khai thác, vận hành dự án (đối với DA nhóm C); BC GS, ĐG dự án QTQG, dự án nhóm A và dự án sử dụng nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW b/c Bộ KH&ĐT và báo cáo quy định tại các Điểm b, c, d và e. Quý I, 6 tháng, quý III và năm; 6 tháng, năm

95 TT Cơ quan báo cáo Loại báo cáo Chế độ BC
Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư TT Cơ quan báo cáo Loại báo cáo Chế độ BC 9 Nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác b/c CQ ĐKĐT và CQ đầu mối thực hiện công tác GS ĐG đầu tư của địa phương Báo cáo GS, ĐG định kỳ: Báo cáo đánh giá kết thúc (nếu có); Báo cáo GS, ĐG trước khi khởi công dự án (đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy CNĐKĐT); Báo cáo GS, ĐG trước khi bắt đầu khai thác, vận hành dự án (đối với các dự án không thuộc diện cấp Giấy CNĐKĐT). 6 tháng, năm;

96 Chế độ báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư của cộng đồng TT
Cơ quan báo cáo Loại báo cáo Chế độ BC 1 Ban GS ĐT của cộng đồng b/c Ủy ban MTTQ VN cấp xã BC tình hình thực hiện GSĐT của cộng đồng đối với CT, DA trên địa bàn Hằng quý 2 Ủy ban MTTQ VN cấp xã b/c HĐND, UBND xã, UB MTTQ VN huyện, tỉnh Tổng hợp kết quả GS ĐT của cộng đồng trên địa bàn xã Hằng năm 3 Ủy ban MTTQVN cấp tỉnh b/c Sở KH&ĐT, HĐND, UBND tỉnh và Bộ KH&ĐT Báo cáo kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng tại địa phương

97 8 Thời hạn báo cáo (Đ.69 NĐ 84) TT Cơ quan báo cáo Loại báo cáo
Thời hạn BC 1 Chủ chương trình, Chủ đầu tư và nhà đầu tư BC trước khi khởi công dự án BC điều chỉnh CT, dự án; BC trước khi bắt đầu khai thác, vận hành dự án; d) Báo cáo quý; đ) Gửi báo cáo 6 tháng e) Gửi báo cáo năm 15 ngày; trước khi trình 15 ngày trước ngày 10 tháng đầu Qúy sau trước 10 / 7 của năm báo cáo; trước 10 / 02 năm sau. 2 Cơ quan ĐKĐT a) Báo cáo 6 tháng b) Báo cáo năm trước ngày 20/ 7; trước 20/ 02 năm sau. 3 Kho Bạc Nhà nước: Gửi báo cáo hằng quý Gửi báo cáo 6 tháng Gửi báo cáo hằng năm trước ngày 10 tháng đầu quý sau trước ngày 10 / 7 của năm b/c; trước ngày 10 / 02 năm sau.

98 Thời hạn báo cáo TT CQ báo cáo Loại báo cáo Thời hạn BC 4
Bộ, ngành, địa phương, TĐ KTNN, TCT ĐT KD vốn NN a) Báo cáo 6 tháng b) Báo cáo năm trước ngày 30 tháng 7; trước ngày 01 tháng 3 năm sau. 5 Bộ KH&ĐT Đầu tư B/c TTCP Báo cáo về công tác GS, ĐG đầu tư 6 tháng Báo cáo về công tác GS, ĐG đầu tư năm trước ngày 31/ 8 của năm báo cáo; trước ngày 31/ 3 năm sau. 6 Ban GS ĐTCĐ BC giám sát ĐT của cộng đồng trước ngày 10 của tháng đầu quý sau; 7 UB MTTQ VN cấp xã BC giám sát ĐT của cộng đồng hằng năm trước ngày 10 / 2 năm sau; 8 UB MTTQ VN cấp tỉnh trước ngày 20 / 2 năm sau.

99 Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ KH&ĐT
9. MẪU BÁO CÁO Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ KH&ĐT 1. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng, cả năm: Mẫu số 01: Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư 6 tháng, cả năm. 2. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư sử dụng vốn NN: Mẫu số 02: Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án; Mẫu số 03: Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư quý, 6 tháng, cả năm; Mẫu số 04: Báo cáo giám sát, đánh giá khi điều chỉnh dự án đầu tư; Mẫu số 05: Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư; Mẫu số 06: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm trong giai đoạn khai thác, vận hành.

100 3. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá DA ĐT theo hình thức PPP:
Mẫu số 07: Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án; Mẫu số 08: Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư quý, 6 tháng, cả năm; Mẫu số 09: Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư (Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khai thác vận hành đối với dự án nhóm C); Mẫu số 10: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm trong giai đoạn khai thác, vận hành. 4. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác Mẫu số 11: Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư); Mẫu số 12: Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình thực hiện dự án đầu tư 6 tháng, cả năm; Mẫu số 13: Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư (đối với dự án không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư); Mẫu số 14: Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ 6 tháng, cả năm trong giai đoạn khai thác, vận hành.

101 5. Mẫu báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công
Mẫu số 15: Báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công quý, 6 tháng, cả năm của Kho bạc nhà nước cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Mẫu số 16: Báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công quý, 6 tháng, cả năm của Kho bạc nhà nước Trung ương. 6. Mẫu báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng: Mẫu số 17: Báo cáo giám sát định kỳ 6 tháng, cả năm của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. 7. Đối với các dự án có sử dụng nhiều nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn nhà nước các mẫu biểu và chế độ báo cáo thực hiện theo quy định đối với dự án sử dụng vốn nhà nước.

102 10. Chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư
10.1. Nguồn vốn thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư (Đ.52, NĐ 84) Chi phí GS, ĐG ĐT do cơ quan QLNN thực hiện được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp, nguồn kinh phí thường xuyên theo kế hoạch hàng năm của cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này; Chi phí GS, ĐG ĐT do cơ quan được giao chuẩn bị đầu tư CT, DA tư dự án được tính trong chi phí chuẩn bị đầu tư chương trình, dự án; Chi phí GS, ĐG ĐT do Chủ chương trình, CĐT, Nhà đầu tư, CQ NNCTQ ký kết HĐ dự án tự thực hiện hoặc thuê tư vấn thực hiện bằng 20% chi phí quản lý chương trình, dự án và được tính trong TMĐT chương trình, dự án; Chi phí cho công tác GS, ĐG ĐT của chủ sử dụng được tính trong chi phí khai thác, vận hành dự án; Chi phí hỗ trợ GS ĐT của cộng đồng được sử dụng từ nguồn NSNN theo kế hoạch hàng năm của UB MTTQVN cấp xã, do ngân sách cấp xã đảm bảo.

103 10.2. Nội dung chi phí giám sát, đánh giá đầu tư (Đ.53, NĐ 84)
1) Chi cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư; Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác theo dõi chương trình, dự án đầu tư; Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo; Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị; Chi phí xây dựng báo cáo định kỳ theo quy định; Chi phí tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ; Chi phí cho việc lập, cập nhật báo cáo và vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn nhà nước và Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

104 2) Chi cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư
Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư; Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm tra chương trình, dự án đầu tư; Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo; Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị; Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác; Chi phí xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra.

105 3) Chi cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư
a) Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư; b) Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác đánh giá chương trình, dự án đầu tư; c) Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo; d) Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị; đ) Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác; e) Chi phí xây dựng báo cáo kết quả đánh giá chương trình, dự án; g) Chi phí thuê chuyên gia, tư vấn.

106 4) Chi cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư
Chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; Chi phí cho thông tin, liên lạc phục vụ trực tiếp cho công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo; Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị; Chi phí tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có); tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người đi công tác; Chi phí xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra tổng thể đầu tư; Chi phí xây dựng báo cáo kết quả giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; Chi phí thuê chuyên gia, tư vấn.

107 5) Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng
Chi phí mua văn phòng phẩm; thông tin, liên lạc phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng; Chi phí sao chụp, đánh máy, gửi tài liệu, gửi báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng; Chi phí hành chính cho các cuộc họp, hội nghị về giám sát đầu tư của cộng đồng; Chi phí tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về giám sát đầu tư của cộng đồng; Chi thù lao trách nhiệm cho các thành viên của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

108 10.3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư (Đ.54)
Việc quản lý, sử dụng chi phí GS, ĐG ĐT của chủ CT, DA ĐTC thực hiện theo quy định về quản lý chi phí chương trình, dự án đầu tư. Quản lý, sử dụng chi phí GS, ĐG ĐT của người CTQ QĐ ĐT, CĐT dự án sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn ĐTPT của DNNN và cơ quan QLNN có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng PPP thực hiện theo quy định về quản lý chi phí chương trình, dự án đầu tư. Quản lý, sử dụng chi phí GS, ĐG ĐT của nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác: Nhà đầu tư tự quản lý và sử dụng nguồn kinh phí giám sát, đánh giá đầu tư theo tính chất quản lý nguồn vốn đầu tư của dự án.

109 4) Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của CQQLNN CTQ
Hằng năm CQ QLNN có thẩm quyền GS, ĐG ĐT lập kế hoạch và dự toán chi sự nghiệp, chi thường xuyên cho nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư. Dự toán chi cho nhiệm vụ GS, ĐG tư được lập trên cơ sở kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư, nội dung chi và định mức theo quy định hiện hành; Việc quản lý chi phí GS, ĐG thực hiện theo quy định về quản lý và sử dụng nguồn chi sự nghiệp, chi thường xuyên của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo Luật Ngân sách nhà nước; Trường hợp CQQLNN CTQ thuê tư vấn để thực hiện đánh giá chương trình, dự án đầu tư thì việc quản lý chi phí này như quản lý chi phí dịch vụ tư vấn. Việc tạm ứng, thanh toán vốn cho tư vấn đánh giá chương trình, dự án được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư đối với các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng.

110 5) Quản lý, sử dụng chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng.
Chi phí hỗ trợ GS ĐT của cộng đồng trên địa bàn cấp xã được cân đối trong dự toán chi của UBMTTQVN cấp xã và do NS cấp xã đảm bảo. Mức kinh phí hỗ trợ do HĐND xã quyết định và đảm bảo mức kinh phí tối thiểu 05 triệu đồng/năm. Việc lập dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí cho Ban GSĐTCĐ thực hiện theo quy định về quản lý NS cấp xã và các hoạt động tài chính khác của cấp xã; Chi phí hỗ trợ công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết về giám sát đầu tư của cộng đồng ở cấp huyện, tỉnh được cân đối trong dự toán chi của UBMTTQVN cấp huyện, cấp tỉnh và do ngân sách cấp huyện, cấp tỉnh đảm bảo. 6) Việc lập dự toán chi phí giám sát và đánh giá đầu tư và quản lý chi phí giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành.

111 11. Năng lực tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án
11.1. Năng lực của cá nhân khi thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư (Đ 55, NĐ 84/2015/NĐ –CP 30/9/2015) 1) Năng lực của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 2 a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; b) Đã có thời gian tham gia các công việc liên quan đến quản lý đầu tư tối thiểu là 5 năm; c) Đã tham gia thực hiện đánh giá dự án đầu tư hoặc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thẩm tra, thẩm định hoặc quản lý đầu tư tối thiểu 05 dự án; d) Đã học qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư và được cấp chứng chỉ đào tạo do các cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp hoặc

112 2) Năng lực của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 1
Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; Đã đạt tiêu chuẩn tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 2 tối thiểu 3 năm hoặc có thời gian tham gia các công việc liên quan đến quản lý đầu tư tối thiểu là 8 năm; Đã tham gia thực hiện đánh giá dự án đầu tư hoặc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc thẩm tra, thẩm định hoặc quản lý đầu tư tối thiểu 02 dự án nhóm A trở lên; Đã được học qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát, đánh giá đầu tư và được cấp chứng chỉ đào tạo do các cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp

113 3) Năng lực của tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 2
Có ít nhất 5 người có đủ điều kiện năng lực thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư, trong đó có ít nhất 01 người có đủ điều kiện chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá hạng 2 theo quy định tại Khoản 2 Điều 56 Nghị định này; Có vốn điều lệ từ 01 tỷ đồng trở lên. 4) Năng lực của tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 1 Có ít nhất 5 người có đủ điều kiện năng lực của cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư hạng 1, trong đó có ít nhất 1 người có đủ điều kiện chủ trì thực hiện tư vấn đánh giá hạng 1 theo quy định tại Khoản 3 Điều 56 Nghị định này;

114 12. Xử lý vi phạm các quy định về giám sát, đánh giá đầu tư
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi che giấu vi phạm hoặc hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong GS & ĐG ĐT thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KH&ĐT. Đối với cácCT, DA ĐTC, DA sử dụng vốn vốn TD do CP bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng TSNN, giá trị quyền SD đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn ĐTPT của DNNN, chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm chủ chương trình, chủ đầu tư, Giám đốc Ban QLDA và các cán bộ được phân công nhiệm vụ GS, ĐG ĐT của chủ chương trình, chủ đầu tư phải bị xử lý vi phạm như sau: a) 2 kỳ liền không có báo cáo hoặc 3 kỳ không báo cáo bị khiển trách; b) 3 kỳ liền không có báo cáo hoặc 4 kỳ không báo cáo bị cảnh cáo.

115 Xử lý vi phạm : 4) Trong trường hợp vi phạm quy định về chế độ báo cáo thì các dự án đầu tư công chỉ được bố trí vốn kế hoạch và giải ngân sau khi tiến hành xử phạt theo quy định và bổ sung các nội dung hoặc báo cáo còn thiếu theo quy định. 5) Các cấp có thẩm quyền chỉ được điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh chương trình, dự án đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi thực hiện kiểm tra, đánh giá chương trình, dự án theo quy định. 6) Xử lý các vi phạm về quản lý đầu tư trong quá trình GS, ĐG ĐT: a) Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư báo cáo kịp thời các cấp có thẩm quyền những trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư thuộc cấp mình quản lý để xử lý theo quy định; b) Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư cố tình che giấu các trường hợp vi phạm về quản lý đầu tư sẽ chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật về các sai phạm và hậu quả gây ra.

116 7) Hằng năm trên cơ sở báo cáo tổng hợp, đề xuất của CQ đầu mối thực hiện GS&ĐG ĐT, các Bộ, ngành, địa phương xem xét, quyết định xử lý đối với các Chủ CT, CĐT, Nhà đầu tư vi phạm quy định về GS, ĐG ĐT theo các hình thức: a) Khiển trách, cảnh cáo; b) Thay chủ chương trình, chủ đầu tư; c) Không giao làm chủ đầu tư các dự án khác. 8) Hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện: Kiến nghị hình thức xử lý đối với các Bộ, ngành, địa phương không thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư hoặc thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư không đúng thời hạn, không đảm bảo chất lượng; Tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình xử lý các vi phạm trong giám sát và đánh giá đầu tư. Ngoài ra còn xử lý vi phạm hành chính theo quy định cua NĐ 50/2016/NĐ-CP,

117 13. Trách nhiệm của cơ quan và doanh nghiệp liên quan thực hiện giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp (Điều 49. NĐ 87) Bộ TC chủ trì cùng các Bộ, ngành hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp. Cty mẹ các tập đoàn, tổng công ty, công ty hoạt động theo mô hình mẹ - con xây dựng và thực hiện quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con và công ty liên kết. Tổ chức CT-XH căn cứ vào cơ chế GSTC doanh nghiệp quy định để tổ chức thực hiện GS các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mình quản lý.

118 ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ Cao Văn Bản ĐT:


Tải xuống ppt "VỀ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google