Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

Bản thuyết trình đang được tải. Xin vui lòng chờ

NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC

Các bản thuyết trình tương tự


Bản thuyết trình với chủ đề: "NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC"— Bản ghi của bản thuyết trình:

1 NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC
“Nghiên cứu, định hướng, phân bổ lại các băng tần 700/800/900/1800 MHz đáp ứng phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng” Nội dung 4 Tham vấn chuyên gia nước ngoài đối với các phương án phân bổ lại các băng tần, dự báo nhu cầu phổ tần số cho thông tin vô tuyến băng rộng, tổ chức kiểm soát tần số và lựa chọn công nghệ vô tuyến thế hệ mới. Ths. Nguyễn Ngọc Lâm Ths. Phùng Nguyên Phương Nguyễn Huy Cương Ths. Lưu Thị Việt Nga Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4/2018

2 Nội dung Tham vấn về các công nghệ thông tin vô tuyến và khả năng sẵn sàng thiết bị đầu cuối sử dụng công nghệ mới. Tham vấn về nhu cầu phổ tần số và phương thức đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện. Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu cho thông tin vô tuyến thế hệ mới tại Việt Nam. Tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời hệ thống thông tin hiện có và phương án tận dụng cơ sở hạ tầng thông tin đã được đầu tư.

3 4.1 Tham vấn về các công nghệ và khả năng sẵn sàng thiết bị đầu cuối
Kết quả tham vấn công nghệ thông tin vô tuyến được lựa chọn phù hợp với Việt Nam: Công nghệ GSM đã đạt đỉnh vào những năm 2012 và bắt đầu suy giảm. Các công nghệ HSPA và LTE sẽ tiếp tục phát triển trong thập kỷ tới. Theo các nghiên cứu của Rysavy thì mỗi nền tảng công nghệ thông tin vô tuyến sẽ cách nhau khoảng 10 năm. Trong mỗi nền tảng thì sẽ có những cải tiến về mặt công nghệ. Như đối với 2G, công nghệ EDGE đã cải thiện chất lượng dịch vụ so với dịch vụ GPRS. Tương tự, HSPA đã nâng cao tốc độ cho 3G. Các công nghệ LTE và LTE-Advanced đang tiếp tục nâng cao tốc độ, lưu lượng và khả năng sẻ dụng phổ tần linh hoạt hơn. Các nghiên cứu của các tổ chức cho thấy công nghệ 3G sẽ đạt đỉnh vào các năm 2020 và 4G sẽ đạt đỉnh vào năm 2030.

4 4.1 Tham vấn về các công nghệ và khả năng sẵn sàng thiết bị đầu cuối
Thiết bị đang hỗ trợ công nghệ băng rộng trên các băng 700/800/900/1800 MHz 814 nhà khai thác đã đầu tư mạng LTE, trong đó 644 nhà khai thác đã cung cấp dịch vụ LTE, hoặc LTE-Advanced, các mạng LTE đã có ở hơn 190 nước và vùng lãnh thổ. 212 mạng sử dụng công nghệ LTE-Advanced (Rel-10 và cao hơn) ở 105 nước. Thống kê các thiết bị đầu cuối: (chưa bao gồm Máy tính bảng, iPad, các loại thẻ dữ liệu): Băng tần 700 MHz: 693 loại Băng tần 800 MHz: loại Băng tần 850 MHz: loại Băng tần 900 MHz: loại Băng tần 1800 MHz: loại Thị trường Việt Nam 90.78% điện thoại thông minh có thể sử dụng băng 900 MHz, 83.49% có thể dùng được băng 800 MHz.

5 4.1 Tham vấn về các công nghệ và khả năng sẵn sàng thiết bị đầu cuối
Đối với các loại thiết bị LTE, thống kê cho thấy: 66% có thể sử dụng băng L1800, 62.39% có thể sử dụng băng L800, 50.36% có thể sử dụng băng L900. Hầu hết tất cả các thiết bị dùng được FDD-LTE 1800 MHz và WCDMA 900 MHz, hầu hết các thiết bị di động dùng được FDD-LTE 800 MHz, số ít hơn hỗ trợ băng 700 MHz. Tất cả các loại không hỗ trợ băng TDD-LTE 700/800/900/1800 MHz.

6 4.1 Tham vấn về các công nghệ và khả năng sẵn sàng thiết bị đầu cuối
Khả năng sẵn sàng của các thiết bị mạng và đầu cuối đáp ứng xây dựng hệ thống mạng truy cập vô tuyến 5G trên các băng 700/800/900/1800 MHz Để có thể sử dụng cho 5G, Hệ thống vô tuyến có băng tần cơ sở hỗ trợ cho 5G. Yêu cầu thay đổi về thiết bị và hệ thống E2E: MIMO lớn cần cấu hình nhiều hơn cho các thành phần phát và thu trong ăng ten (ví dụ 64T64R), MIMO lớn sẽ đòi hỏi thay đổi trong khối vô tuyến phù hợp với công nghệ 5G. Các băng tần sử dụng cho 5G: như Băng tần 28GHz, 39 GHz). Trường hợp điển hình, mỗi nhà khai thác sẽ có truy cập MHz trong dải tần thấp, và từ 1 GHz trở lên cho mỗi nhà khai thác trong dải phổ sóng millimét. E2E phải được định kích thước để hộ trợ giá trị đỉnh.

7 4.1 Tham vấn về các công nghệ và khả năng sẵn sàng thiết bị đầu cuối
Để hỗ trợ trường hợp sử dụng 5G đòi hỏi độ trễ cực thấp, ví dụ độ trễ UP URLLC, yêu cầu một chiều là 0.5ms, đòi hỏi về E2E và mạng lõi CORE dịch gần hơn tới EDGE để đáp ứng các yêu cầu này. Cách mạng LTE sẽ là một phần của 5G và những băng tần này là phù hợp cho truy cập trong tòa nhà (đặc biệt là 700/800/850/900 MHz).

8 4.1 Tham vấn về các công nghệ và khả năng sẵn sàng thiết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối, các thiết bị mạng đáp ứng phủ sóng dịch vụ LTE/LTE-A tại các vùng nông thôn rộng lớn trong các băng tần 900/1800 MHz với vùng phủ hẹp Các nhà sản xuất khuyến nghị sử dụng băng tần thấp 900/850/700 MHz để cung cấp vùng phủ lớn, bổ xung phổ tần băng thấp đang dùng cho 3G như băng 900 MHz. Hiện nay, có vài nhà mạng đã triển khai LTE900 như là Singtel (5MHz L900), TRUE của Thái Lan (10MHz L900) cung cấp giải pháp vùng phủ hiệu quả cho hơn >90% vùng phủ dân cư cho LTE. Trong trường hợp LTE băng tần thấp (700/800/900 MHz) chưa sẵn sàng, băng 1800 MHz có thể được sử dụng cho triển khai LTE, tuy nhiên chi phí cao hơn.

9 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 700 MHz ở ASEAN Các nước ASEAN đã thông qua hoặc cam kết sử dụng qui hoạch APT700 FDD (2x 45 MHz). Quốc gia Băng tần Phổ tần (MHz) Ứng dụng Công nghệ Brunei 694 – 806 2 x 45 MHz IMT FDD Cambodia Lào Malaysia Indonesia Singapore Thái Lan Việt Nam

10 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 700 MHz ở Châu Á Qui hoạch theo FDD trong băng tần 698 – 806 MHz Qui hoạch theo TDD trong băng tần 698 – 806 MHz

11 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 700 MHz ở Châu Á Phần lớn các nước Châu Á, Thái bình dương đã thông qua hoặc cam kết sử dụng APT700 FDD (2x 45 MHz). Trung Quốc thông qua sử dụng APT700 TDD (2 x 50 MHz). Nhật Bản qui hoạch băng 700 MHz theo APT700 sử dụng truyền dẫn FDD và đã cấp phép cho các công ty NTT Docomo, KDDI, SoftBank và e-Mobile. Ấn Độ đã thông qua qui hoạch APT700 sử dụng truyền dẫn FDD và đấu giá quyền sử dụng băng tần 700 MHz cho IMT trong năm 2013. Hàn Quốc đã phân bổ 2 x 20 MHz phù hợp với qui hoạch APT700 phương thức truyền dẫn FDD.

12 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 700 MHz ở Châu Á Úc đã qui hoạch băng 700 MHz từ 694 – 820 MHz cho IMT và đã tiến hành đấu giá băng 700 MHz vào ngày 7/5/2013. Qui định nhà thầu không được đăng ký quá 2 x 25 MHz. New Zealand đã thông qua qui hoạch theo APT700 với phương thức truyền dẫn FDD và đấu giá băng 700 MHz vào tháng 10 năm 2013. Papua New Guinea đã thông qua qui hoạch theo APT700 phương thức truyền dẫn FDD 2 x 45 MHz. Các quốc đảo Thái Bình Dương bao gồm Quần đảo Cook, Micronesia, Fiji, Kiribati, Quần đảo Islands, Nauru, Niue, Palau, Papua New Guinea, Samoa, Solomon Islands, Tonga, Tuvalu, and Vanuatu đã tuyên bố về việc qui hoạch theo qui hoạch APT700.

13 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 700 MHz ở Châu Âu Châu Âu đã nghiên cứu về khả năng sử dụng băng tần 700 MHz cho thông tin di động từ CEPT đã xác định phần cao của băng UHF để phân bổ cho thông tin di động.

14 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 700 MHz ở Châu Mỹ Qui hoạch băng 700 MHz ở Mỹ

15 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 700 MHz ở Châu Mỹ Phần lớn các nước Nam Mỹ: Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador,.. đã thông qua hoặc cam kết sử dụng APT700 FDD (2x 45 MHz). Mexico thông báo về việc thông qua qui hoạch APT cho băng 700 MHz. Quyết định đã được thực hiện dù Mexico cần phối hợp tần số biên giới với Mỹ trên vùng biên khoảng 3000 km. Ba nước Mỹ, Canada, Bolivia theo qui hoạch của Mỹ, phân chia kênh khá phức tạp với (84 MHz).

16 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Kết luận: Xu hướng chính của các nước trên thế giới là sử dụng qui hoạch APT700 phương thức truyền dẫn FDD, cụ thể là: Băng tần 698 – 806 MHz Phương thức truyền dẫn FDD Phổ tần 2 x 45 MHz Băng bảo vệ giữa IMT và phần cao của Truyền hình số (DTV): 5 MHz Băng bảo vệ giữa IMT và phần thấp của PPDR : 3 MHz Băng bảo vệ giữa đường lên và đường xuống: 10 MHz

17 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Việt Nam có thể hài hòa sử dụng băng tần 700 MHz với các nước ASEAN, Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Nam Mỹ làm thuận lợi cho quá trình triển khai LTE của nhà mạng và tiên lợi cho người sử dụng do giá thành thiết bị đầu cuối giảm. Các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng chính bao gồm Alcatel-Lucent, Ericsson, Huawei và Nokia đang hỗ trợ qui hoạch APT700. Băng 700 MHz cho vùng phủ rộng thuận lợi cho triển khai IMT ở các khu vực, vùng xa và trong nhà. Phổ tần có được sau số hóa là 45 x 2 (90 MHz) chỉ thấp hơn so với Trung Quốc là nước duy nhất sử dụng APT700, phương thức truyền dẫn TDD. Trung Quốc hiện nay vẫn chưa triển khai sử dụng băng tần này.

18 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 800 MHz ở ASEAN Các nước ASEAN hiện đang sử dụng phổ tần và công nghệ khác trong băng tần 800 MHz Thái Lan và Philippine: 2 x 25 MHz Việt Nam và Indonesia: 2x 11MHz Miến Điện và Campuchia: 2 x 10MHz. Một số nước chưa sử dụng băng 800 MHz cho di động gồm Brunei, Malaysia, Lào và Indonesia.

19 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 800 MHz ở Châu Á Châu Á không có hài hòa trong nhu cầu phổ tần băng 800 MHz và rất đa dạng. Nhật Bản, Hàn Quốc sử dụng 2x30 MHz, Nhiều nước có nhu cầu sử dụng 2x25 MHz, 2x20 MHz, 2x15 MHz, 2x 11 MHz, 2x10 MHz và không sử dụng.

20 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Quốc gia Đường lên Đường xuống Phổ tần (MHz) Phương thức Bangladesh Brunei Cambodia 825 – 835 870 – 880 2 x 10 WCDMA FDD Trung Quốc CDMA2000 FDD Indonesia 824 – 835 869 – 880 2 x11 CDMA FDD Japan 815 – 845 860 – 890 2 x30 UMTS 800 Korea 819 – 849 864 – 894 LTE 800 Malaysia Miến Điện NewZealand 825 – 840 870 – 885 2 x 15 Pakistan 824 – 834 869 – 879 LTE850 Papua New Guinea 2 x 11 CDMA2000 Philipines 824 – 849 869 – 894 2 x25 UMTS/HSDPA.HSP A+ Đài Loan 825 – 845 870 – 890 2 x20 CDMA 800 Thái Lan 2 x 25 UMTS 850 Úc 2 x 20 UMTS 850, LTE850 Băng 800 MHz Châu Á

21 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 800 MHz ở Châu Âu Châu Âu đã có quy hoạch băng tần này dành cho thông di động 4G theo band 20 của 3GPP. Năm 2009, Châu Âu (CEPT) đã thông qua qui hoạch cho băng rộng di động ở 800 MHz với 2 x 30 MHz. * Qui hoạch này áp dụng cho 27 nước Châu Âu với thị trưởng 500 triệu người. Qui hoạch của CEPT

22 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 800 MHz ở Châu Âu Một trong các phương án là kết hợp giữa các qui hoạch của CEPT và APT trong khi tiếp tục duy trì CDMA 850. Phương án này cho phép một lượng phổ tần 2 x 60 MHz trong băng 700 và 800 MHz

23 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 800 MHz ở Châu Mỹ Các qui hoạch băng được các nước Châu Mỹ sử dụng gồm GSM850 và UMTS850. Nhu cầu sử dụng 2x25 MHz theo GSM850 hoặc UMTS850 Đường lên (MHz) Đường xuống (MHz) Phổ tần GSM 850 824.2 – 849.2 869.2 – 893.8 2 x 25 MHz UMTS 850 824 – 849

24 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Kết Luận: Băng tần 800 MHz được qui hoạch và cấp phép theo hướng hài hòa khu vực do có sự khác nhau sử dụng băng tần trong toàn bộ băng 800 MHz. Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ sử dụng nhiều băng tần hơn. Châu Á bị hạn chế lượng băng tần sử dụng do lịch sử qui hoạch và cấp phép trong băng này đặc biệt là có Trunking trong băng 800 MHz. Cấp phép cho dịch vụ 3G trong băng 800 MHz là khá lớn ở Châu Mỹ.

25 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Các xu hướng chính trong sử dụng băng 800 MHz: Nhiều nước đã cấp phép băng 800 MHz cho GSM 850 MHz từ lâu đã dịch lên UMTS 850 (chuyển từ 2G lên 3G), diễn ra ở Châu Mỹ. Một số nước dịch chuyển từ GSM 850 MHz lên UMTS và tiếp tục lên LTE. Các nước Châu Âu qui hoạch và cấp phép mới qua đấu giá băng 800 MHz cho LTE. Các nước đang sử dụng băng 800 MHz cho CDMA đã tiến hành hạn chế dịch vụ, tắt CDMA để chuyển sang UMTS hoặc LTE ở tất cả các Châu lục bao gồm Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á và Châu Đại dương. Các nước chưa sử dụng băng 800 MHz đang xem xét qui hoạch lại băng này cho băng rộng có tính đến các nghiệp vụ đang tồn tại.

26 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Trên cơ sở các phân tich tổng hợp ở trên có thể đưa ra một số phương án qui hoạch lại băng 800 MHz như sau: Nghiên cứu khả năng giải phóng phần băng tần đang được sử dụng cho các nghiệp vụ khác như nghiệp vụ cố định, lưu động và Trunking. Nếu giải phóng các nghiệp vụ như cố định và lưu động trong băng 800 MHz lượng phổ tần của Việt Nam có thể dùng cho băng rộng di động tăng lên và đạt mức 2x17 MHz (đã trừ 3 MHz băng bảo vệ với Trunking). Tắt CDMA trong băng tần 800 MHz. Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng 3G. Nếu nhu cầu tăng có thể qui hoạch băng 800 MHz cho UMTS 850. Nếu nhu cầu không tăng có thể chuyển đổi băng 800 MHz sang sử dụng LTE 850 FDD theo xu hướng chung của thế giới về cấp mới băng 800 MHz.

27 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 900 MHz ở ASEAN Các nước ASEAN có nhu cầu sử dụng phổ tần tương đối giống nhau trong băng tần này theo Qui hoạch P-GSM-900 từ 890 – 915 MHz/935 – 960 MHz (2x25 MHz). Phần băng tần còn lại được sử dụng các công nghệ khác nhau. Việt Nam, Campuchia, Malaysia sử dụng cho E-GSMA, Indonesia và Myammar sử dụng CDMA. Thái Lan chuyển đổi sử dụng băng này từ GSM sang LTE. Tổng lượng phổ tần sử dụng là (2x35)

28 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 900 MHz ở Châu Á Châu Á và Châu Đại dương: 2x35 MHz Châu Á có các phương án sử dụng tương tự như các nước ASEAN đó là kết hợp giữa qui hoạch P-GSM-900 cho đoạn băng tần 890 – 915 MHz/935 – 960 MHz (2x25 MHz) và phần băng tần còn lại được sử dụng các công nghệ khác nhau như E-GSM và CDMA. Một số nước có nhu cầu sử dụng thấp như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước nhỏ ở Châu Á

29 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển

30 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 900 MHz ở Châu Âu Phần lớn các nước Châu Âu, Châu Phi và Trung đông có nhu cầu sử dụng đồng đều 2 x 35 MHz phù hợp với qui hoạch 2G/3G 900 MHz ở Châu Âu đoạn băng tần 880 – 915 MHz/925 – 960 MHz (2x35 MHz). Nhiều nước ở khu vực này đang có xu hướng chuyển đổi sử dụng sang UMTS.

31 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 900 MHz ở Châu Mỹ Châu Mỹ được chia thành hai nhóm nước khác nhau, trong đó một số nước ở Trung Mỹ và Nam Mỹ sử dụng một phần phổ tần của băng 900 MHz. Một số nước ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ không sử dụng băng tần 900 MHz.

32 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Kết Luận: Băng tần 900 MHz được hài hòa toàn cầu sử dụng cho Thông tin di động

33 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Kết Luận: Xu hướng dịch chuyển sử dụng từ GSM900 sang UMTS900, hiện có hơn 90 mạng UMTS900 đã đi vào sử dụng ở 53 nước và ít nhất 73 nước và các vùng lãnh thổ cho phép hoặc đang xem xét triển khai UMTS900 bao gồm: Angola, Armenia, Australia, Úc, Bỉ, Benin, Bosnia & Herzegovina, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Đan Mạch, Dominican, Ai cập, Estonia, Faroe Isles, Phần Lan, Pháp Guiana thuộc Pháp, Georgia, Đức, Ghana, Hu Lạp, Greenland, Guadeloupe, Hong Kong, Hungary, Iceland, Indonesia, Ireland, Israel, Ý, Nhật Bản, Kazakhstan, Kosovo, Kuwait, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Macedonia, Malaysia, Malta, Martinique, Mozambique, Hà Lan, New Caledonia, New Zealand, Na Uy, Oman, Papua New Guinea, Paraguay, Philippines, Ba Lan, Portugal, Qatar, Réunion, Romania, Russia, Ả Rập, Singapore, Slovakia, Slovenia, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Tanzania, Thái Lan, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, UAE, UK, Ukraine*, Venezuela.

34 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Kết Luận: Trên cơ sở các phân tich tổng hợp ở trên có thể có một số hướng cho việc sử dụng băng tần 900 MHz của Việt Nam như sau: Giữ nguyên nhu cầu phổ tần 880 – 915 MHz/925 – 960 MHz (2x35 MHz). Qui hoạch lại băng 900 MHz cho thông tin di động 3G. Nghiên cứu về phương án dung chung giữa 2G và 3G trong băng tần 900 MHz.

35 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 1800 MHz ở ASEAN Các nước ASEAN có nhu cầu sử dụng phổ tần tương đối giống nhau trong băng tần này theo Qui hoạch DCS-1800 (2x75 MHz) đoạn băng tần 1710 – 1785 MHz đường lên và 1805 – 1880 MHz đường xuống. Các nước ASEAN cấp phép băng tần 1800 MHz cho 2G. Một số nước cấp phép cho 2G và LTE.

36 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 1800 MHz ở Châu Á Các nước Châu Á, Châu Úc có nhu cầu sử dụng phổ tần tương đối giống nhau trong băng tần này theo Qui hoạch DCS-1800 (2x75 MHz) Đường Lên: – 1785 MHz Đường xuống: – 1880 MHz. Các nước cấp phép băng tần 1800 MHz cho 2G. Một số nước cấp phép cho 2G và LTE. Một số nước Châu Á có nhu cầu phổ tần thấp hơn như: Nhật Bản (2x30MHz), Hàn Quốc (2x35MHz) và nhiều nước ở khu vực Châu Úc có nhu cầu phổ tần thấp.

37 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển

38 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 1800 MHz ở Châu Âu Các nước Châu Âu triển khai mạng thông tin di động trong đoạn băng tần: Đường lên: 1710 – 1785 MHz Đường xuống: – 1880 MHz theo qui hoạch DCS-1800 (2x75 MHz). Các nước Châu Âu, Châu Phi và Trung đông có nhu cầu sử dụng phổ tần tương đối giống nhau trong băng tần này theo Qui hoạch DCS-1800 (2x75 MHz) Các nước cấp phép băng tần 1800 MHz cho 2G hoặc đã chuyển đổi sang LTE. Nhiều nước đang cấp phép cho 2G ở khu vực này có xu hướng chuyển đổi sử dụng sang LTE.

39 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Băng 1800 MHz ở Châu Mỹ Châu Mỹ sử dụng theo các qui hoạch: PCS-1900 FDD băng tần 1850 – 1910 MHz/1930 – 1990 MHz, trong đó có 30 MHz nằm trong băng 1800 MHz. AWS-1700 FDD băng tần từ 1710 – 1755 MHz/2110 – 2155 MHz, trong đó có 45 MHz trung với qui hoạch băng 1800 MHz. Châu Mỹ được chia thành hai nhóm nước khác nhau, trong đó một số nước ở Trung Mỹ và Nam Mỹ sử dụng một phần phổ tần của băng 1800MHz (2x75 MHz). Một số nước ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ sử dụng theo qui hoạch PCS-1900 FDD và sử dụng qui hoach băng AWS-1700 FDD.

40 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Kết Luận: Xu hướng chính của các nước trên thế giới là: Sử dụng toàn bộ phổ tần theo Qui hoạch DCS-1800 (2x75 MHz) đoạn băng tần 1710 – 1785 MHz đường lên và 1805 – 1880 MHz đường xuống. Dịch chuyển sử dụng từ GSM sang sử dụng LTE. Việc triển khai LTE trên băng 1800 MHz đang là xu hướng toàn cầu do: Vùng phủ xấp xỉ hai lần so với băng 2.6 GHz đang được cấp phép cho LTE; Khả năng tái sử dụng cơ sở hạ tầng như cáp Anten của GSM1800 hoặc WCDMA-HSPA2100; Khả năng triển khai đồng thời LTE và GSM; Băng 1800 MHz được sử dụng có qui môt toàn cầu và được xem như là băng cốt lõi cho LTE; Nhà khai thác có đủ băng tần trong băng 1800 MHz để đem đến các tiện ích của LTE, thuận lợi hơn là qui hoạch lại băng 900 MHz; Thiết bị cho người sử dụng sẵn sàng.

41 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
226 nhà mạng đã triển khai thương mại LTE1800 ở 104 nước và các vùng lãnh thổ. Các nhà mạng triển khai LTE trên băng 1800 Mhz một cách độc lập hoặc kết hợp với các băng khác, trong đó băng 1800 MHz vẫn là băng cốt lõi. Băng 1800 MHz được sử dụng cho hơn 45% các mạng LTE tạo thuận lợi cho chuyển vùng quốc tế cho dịch vụ di động băng rộng. Nhiều mạng LTE đang trong quá trình triển khai. Băng 1800 MHz đã được cấp phép cho hơn 350 nhà khai thác ở gần 150 nước. Trên cơ sở các phân tích tổng hợp ở trên có thể có một số hướng cho việc sử dụng băng tần 1800 MHz của Việt Nam như sau: Giữ nguyên qui hoạch (2x75 MHz) đoạn băng tần 1710 – 1785 MHz đường lên và 1805 – 1880 MHz đường xuống. Qui hoạch lại băng 1800 MHz cho thông tin di động LTE.

42 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Tham vấn: Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, GSMA, công ty tư vấn Coleago Consulting , Ericsson qua đó thu thập được thông tin về tình hình thi tuyển, đấu giá của các nước trên thế giới, kinh nghiệm thực tế triển khai hình thi tuyển, đấu giá băng tần; thành công và thất bại, thuận lợi và khó khăn từ các nước như Mỹ, Thái Lan, Úc, NewZealand, Peru, Ấn độ, Anh, Trung Quốc, Hồng Kông... Công cụ hiện đại như thi tuyển và đấu giá được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới nhưng kết quả rất khác nhau: Có nước thì việc đấu giá thúc đẩy tính cạnh tranh của thị trường viễn thông, tạo ra doanh thu cho nhà nước, nhưng có nước thì việc đấu giá đã thất bại, gây tổn hại cho nền kinh tế, thậm chí gây phá sản doanh nghiệp viễn thông (trường hợp của Thái Lan).

43 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Phương pháp/cách thực đấu giá phổ biến Lợi ích Rủi ro Đấu giá nhiều vòng đồng thời Cấp phép băng tần hiệu quả do các thông tin được “mở” trong thời gian đấu giá và các nhà thầu định giá phổ tần cao có thể trả giá cao hơn các đối thủ. Phương pháp/cách thức đấu giá này tương đối đơn giản Chiến lược nhà thầu có thể phức tạp khi cố gắng có được nhiều đoạn băng tần Rất nhiều đoạn băng tần được đấu giá độc lập làm tăng nguy cơ nhà mạng chiến thắng có được các đoạn băng tần không thực sự hiệu quả khi triển khai Đấu giá kín Ít khả năng bị thông đồng đấu thầu và có thể thu hút nhiều nhà đầu tư Thực hiện tương đối dễ dàng và nhanh chóng Có thể tăng doanh thu nhiều hơn so với đấu giá nhiều vòng Thông tin hạn chế nên các nhà thầu không đánh giá đúng được các “đối thủ”. Sử dụng các quy tắc giá trả cao nhất thì thắng có thể dẫn tới các nhà khai thác phải trả giá cho việc không định giá đúng giá trị của băng tần dẫn đến đánh giá quá cao giá trị đích thực của giấy phép Có thể dẫn đến việc phổ tần được cấp phép được sử dụng không hiệu quả

44 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Phương pháp/cách thực đấu giá phổ biến Lợi ích Rủi ro Đấu giá kết hợp Hỗ trợ cấu trúc “lô tần số” được đấu giá linh hoạt giúp tránh rủi ro xảy ra cùng lúc. quy tắc trả giá thứ hai thì chiến thắng theo đó giá thanh toán của người chiến thắng được với số tiền giá thầu thấp hơn vẫn có thể chiến thắng. Phương pháp/cách thức đấu giá linh hoạt Khả năng lộ giá thầu ít hơn phương pháp/cách thức đấu giá nhiều vòng Phức tạp để quản lý và tham gia vì nó đòi hỏi các nhà thầu phải định giá cho nhiều “lô tần số” trước khi bán đấu giá Phương pháp/cách thức đấu giá này chỉ tốt nếu các nhà thầu có thể đánh giá tất cả các tùy chọn đấu thầu

45 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Hậu quả khi một cuộc đấu giá băng tần được thiết kế kém: giá phổ tần cao có thể làm tăng nguy cơ không thể bán được phổ tần cho những nhà khai thác tốt nhất nhà thầu thông đồng với nhau, thì không chỉ phổ tần sẽ được cấp phép cho nhà mạng không có năng lực Đấu giá băng tần 4G năm 2013 ở Séc, giá thầu đạt gấp ba lần giá khởi điểm. Sau đó kết quả đấu giá đã bị hủy bỏ vì lo ngại giá thầu quá cao sẽ dẫn đến giá các dịch vụ 4G cao cũng như nhà mạng sẽ trì hoãn khai thác, mở rộng các dịch vụ mới -> Sau đó cơ quan quản lý Séc đã thiết kế lại phương pháp đấu giá mới, sau đó phổ tần được bán với giá chưa bằng một nửa mức giá so với trước. Ở Phần Lan các nhà mạng cũng đã phải kêu gọi ngưng đấu giá 4G sau 9 tháng đấu giá mà không có dấu hiệu cho thấy có thể kết thúc được cuộc đấu giá Các cuộc đấu giá năm ở Thái Lan cho 900 MHz và 1800 MHz cũng gặp phải vấn đề với giá đấu thầu quá cao dẫn tới một trong công ty thắng thầu đã vỡ nợ, không có khả năng trả tiền cho giấy phép băng tần được cấp

46 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Giá khởi điểm cao dễ bị bóp méo kết quả đấu giá và gây tổn hại cho lợi ích công cộng như: Phổ tần có thể bị tồn đọng và do đó không được đưa vào sử dụng. Đây là một tổn thất cho xã hội nói chung. Tình trạng mất cân bằng trong việc nắm giữ phổ tần quốc gia có thể trầm trọng hơn. Tăng chi phí không cần thiết đối với thị trường viễn thông, dẫn đến hậu quả bất lợi cho tính cạnh tranh của thị trường và sự lựa chọn của người tiêu dùng. Tác động tiềm tàng của việc thiết kế đấu giá Ví dụ Phổ tần chưa bán được do đó bị thất thu cho nhà nước Đấu giá thất bại ở: India: 850MHz (2012, 2013) Australia: 700MHz (2013) Mozambique: (2013) Chi phí cao quá mức so với khả năng của các nhà khai thác dẫn đến việc triển khai chậm Đấu giá với giá cao dẫn đến triển khai mạng chậm ở: Australia 700MHz (2013) Belgium 800MHz (2013) Giá cấp phép băng tần cao buộc các nhà khai thác chỉ có thể lựa chọn hoặc trả tiền lên hoặc ngừng hoạt động. Ví dụ như trường hợp đấu giá băng tần của Hy lạp năm 2011

47 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Hình. Giá khởi điểm của một số nước cho băng tần 700/800MHz

48 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Giá dự kiến đấu giá băng tần cần được căn cứ vào hai yếu tố : Giá trị tiềm năng mà băng tần đem lại. Chi phí phải đền bù đề giải phóng băng tần. Tại New Zealand, năm 2013 băng 700MHz được đấu giá. Giá khởi điểm được dự kiến là 22 triệu $ New Zealand cho mỗi lô tần số (có 9 lô tần số) với giá trị tổng cộng là 198 triệu $ New Zealand được căn cứ trên việc chính phủ New Zealand phải chi $157 triệu $ New Zealand để làm sạch băng 700MHz cho di động băng rộng. Thời hạn của giấy phép băng tần ở các nước: - Anh: 15 đến 20 năm, sau đó vẫn có hiệu lực cho đến khi có thông báo hết hạn hiệu lực (thông báo này sẽ được gửi cho doanh nghiệp trước 5 năm). - Canada: từ 10 năm trở lên. Tuy nhiên có thông báo trước về kế hoạch cấp mới hoặc chuyển đổi băng tần cho nghiệp vụ khác. - New Zealand: 20 năm, doanh nghiệp sẽ được thông báo về việc cấp phép mới. Mỹ: 10 năm, qui trình xử lý giống của Anh. Việc chuyển giao giấy phép đã rất phát triển tại nhiều nơi trên thế giới như Australia, Canada, phần lớn của Liên minh châu Âu, Guatemala, New Zealand và Mỹ, gần đây là Ấn Độ.

49 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Kết quả đấu giá các băng tần ở Hàn quốc: Phương pháp Ngày thực hiện Dải tần (công ty thắng thầu và giá phải trả) Thi tuyển 19-23 Tháng 4 năm 2010 800/90MHz / (LGU+ thắng với giá tỷ Kwon) / (KT thắng tỷ Kwon) Đấu giá 17-29 tháng 8 năm 2011 (83 vòng đấu giá) 800/1800MHz / (KT thắng với giá 261 tỷ Kwon) / (SKT thắng với giá 995 tỷ Kwon ) 19-30 tháng 8 năm 2013 (50 vòng đấu giá ) 1800MHz , / :SKT thắng với giá 1,050 tỷ Kwon / : KT thắng với giá tỷ Kwon 29 /4-2/5/2016 (8 vòng đấu giá) 700/1800MHz / (Đấu giá thất bại) / : KT thắng với giá tỷ Kwon Đấu giá ở Thái Lan: Phương pháp đấu giá SMRA cho dải tần 900 MHz và 1800 MHz (11/12 năm 2015). Bốn nhà thầu gồm các nhà khai thác AIS, DTAC và True Digital, Jas Mobile. Người tham gia không được bỏ cuộc cho đến khi kết thúc cuộc đấu giá. Các cuộc đấu giá đã được thực hiện 33 giờ và 66 giờ cho mỗi băng tần, với việc bán đấu giá 900 MHz cho phép nhà thầu được nghỉ ngơi 03 giờ mỗi ngày đấu giá, trong khi trước đó đấu giá băng tần 1800MHz không được phép nghỉ.

50 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Đấu giá ở Ấn độ: Cơ quan quản lý Ấn độ đã tiến hành đấu giá từ năm cho các băng tần 850MHz, 900MHz và 1800MHz, kết quả: Toàn bộ băng tần 900MHz được đấu giá thành công. 60% lô tần số với băng thông 3.75MHz và 5MHz ở băng tần 1800MHz được đấu giá thành công qua 22 vòng đấu giá. 75% lô tần số với băng thông 16MHz ở băng tần 1800MHz được đấu giá thành công trong năm Tổng lượng băng tần chưa bán hết ở băng tần 1800MHz là 17%. 30% băng tần 850MHz được đấu giá thành công qua 22 vòng đấu giá. Chỉ có ½ lượng băng tần 850MHz được đưa vào sử dụng cho dịch vụ CDMA. Lượng thuê bao của CDMA chỉ bằng ½ so với GSMA ở cùng số lượng băng thông, do vậy băng 850MHz thực sự không hiệu quả.

51 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Thi tuyển liên quan đến việc lựa chọn ứng viên đáp ứng tốt nhất các tiêu chí đề ra như tiêu chí về vùng phủ sóng, chất lượng dịch vụ và một loạt các tiêu chí xã hội và kinh tế khác. các tiêu chí lựa chọn và quá trình lựa chọn cần phải rõ ràng và trọng lượng cho từng tiêu chí cần phản ánh đúng tầm quan trọng tương ứng của nó đối với xã hội. Việc sử dụng các tiêu chí mơ hồ và chủ quan, thiếu minh bạch làm tăng nguy cơ thiên vị, tham nhũng và có khả năng dẫn đến các tranh tụng không cần thiết. Một số công cụ để thúc đẩy tính cạnh tranh trong đấu giá có thể cũng được sử dụng trong thi tuyển Một vấn đề có thể xẩy ra đối với hình thức thi tuyển là rủi ro khi nhà mạng được lựa chọn không thể thực hiện đúng những gì họ cam kết, đặc biệt khi việc dự báo thị trường, công nghệ không chính xác -> đặt ra những hình thức phạt được áp dụng khi những cam kết của nhà mạng (thắng trong thi tuyển) không thực hiện. Hình phạt cần căn cứ trên mức độ nghiệm trọng của việc vi phạm các điều kiện của các tiêu chí đặt ra

52 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Thi tuyển ở Trung Quốc Ở tất cả các băng tần, cơ quan quản lý Trung quốc đều sử dụng phương pháp thi tuyển để cấp phép băng tần (phương án đấu giá đang được nghiên cứu, có thể được áp dụng trong tương lai) Hình Cấp phép băng tần ở Trung Quốc

53 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Thi tuyển, đấu giá ở Hồng Kông và New Zealand Cơ quan quản lý Hồng Kông và New Zealand đã thực hiện phương pháp lai cho việc tái cấp phép đối với giấy phép sẽ hết hạn Tại Hồng Kông, với giấy phép 2,1 GHz hết hạn, cơ quan quản lý quyết định thực hiện tái cấp phép băng tần này bằng cách kết hợp phương pháp thi tuyển và đấu giá. Hai phần ba giấy phép được chào bán qua thi tuyển và 1/3 giấy phép được chào bán qua đấu giá. Tại New Zealand, giấy phép băng tần 800 MHz và 900 MHz cũng hết hạn, cơ quan quản lý New Zealand đã thực hiện việc đảm bảo tái cấp phép cho nhà mạng đang sử dụng là Telecom và Vodafone. Tuy nhiên, cơ quan quản lý New Zealand đưa ra 02 lựa chọn về số lượng phổ tần được gia hạn: Telecom và Vodafone có thể bán mỗi lô 2 × 5 MHz cho một bên thứ ba, phần còn lại của băng tần họ tiếp tục được gia hạn, hoặc Mỗi công ty sẽ không được gia hạn lô tần số 2 × 7.5 MHz, và cơ quan quản lý sẽ cấp phép lô tần số này cho bên thứ 3.

54 4.2 Tham vấn về nhu cầu phổ tần và phương thức đấu giá, thi tuyển
Kết luận, khuyến nghị Không có “một phương pháp duy nhất” phù hợp với tất cả các cách tiếp cận để đạt được hiệu quả sử dụng phổ tần lớn nhất Đấu giá là một phương pháp đã được minh chứng tính hiệu quả qua. Tuy nhiên, thiết kế việc đấu giá kém có thể dẫn đến phổ tần được giao cho các doanh nghiệp yếu, không có khả năng triển khai mạng di động băng rộng hiệu quả hoặc theo một cách làm mất đi tính cạnh tranh của thị trường. Giải pháp tối ưu có thể sử dụng phương pháp thi tuyển để đưa danh sách các nhà mạng đủ năng lực tài chính, công nghệ, uy tín và sau đó thực hiện đấu giá cho những nhà mạng có tên trong danh sách này Giá phổ tần là là động lực để thúc đẩy chứ không phải làm suy yếu việc sử dụng tối ưu phổ tần đem lại các lợi ích của xã hội do đó cần phải đặc biệt thận trong trong việc đưa ra mức giá khởi điểm, dự tính giá trúng thầu, quá trình này cần có thời gian tham vấn các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp di động lớn trong nước Nên cấp phép băng tần độc lập với công nghệ và dịch vụ Thời hạn cấp phép nên có thời hạn tối thiểu 20 năm để hỗ trợ nhà mạng đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng mạng di động cho phép chuyển giao giấy phép băng tần giữa các nhà khai thác

55 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Phương án qui hoạch lại băng 700/800 MHz (Phương án 1) Băng tần 700 MHz theo qui hoạch APT700, đoàn băng tần đã thu hồi qui hoạch lại cho IMT. 824 UL 835 DL 869 880MHz 743 703 748 713 723 733 798 758 803 768 778 788 Phương án 1 không nhận được sự ủng hộ của các chuyên gia do lượng phổ tần sử dụng cho IMT ít hơn các phương án khác.

56 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Phương án 2: Băng 700 như phương án 1. Mở rộng băng 800 MHz theo qui hoạch của Châu Âu. CEPT 800 (DL) CEPT 800 (UL) DL UL 806 811 816 821 824 829 835 847 852 857 862 866 869 880

57 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Phương án 2: Xem xét hệ sinh thái LTE, có thể chọn phương án 2 do dễ dàng hơn trong việc tìm thiết bị hỗ trợ băng 800MHz và băng 850 MHz. Tuy nhiên phương án này cần các bộ lọc bổ xung để giảm nhiễu. Và hiện nay số thiết bị hỗ trợ cả hai băng 800MHz và băng 850 MHz ít nên triển khai chưa hiệu quả. Phương diện kinh tế thấp và phối hợp biên giới với các nước có thể gặp khó khăn. Phân tích phân bố thiết bị đầu cuối LTE theo băng tần

58 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Băng 700 như phương án 1. Mở rộng băng 800 MHz theo qui hoạch bắc Mỹ. Phương án 3 được đánh giá cao, tuy nhiên gặp phải vấn đề xếp kênh có một khối bắt đầu từ 822 MHz đến 827 MHz. Khối này không nằm trong băng 27 cũng không trong băng 5 vì cạnh băng là ở tần số 824MHz. Do đó triển khai băng này là không thực hiện được tại thời điểm hiện nay do tính chất của nó.

59 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Chuyên gia khuyến nghị phương án mới bao gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 sử dụng phương án 1; Giai đoạn 2 mở rộng Băng 5 đến Băng 26 (bao gồm Băng 5) hoặc Băng 27 (lân cận Băng 5) ở giai đoạn sau như hình dưới đây.

60 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Phương án phân bổ 1: Giữ nguyên như hiện trạng 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu Qui hoạch lại băng 900 MHz: Phương án phân bổ 1: Giữ nguyên như hiện trạng Quy định về công nghệ: GSM và các phiên bản tiếp theo (GPRS, EDGE), WCDMA và các phiên bản tiếp theo; LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo. Quy định về điều kiện kỹ thuật (bổ sung thêm): Về phát xạ áp dụng đối với trạm BS và UE: áp dụng tiêu chuẩn của ETSI EN (châu Âu); Khoảng cách bảo vệ băng tần giữa các hệ thống để bảo đảm không gây can nhiễu khi triển khai song song các công nghệ: áp dụng các khuyến nghị của CEPT (châu Âu).

61 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Phương án 1 được nhiều chuyên gia quan tâm: Giữ công xuất ra của máy phát như qui hoạch trước và luôn có thể đảm bảo nhiễu giữa các hệ thống; Không cần qui định về mặt nạ bảo vệ do mặt nạ đã định nghĩa trong 3GPP cho hệ thống khác, nếu nhà cung cấp có thể theo tiêu chuẩn 3GPP, nhiễu có thể chấp nhận được sau khi qui hoạch lại; Không cần bổ xung thêm điều kiện.

62 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Qui hoạch băng 900 MHz: Phương án 2 Phương án phân bổ: Giữ nguyên như hiện trạng. Quy định về công nghệ: GSM và các phiên bản tiếp theo; WCDMA và các phiên bản tiếp theo; LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo; công nghệ kết nối IoT (EC-GSM, LTE-M, NB-IoT). Điều kiện kỹ thuật: Về phát xạ áp dụng đối với trạm BS và UE: áp dụng tiêu chuẩn của ETSI EN (châu Âu) Khoảng cách bảo vệ băng tần giữa các hệ thống để bảo đảm không gây can nhiễu khi triển khai song song các công nghệ: áp dụng các khuyến nghị của CEPT (châu Âu)

63 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Phương án 2 được nhiều chuyên gia quan tâm và cần có các điều chỉnh phù hợp: Giữ công xuất ra của máy phát như qui hoạch trước và luôn có thể đảm bảo nhiễu giữa các hệ thống; Không cần qui định về mặt nạ bảo vệ do mặt nạ đã định nghĩa trong 3GPP cho hệ thống khác, nếu nhà cung cấp có thể theo tiêu chuẩn 3GPP, nhiễu có thể chấp nhận được sau khi qui hoạch lại; Không cần bổ xung thêm điều kiện;

64 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Phương án 2 cho phép đảm bảo cách tiếp cận trung lập về mặt kỹ thuật để các nhà khai thác lựa chọn quyết định một cách linh hoạt một giải pháp kỹ thuật. Bằng cách chỉ định băng tần di động và IMT, điều này đạt được thông qua các Khuyến nghị của ITU. Băng 900 MHz phù hợp với thông tin kiểu thiết bị và IoT với vùng phủ rộng và truy cập sâu trong nhà và là xu hướng toàn cầu cho triển khai thực hiện MTC/IoT. Phương án 2 đã áp dụng khung pháp lý và điều kiện kỹ thuật thực hiện ở Việt Nam như đã thực hiện ở Châu Âu được mô tả trong các tiêu chuẩn EU/EC, CEPT, và ETSI ENs. Kết luận: Đề xuất chọn phương án 2.

65 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Qui hoạch lại băng 1800: Phương án 1: Giữ nguyên như hiện trạng VNPT 20 MHz VMS Viettel GTEL 15 MHz 1710 1785 1805 1880 MHz 95 MHz Quy định về công nghệ: GSM và các phiên bản tiếp theo; WCDMA và các phiên bản tiếp theo; LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo. Điều kiện kỹ thuật (Bổ sung): Về phát xạ áp dụng đối với trạm BS và UE: áp dụng tiêu chuẩn của ETSI EN (châu Âu); Khoảng cách bảo vệ băng tần giữa các hệ thống để bảo đảm không gây can nhiễu khi triển khai song song các công nghệ: áp dụng các khuyến nghị của CEPT (châu Âu).

66 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Giữ nguyên Qui hoạch như hiện trạng: Quy định về công nghệ (bổ sung thêm công nghệ): GSM và các phiên bản tiếp theo; WCDMA và các phiên bản tiếp theo; LTE, LTE-Advanced và các phiên bản tiếp theo; công nghệ kết nối IoT (EC-GSM, LTE-M, NB-IoT). Điều kiện kỹ thuật (bổ sung): Về phát xạ áp dụng đối với trạm BS và UE: áp dụng tiêu chuẩn của ETSI EN (châu Âu); Khoảng cách bảo vệ băng tần giữa các hệ thống để bảo đảm không gây can nhiễu khi triển khai song song các công nghệ: áp dụng khuyến nghị của CEPT (châu Âu).

67 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Phương án 2 được nhiều chuyên gia quan tâm và cần có các điều chỉnh phù hợp: Giữ công xuất ra của máy phát như qui hoạch trước và luôn có thể đảm bảo nhiễu giữa các hệ thống; Không cần qui định về mặt nạ bảo vệ do mặt nạ đã định nghĩa trong 3GPP cho hệ thống khác, nếu nhà cung cấp có thể theo tiêu chuẩn 3GPP, nhiễu có thể chấp nhận được sau khi qui hoạch lại; Không cần bổ xung thêm điều kiện;

68 4.3 Tham vấn phương án quy hoạch tối ưu
Chuyên gia có ủng hộ phương án Qui hoạch 2 trên cơ sở sau: Phương án 2 cho phép đảm bảo cách tiếp cận trung lập về mặt kỹ thuật. Bằng cách chỉ định băng tần di động và IMT, điều này đạt được thông qua các Khuyến nghị của ITU và phù hợp với Thể lệ vô tuyến của ITU. Băng tần 1800 MHz là băng phổ biến nhất để thực hiện IMT và thường kết hợp với các băng tần khác. Băng này cũng phù hợp với MTC/IoT với các giải pháp được đưa vào IMT. Phương án 2 đã áp dụng khung pháp lý và điều kiện kỹ thuật thực hiện ở Việt Nam như đã thực hiện ở Châu Âu được mô tả trong các tiêu chuẩn EU/EC, CEPT, và ETSI ENs.

69 4.4 Tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời và phương án tận dụng cơ sở hạ tầng
Kết quả tham vấn (Nhật, Úc, Trung Quốc, GSMA, Ericson) cho thấy một số cơ sở hạ tầng mạng 2G/3G có thể tái sử dụng để xây dựng mạng di động 4G: Nói chung, có thể sử dụng lại tất cả các đường truyền 2G / 3G cho 4G (tất cả các thành phần IP), ngoại trừ một số trạm 2G/3G đang sử dụng kỹ thuật TDM và cần thêm dung lượng cho 4G; cơ sở hạ tầng thụ động như Antenna, feeder, hệ thống điện và truyền dẫn thường có thể được sử dụng cho nhiều công nghệ có nhiều ảnh hưởng và do đó có thể được tái sử dụng trên 2G/3G /4G trong cùng một băng tần:

70 Cố thể tái sử dụng cho mạng di động 4G LTE
4.4 Tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời và phương án tận dụng cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng mạng 3G Cố thể tái sử dụng cho mạng di động 4G LTE 700MHz 800MHz 900 1800 Yes No N o Tháp anten Cầu cáp Thang cáp Hệ thông cung cấp nguồn Hệ thống điều hòa Hệ thống chống cháy Hệ thống mặt đất, chống sét Hệ thống cáp quang Hệ thống viba Các thiết bị thu/phát

71 Cố thể tái sử dụng cho mạng di động 4G LTE
4.4 Tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời và phương án tận dụng cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng mạng 2G Cố thể tái sử dụng cho mạng di động 4G LTE 700MHz 800MHz 900 1800 Yes No N o Tháp anten Cầu cáp Thang cáp Hệ thông cung cấp nguồn Hệ thống điều hòa Hệ thống chống cháy Hệ thống mặt đất, chống sét Hệ thống cáp quang Hệ thống viba Các thiết bị thu/phát

72 4.4 Tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời và phương án tận dụng cơ sở hạ tầng
Khuyến nghị: Nâng cấp mạng lõi 2G/3G lên 4G. Tuy nhiên việc xây dựng mới mạng di động 4G sẽ giúp việc vận hành mạng linh hoạt hơn và có thể sẵn sàng cho việc triển khai, nâng cấp lên mạng di động 5G (cách mạng 4.0) Khi triển khai thoại qua 4G LTE, nhà khai thác mạng nên chọn sử dụng Circuit Switch Fall Back (CSFB) trong giai đoạn đầu và bổ sung VoLTE trong các giai đoạn tiếp theo sử dụng hệ thống phủ tế bào nhỏ (small cell system) sẽ có nhiều lợi ích về dung lượng và nâng cao trải nghiệm người dùng với LTE / LTE-A khuyến khích chuyển sang công nghệ mới nhất do có hiệu quả sử dụng phổ tần tốt hơn Các băng tần 900 và 1800 hiện nay thường được sử dụng cho GSM nên được chuyển đổi (refarmed) để được sử dụng cho công nghệ LTE Đối với cơ sở hạ tầng “chủ động“ thì hầu hết các thiết bị mới nhất được thiết kế theo tiêu chuẩn đa chức năng, hỗ trợ công nghệ 2G/3G/4G trong cùng một thiết bị và băng tần. Thiết bị cũ hơn mà không hỗ trợ nhiều tiêu chuẩn có thể cần phải hiện đại hóa để hỗ trợ công nghệ mới nhất

73 4.4 Tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời và phương án tận dụng cơ sở hạ tầng
Kết quả tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời hệ thống thông tin hiện có Các kết quả tham vấn cho thấy nhiều nước có quy định về mức phổ tần tối đa mà một nhà khai thác vệ tinh nắm giữ để đảm bảo tính cạnh trang trên thị trường. Một số nước không quy định mức spectrum cap này như trường hợp của Canada. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết Canada vẫn có thể áp dụng spectrum cap đối với băng tần nhất định để đảm bảo tính công bằng và cạnh tranh của thị trường. Khi giấy phép sử dụng tần số hết hạn một số cơ quan quản lý sẽ tiếp tục gia hạn giấy phép cho nhà khai thác đã có như trường hợp của Malaysia. Có cơ quan quản lý sẽ không gia hạn giấy phép như Singapore và có cơ quan quản lý yêu cầu nhà khai thác phải đáp ứng các điều kiện nhất định để tiếp tục được gia hạn. Các cơ quan quản lý như Malaysia, Canada sẽ không thu hồi lại tần số để tiến hành cấp lại thông qua đấu giá. CQQL Singapore có tiến hành việc thu hồi tần số và cấp lại thông qua đấu giá.

74 4.4 Tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời và phương án tận dụng cơ sở hạ tầng
Kết quả tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời hệ thống thông tin hiện có Các kết quả tham vấn cho thấy nhiều nước có quy định về mức phổ tần tối đa mà một nhà khai thác vệ tinh nắm giữ để đảm bảo tính cạnh trang trên thị trường. Quy định về spectrum cap có thể được áp dụng cho từng băng hoặc đối với tất cả các băng. Pháp quy định tối đa 3 block 2x15 MHz đối với băng 700 MHz; tại Anh mức 340 MHz được áp dụng cho các băng tần 2.3 và 3.4 GHz, mức phổ tẩn có thể được áp dụng sử dụng theo tỷ lệ tối đa 37 %. Tuy nhiên, một số nước không quy định mức spectrum cap này như trường hợp của Canada. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết Canada vẫn có thể áp dụng spectrum cap đối với băng tần nhất định để đảm bảo tính công bằng và cạnh tranh của thị trường. Khi giấy phép sử dụng tần số hết hạn một số cơ quan quản lý sẽ tiếp tục gia hạn giấy phép cho nhà khai thác đã có như trường hợp của Malaysia, Pháp. Có cơ quan quản lý sẽ không gia hạn giấy phép như Singapore và có cơ quan quản lý yêu cầu nhà khai thác phải đáp ứng các điều kiện nhất định để tiếp tục được gia hạn. Cơ quan quản lý Anh không quy định thời hạn giấy phép. Việc thu hồi giấy phép phụ thuộc vào việc thanh toán phí sử dụng tần số sau giai đoạn ban đầu.

75 4.4 Tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời và phương án tận dụng cơ sở hạ tầng
Kết quả tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời hệ thống thông tin hiện có Các cơ quan quản lý như Malaysia, Canada, Anh sẽ không thu hồi lại tần số để tiến hành cấp lại thông qua đấu giá. Tuy nhiên, việc thu hồi có thể được thực hiện vì các lý do về quản lý tần số tại Anh và phải được thông báo trước 5 năm tại Anh. CQQL Singapore có tiến hành việc thu hồi tần số và cấp lại thông qua đấu giá. CQQL pháp có thể thu hồi tất cả hoặc một phần tần số để thực hiện cấp lại thông quan đấu giá, thi tuyển hoặc cấp phép. Các nước Pháp, Singapore trả lời tham vấn rằng họ sẽ không có ưu tiên gì đối với nhà khai thác trong quá trình đấu giá tần số. Anh có ưu tiên đối với nhà khai thác sau khi tần số bị thu hồi và được cấp phép lại thông qua đấu giá. Cơ quan quản lý Malaysia cho biết thời hạn cấp mới giấy phép sử dụng tần số trong băng tần 2.6 GHz là 16 năm. Tại Canada, thời gian cấp phép tần số thông qua đấu giá có thể lên đến 20 năm dựa trên đề xuất cụ thể. Các giấp phép gần đây đối với băng tần 700 MHz, MHz có thời hạn là 20 năm.

76 4.4 Tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời và phương án tận dụng cơ sở hạ tầng
Kết quả tham vấn phương án chuyển đổi công nghệ, di dời hệ thống thông tin hiện có về chính sách: Cơ quan cấp giấy phép gia hạn tần số tại Malaysia, Ủy ban Truyền thông và đa phương tiện Malaysia và tại Canada là Cơ quan phát triển kinh tế, khoa học và sáng tao. Tại Pháp là Cơ quan Thể lệ quốc gia (ARCEP). Các quy định về cấp lại giấy phép sử dụng tần số được quy định bởi các văn bản pháp lý khác nhau. Singapore đã có kế hoạch tắt sóng 2G, Malaysia chưa có kế hoạch tắt sóng 2G. Đối với Canada hiện lựa chọn phương án trung lập về mặt công nghệ để cho phép các nhà khai thác được điều chỉnh mạng theo ý của nhà khai thác. Tuy nhiên, Canada có thể thay đổi các quy định về kỹ thuật nếu cần để đáp ứng với các công nghệ mới. Singapore đặt ưu tiên quá trình chuyển đển để cho phép sử dụng hiệu quả phổ tần hơn và IMDA là yêu cầu các nhà khai thác tiến hành tắt mạng 2G. Trong quá trình này thì cơ quan quản lý sẽ có các hành động để hỗ trợ các nhà khai thác.

77 4.4 Tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời và phương án tận dụng cơ sở hạ tầng
Kết quả tham vấn phương án chuyển đổi công nghệ, di dời hệ thống thông tin hiện có về kỹ thuật: Tất cả nhà mạng gồm Telstra, NTT Docomo và SoftBank đều trả lời không bặp vần đề khó khăn lớn trong quá trình chuyển đổi mạng. Tuy nhiên các nhà khai thác cũng cung cấp một số khó khăn có thể xảy ra nếu sử dụng các băng lân cận có cùng tính chất như băng 5 và 8 và việc các hệ thống WCDMA và PDC không có khả năng làm việc kết hợp. Về việc tương thích giữa mạng hiện nay với các mạng trước đó, các nhà khai thác Telstra và NTT Docomo cho biết không xảy ra vấn đề gì. SoftBank cho biết các BS của mạng LTE không thể kết nối với MSC thông qua RNC của mạng WCDMA. Do đó, SoftBank phải phát triển mạng truy cập song song để kết nối các Node B của mạng LTD với MSC trực tiếp. Để các mạng WCDMA và PDC hoạt động song song, SoftBank phải vận hành hai mạng riêng đầy đủ do các thiết bị của các mạng WCDMA và PDC không tương thích với nhau.

78 4.4 Tham vấn về phương án chuyển đổi công nghệ, di dời và phương án tận dụng cơ sở hạ tầng
Kết quả tham vấn phương án chuyển đổi công nghệ, di dời hệ thống thông tin hiện có về kỹ thuật: Để triển khai 4G 1800MHz và 3G 900MHz, Telstra cho biết phụ thuộc và nhà cung cấp thiết bị tuy nhiên các thiết bị RRU và BBU có thể cần thiết phải nâng cấp. Telstra cho biết họ cần thiết phải tiến hành điều chỉnh một số tham số mạng. Sau khi điểu chỉnh thì vùng phủ sóng đảm bảo không thay đổi. NTT Docomo cho biết họ cũng không bị ảnh hưởng về vùng phủ sóng của mạng. SoftBank cho biết sau khi thiết đặt các tham số kỹ thuật thì họ thấy rằng vùng phủ của các trạm gốc lớn hơn các mạng trước đây. Sau khi thực hiện refarming 2G các nhà mạng có thể cung cấp được các dịch vụ tốc độ cao và nhiều ứng dụng di động khác nhau. Telstra cho biết quá trình quản lý lưu lượng và khách hàng trong giai đoạn chuyển đổi là vấn đề quan trọng nhất. SoftBank cho biết việc thay thế các thiết bị đầu cuối chỉ hỗ trợ WCDMA là vấn đề khó khăn nhất.

79 Kết luận

80 Báo cáo của nhánh 4 Thank you


Tải xuống ppt "NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP NHÀ NƯỚC"

Các bản thuyết trình tương tự


Quảng cáo bởi Google